Sinh 12 Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất

N

nobita252

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên Tr

__________________NGUỒN GỐC SỰ SỐNG____________________

Hiện nay hầu hết các nhà khoa học đều thừa nhận quá trình tiến hoá hình thành nên tế bào đầu tiên trên Trái Đất được chia thành 4 giai đoạn chính: (1) hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ, (2) giai đoạn trùng phân, (3) xuất hiện cơ chế tự sao chép. (4) xuất hiện các tế bào sơ khai

I- HÌNH THÀNH CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ ĐƠN GIẢN TỪ CÁC CHẤT VÔ CƠ
Năm 1920 nàh bác học Nga, Oparin và nhà bác học Anh, Haldane đã độc lập nnhau cùng đưa ra giả thuyết cho rằng các hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể dược xuất hiện bằng con đường tổng hợp hoá học từ các chất vô cơ từ nguồn năng lượng là sấm sét, tia tử ngoại, núi lửa...

năm 1953, Miller và Uray đã làm thí nghiệm kiểm tra giả thuyết của Oparin và Maldane. Các ông đã tạo ra môi trường có thành phần hoá học giống với khí quyển của Trái ĐẤt nguyên thuỷ trong một bình thuỷ tinh 5 lít. hỗn hợp khí CH4, NH3, H2 và hơi nước được đặt trong điều kiện phóng điện liên tục suốt một tuần liền và kết quả các ông đã thu được một số chất hữu cơ đơn gảin trong đó có axit amin. Sau thí nghiệm của Miller-Uray, nhiều nhà khoa học khác đã lập lại thí nghiệm này với tahnhf phần các chất vô cơ có thay đổi chút ít và họ đều nhận được các hợp chất hữu cơ đơn giản khác nhau.
Miller.gif


II-QUÁ TRÌNH TRÙNG PHÂN TẠO NÊN CÁC ĐẠI PHÂN TỬ HỮU CƠ
Để chứng minh các đơn phân như axit amin có thể kết hợp với nhau tạo nên các chuỗi polipeptit đơn gảin trong điều kiện của Trái Đất nguyên thuỷ, Fox và các công sự vào những năm 1950 đã tiến hành thí nghiệm đun nóng hỗn hợpcác axit amin khô ở nhiệt độ từ 150-180 độ C và đã tạo được các chuỗi peptit ngắn gọi là protein nhiệt.
eg101k.gif

Như vậy , ta có thể hình dung quá trình hình thành các đại phân tử khi Trái Đất mới hình thành như sau: trong điều kiện bầu khí quyển nguyên thuỷ ko có oxi (hoặc có rất ít), với nguồn năng lượng là các tia chớp, núi lửa, tia tử ngoại... một số chất vô cơ kết hợp với nhau tạo nên các chất hữu cơ đơn giản như axit amin, nucleotit, đường đơn cũng như các axit béo. Tiếp đó, trong những điều kiện nhất định, các đơn phân kết hợp với nhau tạo thành các đại phân tử.
 
N

nobita252

III-SỰ XUẤT HIỆN CƠ CHẾ TỰ NHÂN ĐÔI
1.ADN có trước hay ARN có trước?
Các nhà khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARn mà ko fải là ADN vì ở trong dung dịch, phân tử ARN bền vững hơn phân tử ADN. ADN chỉ bền vững khi được bảo quản trong tế bào. Hiện nay, có một số bằng chứng khoa học chứng minh rằng ARn có tểh tự nhân đôi mà ko cần đến enzym và do đó có thể xem như ARn đã được tiến hoá trước ADN.

Một số nhà khoa học đã tổng hợp một đoạn ARN ngắn trong ống nghiệm (bằng con đường hoá học) sau đó cho chuỗi ribonucleotit này vào trong ống nghiệm có chứa các ribonucleotit thì họ nhận thấy các phân tử ARN dài chừng 5 đến 10 ribonucleotit được sao chép từ ARN khuôn dựa theo nguyên tắc bắt đôi bổ sung. Nếu hỗn hợp được bổ sung kẽm vào làm chất xúc tác thì phân tử ARN được sao chép có thể dài tới 40 ribonucleotit và sai sót dưới 1%.

Vào những năm 80 của thế kỉ XX, Thomas Cech nhận thấy loài động vật nguyên sinh, Tetrahymen có các phân tử mARN xúc tác (được gọi là ribozim) loại bỏ các intron khỏi ARN trong quá trình tạo thành các mARN. Như vậy, ARN đóng vai trò như một chất xúc tác mà ko cần tới các chất xúc tác là protein.

Ta có thể hình dung quá trình tiến hoá để tạo các phân tử ARN và ADN có khả năng tự nhân đôi như sau: đầu tiên các ribonucleotit kết hợp với nhau tạo nên rất nhiều ohân tử ARN với thành phần nucleotit cũng như chiều dài khác nhau. Trên cơ sở đó chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra các phân tử ARn có khả năng tự sao tốt hơn cũng như có hoạt tính enyzm tốt hơn làm vật chất di truyền. Sau này, với sự trợ giúp của các enzym từ ARN tổng hợp nên được phân tử ADN có cấu trúc bền vững hơn và khả năng sao chép chính xác hơn ARN, nên ADN đã thay thế ARN trong việc lưu trữ và bảo quản thông tin di truyền trong tế vào, còn ARN chỉ làm nhiệm vụ trong quá trình dịch mã.

2.Hình thành cơ chế dịch mã
Các nhà khoa học cho ràng cơ chế dịch mã có thể được hình thành như sau: Đầu tiên, các axit amin nhất định có thể tạo nên các liên kết yếu với các nucleotit trên phân tử ARN. Phân tử ARN lúc này tác động như một khuôn mẫu để các axit amin "bám" vào và sau đó chúng liên kết với nhau tạo nên các chuỗi polipeptit ngắn. Nếu chuỗi polipeptit ngắn này lại có đặc tính của một enzym xúc tác cho quá trình dịch mã hoặc sao chép thì sự tiến hoá sẽ xảy ra nhanh hơn. Dần dần chọn lọc tự nhiên chọn lọc ra phức hợp các phân tử hữu cơ có thể phối hợp với nhau để tạo nên các cơ chế tự sao và dịch m. Những bước tiến hoá đầu tiên hướng tới quá trình tự sao và dịch mã như vậy có thể được hình thành khi các phân tử ARN và polipeptit được bao bọc bởi lớp màng bán thấm cách li chúng với môi trường bên ngoài.
 
N

nobita252

IV-HÌNH THÀNH CÁC TẾ BÀO SƠ KHAI
Khi các đại phân tử như lipit, protein,âxit nucleic... xuất hiện trong nước và tập trung cùng nhau thì các phân tử lipit do đặc tính kị nước sẽ lập tức hình thành nên lớp màng bao bọc lấy tập hợp các đại phân tử hữu cơ tạo nên các giọt li ti khác nhau. Những giọt nhỏ chứa các phân tử hữu cơ có màng bao bọc như vậy chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên sẽ tiến hoá dần tạo nên các tế bào sơ khai.

Khi đã hình thành nên các tế bào sơ khai thì chọn lọc tự nhiên sẽ ko còn tác động nên từng phân tử hữu cơ riêng rẽ mà tác động nên cả tập hợp các phân tử như một đơn vị thống nhất, tế bào sơ khai. Tế bào sơ khai nào có được tập hợp các phân tử giúp chúng có khả năng trao đổi chất và năng lượng với bên ngoài, có khả năng phân chia và duy trì thành phần hoá học thik hợp của mình thì sẽ được giữ lại và nhân rộng.

Bằng thực nghiệm các nhà khoa học cũng đã tạo ra được các giọt gọi là lipoxom khi cho lipit vào trong nước cùng một số các chất hữu cơ khác nhau. Lipit đã tạo nên lớp màng bao bọc lấy các hợp chất hữu cơ khác và một số lipozzom cũng đã biểu hiện một số đặc tính sơ khai của sự sống như phân đôi, trao đổi chất với môi trường bên ngoài.
 
N

nobita252

__Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất__

I- Trái Đất và những biến đổi địa chất
1. Cấu tạo của Trái Đất

Trái Đất được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỉ năm. Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã cho ta thấy Trái Đất được cấu tạo từ nhiều lớp đồng tâm khác biệt nhau về thành phần, áp suất, nhiệt độ và mức độ kết tinh. Vùng lõi của Trái Đất là một khối sắt ở trạng thái rắn có bán kính gần 1300km. Tiếp đến là lớp sắt nóng chảy kết hợp với lưu huỳnh hoặc silicon dày tới trên 2000km. bao bọc lấy lõi của Trái Đất là một lớp đá nóng chảy dày chừng 2100km. Trôi nổi trên bề mặt của lớp dung nham nóng chảy này là lớp vỏ của Trái Đất dày khoảng 32km (tính trên đất liền) và từ 8 đến 11km tính từ đáy đại dương được gọi là lớp thạch quyển. Thạch quyển bao gồm 3 loại đá chính là đá lửa, đá trầm tích và đá biến chất. Lớp bề mặt Trái Đất lại được chưai thành các lớp địa tầng.Người ta có thể xác định được tuổi của các lớp địa tầng dựa trên tuổi của các hóa thạch có trong các lớp địa tầng đó.

2.HIện tượng trôi dạt lục địa
Lớp vỏ cảu Trái Đất không phải là một khối thống nhất mà được chia thành những vùng riêng biệt được gọi là các phiến kiến tạo. Các phiến kiến tạo liên tục di chuyển do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động. Hiện tượng di chuyển của các lục địa như vậy được gọi là hiện tượng trôi dạt lục địa. Có hai mốc thời gian lớn đánh dấu sự trôi dạt làm biến đổi lớn diện mạo của các châu lục. Đó là cách đây khoảng 250 triệu năm toàn bộ lục địa còn được liên kết với nhau thành một siêu lục địa duy nhất trên Trái Đất được gọi là pangae. Sau đó cách đây khoảng 180 triệu năm, siêu lục địa Pangae lại bắt đầu tách ra thành 2 đại lục Bắc (Laurasia) và đại lục Nam (Gondwana). Về sau các đại lục này lại tiếp tục phân tách thành các lục địa như hiện nay. Các nhà khoa học cho rằng tiểu lục địa Ấn Độ cách đây chừng 10 triệu năm đã liên kết với lục địa Âu-Á làm xuất hiện dãy núi Himalaya cao nhất thế giới. Hiện nay các lục địa vẫn đang trôi dạt. Ví dụ, lục địa Bắc Mĩ đang tách ra khỏi lục địa Âu-Á với tốc độ 2cm mỗi năm.
 
N

nobita252

II- Lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Trái Đất liên tục biến đổi trong quá trình lịch sử hình thành và tồn tại khiến cho bộ mặt của sinh giới cũng liên tục biến đổi theo. Các nhà địa chất học chia lịch sử của Trái Đất thành 4 giai đoạn chính đượnc gọi là các đại địa chất. Đó là đại tiền Cambi, đại Thái cổ, đại Trung sinh và đại Tân sinh. Các đại địa chất lại được chia nhỏ thành các kỉ. Ranh giới giữa các đại hoặc các kỉ thường là giai đoạn có những biến đổi địa chất của Trái Đất khiến cho sinh vật bị tuyệt chủng hàng loạt và sau đó là sự bắt đầu một giai đoạn tiến hóa mới của những sinh vật sống sót. Các đại thường có các đặc điểm riêng về sự phát triển của sinh giới. Ví dụ, đại Tân sinh đôi khi còn được gọi là kỉ nguyên của bò sát vì vào thời kì này có rất nhiều loài bò sát phát triển, trong đó có các bò sát khổng lồ như khủng long.

Như chúng ta đã biết, các lục địa trên Trái Đất luôn luôn di chuyển tách nhau ra rồi lại sát nhập lại làm khí hậu của Trái Đất biến đổi theo khiến cho sự tiến hóa của sinh vật cũng biến đổi. Ví dụ, cách đây 250 triệu năm, tất cả các phiến kiến tạo liên kết với nhau thành một siêu lục địa duy nhất trên Trái Đất. Điều này dẫn đến khí hậu Trái Đất bị biến đổi mạnh. mực nước biển rút xuống, khí hậu ở trung tâm siêu lục địa trở nên khô hạn hưon khiến hàng loạt các sinh vật bị tuyệt chủng. Sau đo vào thời kì đại tân sinh cấch đây khoảng 180 triệu năm các lục địa lại tách nhau ra khiến cho khí hậu thay đổi mạnh, làm cho sinh giới phải tiến hóa thích nghi với điều kiện sống mới. Sự trôi dạt của các lục địa có thể gây ra các trận động đất, sóng thần, núi lửa phun trào cũng như hìn thành các ngọn núi trên đất liền hay các đảo ở đại dương ở khu vực giáp ranh của các phiến kiến tạo.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom