Nhiều trường có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi tăng đột biến

M

Moderator

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhiều trường có số lượng hồ sơ đăng ký dự

Bộ GDĐT vừa hoàn tất khâu thống kê số liệu hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) vào các trường ĐH, CĐ năm 2007. Theo đó, hồ sơ khối B tăng, khối C giảm, các trường ĐH địa phương, các trường ĐH đa ngành, đa cấp, đào tạo liên thông có số hồ sơ ĐKDT tăng mạnh; các trường khối công - nông nghiệp và kinh tế - quản trị kinh doanh thu hút được thí sinh (TS).

* Ngày 17.5, ông Ngô Kim Khôi - Phó Vụ trưởng Vụ ĐH và sau ĐH, Bộ GDĐT - cho biết:

- Một số trường ĐH ngoài công lập có điểm trúng tuyển xấp xỉ điểm sàn ở các kỳ tuyển sinh những năm trước thì trong năm nay, số hồ sơ ĐKDT tăng đáng kể như Trường ĐHDL Thăng Long tăng 47%, ĐHDL Kỹ thuật công nghệ TPHCM tăng 267%, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ tăng 349%...

Tuy nhiên cũng có một số trường ĐH ngoài công lập có số hồ sơ ĐKDT giảm rất mạnh so với năm 2006 là ĐHDL Lạc Hồng giảm 205%, ĐH Ngoại ngữ - Tin học TPHCM giảm 131%.

* Tại sao thí sinh đăng ký khối B tăng mạnh, thưa ông?

- Do các trường khối B thi đợt hai, nên một số lượng TS thi khối A sẽ thi thêm cả khối B để tăng khả năng trúng tuyển. Lý do nữa là đa số các trường y và nông lâm thi khối B, mà các trường nông lâm những năm trước có điểm trúng tuyển không cao.

Hơn nữa, nhu cầu nhân lực của các ngành y và nông lâm cũng cao, khả năng tìm việc sau khi ra trường của TS khá rộng mở, nên số lượng TS đầu đơn thi vào những trường này tăng lên.

* Vậy có thể lý giải sự sụt giảm hồ sơ ĐKDT ở khối C? Phải chăng những ngành học khối xã hội đã không còn sức hấp dẫn?

- Lượng hồ sơ ĐKDT vào khối C giảm 3% so với năm trước. Nhu cầu xã hội và nhu cầu của người học dẫn đến sự điều chỉnh này.

* Một số trường có lượng hồ sơ ĐKDT tăng đột biến như ĐH Công nghiệp TPHCM tăng 45%, ĐH Nông nghiệp I tăng 45%, ĐH Kinh tế quốc dân tăng 32%, ĐH Y Hà Nội tăng 96%, Y Thái Bình tăng 71%, Y Hải Phòng tăng 300%...? Theo ông, việc tăng hồ sơ sẽ ảnh hưởng như thế nào tới điểm trúng tuyển của các trường?

- Tính chung trong cả nước, tổng hồ sơ ĐKDT tăng 8%. Nhưng chỉ tiêu tuyển sinh tăng 10% nên nếu tính theo kiểu chia bình quân thì về mặt tỉ lệ cũng tương đương năm trước. Riêng đối với một số trường có lượng hồ sơ ĐKDT tăng đột biến thì có thể điểm trúng tuyển năm nay cũng sẽ thay đổi.

Tuy nhiên, tỉ lệ "chọi" không phải là tiêu chí hàng đầu để TS xem xét có dự thi vào trường đó hay không, mà TS nên căn cứ vào khả năng của mình và điểm trúng tuyển của năm trước để quyết định thi trường nào. Vì những trường thuộc nhóm đầu, có điểm trúng tuyển cao ở các kỳ thi tuyển sinh năm trước, năm nay có số hồ sơ ĐKDT tăng không đáng kể như ĐH Bách khoa HN tăng 10%, ĐH Ngoại thương tăng 12%, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia HN) tăng 6%..., nhưng chắc chắn đây vẫn sẽ là những trường dẫn đầu về điểm trúng tuyển.

* Ông đánh giá như thế nào về những con số biến động trên? Có phải là lựa chọn của TS đã hợp lý, hay TS vẫn chỉ bằng mọi cách để tìm một chỗ trên giảng đường?

- Nếu nhìn một cách tổng thể thì tổng số hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ năm 2007 là 1.850.854, trong đó số ĐKDT ĐH là 1.323.579 (chiếm 71%). So với kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2006, số hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ năm 2007 tăng khoảng 8%. Tỉ lệ giữa số hồ sơ ĐKDT ĐH với CĐ tương đương năm 2006. Có thể khẳng định rằng, TS đã có ý thức hơn trong việc ĐKDT. Dẫn chứng cụ thể là năm nay hệ thống các trường CĐ nhìn chung có số hồ sơ ĐKDT tăng so với kỳ thi năm 2006 (tăng bình quân chung là 5%), thể hiện xu thế phân luồng và lựa chọn trường thi cẩn thận của TS.

Đặc biệt một số trường CĐ ngoài công lập tổ chức công tác tư vấn hướng nghiệp sớm nên đã thu hút được TS ĐKDT. Như hai trường CĐ mới thành lập và tuyển sinh đến năm thứ hai là CĐ Nguyễn Tất Thành có trên 10.000 hồ sơ ĐKDT, Trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TPHCM có trên 12.000 hồ sơ ĐKDT.

Việc các trường ĐH vùng có số lượng hồ sơ ĐKDT tăng như ĐH Tây Bắc tăng 31%, ĐH An Giang tăng 49%... thể hiện nhu cầu của TS không còn dồn về các thành phố lớn.

Tuy nhiên, cũng là các ĐH vùng nhưng lại có số lượng hồ sơ ĐKDT giảm như ĐH Đà Lạt giảm trên 30%, ĐH Hồng Đức giảm trên 10% cho thấy nếu ĐH vùng không phát triển thêm các ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu thì sẽ không được TS ưu ái, dù điểm trúng tuyển của các năm trước không cao.

- Số hồ sơ ĐKDT thuộc khu vực ưu tiên KV2-NT chiếm tỉ lệ cao nhất là 37,9% (700.715 hồ sơ), kế đến là KV1 chiếm tỉ lệ 32,3% (597.827 hồ sơ), KV2 là 18,4% (340.087 hồ sơ) và thấp nhất là KV3 chiếm tỉ lệ 11,4% (212.225 hồ sơ).

- Không chỉ các trường ĐH khối kinh tế - quản trị kinh doanh thu hút được TS ĐKDT, mà ngay cả các trường CĐ khối này cũng có số hồ sơ ĐKDT tăng mạnh so với năm 2006 như CĐ Tài chính hải quan tăng 51%, CĐ Kinh tế đối ngoại tăng 11%, CĐ Tài chính - Quản trị kinh doanh tăng 30%...


(Nguồn: Bộ giáo dục và Đào tạo)
 
Top Bottom