Về bài thơ hay nhất của pushkin

M

mongmohanoitho

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Về bài thơ hay nhất của pushkin

--------------------------------------------------------------------------------

Tôi là người yêu thơ, yêu tiếng Nga và yêu thơ Nga nhất là thơ Pushkin, Lermontov, Exenhin bằng chính tiếng Nga.
Một lần nọ, nhà thơ Hoàng Khoát hiện đang công tác ở Vietnamnet sau khi nghe tôi đọc và giải thích một số thơ bằng tiếng Nga, nói với tôi:
- Cô giáo dạy văn em không đồng tình với câu dịch của dịch giả Thúy Toàn “Khi rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”, anh có thể cho em biết nguyên văn câu ấy trong tiếng Nga như thế nào?
- Trời ơi, tôi thốt lên, chữ “томим” trong tiếng Nga là một tính động từ ngắn đuôi nghĩa là anh mệt lả, anh bị giằng xé đến kiệt sức bởi…có thể dịch là “Ngại ngần, ghen tuông từng vắt anh kiệt sức” chứ nếu dịch là “hậm hực lòng ghen” thì xin lỗi chưa đúng tầm (chưa dám nói là hạ thấp) một thi tài và hơn nữa một thiên tài thơ tầm mọi thời đại.
- Thế theo anh, dịch như thế nào?
- Được để anh thử dịch theo sát nghĩa hơn, và tôi viết lại bản dịch nhanh của mình cho nhà thơ Hoàng Khoát.
“THƯỞ YÊU EM
Có một thời anh đã trót yêu em
Dường lửa tình yêu trong tim chưa tắt
Chỉ muốn giữ cho hồn em trong vắt
Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
Cô đơn nỗi buồn, vô vọng niềm mong
Nghiệt ngã ghen tuông từng vắt anh kiệt sức
Tình đằm thắm, tình chân thành day dứt
Cầu chúa cho em người tình, yêu như chính tình anh”
Nhà thơ Hoàng Khoát khen hay và theo anh thì anh đã đọc bản dịch này cho nhiều người và được cho là dịch được.

Đó là chuyện của nhiều năm trước. Giờ đây trên diễn đàn này, tôi muốn cùng các bạn nói về vấn đề này sâu hơn.
Về dịch thuật, người Pháp nói câu: “dịch là phản” kể cũng hơi quá đáng. Tuy nhiên mỗi ngôn ngữ có cách diễn đạt khác nhau bởi vậy theo tôi: “Dịch là cô gái, đẹp thì không trung thành mà trung thành thì không đẹp” và trong dịch thuật bao giờ chúng ta cũng nên đặt lên hàng đầu ba chữ Đ: ĐÚNG, ĐẠT, ĐẸP.
Về bài thơ “Anhyêu em” của Pushkin chúng ta cũng bình tĩnh xem xét kỹ lại bản dịch của Thúy Toàn đã được đưa vào sách giáo khoa và giảng dạy nhiều năm và nhiều nhiều thế hệ học sinh chúng ta đã đọc và thuộc.
Cũng phải công nhận bản dịch của dịch giả Thúy Toàn đẹp, khá đạt nhưng có chỗ chưa đúng. Tôi xin tạm dịch nghĩa nhé:

ANH ĐÃ TỪNG YÊU EM (động từ thời quá khứ chưa hoàn thành nghĩa là đã từng yêu, nếu dịch là ANH YÊU EM thì hoàn toàn mang sắc thái khác, ta thấy các bản dịch tiếng Anh ở dưới đều dùng I LOVED YOU chứ không dùng I LOVE YOU- rất tiếc các dịch giả của ta đều dịch ANH YÊU EM làm mờ đi thầm ý của nhà thơ. Nếu muôn dịch sát nghĩa tôi xin đề nghị dịch là TỪNG YÊU EM, hoặc THƯỞ YÊU EM như tôi dịch ở trên, vừa gọn, vừa chuẩn ngữ pháp - đúng với tinh thần bài thơ. Riêng tôi dịch thoát là TÌNH ANH )
Anh đã từng (cần nói là các động từ ở đây đều là quá khứ nên dịch là đã từng, hoặc từng thì chính xác hơn) yêu em (chữ вас tác giả dùng cho người cao quý, bình thường thì người ta dùng "я тебя люблю "- Theo các nhà ngôn ngữ thì thời Puskin người ta dùng như thế kiểu Ta yêu Nàng tạm tương đương trong tiếng Việt, nếu dịch là em thì nên viết hoa “Em” để tỏ lòng tôn kính như người ở bậc được ngưỡng vọng chứ không đơn thuần “em” như một người tình bình thường) tình yêu hãy còn, có lẽ
Trong lòng anh tình yêu ấy chưa hoàn toàn tắt hẳn (tác giả dùng угасла не совсем- còn chưa tắt hẳn - hay đến thế).
Nhưng hãy để tình yêu ấy chẳng quấy rầy em thêm nữa.
Anh không muốn phiền em bởi bất cứ điều gì.
Anh đã từng yêu em lặng thầm, vô vọng
Từng giằng xé khi bởi ngại ngùng, khi bởi hờn ghen.
Anh đã từng yêu em chân thành đến thế, dịu dàng đến thế (đến mức mà)
Cầu cho em là người được yêu như thế bởi người tình khác.

