Chữa đề thi thử đại học, cao đẳng năm 2014

  • Thread starter hocmai.sinhhoc
  • Ngày gửi
  • Replies 64
  • Views 12,396

H

hocmai.sinhhoc

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!

Kì thi tuyển sinh đại học đang đến gần. Giai đoạn này, hầu như các em đều có những định hướng, mục tiêu nhất định cho mình và đang cố gắng thực hiện những mục tiêu ấy. Để hỗ trợ tốt nhất cho việc ôn luyện, tiếp cận một số đề thi thử đại học năm 2014 của các em, cô lập ra topic này để các em có thể làm, trao đổi những thắc mắc về đề thi thử từ đó có thể rút ra cho mình những kinh nghiệm quý báu cho kì thi sắp tới.
Ở topic này, các em cũng có thể đưa lên một số đề thi mà các em sưu tầm hay tham gia thi để các bạn khác có thể tham khảo.
Hi vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của tất cả các em!

Chúc các em học tốt!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.sinhhoc

Đề thi thử lần 1 trường THPT chuyên ĐHSP

Chúng ta cùng bắt đầu bằng 10 câu hỏi trong đề thi thử đại học lần 1 trường THPT chuyên ĐHSP nhé!
Câu 1. Ở ngô, người ta xác định được gen quy định hình dạng hạt và gen quy định màu sắc hạt cùng nằm trên 1 NST tại các vị trí tương ứng trên NST là 19 cM và 59 cM. Các gen đều có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc cơ thể dị hợp về cả 2 cặp gen nói trên tỉ lệ phân li kiểu hình phù hợp nhất ở đời sau sẽ là
A. 51%; 24%; 24%; 1%. B. 50%; 23%; 23%; 4%.
C. 54%; 21%; 21%; 4%. D. 52%; 22%; 22%; 1%.
Câu 2. Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20 . Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng
A. Chuyển đoạn NST. B. Lặp đoạn NST.
C. Sát nhập hai NST với nhau. D. Mất NST.
Câu 3. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn
A. 85,9375%. B. 71,875%. C. 28,125%. D. 43,75%.
Câu 4. Ở ruồi giấm, các gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II; gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y; gen quy định chiều dài lông nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường khác. Biết rằng mỗi gen đều có 2 alen, không có đột biến mới xảy ra. Số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra qua ngẫu phối là
A. 135. B. 150. C. 105. D. 120.
Câu 5. Một enzim sẽ chắc chắn mất chức năng sinh học khi gen quy định cấu trúc enzim bị đột biến thay thế ở bộ ba nào trên mạch gốc:
A. 5’XAT3’. B. 5’XAA3’. C. 5’TTA3’ D. 5’TAX3’.
Câu 6. Phần lớn ruồi quả (Drosophila melanogaster) đều có mắt đỏ. Một nhà di truyền học tìm thấy 3 chủng đột biến khác nhau qui định màu mắt trắng. Cô ta cho lai gần trong các chủng đột biến qua nhiều đời để tạo ra ba chủng ruồi quả, mà các chủng đó chỉ sinh con mắt trắng. Sau đó cô ta lai giữa các chủng để tạo thế hệ F1(xem bảng dưới đây), tất cả đều mắt đỏ.Từ mỗi F1 cô ta đã tạo được thế hệ con lai F2 đều với tỷ lệ 9 đỏ: 7 trắng. Bao nhiêu gen khác locut đã tham gia qui định màu mắt?
Phép lai
Chủng 1 x Chủng 2 --> F1: Đỏ --> 9 đỏ : 7 trắng
Chủng 1 x Chủng 3 --> Đỏ --> 9 đỏ : 7 trắng
Chủng 3 x Chủng 2 --> Đỏ --> 9 đỏ : 7 trắng
A. 1 locus. B. 2 locus. C. 3 locus. D. 6 locus.
Câu 7. Bệnh phênynkêto niệu:
A. Nếu áp dụng chế độ ăn có ít phêninalanin ngay từ nhỏ thì hạn chế được bệnh nhưng đời con vẫn có gen bệnh.
B. Cơ thể người bệnh không có enzim chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin.
C. Do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính gây ra.
D. Do đột biến trội nằm trên NST thường gây ra.
Câu 8: Đảo đại dương thường được gọi là “phòng thí nghiệm tự nhiên cho nghiên cứu tiến hoá”, bởi vì chúng
A. cách li với nhiều vùng đất khác B. rất trẻ về phương diện địa chất
C. có tốc độ hình thành loài chậm D. có các đặc điểm sinh thái rất giống nhau.
Câu 9. Hai tế bào sinh dục đực có kiểu gen khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử tối đa là
A. 2. B. 4. C. 8. D. 16.
Câu 10: Một nhà tế bào học nhận thấy có 2 phân tử protein có cấu trúc hoàn toàn khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Tuy nhiên 2 phân tử mARN này đều được tổng hợp từ cùng 1 gen. Cơ chế nào sau đây có thể giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng trên?
A. cơ chế mở xoắn khác nhau của ADN tạo thành 2 phân tử mARN khác nhau.
B. hai mARN được tổng hợp từ các opêron khác nhau
C. một đột biến có thể làm thay đổi cấu trúc của gen.
D. các êxôn của cùng 1 gen đã lắp ghép theo những trình tự khác nhau tạo thành những mARN khác nhau.
 
A

anhsangvabongtoi

Câu 1. Ở ngô, người ta xác định được gen quy định hình dạng hạt và gen quy định màu sắc hạt cùng nằm trên 1 NST tại các vị trí tương ứng trên NST là 19 cM và 59 cM. Các gen đều có quan hệ trội lặn hoàn toàn. Khi tiến hành tự thụ phấn bắt buộc cơ thể dị hợp về cả 2 cặp gen nói trên tỉ lệ phân li kiểu hình phù hợp nhất ở đời sau sẽ là
A. 51%; 24%; 24%; 1%. B. 50%; 23%; 23%; 4%.
C. 54%; 21%; 21%; 4%. D. 52%; 22%; 22%; 1%.

-khoảng cách giữa 2 gen này=59-19=40%=0,4
-nếu cơ thể đem lai dị hợp tử đều, thì tỉ lệ aabb=0,09-->không có DA
-nếu cơ thể dị hợp tử chéo thì aabb=0,04-->A_B_=0,5 + aabb=0,54-->chọn C
Câu 2. Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20 . Một cá thể trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng
A. Chuyển đoạn NST. B. Lặp đoạn NST.
C. Sát nhập hai NST với nhau. D. Mất NST.
-câu C, như hiện tượng ở người và tinh tinh
Câu 3. Biết mỗi gen quy định một tính trạng. Với phép lai giữa các cá thể có kiểu gen AabbDd và AaBbDd, xác suất thu được kiểu hình có ít nhất một tính trạng lặn
A. 85,9375%. B. 71,875%. C. 28,125%. D. 43,75%.
-sx KH mang toàn tính trạng trội=3/4(A_)*1/2(B_)*3/4(D_)=0,28125
-->sx KH có ít nhất một tính trạng lặn=1-0,28125=0,71875
Câu 4. Ở ruồi giấm, các gen quy định màu sắc thân và chiều dài cánh nằm trên cặp nhiễm sắc thể số II; gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể X, không có alen trên Y; gen quy định chiều dài lông nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thường khác. Biết rằng mỗi gen đều có 2 alen, không có đột biến mới xảy ra. Số loại kiểu gen tối đa có thể tạo ra qua ngẫu phối là
A. 135. B. 150. C. 105. D. 120.
-gen về màu sắc thân và chiều dài cánh có 2*2*(2*2+1)/2=10 KG
-gen màu mắt có 2*(2+1)/2 + =5 KG
-gen chiều dài lônng có 2*(2+1)/2=3 KG
---> số KG=10*5*3=150
Câu 5. Một enzim sẽ chắc chắn mất chức năng sinh học khi gen quy định cấu trúc enzim bị đột biến thay thế ở bộ ba nào trên mạch gốc:
A. 5’XAT3’. B. 5’XAA3’. C. 5’TTA3’ D. 5’TAX3’.
-câu A, do đột biến làm thay đổi aa mở đầu nên gen không phiên mã được
Câu 6. Phần lớn ruồi quả (Drosophila melanogaster) đều có mắt đỏ. Một nhà di truyền học tìm thấy 3 chủng đột biến khác nhau qui định màu mắt trắng. Cô ta cho lai gần trong các chủng đột biến qua nhiều đời để tạo ra ba chủng ruồi quả, mà các chủng đó chỉ sinh con mắt trắng. Sau đó cô ta lai giữa các chủng để tạo thế hệ F1(xem bảng dưới đây), tất cả đều mắt đỏ.Từ mỗi F1 cô ta đã tạo được thế hệ con lai F2 đều với tỷ lệ 9 đỏ: 7 trắng. Bao nhiêu gen khác locut đã tham gia qui định màu mắt?
Phép lai
Chủng 1 x Chủng 2 --> F1: Đỏ --> 9 đỏ : 7 trắng
Chủng 1 x Chủng 3 --> Đỏ --> 9 đỏ : 7 trắng
Chủng 3 x Chủng 2 --> Đỏ --> 9 đỏ : 7 trắng
A. 1 locus. B. 2 locus. C. 3 locus. D. 6 locus.

-có 3 locut, chủng 1 có KG AAbbdd, chủng 2: aaBBdd, chủng 3: aabbDD
Câu 7. Bệnh phênynkêto niệu:
A. Nếu áp dụng chế độ ăn có ít phêninalanin ngay từ nhỏ thì hạn chế được bệnh nhưng đời con vẫn có gen bệnh.
-câu A đúng, đay là bệnh do đột biến gen lặn tren NST thường, không tổng hợp được enzim chuyển hóa phenyl alanin thành tiroxin
B. Cơ thể người bệnh không có enzim chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin.
C. Do gen đột biến lặn nằm trên NST giới tính gây ra.
D. Do đột biến trội nằm trên NST thường gây ra.
Câu 8: Đảo đại dương thường được gọi là “phòng thí nghiệm tự nhiên cho nghiên cứu tiến hoá”, bởi vì chúng
A. cách li với nhiều vùng đất khác B. rất trẻ về phương diện địa chất
C. có tốc độ hình thành loài chậm D. có các đặc điểm sinh thái rất giống nhau.
-câu B, do ban đàu không có SV cũng giống như trái đất lúc sơ khai, nó cũng trải qua các giai đoạn tiến hóa từ đơn giản đén phức tạp
Câu 9. Hai tế bào sinh dục đực có kiểu gen khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử tối đa là
A. 2. B. 4. C. 8. D. 16.
-tối đa là 4, do 1 tb sinh dục GP bình thường cho 2 loại giao tử-->2 tb tối đa cho 4 loại giao tử
Câu 10: Một nhà tế bào học nhận thấy có 2 phân tử protein có cấu trúc hoàn toàn khác nhau được dịch mã từ 2 phân tử mARN khác nhau. Tuy nhiên 2 phân tử mARN này đều được tổng hợp từ cùng 1 gen. Cơ chế nào sau đây có thể giải thích hợp lý nhất cho hiện tượng trên?
A. cơ chế mở xoắn khác nhau của ADN tạo thành 2 phân tử mARN khác nhau.
B. hai mARN được tổng hợp từ các opêron khác nhau
C. một đột biến có thể làm thay đổi cấu trúc của gen.
D. các êxôn của cùng 1 gen đã lắp ghép theo những trình tự khác nhau tạo thành những mARN khác nhau.
-câu D, đây là tb nhân thực
 
H

hocmai.sinhhoc

Chào các em!
Sau 3 hôm đưa đề thi, cô mới nhận được phản hồi của bạn anhsangvabongtoi, sau đây cô sẽ đưa đáp án của 10 câu hỏi trong đề cô đưa và đưa tiếp 5 câu nữa! Cô hi vọng sẽ nhận được nhiều phản hồi của tất cả các em
Đáp án:
1. C
2.C
3.B
4.B
5.A
6.C
7.A
8.A.
9.C
10.D
Một số câu khác trong đề thi thử:
Câu 11. Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản . Đơn vị tái bản 1 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là
A. 53 B. 50 C. 56 D. 60
Câu 12: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ :
A. 7/64 B. 9/128 C. 7/128 D. 31/256
Câu 13. Bị mất một cặp nucleotit trong đoạn exon nằm ở giữa một gen mã hóa protein sẽ gây ảnh hưởng gì?
A. Ảnh hưởng tới việc gắn ARN polymeraza vào vùng khởi động (promotơ).
B. Ảnh hưởng tới việc gắn giữa codon và anticodon ở riboxom.
C. Thay đổi khung đọc dẫn tới việc tạo nên một chuỗi polypeptit khác.
D. Ngăn cản tARN gắn các axit amin tạo thành chuỗi polypeptit.
Câu 14: Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương tự?
A. Tuyến nước bọt của các động vật và tuyến nọc độc của rắn .
B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan.
C. Nhuỵ trong hoa đực của ngô.
D. Cánh sâu bọ và cánh dơi.
Câu 15. Xét một số bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người sau đây:
(1) bệnh mù màu. (2) bệnh phenylketo niệu. (3) hội chứng Claiphentơ.
(4) hội chứng Đao. (5) bệnh máu khó đông. (6) bệnh bạch tạng.
Những bệnh và hội chứng bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới là
A. (3), (4). B. (1), (2), (5). C. (1), (2), (5), (6). D. (1), (5).

Chúc các em học tốt!
 
A

anhsangvabongtoi

Câu 11. Một phân tử ADN của sinh vật nhân thực khi thực hiện quá trình tự nhân đôi đã tạo ra 3 đơn vị tái bản . Đơn vị tái bản 1 có 16 đoạn Okazaki, đơn vị tái bản 2 có 18 đoạn Okazaki và đơn vị tái bản 3 có 20 đoạn Okazaki. Số đoạn ARN mồi cần cung cấp để thực hiện quá trình tái bản trên là
A. 53 B. 50 C. 56 D. 60
-số đoạn mồi cung cấp cho đơn vị 1 là: 16+2=18
-số đoạn mồi cc cho đơn vị 2 là 18+2=20
--số đoạn mồi cc cho đơn vị 3 là 20+2=22
---->số đoạn mồi=18+20+22=60-->chọn D
Câu 12: Ở một loài thực vật, chiều cao cây do 4 cặp gen không alen phân li độc lập, tác động cộng gộp. Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cho giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất của quần thể được F1 có chiều cao 190cm, tiếp tục cho F1 tự thụ phấn. Về mặt lý thuyết thì cây có chiều cao 180cm ở F2 chiếm tỉ lệ :
A. 7/64 B. 9/128 C. 7/128 D. 31/256
-F1 dị 4 cặp gen-->có 4 alen trội, 4 alen lặn
-cây cao 180cm ở F2 có 6 alen trội, 2 alen lặn--->sx=${C_8}^{6}$*${\frac{1}{2}}^{8}$=7/64-->chọn A
Câu 13. Bị mất một cặp nucleotit trong đoạn exon nằm ở giữa một gen mã hóa protein sẽ gây ảnh hưởng gì?
A. Ảnh hưởng tới việc gắn ARN polymeraza vào vùng khởi động (promotơ).
B. Ảnh hưởng tới việc gắn giữa codon và anticodon ở riboxom.
C. Thay đổi khung đọc dẫn tới việc tạo nên một chuỗi polypeptit khác.
D. Ngăn cản tARN gắn các axit amin tạo thành chuỗi polypeptit.
-câu C
Câu 14: Ví dụ nào dưới đây thuộc loại cơ quan tương tự?
A. Tuyến nước bọt của các động vật và tuyến nọc độc của rắn .
B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan.
C. Nhuỵ trong hoa đực của ngô.
D. Cánh sâu bọ và cánh dơi.
-câu D
Câu 15. Xét một số bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người sau đây:
(1) bệnh mù màu. (2) bệnh phenylketo niệu. (3) hội chứng Claiphentơ.
(4) hội chứng Đao. (5) bệnh máu khó đông. (6) bệnh bạch tạng.
Những bệnh và hội chứng bệnh xuất hiện chủ yếu ở nam giới mà ít gặp ở nữ giới là
A. (3), (4). B. (1), (2), (5). C. (1), (2), (5), (6). D. (1), (5).
-câu D, do đây là bệnh xuất hiện chủ yêú ở nam, tức là ở nữ cũng có nhưng ít--->gen trên X

-cô cho em hỏi, sao mà câu 9 lại ra 8 vậy cô, em cảm ơn ạ
 
T

tuonghuy333_2010

$\color{green}{▲\fbox{TTĐH}▲: \text{Giải Đề TTĐH MÔN SINH}}$

ĐỀ TTĐH MÔN SINH TUẦN 1 - THÁNG 4​

10153024_363451113793691_2863185102306472659_n.jpg

1977175_363452690460200_1924278754082550494_n.jpg

10170814_363451610460308_1596915845703405638_n.jpg

1975079_363451147127021_4700805667076728698_n.jpg

10157366_363451207127015_1031731670189921138_n.jpg

1979757_363451560460313_6975896427682393352_n.jpg

993090_363451150460354_3800832804942238507_n.jpg

1005451_363451230460346_7958270151762932936_n.jpg

1484260_363451130460356_2476916333932090948_n.jpg

1558439_363451307127005_5084497422625849678_n.jpg

1016909_363451297127006_8227516061880240697_n.jpg

487429_363451323793670_8953652278667197513_n.jpg

1964956_363451343793668_9217199320151059549_n.jpg

10157197_363451097127026_6479071099593468142_n.jpg


 
S

sasani

cho em hỏi câu 28.

(Đề nhiều lý thuyết quá, hầu như rơi vào phần tiến hoá trở đi em chưa biết.)
 
A

anhsangvabongtoi

cho em hỏi câu 28.

(Đề nhiều lý thuyết quá, hầu như rơi vào phần tiến hoá trở đi em chưa biết.)

-ta có: nhóm máu chiễm 24%, nhóm máu O chiếm 1%
-gọi p, q, r là tần số alen $I^{A}, I^{B}, I^{O}$
-ta có: $r^{2}$=0,01--->r=0,1
-nhóm màu A có: $I^{A}I^{A} và I^{A}I^{O}$, tần số KG $I^{A}I^{A}$=$p^{2}$ và tần số $I^{A}I^{O}$=2$\times$p$\times$r
--->$p^{2} + 2 \times p \times r$=0,24 --->p=0,4
-mà: p + q + r = 1--->q= 1 - 0,1 - 0,4 =0,5
 
Last edited by a moderator:
A

anhsangvabongtoi

Bạn nào giải hộ mình câu 22 và 39 :(

Câu 22) cho 3 cây qua đỏ tự thụ trong đó có 1 cây dị hợp
--->tỉ lệ KG là: $\dfrac{2}{3}AA$:$\dfrac{1}{3}Aa$
-sau khi tự thụ: tỉ lệ aa=$\dfrac{1}{3}*\dfrac{1}{4}=\dfrac{1}{12}$
-->tỉ lệ A_ = 1 - aa =$\dfrac{11}{12}$
-->tỉ lệ KH 11:1
câu 39) quàn thể có 51% cá thể có KH trội--->cá thể có KH lặn = 49%
-->tàn số alen a=0,7-->tần số A=1-a=0,3
--->câu trúc di truyèn của qt: 0,09AA:0,42Aa:0,49aa
-khi aa chết thì tính lại tỉ lệ: AA=$\dfrac{0,09}{0,51}=\dfrac{3}{17}$ và Aa=$\dfrac{0,42}{0,51}=\dfrac{14}{17}$
-->tần số alen sau khi tính lại là: a=$\dfrac{14}{17}*\dfrac{1}{2}=\dfrac{7}{17}$
-khi ngẫu phối thì tàn số alen không đổi nên tàn số a=$\dfrac{7}{17}$=0,41
 
Last edited by a moderator:
T

tuonghuy333_2010

ĐIỂM THI THỬ ĐẠI HỌC TUẦN 1 THÁNG 4 MÔN SINH ĐƯỢC CẬP NHẬT TRONG 2 FILE ĐÍNH KÈM SAU CÁC BẠN DOWNLOAD VỀ ĐỂ XEM VÀ BIẾT ĐIỂM NHÉ
"NHỚ SỐ BÁO DANH ĐIỂM XEM ĐIỂM NHÉ"
TẠI ĐÂY
 

Attachments

  • ĐIỂM SINH.doc
    49.5 KB · Đọc: 0
  • ĐIỂM_SINH.pdf
    69.3 KB · Đọc: 0
T

tuonghuy333_2010

mọi người thắc mắc gì về đề này thì hãy yêu cầu giải để biết đáp án và mình sai chỗ nào còn đã hiểu thì 1 like nhak
 
T

tuonghuy333_2010

xin đính chính lại vs mọi người rằng câu 49 sai đáp án nên mọi người đc cộng 0,2 nhé
 
P

patuan2909@gmail.com

Câu 37 đáp án C chứ nhỉ ?

************************************aaaaaaaaa
 
A

anhsangvabongtoi

Câu 37 đáp án C chứ nhỉ ?

-nếu có HV gen thì số tổ hợp phải nhiều chứ bạn với lại tỉ lệ KH còn phụ thuộc vào tần số HV nữa chứ
 
T

trangkieuthi96

Câu 37 đáp án C chứ nhỉ ?

-nếu có HV gen thì số tổ hợp phải nhiều chứ bạn với lại tỉ lệ KH còn phụ thuộc vào tần số HV nữa chứ
dù tần số hoán vị gen có là bao nhiêu thì tỉ lệ KH vẫn là 3:1 thôi bạn à,vì cơ thể đực đã có KG là AB/Ab
đáp án phải là C mới đúng
 
T

tuonghuy333_2010

Câu 37: Chính xác là C nhé...............................................đáp án có chút nhầm lẫn ở câu này
 
T

trangkieuthi96

câu 6 phải là đáp án B mới đúng
Theo quan niệm của đacuyn thì biến dị di truyền xuất hiện một cách ngấu nhiên và không theo hướng xác định mà
câu 9 tại sao đáp án lại là D vậy mọi người ?theo thuyết khuyêch đại sinh học thì càng những sinh vật ở các mắt xích phía sau thì càng bị nhiễm độc nặng nhất,mà vi sinh vật lại là mắt xích cuối cùn nên nó phải bị nhiễm độc nặng nhất chứ???
câu 38 nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phân bố đồng đều trong quần thể là do giữa các cá thể của quần thể có sự cạnh tranh gay gắt,hiện tượng phân bố đồng đều giúp giảm đi sự cạnh tranh gay gắt đó ,nên đáp án câu này phải là B
Câu 35 áp dụng công thức :số loại thể 3 kép khác nhau có thể xuất hiện=tổ hợp chập 2 của n phần tử=15 (n là bộ nst đơn bội của loai=>đáp án là A chứ
Ai giải thích cho mình câu 43 với,theo mình thì ý A đúng,mình chưa nghe đến khái niệm "vị trí không quan trọng của protein " bao giờ
 
B

bimbimcay1428

t nghĩ câu 6 đáp án là B vì theo dacuyn biến dị cá thể mang tính cá thể,nếu có định hướng thì đó là biến dị do điều kiện sống(thường biến)
câu 9 đáp án là B,vì loài càng ở mắt xích sau thì lượng độc tích luỹ càng lớn
câu 15 đáp án A,B,C như nhau,đều là 3' AGU 5'
câu 35 đáp án là A,theo tổ hợp ra 15 còn 21 khi 2n=14
câu 37 đáp án C vì nếu có xảy ra hoán vị gen thì chỉ có cá thể cái có,mà dù hoán vị thỉ tỉ lệ xám cụt vẫn là 0,25 do ở cá thể cái có tỉ lệ Ab+ab=0,5
câu 38 đáp án B vì theo lí thuyết A,C,D đều là nguyên nhân của kiểu phân bố đồng đều
mong đc giải đáp
 
Top Bottom