Văn $\color{Blue}{\fbox{Topic Hot}\bigstar\text{Thảo Luận Về Môn Ngữ Văn}\bigstar}$

C

cabua266

theo em thấy : văn tự sự và văn biểu cảm thì phải có trí tưởng tượng cao , văn biểu cảm thì phải giàu cảm xúc , văn nghị luận phải hiểu biết về xã hội , có đúng không mọi ngư`ơi ........................?
 
T

tieuyetdethuong1

Đang thảo luận gì vậy mọi người?,................................................................................................................
 
L

leemin_28

Mọi người nghĩ sao khi viết văn mà liên quan đến lịch sử => 1 người yêu văn mà đại đại gét lịch sử!
 
1

123khanhlinh

Em thấy phương án này không khả quan cho lắm :(
Bởi vì học tốt văn chưa chắc đã tốt sử đâu a! Như vậy có khó với các bạn í không ạ?
 
M

manh550

tui thích tìm hiểu lịch sử và nền văn hóa từng nước=> tui thích đi du lịch=))
...................................................................................................
 
B

bangnguyetnhu

Chuẩn luôn
sau này kiếm tiên đi du lịch với chị

Nói chung
nếu đã ghét sử thì dù có yêu văn đến đâu cx khó làm tốt
 
S

sunvenus

Helpmeeeeeeeeeee!!
Bàn về thơ, người xưa quan niệm : "Thi trung hữu họa". Anh chị hãy làm rõ quan niệm này qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
" Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên mang điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
-----------------------------------------------
Anh chị/thầy cô nào giúp e với đề khó quá
 
C

chungthuychung

Nhắc đến thiên nhiên trong thơ Bác, không chỉ người đọc là đến các nhà nghiên cứu văn học, các nhà thơ cũng phải trầm trồ thán phục. Chỉ có những người có tài và có tình với thiên nhiên sâu sắc mới có thể cảm nhận hết vẻ đẹp tiềm ẩn của thiên nhiên. Trong thơ Bác mỗi chiếc lá, mỗi ngọn cây, dòng sông, ngọn núi đều hiện lên với vẻ đẹp huyền ảo, trong đó có cảnh trăng trong Rằm tháng giêng cũng làm mê hoặc lòng người.

Đối với Bác con người và vạn vật trên trái đất đều rất đáng quý trọng, đáng yêu. Trăng cũng là cảnh khiến Bác say đắm lòng mình. Bác rất yêu trăng và có những bài thơ tuyệt bút về trăng, trong đó có bài thơ “Rằm tháng Giêng”. Bài thơ chẳng những truyền vào tâm hồn người đọc một tấm lòng yêu thiên nhiên vô bờ mà còn gợi niềm cảm phục, trân trọng tấm lòng hết mình vì dân vì nước của Bác Hồ.

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Bài thơ được ra đời vào mùa xuân năm 1947, đang trong thời kỳ nước sôi lửa bỏng của cuộc chiến tranh, được viết bằng chữ Hán có tên là “Nguyên Tiêu”, trên đây là bản dịch của nhà thơ Xuân Thủy. Không gian được miêu tả trong bài Rằm tháng Giêng la một không gian rộng lớn của trời mây sông nước:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi”.

Hai từ “lồng lộng” được đảo lên trước để nhận mạnh cái rộng lớn, trong lành của ánh sáng đêm rằm. Bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát. Câu thơ thứ hai, trong nguyên văn chữ Hán Bác viết:

“Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên”.

Câu thơ khá đặc biệt trong cách tả: cảnh được tả từ gần đến xa, từ thấp lên cao cùng với sự lặp lại tới ba lần chữ xuân khiến cho câu thơ thất ngôn như tràn ngập ánh xuân tươi. Sắc xuân, khí xuân như đượm lên cảnh vật.

Câu thơ thứ ba vô tình nói đến hoàn cảnh ngắm trăng và vị trí ngắm trăng của Bác:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân”.

Vậy ra, Bác đang chơi vơi giữa dòng sông để bàn việc quân cơ mật. Nhắc đến đây, ta lại trào lên niềm cảm phục về tấm lòng luôn đau đáu vì dân vì nước của Bác. Chẳng những thế, câu thơ còn gợi những ngạc nhiên về tấm lòng của Bác dành cho thiên nhiên: tại sao vào giờ khắc bận rộn bộn bề việc nước như thế, Bác vẫn dành thời gian cho thiên nhiên cảnh vật. Điều đó thể hiện tư thế lạc quan yêu đời của Bác, đó là tư thế ung dung tự tại, không ngại khó khăn gian khổ. Điều này thể hiện nhân cách đạo đức cao đẹp trong con người của Bác, đó là tấm gương để con cháu chúng ta noi theo.

Câu thơ cuối bài lại gợi thêm một hình ảnh đẹp đẽ, tươi sáng về đêm trăng:

“Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

Câu thơ như một lời gợi ý sâu sắc về tương lai sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Con thuyền giữ dòng sông kia giống như con thuyền cách mạng và đã trở thành con thuyền chở trăng, con thuyền chở ánh sáng. Và như thế cũng có nghĩa con thuyền ấy đang đi về miền sáng, miền của thành công, con thuyền sẽ mang những điều tốt đẹp đến cho dân cho nước.

Câu thơ thể hiện một cảm quan cách mạng tươi sáng và lạc quan vô cùng. Câu thơ thứ tư cũng gợi nhớ đến câu thơ: Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền trong bài Phong Kiều dạ bạc của Trương Kế. Câu cuối của bài Nguyên tiêu và câu thơ này của Trương Kế đều nói về lúc đêm khuya (dạ bán) và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy vậy, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa (Hàn Sơn), còn bên kia “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát, đượm tình.

“Rằm tháng Giêng” được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ. Thế nhưng, ở trong thơ, ta vẫn gặp một chủ thể trữ tình rất yêu thiên nhiên, vẫn ung dung làm việc, vẫn chan hòa cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng. Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, không vì việc quân bận rộn mà Người đành hờ hững, từ chối vẻ đẹp thiên nhiên. Điều này nói lên phẩm chất lạc quan và phong thái ung dung của Bác.

Bài thơ vừa thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước con người của nhà thơ, vừa thể hiện tư thế lạc quan yêu đời trong điều kiện khắc nghiệt của cuộc chiến tranh và nó trở thành một món ăn tinh thần tạo nên sức mạnh vô biên cho toàn thể nhân dân đứng lên đấu tranh chiến thắng kẻ thù một cách hào hùng.
 
L

leemin_28

Helpmeeeeeeeeeee!!
Bàn về thơ, người xưa quan niệm : "Thi trung hữu họa". Anh chị hãy làm rõ quan niệm này qua đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
" Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên mang điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
-----------------------------------------------
Anh chị/thầy cô nào giúp e với đề khó quá

gần như câu nói ấy chưa đúng lắm với 1 số người vd: Bác Hồ với 2 bài sgk lớp 7 đó, hoặc nhật kí trong tù bài ngắm trăng. Em có thể phân tích câu thơ trên rồi đến đoạn sau phủ định lại
 
D

dien0709

Mình đọc được đoạn này trong cuốn CHUYỆN TRÒ của tác giả Cao huy Thuần xin đăng nguyên văn mong được giúp cho các bạn đang làm bài bỗng bí ý tưởng
-Cảm giác đầu tiên của em khi đọc bài văn,phản ứng của em,xúc động của em,những khó khăn của em,nếu có.
-Có câu nào gợi cho em nhiều xúc cảm,nhiều bâng khuâng,nhiều ý nghĩ hơn những câu khác không,tại sao?
-Có một hoặc nhiều hình ảnh hiện ra trong trí em không khi đọc bài này? Tại sao,nếu có?
-Đoạn này có gợi lên một bài văn khác mà em đã đọc?Một tác phẩm nghệ thuật,phim,ảnh,nhạc,họa?
-Có gợi lên một kỷ niệm riêng?Nếu có ,em có thể nói ra nhưng không bắt buộc.
-Nếu có thể tóm tắt bài văn trong một hoặc hai ba từ em chọn từ gì,tại sao?
 
Top Bottom