$\color{red}{\fbox{ĐỊA LÍ 11}\bigstar\text{Giải đáp các câu hỏi trong SGK}\bigstar}$

Status
Không mở trả lời sau này.
T

tuananh1203

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Do tính hình hiện tại là có khá nhiều bạn hỏi các câu hỏi trong SGK mà ko dc giải đáp do không dăng câu hỏi topic này sẽ giúp các bạn một phần nào tìm ra đáp án đơn giản hơn

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ĐỊA LÍ 11

Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi và bài tập trong chương trình Địa lý lớp 11 làm tư liệu tham khảo cho các em học sinh tham khảo và làm bài tập.


Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC.
CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI

Bài tập 3: (tr.9 - SGK)
Cho bảng số liệu sau:
Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển (đơn vị: Tỉ USD) ( ảnh SGK)

Vẽ biểu đồ đường biểu hiện tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển qua các năm. Rút ra nhận xét.
Bài làm:
1. Vẽ biểu đồ
Vẽ biểu đồ đường.
2. Nhận xét:
- Tổng nợ nước ngoài của các nước đang phát triển lớn và tăng theo các năm trong giai đoạn 1990 - 2004.
- Giai đoạn 1990 - 1998 tăng rất nhanh từ 1310 lên 2465 tỉ USD, tăng gấp 1,9 lần.
- Giai đoạn 1998 - 2004 tăng chậm từ 2465 lên 2724 tỉ USD, gấp 1,1 lần.
=> Như vậy, các nước ĐPT nợ nước ngoài nhiều, nhưng tốc độ ngày càng giảm.

-------------------------------------------------------------
--
 
Last edited by a moderator:
T

tuananh1203

Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo)
Tiết 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU MĨ LA TINH
Bài tập 3 (tr. 27 - SGK )
Dựa vào hình 5.4 trong SGK, nhận xét tốc độ tăng GDP của Mĩ La trong giai đoạn 1985 - 2004.
Bài làm:
Mĩ La tinh là khu vực có sự phát triển kinh tế không đồng đều theo không gian và thời gian.
- Tốc độ tăng GDP rất thấp và các năm 1990 (0,5%), 1995 (0,4%) và 2002 (0.5%).
- Tốc độ tăng GDP rất nhanh vào các năm 2000 (2,9%), đặc biệt là năm 2004 (6,0%). Tốc độ tăng trưởng đó thể hiện sự phát triển kinh tế thiếu ổn định.
- Nguyên nhân:
+ Tình hình chính trị thiếu ổn định.
+ Sau khi giành độc lập còn duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài, chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế độc lập, tự chủ…
+ Quá trình cải cách kinh tế vấp phải nhiều trở ngại…
----------------------------------------------------------------------------------
Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo)
Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á
VÀ KHU VỰC TRUNG Á
Bài tập 1 (tr. 33 - SGK)
Dựa vào bảng “Diện tích, dân số các quốc gia ở khu vực Tây Nam á và khu vực Trung á năm 2005” ta thấy:
1. Khu vực Tây Nam á
- Quốc gia có diện tích lớn nhất là: A-rập Xê út: 2149690 km2.
- Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là: Baranh: 689 km2.
- Quốc gia có dân số lớn nhất là: I ran: 69,5 triệu người.
- Quốc gia có dân số ít nhất là: Ba ranh: 0,7 triệu người.
1. Khu vực Trung á
- Quốc gia có diện tích lớn nhất là: Ca-dắc-xtan: 2717301 km2.
- Quốc gia có diện tích nhỏ nhất là: Tát-gi-kít-xtan: 143100 km2.
- Quốc gia có dân số lớn nhất là: U-dơ-bê-kít-xtan: 26,4 triệu người.
- Quốc gia có dân số ít nhất là: Mông Cổ: 2,6 triệu người.
---------------------------------------------------------------------------------
Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ
Tiết 1. TỰ NHIÊN VÀ DÂN CƯ
Bài tập 2 (tr. 40 - SGK)
Dựa vào bảng 6.1, vẽ biểu đồ thể hiện dân số Hoa Kì. Giải thích nguyên nhân và phân tích ảnh hưởng của gia tăng dân số đến phát triển kinh tế?
Bài làm:
1. Vẽ biểu đồ
Vẽ biểu đồ cột.
2. Nhận xét, giải thích
Dân số Hoa Kì gia tăng nhanh trong giai đoạn 1800 - 2005, tăng gấp 57 lần.
- Từ 1800 - 1900 tăng 72 triệu người.
- Từ 1900 - 2005 tăng nhanh hơn. Tăng nhanh nhất là giai đoạn 1960 - 2005, tăng 108 triệu người.
Giải thích:
- Do tỉ lệ sinh khá cao và chủ yếu là do nhập cư, tạo điều kiện để phát triển kinh tế, thu hút lao động có kĩ thuật cao từ khắp mọi nơi trên thế giới.
-----------------------------------------------------------------------------
Bài 6: HỢP CHÚNG QUỐC HOA KÌ (tiếp theo)
Tiết 2. KINH TẾ

Bài tập 1 (tr. 44 - SGK)
Dựa vào bảng 6.3, vẽ biểu đồ so sánh GDP của Hoa Kì so với thế giới và một số châu lục.
Bài làm:
- Vẽ biểu đồ cột.
- So sánh:
=> GDP của Hoa Kì chiếm 28% GDP toàn thế giới, xấp xỉ GDP châu Âu, gấp 1,4 lần GDP châu á và gấp 17,9 lần GDP châu Phi.
Khẳng định vị trí số 1 thế giới của Hoa Kì về kinh tế.
 
T

tuananh1203

Bài 7: LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU)
Tiết 1. EU - LIÊN MINH KHU VỰC LỚN TRÊN THẾ GIỚI

Bài tập 3 (tr. 35 - SBT)
Phân tích bảng số liệu và hình vẽ, rút ra các nhận xét về vai trò của EU trên thế giới.
Bài làm:
1. EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
- EU đã vượt qua Hoa Kì, Nhật Bản về nhiều chỉ tiêu cơ bản.
- Tuy nhiên còn có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
2. EU là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
EU đã:
- Bãi bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán giữa các nước trong EU.
- Thực hiện 1 mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
- Là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển.
- Năm 2004, so với thế giới, EU chỉ chiếm 2,2% diện tích, 7,1% dân số nhưng lại chiếm tới:
+ 37,7% hoạt động xuất nhập khẩu.
+ 59% viện trợ phát triển thế giới.
Bài tập 2 (SBT - tr. 39)
Dựa vào bảng số liệu 7.2 SGK.
a) Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số quốc gia trên TG.
b. Nhận xét vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế
* Năm 2004, EU chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới, 2,2% diện tích phần đất nổi của Trái Đất nhưng chiếm tới:
- 19% trong tiêu thụ năng lượng của thế giới.
- 26% trong sản xuất ô tô của thế giới.
- 31% GDP của thế giới; 37,7% trong xuất khẩu của thế giới; 59% trong viện trợ phát triển thế giới.
* So sánh với Hoa Kì và Nhật Bản là những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới thì năm 2004 EU có:
- GDP lớn gấp 1,09 lần của Hoa Kì, gấp 2,7 lần của Nhật Bản.
- EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản về:
+ Số dân; trị giá xuất khẩu so với GDP %; Tỉ lệ % trong XK của thế giới; giá trị FDI đầu tư ra nước ngoài.
* Xét về nhiều chỉ số kinh tế thì EU là 1 trung tâm kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kì và đứng trên Nhật Bản.
 
T

tuananh1203

Bài 8: LIÊN BANG NGA
1. Vẽ biểu đồ sự thay đổi GDP của Liên bang Nga
- Vẽ biểu đồ đường.
2. Nhận xét sự thay đổi GDP của Liên bang Nga
- GDP của Liên bang Nga có sự biến động lớn trong thời kì 1990 - 2004, có thể chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1990 - 2000, là 10 năm khó khăn của nền kinh tế Liên bang Nga, GDP giảm liên tục từ 967,3 tỉ USD xuống còn 259,7 tỉ USD, giảm 707,6 tỉ USD trong vòng 10 năm.
+ Giai đoạn 2000 - 2004 nền kinh tế Liên bang Nga có dấu hiệu phục hồi, tổng giá trị USD có chiều hướng tăng lên nhanh chóng từ 259,7 tỉ USD (2000) lên 582,4 tỉ USD (2004).
- Trong tương lai nền kinh tế LB Nga sẽ tiếp tục phục hồi phát triển và sẽ sớm lấy lại vị trí cường quốc trên thế giới.
 
T

tuananh1203

Bài 10: CỘNG HOÀ NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Bài tập 1: Tính tỉ trọng GDP của Trung Quốc so với thế giới và nhận xét.
GDP của Trung Quốc so với thế giới (đơn vị %).
Nhận xét:
- GDP của Trung Quốc tăng nhanh, sau 19 năm tăng gần 7 lần.
- Tỉ trọng GDP của Trung Quốc đóng góp vào GDP của thế giới tăng đều qua các năm, từ 1,93% (1985) tăng lên 4,03% (2004).
- Trung Quốc ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

Bài tập 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu xuất nhập khẩu của Trung Quốc.
Nhận xét:
- Tỉ trọng xuất khẩu tăng lên từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại giảm vào năm 2004. Nhưng nhìn chung từ năm 1985 đến năm 2004 tỉ trọng xuất khẩu của Trung Quốc tăng.
- Tỉ trọng nhập khẩu giảm từ năm 1985 đến năm 1995, sau đó lại tăng vào năm 2004. Nhưng nhìn chung cả thời kì giảm.
- Năm 1985, Trung Quốc nhập siêu (21,4%); các năm 1995, 2004, Trung Quốc là nước xuất siêu.
- Cán cân xuất, nhập khẩu thể hiện sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc.