Câu cuối “Как дай вам бог любимой быть другим ” thực sự làm đau đầu các nhà Pushkin học và các nhà ngôn ngữ Nga. Người em trai của tôi là Phạm Bá Thủy ở tạp chí Thế Giới Mới từng sống hơn 10 năm ở Nga và cũng đã hỏi các nhà ngôn ngữ Nga mà họ chịu vì nó không thuộc hệ ngữ pháp thông thường. Có thể nó đi với chữ “так” ở câu trên trong cấu trúc “так… как…” với nghĩa là “anh yêu em chân thành đến mức mà, êm ái đến mức mà anh cầu mong cho em được người yêu như vậy. Cũng có thể nó đi một mình thì mang nghĩa “Cầu cho em là người được yêu như thế bởi người tình khác” Chúng ta đành tạm hiểu như vậy. Có tác giả trên net cho rằng дай вам бог là mệnh lệnh cách - hỡi chúa trời hãy cho Em- sợ hơi khiên cưỡng. Ở tiếng Nga đây là một cách cầu khẩn chứ không phải là một mệnh lệnh cách. Họ còn cho rằng Thúy Toàn dịch không có mệnh lệnh cách nên không chuẩn. Thực sự Thúy Toàn dịch như câu cuối "Cầu cho em được..." là rất thoát và đẹp.Tuy nhiên vẫn chưa thể diễn tả được cái thần câu thơ. Bởi với tiếng Nga cũng như tiếng Anh đều có cách cầu khẩn nhưng không thể có thực mà rất tiếc tiếng Việt mình lại không có. Chỉ có thể ngầm hiểu thôi. Cấu trúc này tương tự trong tiếng Anh Conditional Sentences Type II (unreal/impossible)câu điều kiện không có thực, kiểu "cầu tôi là chim để bay khắp mọi miền" nhưng tôi không bao giờ là chim được cả. Ở đây câu cầu khẩn của tác giả là câu cầu khẩn không thể có thực (unreal/impossible)nghĩa là "cầu chúa (mà chỉ có chúa toàn năng mới có thể)cho em người, yêu em đúng tình anh" nhưng em ơi làm sao có được điều ấy, làm sao có được người yêu em đến mức ấy trên đời nữa hở em. Người Nga thì hiểu ngay cầu mong thế, nhưng không bao giờ có được thế. Tiếng Việt chúng ta rất tiếc không có cấu trúc ngữ pháp tương tự để hiểu thấu đáo ý thơ. Sau đây xin đưa vài phương án gọi là tạm dịch câu cuối bài thơ:
- Chỉ Chúa mới cho được người, yêu em đúng tình anh
- Làm sao có trên đời người thế nữa yêu em
- Đừng mơ tưởng hão huyền người thế nữa yêu em
- Hoài mong một người, yêu em đúng tình anh
có thể phần nào ĐÚNG, nhưng không thể ĐẸP và vì vậy không ĐẠT.
Sau nhiều trăn trở, tôi xin dịch câu cuối cùng ấy như sau:
"ƯỚC ĐƯỢC NGƯỜI, YÊU EM ĐÚNG TÌNH ANH"
với niềm mong chữ ƯỚC phần nào diễn tả cái không thể có thực trên đời, và chữ ĐÚNG để diễn tả cái không thể có thực được, không bao giờ chính xác được của ý thơ. Nhưng sau đó ít lâu tôi lại chọn lại là "ƯỚC ĐƯỢC NGƯỜI YÊU EM SÁNH TÌNH ANH" để thay chữ "Đúng " cứng nhắc bằng chữ "Sánh" ngầm chút kiêu hãnh của Thi hào.

TÔI THA THIẾT MONG CÁC BẬC THẦY CÔ DẠY VĂN HÃY TRUYỀN DẠY CÁC EM THẤU HIỂU ĐƯỢC Ý NGẦM TRONG CÂU THƠ MÀ VÌ NGỮ PHÁP KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ VÌ VỚI LƯỢNG TỪ HỮU HẠN (CHO CÂU THƠ CUỐI CÙNG) KHÔNG THỂ NÀO DIỄN TẢ ĐƯỢC CÁI THẦN CỦA NGẦM Ý ẤY.
Thơ đẹp, thơ hay là thơ nằm ngoài cách cảm nhận thông thường, nằm ngoài ngữ pháp thường ngày. Có như vậy các dịch giả mới hiểu theo nhiều cách và người nào hiểu gần đúng với ý tác giả nhất thì càng được đón nhận hơn. Dịch còn mang chức năng giải mã tác phẩm bằng cảm thụ mỹ thuật. Mà đã là cảm thụ mỹ thuật thì vô cùng...

Phải chăng chúng ta nên phát động trên diễn đàn một cuộc thi về dịch bản dịch này bổ sung vào bản dịch của dịch giả Thúy Toàn trong sách giáo khoa? Thật đáng tiếc là chúng ta không có hệ thống truyền thông để có thể nói lên điều đó. Nhưng tôi mong các thầy, cô dạy văn khi dạy bài này hãy hiểu như cô giáo của nhà thơ Hoàng Khoát, ít nhất là không thể một thiên tài thơ lại diễn tả “hậm hực lòng ghen”. . Tôi mong các thầy cô, các bạn học sinh hãy vào diễn đàn để cùng nhau tổ chức một cuộc thi và bình chọn những bản dịch hay. Điều ấy hoàn toàn vì nền học vấn nước nhà.
Sau nhiều ngày đêm nghĩ suy và tư duy, với lòng yêu thơ Nga và Pushkin, tôi cũng gắng thử dịch lại bài thơ này lần nữa với ước mong dần chạm đến 3 Đ: ĐÚNG, ĐẠT, ĐẸP tuy mục tiêu ấy còn quá vời xa…Tôi xin tặng bản dịch này cho các thầy cô dạy văn, cho các bạn học sinh, cho những người yêu thơ, mong các bạn hiểu được phần nào ẩn ý của câu cuối bài thơ, câu có sức nặng nhất, hay nhất của cả bài thơ; chí ít làm mờ đi chữ “hậm hực” tầm thường hóa một thi tài.

TÌNH ANH
Pushkin

Ngọn lửa tình từ thuở yêu Em
Dường còn cháy trong tim anh chưa tắt
Chỉ muốn giữ cho hồn Em trong vắt
Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
Từng yêu Em trong vô vọng, âm thầm
Từng giằng xé bởi ghen tuông, ngần ngại
Từng yêu Em bao chân thành, êm ái
Ước được người yêu Em sánh tình anh

Bản dịch Phạm Bá Chiểu

Xin các bạn tham khảo thêm bản chính và bản dịch của Thúy Toàn:

Я вас любил

(Nguyên bản tiếng Nga)

Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.


(Bản dịch thơ của Thúy Toàn)

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, lúc hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.


Và 3 bản dịch tiếng Anh
I LOVED YOU.

I loved you, and I probably still do,
And for awhile the feeling may remain;
But let my love no longer trouble you,
I do not wish to cause you any pain.
I loved you; and the hopelessness I knew,
The jealousy, the shyness -- though in vain --
Made up a love so tender and so true
As may God grant you to be loved again.

Pushkin _ 1829

I LOVED YOU.


I loved you; and the feeling, why deceive you,
May not be quite extinct within me yet;
But do not let it any longer grieve you;
I would not ever have you grieve or fret.
I loved you not with words or hope, but merely
By turns with bashful and with jealous pain;
I loved you as devotedly, as dearly
As may God grant you to be loved again.

I loved you
Pushkin

Even now I may confess,
Some embers of my love their fire retain;
But do not let it cause you more distress,
I do not want to sadden you again.
Hopeless and tongue-tied, yet I loved you dearly
With pangs the jealous and the timid know;
So tenderly I loved you, so sincerely,
I pray God grant another love you so.


Các bạn ơi, còn chờ gì nữa hãy trình làng bản dịch của mình đi

Phạm Bá Chiểu
 
V

vuonglinhbee

Về bài thơ hay nhất của pushkin

--------------------------------------------------------------------------------

.....
“THƯỞ YÊU EM
Có một thời anh đã trót yêu em
Dường lửa tình yêu trong tim chưa tắt
Chỉ muốn giữ cho hồn em trong vắt
Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
Cô đơn nỗi buồn, vô vọng niềm mong
Nghiệt ngã ghen tuông từng vắt anh kiệt sức
Tình đằm thắm, tình chân thành day dứt
Cầu chúa cho em người tình, yêu như chính tình anh”
Nhà thơ Hoàng Khoát khen hay và theo anh thì anh đã đọc bản dịch này cho nhiều người và được cho là dịch được.

Đó là chuyện của nhiều năm trước. Giờ đây trên diễn đàn này, tôi muốn cùng các bạn nói về vấn đề này sâu hơn.
Về dịch thuật, người Pháp nói câu: “dịch là phản” kể cũng hơi quá đáng. Tuy nhiên mỗi ngôn ngữ có cách diễn đạt khác nhau bởi vậy theo tôi: “Dịch là cô gái, đẹp thì không trung thành mà trung thành thì không đẹp” và trong dịch thuật bao giờ chúng ta cũng nên đặt lên hàng đầu ba chữ Đ: ĐÚNG, ĐẠT, ĐẸP.
Về bài thơ “Anhyêu em” của Pushkin chúng ta cũng bình tĩnh xem xét kỹ lại bản dịch của Thúy Toàn đã được đưa vào sách giáo khoa và giảng dạy nhiều năm và nhiều nhiều thế hệ học sinh chúng ta đã đọc và thuộc.
Cũng phải công nhận bản dịch của dịch giả Thúy Toàn đẹp, khá đạt nhưng có chỗ chưa đúng. Tôi xin tạm dịch nghĩa nhé:

ANH ĐÃ TỪNG YÊU EM (động từ thời quá khứ chưa hoàn thành nghĩa là đã từng yêu, nếu dịch là ANH YÊU EM thì hoàn toàn mang sắc thái khác, ta thấy các bản dịch tiếng Anh ở dưới đều dùng I LOVED YOU chứ không dùng I LOVE YOU- rất tiếc các dịch giả của ta đều dịch ANH YÊU EM làm mờ đi thầm ý của nhà thơ. Nếu muôn dịch sát nghĩa tôi xin đề nghị dịch là TỪNG YÊU EM, hoặc THƯỞ YÊU EM như tôi dịch ở trên, vừa gọn, vừa chuẩn ngữ pháp - đúng với tinh thần bài thơ. Riêng tôi dịch thoát là TÌNH ANH )
Anh đã từng (cần nói là các động từ ở đây đều là quá khứ nên dịch là đã từng, hoặc từng thì chính xác hơn) yêu em (chữ вас tác giả dùng cho người cao quý, bình thường thì người ta dùng "я тебя люблю "- Theo các nhà ngôn ngữ thì thời Puskin người ta dùng như thế kiểu Ta yêu Nàng tạm tương đương trong tiếng Việt, nếu dịch là em thì nên viết hoa “Em” để tỏ lòng tôn kính như người ở bậc được ngưỡng vọng chứ không đơn thuần “em” như một người tình bình thường) tình yêu hãy còn, có lẽ
Trong lòng anh tình yêu ấy chưa hoàn toàn tắt hẳn (tác giả dùng угасла не совсем- còn chưa tắt hẳn - hay đến thế).
Nhưng hãy để tình yêu ấy chẳng quấy rầy em thêm nữa.
Anh không muốn phiền em bởi bất cứ điều gì.
Anh đã từng yêu em lặng thầm, vô vọng
Từng giằng xé khi bởi ngại ngùng, khi bởi hờn ghen.
Anh đã từng yêu em chân thành đến thế, dịu dàng đến thế (đến mức mà)
Cầu cho em là người được yêu như thế bởi người tình khác.

Câu cuối “Как дай вам бог любимой быть другим ” thực sự làm đau đầu các nhà Pushkin học và các nhà ngôn ngữ Nga. Người em trai của tôi là Phạm Bá Thủy ở tạp chí Thế Giới Mới từng sống hơn 10 năm ở Nga và cũng đã hỏi các nhà ngôn ngữ Nga mà họ chịu vì nó không thuộc hệ ngữ pháp thông thường. Có thể nó đi với chữ “так” ở câu trên trong cấu trúc “так… как…” với nghĩa là “anh yêu em chân thành đến mức mà, êm ái đến mức mà anh cầu mong cho em được người yêu như vậy. Cũng có thể nó đi một mình thì mang nghĩa “Cầu cho em là người được yêu như thế bởi người tình khác” Chúng ta đành tạm hiểu như vậy. Có tác giả trên net cho rằng дай вам бог là mệnh lệnh cách - hỡi chúa trời hãy cho Em- sợ hơi khiên cưỡng. Ở tiếng Nga đây là một cách cầu khẩn chứ không phải là một mệnh lệnh cách. Họ còn cho rằng Thúy Toàn dịch không có mệnh lệnh cách nên không chuẩn. Thực sự Thúy Toàn dịch như câu cuối "Cầu cho em được..." là rất thoát và đẹp.Tuy nhiên vẫn chưa thể diễn tả được cái thần câu thơ. Bởi với tiếng Nga cũng như tiếng Anh đều có cách cầu khẩn nhưng không thể có thực mà rất tiếc tiếng Việt mình lại không có. Chỉ có thể ngầm hiểu thôi. Cấu trúc này tương tự trong tiếng Anh Conditional Sentences Type II (unreal/impossible)câu điều kiện không có thực, kiểu "cầu tôi là chim để bay khắp mọi miền" nhưng tôi không bao giờ là chim được cả. Ở đây câu cầu khẩn của tác giả là câu cầu khẩn không thể có thực (unreal/impossible)nghĩa là "cầu chúa (mà chỉ có chúa toàn năng mới có thể)cho em người, yêu em đúng tình anh" nhưng em ơi làm sao có được điều ấy, làm sao có được người yêu em đến mức ấy trên đời nữa hở em. Người Nga thì hiểu ngay cầu mong thế, nhưng không bao giờ có được thế. Tiếng Việt chúng ta rất tiếc không có cấu trúc ngữ pháp tương tự để hiểu thấu đáo ý thơ. Sau đây xin đưa vài phương án gọi là tạm dịch câu cuối bài thơ:
- Chỉ Chúa mới cho được người, yêu em đúng tình anh
- Làm sao có trên đời người thế nữa yêu em
- Đừng mơ tưởng hão huyền người thế nữa yêu em
- Hoài mong một người, yêu em đúng tình anh
có thể phần nào ĐÚNG, nhưng không thể ĐẸP và vì vậy không ĐẠT.
Sau nhiều trăn trở, tôi xin dịch câu cuối cùng ấy như sau:
"ƯỚC ĐƯỢC NGƯỜI, YÊU EM ĐÚNG TÌNH ANH"
với niềm mong chữ ƯỚC phần nào diễn tả cái không thể có thực trên đời, và chữ ĐÚNG để diễn tả cái không thể có thực được, không bao giờ chính xác được của ý thơ. Nhưng sau đó ít lâu tôi lại chọn lại là "ƯỚC ĐƯỢC NGƯỜI YÊU EM SÁNH TÌNH ANH" để thay chữ "Đúng " cứng nhắc bằng chữ "Sánh" ngầm chút kiêu hãnh của Thi hào.

TÔI THA THIẾT MONG CÁC BẬC THẦY CÔ DẠY VĂN HÃY TRUYỀN DẠY CÁC EM THẤU HIỂU ĐƯỢC Ý NGẦM TRONG CÂU THƠ MÀ VÌ NGỮ PHÁP KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ VÌ VỚI LƯỢNG TỪ HỮU HẠN (CHO CÂU THƠ CUỐI CÙNG) KHÔNG THỂ NÀO DIỄN TẢ ĐƯỢC CÁI THẦN CỦA NGẦM Ý ẤY.
Thơ đẹp, thơ hay là thơ nằm ngoài cách cảm nhận thông thường, nằm ngoài ngữ pháp thường ngày. Có như vậy các dịch giả mới hiểu theo nhiều cách và người nào hiểu gần đúng với ý tác giả nhất thì càng được đón nhận hơn. Dịch còn mang chức năng giải mã tác phẩm bằng cảm thụ mỹ thuật. Mà đã là cảm thụ mỹ thuật thì vô cùng...

Phải chăng chúng ta nên phát động trên diễn đàn một cuộc thi về dịch bản dịch này bổ sung vào bản dịch của dịch giả Thúy Toàn trong sách giáo khoa? Thật đáng tiếc là chúng ta không có hệ thống truyền thông để có thể nói lên điều đó. Nhưng tôi mong các thầy, cô dạy văn khi dạy bài này hãy hiểu như cô giáo của nhà thơ Hoàng Khoát, ít nhất là không thể một thiên tài thơ lại diễn tả “hậm hực lòng ghen”. . Tôi mong các thầy cô, các bạn học sinh hãy vào diễn đàn để cùng nhau tổ chức một cuộc thi và bình chọn những bản dịch hay. Điều ấy hoàn toàn vì nền học vấn nước nhà.
Sau nhiều ngày đêm nghĩ suy và tư duy, với lòng yêu thơ Nga và Pushkin, tôi cũng gắng thử dịch lại bài thơ này lần nữa với ước mong dần chạm đến 3 Đ: ĐÚNG, ĐẠT, ĐẸP tuy mục tiêu ấy còn quá vời xa…Tôi xin tặng bản dịch này cho các thầy cô dạy văn, cho các bạn học sinh, cho những người yêu thơ, mong các bạn hiểu được phần nào ẩn ý của câu cuối bài thơ, câu có sức nặng nhất, hay nhất của cả bài thơ; chí ít làm mờ đi chữ “hậm hực” tầm thường hóa một thi tài.

TÌNH ANH
Pushkin

Ngọn lửa tình từ thuở yêu Em
Dường còn cháy trong tim anh chưa tắt
Chỉ muốn giữ cho hồn Em trong vắt
Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
Từng yêu Em trong vô vọng, âm thầm
Từng giằng xé bởi ghen tuông, ngần ngại
Từng yêu Em bao chân thành, êm ái
Ước được người yêu Em sánh tình anh

Bản dịch Phạm Bá Chiểu

Xin các bạn tham khảo thêm bản chính và bản dịch của Thúy Toàn:

Я вас любил

(Nguyên bản tiếng Nga)

Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.


(Bản dịch thơ của Thúy Toàn)

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, lúc hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.


Và 3 bản dịch tiếng Anh
I LOVED YOU.

I loved you, and I probably still do,
And for awhile the feeling may remain;
But let my love no longer trouble you,
I do not wish to cause you any pain.
I loved you; and the hopelessness I knew,
The jealousy, the shyness -- though in vain --
Made up a love so tender and so true
As may God grant you to be loved again.

Pushkin _ 1829

I LOVED YOU.


I loved you; and the feeling, why deceive you,
May not be quite extinct within me yet;
But do not let it any longer grieve you;
I would not ever have you grieve or fret.
I loved you not with words or hope, but merely
By turns with bashful and with jealous pain;
I loved you as devotedly, as dearly
As may God grant you to be loved again.

I loved you
Pushkin

Even now I may confess,
Some embers of my love their fire retain;
But do not let it cause you more distress,
I do not want to sadden you again.
Hopeless and tongue-tied, yet I loved you dearly
With pangs the jealous and the timid know;
So tenderly I loved you, so sincerely,
I pray God grant another love you so.


Các bạn ơi, còn chờ gì nữa hãy trình làng bản dịch của mình đi

Phạm Bá Chiểu

Cho phép em được mạo muội đóng góp vài ý kiến cá nhân !
Em đồng ý với cách hiểu câu thơ cuối cùng của anh, phần bài viết của em ở topic bên kia mới chỉ hiểu được một phần, chưa hết ý, cái ý chính mà tác giả muốn nhắn gửi thì em lại chưa truyền tải được:
chàng cầu chúc cho cô gái có một tình yêu, có một người yêu chân thành đằm thắm như mình chỉ là một phần, nhưng cái ngụ ý rất thông minh đằng sau đó là: chẳng còn có người tình nào trọn vẹn tuyệt vời như anh nữa đâu em ơi, suy rộng ra cũng giống như: trên thế gian này anh là người yêu em nhiều nhất !!!...

Từ "sánh" của anh dịch rất sát, em rất tâm đắc !
Bản dịch của anh, theo quan điểm của cá nhân em, thì về ý nghĩa có thể nói là thấu đáo, đã bao quát được nhiều tầng nghĩa của văn bản gốc, nhưng về lời lẽ diễn đạt ý, em "cảm thấy" có gì đó "hơi nặng nề" ( xin lỗi ), tức là nghe nó đau hơn, buồn hơn so với bản dịch của Thúy Toàn nhiều. Bản thân em không biết tiếng Nga nên cũng khó đánh giá, nhưng chắc vì bọn em nghe quen bản dịch cũ này nên mới thấy vậy !
Đồng ý với anh ở vấn đề cho học sinh được tiếp cận nhiều kiến thức hơn, ở nhiều góc độ hơn !Em không có khả năng tham dự nhưng hết sức ủng hộ !

Còn 3 bản dịch tiếng Anh anh đưa lên, tiện đây cũng cho phép em xin được bày tỏ chút cảm nhận chủ quan: Mỗi ban dịch đều có những câu hay, thoát nổi trội, và những câu chưa được tuyêt lắm ! Cá nhân em cảm tình với bản dịch đầu tiên nhất, em cho rằng trừ câu cuối vẫn còn chưa đủ nhiều tầng nghĩa ẩn chứa thì những câu còn lại đều rất hợp lí, ngôn ngữ giản dị nhất trong 3 bài nhưng sức gợi vẫn rất nhiều !

Chẳng hiểu tại sao nhưng em thiên về những bản dịch có ngôn ngữ, cách diễn đạt không quá bóng bẩy cầu kì:D, trong em có đôi chút cảm nhận rằng như thế nó mới thật, nó mới chân thành làm sao, và có gì đó rất "mangly" ( đúng, rất "đàn ông" :D )

Một lần nữa cảm ơn những kiến thức anh cung cấp và cảm ơn bản dịch của anh !:)
 
Last edited by a moderator:
T

thanhhungday

Về bài thơ hay nhất của pushkin

--------------------------------------------------------------------------------

Tôi là người yêu thơ, yêu tiếng Nga và yêu thơ Nga nhất là thơ Pushkin, Lermontov, Exenhin bằng chính tiếng Nga.
Một lần nọ, nhà thơ Hoàng Khoát hiện đang công tác ở Vietnamnet sau khi nghe tôi đọc và giải thích một số thơ bằng tiếng Nga, nói với tôi:
- Cô giáo dạy văn em không đồng tình với câu dịch của dịch giả Thúy Toàn “Khi rụt rè, khi hậm hực lòng ghen”, anh có thể cho em biết nguyên văn câu ấy trong tiếng Nga như thế nào?
- Trời ơi, tôi thốt lên, chữ “томим” trong tiếng Nga là một tính động từ ngắn đuôi nghĩa là anh mệt lả, anh bị giằng xé đến kiệt sức bởi…có thể dịch là “Ngại ngần, ghen tuông từng vắt anh kiệt sức” chứ nếu dịch là “hậm hực lòng ghen” thì xin lỗi chưa đúng tầm (chưa dám nói là hạ thấp) một thi tài và hơn nữa một thiên tài thơ tầm mọi thời đại.
- Thế theo anh, dịch như thế nào?
- Được để anh thử dịch theo sát nghĩa hơn, và tôi viết lại bản dịch nhanh của mình cho nhà thơ Hoàng Khoát.
“THƯỞ YÊU EM
Có một thời anh đã trót yêu em
Dường lửa tình yêu trong tim chưa tắt
Chỉ muốn giữ cho hồn em trong vắt
Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
Cô đơn nỗi buồn, vô vọng niềm mong
Nghiệt ngã ghen tuông từng vắt anh kiệt sức
Tình đằm thắm, tình chân thành day dứt
Cầu chúa cho em người tình, yêu như chính tình anh”
Nhà thơ Hoàng Khoát khen hay và theo anh thì anh đã đọc bản dịch này cho nhiều người và được cho là dịch được.

Đó là chuyện của nhiều năm trước. Giờ đây trên diễn đàn này, tôi muốn cùng các bạn nói về vấn đề này sâu hơn.
Về dịch thuật, người Pháp nói câu: “dịch là phản” kể cũng hơi quá đáng. Tuy nhiên mỗi ngôn ngữ có cách diễn đạt khác nhau bởi vậy theo tôi: “Dịch là cô gái, đẹp thì không trung thành mà trung thành thì không đẹp” và trong dịch thuật bao giờ chúng ta cũng nên đặt lên hàng đầu ba chữ Đ: ĐÚNG, ĐẠT, ĐẸP.
Về bài thơ “Anhyêu em” của Pushkin chúng ta cũng bình tĩnh xem xét kỹ lại bản dịch của Thúy Toàn đã được đưa vào sách giáo khoa và giảng dạy nhiều năm và nhiều nhiều thế hệ học sinh chúng ta đã đọc và thuộc.
Cũng phải công nhận bản dịch của dịch giả Thúy Toàn đẹp, khá đạt nhưng có chỗ chưa đúng. Tôi xin tạm dịch nghĩa nhé:

ANH ĐÃ TỪNG YÊU EM (động từ thời quá khứ chưa hoàn thành nghĩa là đã từng yêu, nếu dịch là ANH YÊU EM thì hoàn toàn mang sắc thái khác, ta thấy các bản dịch tiếng Anh ở dưới đều dùng I LOVED YOU chứ không dùng I LOVE YOU- rất tiếc các dịch giả của ta đều dịch ANH YÊU EM làm mờ đi thầm ý của nhà thơ. Nếu muôn dịch sát nghĩa tôi xin đề nghị dịch là TỪNG YÊU EM, hoặc THƯỞ YÊU EM như tôi dịch ở trên, vừa gọn, vừa chuẩn ngữ pháp - đúng với tinh thần bài thơ. Riêng tôi dịch thoát là TÌNH ANH )
Anh đã từng (cần nói là các động từ ở đây đều là quá khứ nên dịch là đã từng, hoặc từng thì chính xác hơn) yêu em (chữ вас tác giả dùng cho người cao quý, bình thường thì người ta dùng "я тебя люблю "- Theo các nhà ngôn ngữ thì thời Puskin người ta dùng như thế kiểu Ta yêu Nàng tạm tương đương trong tiếng Việt, nếu dịch là em thì nên viết hoa “Em” để tỏ lòng tôn kính như người ở bậc được ngưỡng vọng chứ không đơn thuần “em” như một người tình bình thường) tình yêu hãy còn, có lẽ
Trong lòng anh tình yêu ấy chưa hoàn toàn tắt hẳn (tác giả dùng угасла не совсем- còn chưa tắt hẳn - hay đến thế).
Nhưng hãy để tình yêu ấy chẳng quấy rầy em thêm nữa.
Anh không muốn phiền em bởi bất cứ điều gì.
Anh đã từng yêu em lặng thầm, vô vọng
Từng giằng xé khi bởi ngại ngùng, khi bởi hờn ghen.
Anh đã từng yêu em chân thành đến thế, dịu dàng đến thế (đến mức mà)
Cầu cho em là người được yêu như thế bởi người tình khác.

Câu cuối “Как дай вам бог любимой быть другим ” thực sự làm đau đầu các nhà Pushkin học và các nhà ngôn ngữ Nga. Người em trai của tôi là Phạm Bá Thủy ở tạp chí Thế Giới Mới từng sống hơn 10 năm ở Nga và cũng đã hỏi các nhà ngôn ngữ Nga mà họ chịu vì nó không thuộc hệ ngữ pháp thông thường. Có thể nó đi với chữ “так” ở câu trên trong cấu trúc “так… как…” với nghĩa là “anh yêu em chân thành đến mức mà, êm ái đến mức mà anh cầu mong cho em được người yêu như vậy. Cũng có thể nó đi một mình thì mang nghĩa “Cầu cho em là người được yêu như thế bởi người tình khác” Chúng ta đành tạm hiểu như vậy. Có tác giả trên net cho rằng дай вам бог là mệnh lệnh cách - hỡi chúa trời hãy cho Em- sợ hơi khiên cưỡng. Ở tiếng Nga đây là một cách cầu khẩn chứ không phải là một mệnh lệnh cách. Họ còn cho rằng Thúy Toàn dịch không có mệnh lệnh cách nên không chuẩn. Thực sự Thúy Toàn dịch như câu cuối "Cầu cho em được..." là rất thoát và đẹp.Tuy nhiên vẫn chưa thể diễn tả được cái thần câu thơ. Bởi với tiếng Nga cũng như tiếng Anh đều có cách cầu khẩn nhưng không thể có thực mà rất tiếc tiếng Việt mình lại không có. Chỉ có thể ngầm hiểu thôi. Cấu trúc này tương tự trong tiếng Anh Conditional Sentences Type II (unreal/impossible)câu điều kiện không có thực, kiểu "cầu tôi là chim để bay khắp mọi miền" nhưng tôi không bao giờ là chim được cả. Ở đây câu cầu khẩn của tác giả là câu cầu khẩn không thể có thực (unreal/impossible)nghĩa là "cầu chúa (mà chỉ có chúa toàn năng mới có thể)cho em người, yêu em đúng tình anh" nhưng em ơi làm sao có được điều ấy, làm sao có được người yêu em đến mức ấy trên đời nữa hở em. Người Nga thì hiểu ngay cầu mong thế, nhưng không bao giờ có được thế. Tiếng Việt chúng ta rất tiếc không có cấu trúc ngữ pháp tương tự để hiểu thấu đáo ý thơ. Sau đây xin đưa vài phương án gọi là tạm dịch câu cuối bài thơ:
- Chỉ Chúa mới cho được người, yêu em đúng tình anh
- Làm sao có trên đời người thế nữa yêu em
- Đừng mơ tưởng hão huyền người thế nữa yêu em
- Hoài mong một người, yêu em đúng tình anh
có thể phần nào ĐÚNG, nhưng không thể ĐẸP và vì vậy không ĐẠT.
Sau nhiều trăn trở, tôi xin dịch câu cuối cùng ấy như sau:
"ƯỚC ĐƯỢC NGƯỜI, YÊU EM ĐÚNG TÌNH ANH"
với niềm mong chữ ƯỚC phần nào diễn tả cái không thể có thực trên đời, và chữ ĐÚNG để diễn tả cái không thể có thực được, không bao giờ chính xác được của ý thơ. Nhưng sau đó ít lâu tôi lại chọn lại là "ƯỚC ĐƯỢC NGƯỜI YÊU EM SÁNH TÌNH ANH" để thay chữ "Đúng " cứng nhắc bằng chữ "Sánh" ngầm chút kiêu hãnh của Thi hào.

TÔI THA THIẾT MONG CÁC BẬC THẦY CÔ DẠY VĂN HÃY TRUYỀN DẠY CÁC EM THẤU HIỂU ĐƯỢC Ý NGẦM TRONG CÂU THƠ MÀ VÌ NGỮ PHÁP KHÔNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ VÌ VỚI LƯỢNG TỪ HỮU HẠN (CHO CÂU THƠ CUỐI CÙNG) KHÔNG THỂ NÀO DIỄN TẢ ĐƯỢC CÁI THẦN CỦA NGẦM Ý ẤY.
Thơ đẹp, thơ hay là thơ nằm ngoài cách cảm nhận thông thường, nằm ngoài ngữ pháp thường ngày. Có như vậy các dịch giả mới hiểu theo nhiều cách và người nào hiểu gần đúng với ý tác giả nhất thì càng được đón nhận hơn. Dịch còn mang chức năng giải mã tác phẩm bằng cảm thụ mỹ thuật. Mà đã là cảm thụ mỹ thuật thì vô cùng...

Phải chăng chúng ta nên phát động trên diễn đàn một cuộc thi về dịch bản dịch này bổ sung vào bản dịch của dịch giả Thúy Toàn trong sách giáo khoa? Thật đáng tiếc là chúng ta không có hệ thống truyền thông để có thể nói lên điều đó. Nhưng tôi mong các thầy, cô dạy văn khi dạy bài này hãy hiểu như cô giáo của nhà thơ Hoàng Khoát, ít nhất là không thể một thiên tài thơ lại diễn tả “hậm hực lòng ghen”. . Tôi mong các thầy cô, các bạn học sinh hãy vào diễn đàn để cùng nhau tổ chức một cuộc thi và bình chọn những bản dịch hay. Điều ấy hoàn toàn vì nền học vấn nước nhà.
Sau nhiều ngày đêm nghĩ suy và tư duy, với lòng yêu thơ Nga và Pushkin, tôi cũng gắng thử dịch lại bài thơ này lần nữa với ước mong dần chạm đến 3 Đ: ĐÚNG, ĐẠT, ĐẸP tuy mục tiêu ấy còn quá vời xa…Tôi xin tặng bản dịch này cho các thầy cô dạy văn, cho các bạn học sinh, cho những người yêu thơ, mong các bạn hiểu được phần nào ẩn ý của câu cuối bài thơ, câu có sức nặng nhất, hay nhất của cả bài thơ; chí ít làm mờ đi chữ “hậm hực” tầm thường hóa một thi tài.

TÌNH ANH
Pushkin

Ngọn lửa tình từ thuở yêu Em
Dường còn cháy trong tim anh chưa tắt
Chỉ muốn giữ cho hồn Em trong vắt
Anh lặng chôn tình riêng ấy trong lòng
Từng yêu Em trong vô vọng, âm thầm
Từng giằng xé bởi ghen tuông, ngần ngại
Từng yêu Em bao chân thành, êm ái
Ước được người yêu Em sánh tình anh

Bản dịch Phạm Bá Chiểu

Xin các bạn tham khảo thêm bản chính và bản dịch của Thúy Toàn:

Я вас любил

(Nguyên bản tiếng Nga)

Я вас любил: любовь еще, быть может,
В душе моей угасла не совсем;
Но пусть она вас больше не тревожит;
Я не хочу печалить вас ничем.
Я вас любил безмолвно, безнадежно,
То робостью, то ревностью томим;
Я вас любил так искренно, так нежно,
Как дай вам бог любимой быть другим.


(Bản dịch thơ của Thúy Toàn)

Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,
Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

Tôi yêu em âm thầm, không hy vọng,
Lúc rụt rè, lúc hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu cho em được người tình như tôi đã yêu em.


Và 3 bản dịch tiếng Anh
I LOVED YOU.

I loved you, and I probably still do,
And for awhile the feeling may remain;
But let my love no longer trouble you,
I do not wish to cause you any pain.
I loved you; and the hopelessness I knew,
The jealousy, the shyness -- though in vain --
Made up a love so tender and so true
As may God grant you to be loved again.

Pushkin _ 1829

I LOVED YOU.


I loved you; and the feeling, why deceive you,
May not be quite extinct within me yet;
But do not let it any longer grieve you;
I would not ever have you grieve or fret.
I loved you not with words or hope, but merely
By turns with bashful and with jealous pain;
I loved you as devotedly, as dearly
As may God grant you to be loved again.

I loved you
Pushkin

Even now I may confess,
Some embers of my love their fire retain;
But do not let it cause you more distress,
I do not want to sadden you again.
Hopeless and tongue-tied, yet I loved you dearly
With pangs the jealous and the timid know;
So tenderly I loved you, so sincerely,
I pray God grant another love you so.


Các bạn ơi, còn chờ gì nữa hãy trình làng bản dịch của mình đi

Phạm Bá Chiểu

Thật lòng rất thanks bạn mình đang bí thơ tặng bạn gái may mà có bạn rúp kô thì...b-(
 
M

mongmohanoitho

Cho phép em được mạo muội đóng góp vài ý kiến cá nhân !
Em đồng ý với cách hiểu câu thơ cuối cùng của anh, phần bài viết của em ở topic bên kia mới chỉ hiểu được một phần, chưa hết ý, cái ý chính mà tác giả muốn nhắn gửi thì em lại chưa truyền tải được:
chàng cầu chúc cho cô gái có một tình yêu, có một người yêu chân thành đằm thắm như mình chỉ là một phần, nhưng cái ngụ ý rất thông minh đằng sau đó là: chẳng còn có người tình nào trọn vẹn tuyệt vời như anh nữa đâu em ơi, suy rộng ra cũng giống như: trên thế gian này anh là người yêu em nhiều nhất !!!...

Từ "sánh" của anh dịch rất sát, em rất tâm đắc !
Bản dịch của anh, theo quan điểm của cá nhân em, thì về ý nghĩa có thể nói là thấu đáo, đã bao quát được nhiều tầng nghĩa của văn bản gốc, nhưng về lời lẽ diễn đạt ý, em "cảm thấy" có gì đó "hơi nặng nề" ( xin lỗi ), tức là nghe nó đau hơn, buồn hơn so với bản dịch của Thúy Toàn nhiều. Bản thân em không biết tiếng Nga nên cũng khó đánh giá, nhưng chắc vì bọn em nghe quen bản dịch cũ này nên mới thấy vậy !
Đồng ý với anh ở vấn đề cho học sinh được tiếp cận nhiều kiến thức hơn, ở nhiều góc độ hơn !Em không có khả năng tham dự nhưng hết sức ủng hộ !

Còn 3 bản dịch tiếng Anh anh đưa lên, tiện đây cũng cho phép em xin được bày tỏ chút cảm nhận chủ quan: Mỗi ban dịch đều có những câu hay, thoát nổi trội, và những câu chưa được tuyêt lắm ! Cá nhân em cảm tình với bản dịch đầu tiên nhất, em cho rằng trừ câu cuối vẫn còn chưa đủ nhiều tầng nghĩa ẩn chứa thì những câu còn lại đều rất hợp lí, ngôn ngữ giản dị nhất trong 3 bài nhưng sức gợi vẫn rất nhiều !

Chẳng hiểu tại sao nhưng em thiên về những bản dịch có ngôn ngữ, cách diễn đạt không quá bóng bẩy cầu kì:D, trong em có đôi chút cảm nhận rằng như thế nó mới thật, nó mới chân thành làm sao, và có gì đó rất "mangly" ( đúng, rất "đàn ông" :D )

Một lần nữa cảm ơn những kiến thức anh cung cấp và cảm ơn bản dịch của anh !:)

Cám ơn Vuonglinhbee rất nhiều về bài viết. Đúng là bản dịch của anh có phần "đau hơn, buồn hơn so với bản dịch của Thúy Toàn nhiều" nhưng vẫn chưa đủ diễn tả niềm đau, nỗi buồn mà nguyên bản hàm chứa. Xin bạn đọc thêm đoạn sau của một dịch giả, nhà phê bình khác trên net- Dịch giả Thuỵ Anh
"Nhưng đâu có nói một lần chữ Yêu. Pushkin nói chữ Yêu lặp đi lặp lại rất nhiều lần thông qua các trạng từ "безмолвно, безнадежно, искренно, нежно…" Nói một lần là đủ rồi, đây tác giả lại phân bua nhiều thế, nhấn đi nhấn lại nhiều thế… đủ thấy rằng tuy lí trí bảo là "“không để em bận lòng thêm mãi”" thì tình cảm vẫn cứ xui phải làm em bận lòng. Thủ pháp "“lặp đi lặp lại”" đã khiến tăng thêm cảm giác yêu đương cứ day dứt, cứ muốn kéo dài thêm mãi sự day dứt ấy." .
Niêm đau, buồn ấy còn dữ dội hơn, day dứt hơn mà không một bản dịch nào có thể diễn tả được cái thần của nguyên bản. Nên mình cũng đề nghị các bạn chúng ta cùng tham gia dịch thật nhiều vì nên học vấn nước nhà để tìm ra một bản dịch ưng ý nhất bổ sung cho bản dịch Thuý Toàn.
Bạn thật tinh tế khi viêt:
"chàng cầu chúc cho cô gái có một tình yêu, có một người yêu chân thành đằm thắm như mình chỉ là một phần, nhưng cái ngụ ý rất thông minh đằng sau đó là: chẳng còn có người tình nào trọn vẹn tuyệt vời như anh nữa đâu em ơi, suy rộng ra cũng giống như: trên thế gian này anh là người yêu em nhiều nhất !!!..."

Mình cũng nghĩ như bạn về bản dịch tiếng Anh đầu tiên gần gũi nhất với nguyên bản. Tuy nhiên bản dịch cuối cũng thật trau chuốt, cũng MANLY lắm.
Chúc bạn vui khoẻ và yêu thơ.
Bắt tay rất chặt

Phạm Bá Chiểu
 
C

congchualolem_b

Em đồng ý với anh,bởi theo dòng cảm xúc của bài thơ vừa ẩn chứa tình cảm tha thiết vừa mang theo những nỗi khổ,day dứt,buồn đau.Tình yêu là nỗi buồn,là giọt sầu ngàn năm không cạn,và chính vì thế chàng trai trong bài thơ đã yêu trong nguồn cảm xúc đó,nếu dịch bài thơ theo cách nhẹ nhàng quá thì lại mất đi tình ý của nhà thơ.Cả bài thơ thấy nỗi buồn thì câu kết càng buồn,càng cay,càng khắc khổ thì càng làm tình cảm của chàng trai them nổi bật hơn,tình yêu ấy càng đáng trân trọng hơn.Một tình yêu say đắm,nồng nàn,nhưng cũng đầy những nỗi u hòai khi lòng nổi cơn ghen,đó mới là thơ của pu – skin.
Bản dịch trong sách giáo khoa đúng là có phần vần hơn ,ý tứ nhẹ nhàng ,thanh thoát nhưng chưa sâu đậm lắm.Yêu là sự dày vò trong tâm hồn,là nỗi đau thể xác,là thứ khiến người ta hay day dứt,dày vò,đau khổ ngay cả trong sự mù quáng khi yêu,em thấy dịch như của anh Phạm Bá Chiểu là tốt,mà sao em thấy từ ngữ giữa hai bản cứ khác khác nhau thế nào ấy ạ ??
ở đây em có 1 bài của pu – skin ,các anh thử bình xem.Chắc anh đọc bài này rồi,em muốn xin vài ý trước khi không còn ghé chỗ này nữa ^^.Hình như bài này thiếu 1 câu,xin anh chị bổ sung cho em ạ :D
Về mặt hiểu thơ,em đồng ý với anh,nếu chỉ lo chú tâm học theo sách giáo khoa thì chưa chắc đã gọi là học văn,đó là học theo hướng dẫn,vẫn chưa thực sự phát triển khả năng tư duy và tiếp xúc với thơ ca của học sinh,việc phân tích,dịch và cùng hiểu thơ là dịp tốt để phát huy khả năng này,thực sự rất có ý nghĩa.Nhưng thú thật với anh,em không rành tiếng anh cho lắm,lại càng không biết tiếng Nga,từ hán việt chỉ còn rành sơ sơ nữa là các ngôn ngữ đó >”<
VÔ TÌNH

Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau

Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh không nói
Nên đôi mình xa nhau

Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngã
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi

Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mãi miết
Vô tình em không biết

Puskin
 
M

mongmohanoitho

Em đồng ý với anh,bởi theo dòng cảm xúc của bài thơ vừa ẩn chứa tình cảm tha thiết vừa mang theo những nỗi khổ,day dứt,buồn đau.Tình yêu là nỗi buồn,là giọt sầu ngàn năm không cạn,và chính vì thế chàng trai trong bài thơ đã yêu trong nguồn cảm xúc đó,nếu dịch bài thơ theo cách nhẹ nhàng quá thì lại mất đi tình ý của nhà thơ.Cả bài thơ thấy nỗi buồn thì câu kết càng buồn,càng cay,càng khắc khổ thì càng làm tình cảm của chàng trai them nổi bật hơn,tình yêu ấy càng đáng trân trọng hơn.Một tình yêu say đắm,nồng nàn,nhưng cũng đầy những nỗi u hòai khi lòng nổi cơn ghen,đó mới là thơ của pu – skin.
Bản dịch trong sách giáo khoa đúng là có phần vần hơn ,ý tứ nhẹ nhàng ,thanh thoát nhưng chưa sâu đậm lắm.Yêu là sự dày vò trong tâm hồn,là nỗi đau thể xác,là thứ khiến người ta hay day dứt,dày vò,đau khổ ngay cả trong sự mù quáng khi yêu,em thấy dịch như của anh Phạm Bá Chiểu là tốt,mà sao em thấy từ ngữ giữa hai bản cứ khác khác nhau thế nào ấy ạ ??
ở đây em có 1 bài của pu – skin ,các anh thử bình xem.Chắc anh đọc bài này rồi,em muốn xin vài ý trước khi không còn ghé chỗ này nữa ^^.Hình như bài này thiếu 1 câu,xin anh chị bổ sung cho em ạ :D
Về mặt hiểu thơ,em đồng ý với anh,nếu chỉ lo chú tâm học theo sách giáo khoa thì chưa chắc đã gọi là học văn,đó là học theo hướng dẫn,vẫn chưa thực sự phát triển khả năng tư duy và tiếp xúc với thơ ca của học sinh,việc phân tích,dịch và cùng hiểu thơ là dịp tốt để phát huy khả năng này,thực sự rất có ý nghĩa.Nhưng thú thật với anh,em không rành tiếng anh cho lắm,lại càng không biết tiếng Nga,từ hán việt chỉ còn rành sơ sơ nữa là các ngôn ngữ đó >”<
VÔ TÌNH

Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau

Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh không nói
Nên đôi mình xa nhau

Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngã
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi

Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mãi miết
Vô tình em không biết

Puskin


Cám ơn em rất nhiều về những lời bình hay hơn cả lời thơ của em. Để bình bài thơ Vô tình của Pushkin anh muốn tìm lại nguyên bản mà chưa được. Xin hẹn em một dịp sau.
Còn câu cuối đúng là thiếu em ạ. Em thêm vào câu cuối nhé : "hay vô tình lãng quên". Cả bài thơ sẽ là:

VÔ TÌNH
Pushkin

Vô tình anh gặp em
Rồi vô tình thương nhớ
Đời vô tình nghiệt ngã
Nên chúng mình yêu nhau

Vô tình nói một câu
Thế là em hờn dỗi
Vô tình anh không nói
Nên đôi mình xa nhau


Chẳng ai hiểu vì đâu
Đường đời chia hai ngả
Chẳng ai có lỗi cả
Chỉ vô tình mà thôi

Vô tình suốt cuộc đời
Anh buồn đau mải miết
Vô tình em không biết
Hay vô tình lãng quên

Năm mới chúc em mọi việc tốt lành

a. Phạm Bá Chiểu
 
A

anhmanngangnhucua

Tôi yêu em của puskin

LÀM GIÚP EM BÀI NÀY VỚI ANH


CẢM NHẬN VÀ QUAN NIỆM CỦA BẠN VỀ TÌNH YÊU SAU KHI HỌC BÀI TÔI YÊU EM CỦA PUSKIN



ffffffffffffffffffff
EM THẤY BÀI NÀY Rất hay mong các anh chị cho thêm chút ý tưởng
 
G

girlbuon10594

- Tình yêu phải xuất phát từ 2 phía, tình yêu như một hành vi trao và nhận, nó không có chỗ cho sự ép buộc, nếu yêu mà người mình yêu không được hạnh phúc thì đó chưa phải là tình yêu
- "Ghen tuông" được coi như một gia vị của tình yêu, nếu thiếu nó thì tình yêu đó sẽ không được hoàn hảo, còn nếu có quá nhiều thì nó sẽ tam tình yêu đó tan nát. Vì trong tình yêu, khi ghen tuông làm cho con người ta mất sáng suốt
 
Top Bottom