Sử 6 $\color{DarkGreen}{\fbox{Sử 6}\bigstar\text{Ôn một số kiến thức}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
C

cabua266

Sử 6 : Tư luận :

Câu 1 : (6 điểm)
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Anh (chị) hãy cho biết hai câu thơ trên là của ai. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ đó. Theo anh (chị),
cần phải làm gì để người học yêu thích môn Lịch sử?

Câu này quen quen chị à . Trong cuộc thi em yêu lịch sử VN phải không chị

ukm, ngoài copy trên mạng . Chị muốn thử em nào có năng khiếu học Sử thôi!
 
Last edited by a moderator:
V

vietanhluu0109

“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”


Bài làm:Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
“Biết sử ta” không phải chỉ đơn thuần là ghi nhớ một số sự kiện, một vài chiến công nói lên tiến trình đi lên của dân tộc hay ghi nhớ công lao của một số người làm nên sự nghiệp to lớn đó, mà còn phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, tiếp nhận những nét đẹp của đạo đức, của đạo lý làm người Việt Nam. Vì chính đó là gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc, không phải chỉ ở thời xưa mà ở cả ngày nay và mai sau.
Hơn thế nữa, đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng mới, thời kỳ của CHH – HĐH theo định hướng XHCN, đòi hỏi mỗi người Việt Nam phải có một sự hiểu biết đầy đủ hơn, mới mẻ hơn về toàn bộ lịch sử dân tộc theo tinh thần “ôn cố tri tân”, lấy xưa phục nay.
Lịch sử là “cô giáo của cuộc sống”, là “bó đuốc soi đường đi tới tương lai”. Vì vậy, tìm hiểu, nghiên cứu và nắm vững tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, của nền văn hoá Việt Nam không chỉ là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người hiện nay mà còn có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
Nắm vững lịch sử dân tộc ta không chỉ có được những hiểu biết về tổ tiên, đất nước, dân tộc mình trong việc xây dựng “non sông gấm vóc như ngày nay” mà còn góp phần bồi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, yêu quê hương đất nước và lòng tự hào dân tộc. Có biết được quá trình đấu tranh dựng và giữ nước đầy máu và nước mắt của ông cha mới biết ơn, kính trọng những thế hệ đi trước và nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. Có hiểu được tường tận lịch sử dân tộc và mới hiểu được giá trị của cuộc sống và mới có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống hiện tại, đặt cơ sở cho sự phát triển tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay việc dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung, phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc giáo dục. Do đó, chât lượng dạy học và thi Đại học môn lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến. Đó là tình trạng không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai, không ham thích, không hứng thú học lịch sử …
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử trong nhà trường hiện nay? Câu hỏi được cả xã hội đặt ra và đang từng bước được giải quyết. Song, theo tôi nghĩ, trách nhiệm đâu phải chỉ của nhà trường, của giáo viên nói chung, của thầy cô giáo dạy môn lịch sử nói riêng mà điều cốt yếu trước hết là mỗi người chúng ta cần có khát khao nghiền ngẫm sử cũ để học được những điều bổ ích từ cuộc sống sinh động của tổ tiên ta xưa mà giáo dục cho con cháu. Bởi, tổ tiên ta lẽ đâu chỉ giỏi đánh giặc, còn tư tưởng, đạo đức, triết lý … và biết bao vấn đề cuộc sống mà ta chưa biết đến.
Bernard Shaw đã nói: “Bài học lớn nhất của lịch sử chính là ở chỗ người ta không chịu rút ra từ lịch sử những bài học” có lẽ là vì vậy?


+6 điểm
 
Last edited by a moderator:
V

vietanhluu0109

Bạn/chị nhanbuithanh kết thúc hoạt động này ở đây à.Sao bạn/chị không ra đề tiếp ?

Mấy ngày này chị mắc đi học , nên chưa có thời gian để vào em àk
 
Last edited by a moderator:
N

nhanbuithanh

Tuần này chị mắc đi học nên mấy em thông cảm nha!
Do tuần này chị mắc nên chưa post được câu hỏi , nhưng theo luật lệ thì sau một tuần phải tổng kết
Nên tổng kết tuần này như sau:


Vietanhluu0109 : 6 điểm
 
N

nhanbuithanh

Ngày 29/11 . Sử 6 : Trắc Nghiệm

Phần I :Khoanh tròn vào chữ cái đầu em cho là đúng. (2,5 đ)

Câu1: Phép đếm đến 10 và giỏi về hình học là thành tựu của người
A. Trung Quốc
B. Ai Cập
C. Ấn Độ
D. Lưỡng Hà

Câu 2: Chữ tượng hình là chữ viết đầu tiên của người:
A. Lưỡng Hà cổ đại
B. Trung Quốc cổ đại
C. Ai Cập cổ đại
D. Ấn Độ cổ đại

Câu 3: Hệ thống chữ cái a,b,c…là phát minh vĩ đại của người.
A.Trung Quốc và Ấn Độ
B. Rô-Ma và La Mã
C. Hi Lạp và Rô- Ma
D. Ai Cập và Lưỡng Hà

Câu 4: Số 0 là phát minh của người nước nào?
A. Ai Cập
B. Ấn Độ
C. Lưỡng Hà
D. Trung Quốc

Câu 5: Đấu trường Cô-li-đê là công trình kiến trúc nổi tiếng ở.
A. Ai Cập
B. Lưỡng Hà.
C. Rô-ma
D. Hi-Lạp
 
P

phuongngan501

Bài 1:phép đếm đến 10 và giỏi về hình học là thành tựu của người:
A.Trung Quốc
B.Ai Cập
C.Ấn Độ
D.Lưỡng Hà
Bài 2:Chữ tượng hình là chữ viết đầu tiên của người:
A.Lưỡng Hà cổ đại
B.Trung Quốc cổ đại
C.Ai Cập cổ đại
D.Ấn Độ cổ đại
Bài 3:Hệ thống chữ cái a,b,c,... là phát minh vĩ đại của người:
A.Trung Quoc và Ấn Độ
B.Rô-ma và La Mã
C.Hi Lạp và Rô-ma
D.Ai Cập và Lưỡng Hà
Bài 4:Số 0 là phát minh của người nước nào:
A.Ai Cập
B.Ấn Độ
C.Lưỡng Hà
D.Trung Quốc


+2 điểm. Thiếu câu 5 em nhé!
 
Last edited by a moderator:
V

vietanhluu0109

Phần I :Khoanh tròn vào chữ cái đầu em cho là đúng. (2,5 đ)

Câu1: Phép đếm đến 10 và giỏi về hình học là thành tựu của người
A. Trung Quốc
B. Ai Cập
C. Ấn Độ
D. Lưỡng Hà

Câu 2: Chữ tượng hình là chữ viết đầu tiên của người:
A. Lưỡng Hà cổ đại
B. Trung Quốc cổ đại
C. Ai Cập cổ đại
D. Ấn Độ cổ đại

Câu 3: Hệ thống chữ cái a,b,c…là phát minh vĩ đại của người.
A.Trung Quốc và Ấn Độ
B. Rô-Ma và La Mã
C. Hi Lạp và Rô- Ma
D. Ai Cập và Lưỡng Hà

Câu 4: Số 0 là phát minh của người nước nào?
A. Ai Cập
B. Ấn Độ
C. Lưỡng Hà
D. Trung Quốc

Câu 5: Đấu trường Cô-li-đê là công trình kiến trúc nổi tiếng ở.
A. Ai Cập
B. Lưỡng Hà.
C. Rô-ma
D. Hi-Lạp



+2 điểm.
Đề đó đúng rồi mà em! Vào coi trong sách giùm chị , chị chỉ nhớ mang máng à
 
Last edited by a moderator:
P

phuongngan501

Phần I :Khoanh tròn vào chữ cái đầu em cho là đúng. (2,5 đ)

Câu1: Phép đếm đến 10 và giỏi về hình học là thành tựu của người
A. Trung Quốc
B. Ai Cập
C. Ấn Độ
D. Lưỡng Hà

Câu 2: Chữ tượng hình là chữ viết đầu tiên của người:
A. Lưỡng Hà cổ đại
B. Trung Quốc cổ đại
C. Ai Cập cổ đại
D. Ấn Độ cổ đại

Câu 3: Hệ thống chữ cái a,b,c…là phát minh vĩ đại của người.
A.Trung Quốc và Ấn Độ
B. Rô-Ma và La Mã
C. Hi Lạp và Rô- Ma
D. Ai Cập và Lưỡng Hà

Câu 4: Số 0 là phát minh của người nước nào?
A. Ai Cập
B. Ấn Độ
C. Lưỡng Hà
D. Trung Quốc

Câu 5: Đấu trường Cô-li-đê là công trình kiến trúc nổi tiếng ở.
A. Ai Cập
B. Lưỡng Hà.
C. Rô-ma
D. Hi-Lạp



Chú thích: Câu 2 phải là người phương Đông cổ đại chứ chị, chị không cho đáp án đó vào
Đâu,câu 2 là Ai Cập cổ đại đoá.Mik xem trong sách Lịch sử lại rùi.Sửa lại nha!:):):)
 
N

ngocsangnam12

Phần I :Khoanh tròn vào chữ cái đầu em cho là đúng. (2,5 đ)

Câu1: Phép đếm đến 10 và giỏi về hình học là thành tựu của người
A. Trung Quốc
B. Ai Cập
C. Ấn Độ
D. Lưỡng Hà

Câu 2: Chữ tượng hình là chữ viết đầu tiên của người:
A. Lưỡng Hà cổ đại
B. Trung Quốc cổ đại
C. Ai Cập cổ đại
D. Ấn Độ cổ đại

Câu 3: Hệ thống chữ cái a,b,c…là phát minh vĩ đại của người.
A.Trung Quốc và Ấn Độ
B. Rô-Ma và La Mã
C. Hi Lạp và Rô- Ma
D. Ai Cập và Lưỡng Hà

Câu 4: Số 0 là phát minh của người nước nào?
A. Ai Cập
B. Ấn Độ
C. Lưỡng Hà
D. Trung Quốc

Câu 5: Đấu trường Cô-li-đê là công trình kiến trúc nổi tiếng ở.
A. Ai Cập
B. Lưỡng Hà.
C. Rô-ma
D. Hi-Lạp

(Mấy câu này bọn em làm hết rồi)



+2,5 điểm
 
Last edited by a moderator:
N

nhanbuithanh

Đáp Án :

Phần I :Khoanh tròn vào chữ cái đầu em cho là đúng. (2,5 đ)

Câu1: Phép đếm đến 10 và giỏi về hình học là thành tựu của người
B. Ai Cập

Câu 2: Chữ tượng hình là chữ viết đầu tiên của người:
C. Ai Cập cổ đại


Câu 3: Hệ thống chữ cái a,b,c…là phát minh vĩ đại của người.
C. Hi Lạp và Rô- Ma

Câu 4: Số 0 là phát minh của người nước nào?
B. Ấn Độ

Câu 5: Đấu trường Cô-li-đê là công trình kiến trúc nổi tiếng ở đâu?
C. Rô-ma
 
N

nhanbuithanh

Câu 1 (1 đ) Dương lịch là cách tính thời gian dựa vào chu kì quay của:
A. Mặt trăng xung quanh Trái đất C. Mặt trời xung quanh Trái đất
B. Trái đất xung quanh Mặt trăng
C. Mặt trời xung quanh Trái đất
D. Trái đất xung quanh Mặt trời

Câu 2 (1 đ) Người xưa làm ra âm lịch bằng cách dựa vào chu kì quay của:
A.Trái đất xung quanh Mặt trăng
B. Mặt Trăng xung quanh Trái đất
C. Trái đất xung quanh Mặt trời
D. Mặt trời xung quanh Trái đất

Câu 3 (1 đ) Việc xác định thời gian là thật sự cần thiết để:
A. Dựng lại lịch sử
B. Hiểu và dựng lại lịch sử
C. Hiểu về các anh hùng dân tộc
D. Hiểu lịch sử loài người

Câu 4 (2đ): Tại sao khi công cụ lao động bằng kim loại xuất hiện thì xã hội nguyên thuỷ tan rã?​
 
P

phuongngan501

Câu 1:Dương lịch là cách tính thời gian dựa vào chu kì quay của:
A.Mặt trăng xung quanh Trái đất
B.Trái đất xung quanh Mặt trăng
C.Mặt trời xung quanh Trái đất
D.Trái đất xung quanh Mặt trời

Câu 2:Nguoi xưa làm ra âm lịch bằng cách dựa vào chu kì quay của:
A.Trái đất xung quanh Mặt trăng
B.Mặt trăng xung quanh Trái đất
C.Trái đất xung quanh Mặt trời
D.Mặt trời xung quanh Trái đất

Câu 3:Việc xác định thời gian là thực sự cần thiết để:
A.Dựng lại lịch sử
B.Hiểu và dựng lại lịch sử
C.Hiểu về các anh hùng dân tộc
D.Hiểu về lịch sử loài người

Câu 4:Vì khi công cụ kim loại xuất hiện\Rightarrownăng xuất cao hơn\Rightarrow1 cuộc sống tốt hơn\Rightarrowxuất hiện giàu nghèo\RightarrowXã hội nguyên thuỷ tan rã
 
P

phuongngan501

Chị ơi,cái từ ": Dương"chị hỉu là từ "Dương"nhé!E sửa rồi mà nó vẫn thế.Chị thông cảm:)
 