-----------------------------------------------------------------
 
T

tuananh1203

Bài 11: KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Vẽ biểu đồ thể hiện khách du lịch quốc tế đến và chi tiêu của khách du lịch ở một số khu vực
Nhận xét:
+ Số lượng khách du lịch ở khu vực Đông Nam á ít nhất (2003) trong 3 khu vực.
+ Tổng chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến khu vực Đông Nam á cũng thấp nhất, chỉ xấp xỉ khu vực Tây Nam á, nhưng thua nhiều lần so với khu vực Đông á.
+ Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch còn cho thấy các sản phẩm du lịch cũng như trình độ phát triển du lịch của khu vực Đông nam á chỉ ngang bằng so với khu vực Tây nam á và còn thua xa so với khu vực Đông á. Nếu tính tới khu vực Tây Nam á còn chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh, mất ổn định do nạn khủng bố làm hạn chế sự phát triển du lịch của khu vực trong nhiều năm thì thực sự trong ba khu vực trên, Đông nam á tuy giàu tiềm năng nhưng vẫn là khu vực có các sản phảm du lịch còn hạn chế.
-------------------------------------------------------------------
Văn Yên, 5/2012 - VKĐ - sưu tầm & biên tập
 
T

tuananh1203

Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ

Bài tập 3 (tr. 11 - SBT)
Đối với Việt TCH kinh tế đã tạo ra những thời cơ gì để phát triển kinh tế?
Bài làm:
Toàn cầu hoá kinh tế đã tạo cho nước ta nhiều cơ hội phát triển kinh tế:
- Hàng hoá của nước ta có cơ hội thâm nhập vào các thị trường lớn trên thế giới với mức thuế quan thấp hoặc không bị đánh thuế.
- Được tham gia công bằng trên các sân chơi kinh tế với các cường quốc.
- Có cơ hội thu hút và tiếp nhận các nguồn vốn lớn, trình độ công nghệ, KHKT…
- Hàng hoá bên ngoài vào nước ta làm tăng khả năng lựa chọn và tiêu dùng cho dân cư với các sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành rẻ…

---------------------------------------------------------------------------
 
T

tuananh1203

---------------------------------------------------------------------------
Bài 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ MANG TÍNH TOÀN CẦU
Bài tập 3 (tr. 16 - SGK)
Lập bảng trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu:



Biến đổi khí hậu:
Nguyên nhân:- Hoạt động công nghiệp và sinh hoạt thải CO2¬ vào khí quyển
Hậu quả
- Gây hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ Trái Đất tăng lên.
- Mưa axít.
Giải pháp
- Hạn chế thải khí CO2vào khí quyển.
- Trồng rừng và bảo vệ rừng.


Ô nhiễm môi trường nước ngọt.
Nguyên nhân:
- Đưa chất thải công nghiệp và sinh hoạt chưa được xử lí vào sông, hồ, biển và đại dương.
Hậu quả
- Ô nhiễm nguồn nước ngọt gây thiếu nước sạch.
- Ô nhiễm môi trường biển

Giải pháp
- Xử lí chất thải trước khi đổ trực tiếp vào môi trường nước.
- Hạn chế lượng chất thải vào môi trường nước.
- Bảo vệ sinh vật biển.


Suy giảm đa dạng sinh vật
Nguyên nhân
- Con người khai thác thiên nhiên quá mức.
Hậu quả
- Mất đi nhiều loài sinh vật, gen di truyền, nguồn thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu cho các ngành sản xuất.
Giải pháp
- Bảo vệ và mở rộng diện tích rừng.
- Bảo vệ và gia tăng số lượng các loài sinh vật quý hiếm.
- Khai thác hợp lí, nghiêm cấm chặt phá rừng và săn bắn động vật quý hiếm.
 
T

tuananh1203

Bài 4: THỰC HÀNH
TÌM HIỂU NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA
TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

1. Đặt vấn đề
Trên thế giới đang diễn ra xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, xu hướng này có tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển.
2. Nội dung
a) Cơ hội
- Toàn cầu hoá tạo ra sự tự do hoá thương mại, bãi bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước, hàng hoá có điều kiện mở rộng lưu thông.
- Các quốc gia nhanh chóng đón đầu về khoa học công nghệ hiện đại phục vụ phát triển kinh tế.
- Tạo điều kiện chuyển giao công nghệ và đa dạng hoá, đa phương hoá trong quan hệ kinh tế quốc tế…
b) Thách thức
- Toàn cầu hoá có thể là công cụ để các siêu cường kinh tế tìm cách áp đặt lối sồng và nền văn hoá của mình với các nước đang phát triển.
- Toàn cầu hoá cũng gây áp lực nặng nề với môi trường tự nhiên, làm suy thoái môi trường.

3. Kết luận
Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế của các nước đang phát triển, đòi hỏi các quốc gia này phải có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn để hội nhập kinh tế quốc tế.
------------------------------------------------------------------------------------
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom