[văn 10]đại cáo bình ngô Nguyễn Trãi

C

chamdutngay

Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập vì nó đã tuyên bố với thiên hạn chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt:
Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần mấy đời xây nền độc lâp
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục bắc nam cũng khác............
Đây rõ ràng là bản tuyên ngôn về chủ quyền có dẫn chứng cụ thể về các triều đại đã từng tồn tại độc lập bên nhau, đã có biên giới và phong tục khác nhau. Bài này còn rõ ràng về chủ quyền hơn bài thơ của Lý Thường Kiệt:"Nam quốc sơn hà nam đế cư" nhiều!

Nguồn : ST
 
R

rutifuentoran

BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO - bản tuyên ngôn độc lập
Đất nước Việt Nam chúng ta sau bao thăng trầm lịch sử tất không thể thiếu cho mình những bản tuyên ngôn độc lập. “Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi được xem như bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, sau “Nam quốc sơn hà” – Lý Thường Kiệt, và trước “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trãi là một người văn võ toàn tài, từng làm quan dưới triều nhà Hồ. Sau đó, ông tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn vua Lê Lợi. Ông được xem là một nhà văn hóa lớn, với những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học cũng như tư tưởng Việt Nam. Ông còn được công nhận là danh nhân văn hóa của Việt Nam và thế giới. Vào năm 1428, sau cuộc chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết “Đại cáo bình Ngô”.

Đầu tiên, tại sao lại nói “Đại cáo Bình Ngô” là một bản tuyên ngôn độc lập? Thế, tuyên ngôn độc lập là gì? Tiêu chuẩn để được xem là một bản tuyên ngôn độc lập thì đầu tiên tác phẩm đó phải được viết trong hoặc sau một cuộc chiến. Ta có thể thấy “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt – bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên – được viết trong cuộc chiến chống Tống. Còn “Tuyên ngôn độc lập” thì được chủ tịch Hồ Chí Minh viết sau chiến thắng giặc Pháp năm 1945. Tương tự, “Đại cáo bình Ngô” là được viết sau chiến thắng quân Minh. Nội dung của một bản tuyên ngôn độc lập phải bao gồm ba phần: khẳng định dân tộc, tuyên bố thắng lợi, tuyên bố hòa bình. Không nhất thiết ohải đọc kĩ, ai cũng có thể thấy rằng bài cáo đã chứa đủ cả ba điều kiện trên. Dáng dấp tuyên ngôn độc lập được thể hiện rõ nét nhất là qua đoạn đầi của “Đại cáo bình Ngô”
Ngay từ những câu đầu tiên, “Đại cáo bình Ngô” đã khẳng định tính hiển nhiên của nền văn hiến nước nhà. Các cụm từ “từ trước”, “vốn ” nhấn mạnh tính lâu đời của dân tộc. Tiếp nối là “đã chia”, “phong tục… cũng khác” như vạch rõ ranh giới khác biệt của bờ cõi hai nước, không thể nhầm lẫn. Tất cả như khẳng định lại tính hiển nhiên, vốn có, sự lâu đời của nền độc lập nước ta. Sau đó, Nguyễn Trãi đã điểm danh các triều đại của nước ta “Triệu, Đinh, Lí, Trần” song song với các triều ở phương bắc “Hán, Đường, Tống, Nguyên”. Cách dùng từ “xưng đế một phương” như chỉ sự ngang hàng, không thua kém dù chúng ta chỉ là một nước nhỏ. Từ xưa, khi Trung Quốc xưng hoàng đế, các nước xung quanh chỉ có thể xưng vương. Tuy nhiên, từ đời nhà Ngô, Ngô Quyền cũng đã xưng hoàng đế, nhấn mạnh sự ngang hàng của hai nước. Biện pháp liệt kê cũng như câu đối của tác giả càng khiến chúng ta cảm nhận được rõ hơn tầm vóc của cả hai nước. Trong bài cáo, Nguyễn Trãi cũng đã thể hiện sự tự tôn, tự hào dân tộc: “hào kiệt đời nào cũng có”. Nghệ thuật liệt kê lại được vận dụng để nhấn mạnh sự thất bại của kẻ thù, : “Lưu Cung… thất bại”, “Triệu Tiết … tiêu vong”, “bắt sống Toa Đô”, “giết tươi Ô Mã”, nhấn mạnh chủ quyền dân tộc. Ở cuối đoạn, “chứng cớ còn ghi” như lần nữa nhấn mạnh lại nền độc lập dân tộc, như chỉ rằng chứng cớ ghi rõ, chối cũng không được.

Ta có thể nói “Đại cáo bình Ngô” là một bản nâng cấp của “Nam quốc sơn hà” làm hoàn thiện hơn bản tuyên ngôn độc lập ngắn gọn đầu tiên của nước ta. Trong khi Lý Thường Kiệt chỉ dùng bốn câu ngắn ngủi để nhấn mạnh độc lập dân tộc, Nguyễn Trãi đã có một bài cáo dài để lấp đi tất cả các khuyết điểm của Lý Thường Kiệt. Thay vì chỉ nói đơn giản “nam đế cư”, Nguyễn Trãi đã liệt kệ rõ các triều đại Việt Nam trước đó, làm rõ thêm cho chữ “đế” của Lý Thường Kiệt. “Định phận tại thiên thư”, sách trời thì quá xa vời với con người, dù biết trời cao đại diện cho sự đúng đắn và chính trực, tuy nhiên không ai có thể thấy, nhưng bài cáo lại lần nữa làm rõ khi nói “chứng cớ còn ghi”, tức ai nếu tìm hiểu đều sẽ thấy, không phải thứ bí ẩn bị che giấu gì. Tất cả như tăng thêm tính thuyết phục cho người đọc khi đề cập tới tính sở hữu lãnh thổ Việt Nam. Không như Lý Thường Kiệt chỉ buông một lời hâm dọa “lai xâm phạm… thủ bại hư”, “Đại cáo bình Ngô” đã hóa thực lời hâm dọa đó khi kể tên các chiến công lẫy lừng của nhân dân ta trong lịch sử chống và giết giặc. Nhấn mạnh tính chủ quyền cũng như cho mọi người cùng rõ đó không phải là một lời nói suông. Từ đó, “Đại cáo bình Ngô” trở thành bản tuyên ngôn độc lập thứ hai, làm hoàn thiện hơn phiên bản đầu tiên.


Nguyễn Trãi đã rất thành công trong “Đại cáo bình Ngô”, biến nó thành một văn bản khẳng định tính độc lập, cũng như lâu đời của đất nước ta. Bài cáo chính là một minh chứng hùng hồn về con người cũng như đất nước dân tộc mãi cho đến ngày nay.
nguồn ST
 
Last edited by a moderator:
L

lp_qt

2.Bình Ngô đại cáo.

Là bản lịch sử tóm tắt 10 năm kháng chiến để toàn dân ghi nhớ chặng đường và những thành tích của khởi nghĩa Lam Sơn hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc chiến thắng, thấm nhuần công đức và tư tưởng chính trị của vua Lê và đây thực sự là bảng tổng kết kinh nghiệm cuộc chiến đấu chống Minh, rút từ đó một số bài học về đường lối đánh giặc cứu nước có giá trị lâu dài cho sự nghiệp bản vệ nền độc lập dân tộc.

Trong hiện đại trải qua kháng chiến chống Pháp chống Mĩ , cái áng cổ văn được trích dẫn thường nhất là "Bình ngô đại cáo" và bao giờ cũng có tác dung tích cực , động viên soi sáng . 550 năm đã trôi qua mà bài "Cáo bình Ngô " vẫn có ý nghĩa hiện đại , hợp thời .Thực ra thì cũng phải đến hiện đại , nhờ ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê nin , người mình mới phát hiện Nguyễn Trãi một cách đầy đủ và cơ bản.

a.Ý thức dân tộc và tự hào dân tộc phát triển đến mức cao.

"Như nước Đại Việt ta từ trước

................................................

Song hào kiệt đời nào cũng có"

Nguyễn Trãi như muốn đánh đổ định kiến sai lầm của các triều đại phương Bắc rằng nhân dân nước Nam là mọi rợ và định kiến nước ta là một bộ phận của Trung Quốc .Chúng ta có lãnh thổ riêng, văn hoá riêng và có yếu tố chủ quyền,Đại Việt đã từng đương đầu với Hán, Đường, Tống Nguyên , mỗi bên làm đế một phương,hàng trăm hàng ngàn năm như vậy thì Trung Quốc có thể nào phủ nhận sự tồn tại của Đại Việt.

Nguyễn Trãi cũng đề cao lòng tự hào dân tộc chính dáng,đó là nguồn sức mạnh không bao giờ thừa nhất là trong lúc chiến đấu chống ngoại xâm.

b.Ngọn cờ nhân nghĩa cứu nước cứu dân , dựa vào dân mà cứu nước

Ý thức dân tộc của ta như thế nào . Tự hào của dân tộc ta như thế ấy . Ở "Bình Ngô Đại Cáo" nói riêng và ở các tác phẩm yêu nước của Nguyễn Trãi nói chung ,khái niệm nhân nghĩa trước hết là một đường lối chính trị cứu nước cứu dân. Bài học thất bại của nhà Hồ là:bởi làm mất lòng dân nên mất nước .Bây giờ, muốn lấy lại nước thì phải biết dựa vào dân , biết lấy sức dân mà kháng chiến.

Dân là ai? Dân chủ yếu là ai? Có thể tìm

" Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước la trừ bạo"

c. Đánh vào quân địch và lòng người

" Giặc đã sợ hãi mà hoà hiếu thực lòng, ta lấy toàn quân là hơn để nhân dân nghỉ sức..."

d.Kiên trì chiến đấu , vượt mọi gian khổ để thắng lợi cuối cùng

Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần

Khi Khôi huyện quân không một đội

........................................

Đánh một trận sạch không kình ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông"
nguồn :http://binhson.edu.vn/
 
Top Bottom