Last edited by a moderator:
T

thannonggirl

Câu 1: (1 điểm)Ở núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa), Xuân Lộc ( Đồng Nai).các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những gì?
a, Phát hiện được những chiếc răng của người tối cổ.
b, Phát hiện được những công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè đẽo mỏng của người tối cổ.
c, Phát hiện được những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ.
d, Phát hiện được những chiếc rìu bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng.
Câu 2: (1 điểm) Từ khi Nhà nước Văn Lang thành lập cho đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỷ?
a, Trải qua 2 thế kỷ.
b, Trải qua 3 thế kỷ.
c, Trải qua 4 thế kỷ.
d, Trải qua 5 thế kỷ.
Câu 3: (1 điểm)Việc xây dựng công trình thành Cổ Loa của An Dương Vương chứng tỏ.
a, Là một công trình kiến trúc to lớn, được xây dựng cách đây hơn 2000 năm, khi trình độ kỹ thuật chung còn thấp.
b, Là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố.
c, Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
d, Cả ba câu trên đúng.
Câu 4: (2 điểm)Thời Óc – Eo – Sa Huỳnh, nghề thủ công nghiệp bao gồm những nghề nào?
a, Nghề làm đồ gốm.
b, Nghề dệt vải.
c, Chế tạo công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức.
d, Tất cả đều đúng.
 
1

123khanhlinh

Câu 1: (1 điểm)Ở núi Đọ, Quan Yên ( Thanh Hóa), Xuân Lộc ( Đồng Nai).các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những gì?
a, Phát hiện được những chiếc răng của người tối cổ.
b, Phát hiện được những công cụ đá ghè đẽo thô sơ, mảnh đá ghè đẽo mỏng của người tối cổ.
c, Phát hiện được những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ.
d, Phát hiện được những chiếc rìu bằng đá được ghè đẽo có hình thù rõ ràng.
Câu 2: (1 điểm) Từ khi Nhà nước Văn Lang thành lập cho đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỷ?
a, Trải qua 2 thế kỷ.
b, Trải qua 3 thế kỷ.
c, Trải qua 4 thế kỷ.
d, Trải qua 5 thế kỷ.
Câu 3: (1 điểm)Việc xây dựng công trình thành Cổ Loa của An Dương Vương chứng tỏ.
a, Là một công trình kiến trúc to lớn, được xây dựng cách đây hơn 2000 năm, khi trình độ kỹ thuật chung còn thấp.
b, Là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại, một vị trí phòng thủ kiên cố.
c, Thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
d, Cả ba câu trên đúng.
Câu 4: (2 điểm)Thời Óc – Eo – Sa Huỳnh, nghề thủ công nghiệp bao gồm những nghề nào?
a, Nghề làm đồ gốm.
b, Nghề dệt vải.
c, Chế tạo công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức.
d, Tất cả đều đúng.
 
N

nhanbuithanh

Ngày 23/12/2014 . Trắc Nghiệm :​
I. Ôn về Nước Âu Lạc
Câu 1: Nêu những nét mới về đời sống xã hội của cư dân Lạc việt? (2 đ)
Câu 2: Nêu những điều kiện ra đời của nhà nước Văn Lang? (2 đ)
Câu 3: Nêu những nét mới về đời sống kinh tế của cư dân Lạc việt? (1 đ)
 
V

vietanhluu0109

Câu 1 và câu 3: Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt :
- Kinh tế:
+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
- Xã hội :
+ Sự phân công lao động hình thành + Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
+ Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.
 
Last edited by a moderator:
H

hoa02hoa

Câu 2:
- Vùng cư trú.
- Cơ sở kinh tế.
- Quan hệ xã hội.
- Nhu cầu bảo vệ sản xuất và vùng cư trú.
Bạn xem có đúng không nha!
 
T

toiyeu71

Câu 1:Những nét mới về đời sống xã hội của cư dân Lạc việt:
-Sự phân công lao động được hình thành
-Hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản được gọi là bộ lạc
-Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ
-Có sự phân hóa giàu nghèo rõ rệ.t
Câu 3:Những nét mới về đời sống kinh tế của cư dân Lạc việt:
-Công cụ sản xuất được cải tiến
-Thuật luyện kim đựơc phát minh
-Sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước.
Câu 2: Những điều kiện ra đời của nhà nước Văn lang
-Những bộ lạc lớn được hình thành ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc bộ và Bắc Trung bộ ngày nay, sản xuất phát triển, mâu thuẫn giữa người giàu người nghèo nảy sinh.
-Thiên tai, lũ lụt hạn hán thường xuyên xảy ra.
-Có những tranh chấp xung đột giữa các bộ lạc
Như vậy cần phải có người chỉ huy để giải quyết những khó khăn trên , đó là những điều kiện để nhà nước Văn lang ra đời.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom