[ Vật Lí 12 ] Tổng hợp Lí thuyết phần cơ, dao động cơ

H

harry18

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dao động tuần hoàn, dao động điều hoà:
* Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp đi lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.
* Dao động điều hoà là dao động được mô tả bằng định luật dạng Cos hoặc Sin trong đó A, φ, ω là những hằng số. x = Acos(ωt + φ)
* Dao động tự do là dao động mà chu kì chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ, không phụ thuộc vào các đặc tính bên ngoài
* Chu kì dao động T: là khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ
* Một dao động điều hoà có thể là coi là hình chiếu của một chuyển động tròn đều xuống một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quĩ đạo.
* Pha của dao động xác định trạng thái dao động. Pha ban đầu φ xác định trạng thái dao động ban đầu.
* Khi vật dao động điều hoà thì vận tốc, li độ, gia tốc cũng biến thiên theo định luật dạng sin hoặc cosin tức là biến thiên điều hoà theo thời gian
* Đối với các dao động nhỏ (α ≤ [TEX]10^o[/TEX]) thì chu kì dao động của con lắc đơn khong phụ thuộc vào biên độ dao động

Năng lượng trong dao động điều hoà:
* Cơ năng của vật tại một thời điểm bằng tổng động năng và thế năng tại thời điểm đó
* Cơ năng của hệ được bảo toàn, nó bằng thế năng cực đại ở vị trí biên, bằng động năng cực đại ở vị trí cân bằng
* Cơ năng của con lắc phụ thuộc vào cách kích thích ban đầu
* Động năng và thế năng của vật dao động điều hoà biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2, vận tốc góc 2ω.
* Trong suốt quá trình dao động có sự chuyển hoá giữa động năng và thế năng nhưng cơ năng được bảo toàn, nghĩa là không đổi và tỉ lệ với bình phương biên độ của con lắc

Lực làm cho vật dao động điều hoà có tính chất gì? Có thể tăng năng lượng dao động cho con lắc lò xo, con lắc đơn đến giới hạn nào?
* Lực làm cho vật dao động là lực phục hồi, tỉ lệ với độ dời, luôn hướng về vị trí cân bằng: F = - k.x
* Muốn tăng năng lượng dao động cho con lắc lò xo --> tăng biên độ dao động. Chỉ tăng được đến giới hạn trong đó vật còn giữ được tính đàn hồi cùa lò xo
* Muốn tăng năng lượng dao động trong con lắc đơn --> tăng góc [TEX]\alpha _o[/TEX]. Có thể đến giới hạn mà dao động của con lắc lò xo được xem gần đúng là dao động điều hoà.

Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức
* Dao động tắt dần: là dao động tự do giảm dần biên độ rồi ngừng lại vì chịu tác dụng của lực ma sát của môi trường
* Dao động cưỡng bức là dao động do tác dụng của 1 ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
* Dao động cưỡng bức có tần số riêng bằng tần số riêng của ngoại lực, biên độ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số f của ngoại lực và tần số riêng [TEX]f_o[/TEX]
* Sự tự dao động là dao động được duy trì mà không cần tác dụng của ngoại lực.
* Trong sự tự dao động thì tần số và biên độ dao động vẫn giữ nguyên khi hệ tự dao động tự do.
* Hiện tượng cộng hưởng là hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng nhanh đột ngột đến 1 giá trị cực đại khi tần số của lực cưỡng bức bằng tần số riêng của hệ.
* Hiện tượng cộng hưởng có thể có lợi hoặc có hại cho con người.

Tổng hợp hai dao động điều hoà:
* Độ lệch pha ∆φ = φ1 – φ2.Hai dao động cùng pha thì ∆φ = 2kπ.Hai dao động ngược pha ∆φ = (2k + 1)π
* Tổng hợp hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số:
- Nếu hai dao động cùng pha thì biên độ dao động tổng hợp lớn nhất A = A1 + A2
- Nếu hai dao động ngược pha thì biên độ dao động tổng hợp nhỏ nhất A = |A1 - A2|

Các công thức trong dao động điều hoà:
* Chu kì và tần số: T = 1/f = 2π/ω
* Vận tốc góc: ω = 2π.f
* x = Asin (ωt + φ); v = x’ = Aωcos (ωt + φ); a = v’ = x’’ = - ω2Asin (ωt + φ) = - ω[TEX]^2[/TEX].x
* Tại vị trí cân bằng: x = 0; vmax = ωA; a = 0
* Tại vị trí biên: xmax = A; v = 0; a = - ω[TEX]^2[/TEX].A
* Vận tốc góc trong dao động điều hoà của con lắc lò xo còn được tính bằng công thức: ω = \sqrt[]{k/m}
* Vận tốc góc trong dao động điều hoà của con lắc đơn còn được tính bằng công thức: ω = \sqrt[]{g/l}
* Con lắc lò xo : Động năng: [TEX]Ed = \frac{1}{2}mv^2[/TEX]. Thế năng: [TEX]Et = \frac{1}{2}kx^2[/TEX].
Cơ năng: [TEX]E = Ed + Et = Etmax = \frac{1}{2}kA^2 = Edmax = mω^2A^2[/TEX]
* Con lắc đơn: Động năng: [TEX]Ed = \frac{1}{2}mv^2[/TEX]. Thế năng: Et = mgh = mgl (1 - cosα)
* Tổng hợp hai dao động điều hoà:
- Biên độ tổng hợp: [TEX]A^2 = A^2_1 + A^2_2 + 2.A_1.A_2.cos( \varphi _1 – \varphi _2 ) [/TEX]
- Pha ban đầu: [TEX]tan\varphi = \frac{A_1Sin\varphi _1 + A_2Sin\varphi _2}{A_1Cos\varphi _1 + A_2Cos\varphi _2}[/TEX]

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đây là một số bài tập Trắc nghiệm cho phần trên(Tiếp theo sẽ là phần bài tập tự luận)
CÂU 1: Chọn tính chất sai khi nói về dao động điều hòa :
A. Chuyển động có tính tuần hoàn. B. Lực tác dụng tỉ lệ và trái dấu với ly độ
C. Tại biên độ lực tác dụng có giá trị cực đại. D. Tại biên độ động tử dừng lại nên lực tác dụng triệt tiêu .

CÂU 2: Hai dao động điều hòa , ngược pha khi :
A. Độ lệch pha là bội số lẻ của π B. Độ lệch pha là bội số chẳn của 2π
C. Độ lệch pha là 1 bội số lẻ của 2π D. Độ lệch pha là 1 bội số nguyên của π

CÂU 3 : Trong dao động điều hòa : x = A.sin ( ωt + ) , tên gọi đúng nhất của ωt + là :
A. hoành độ góc lúc t B. pha
C. hoành độ góc D. pha ban đầu

CÂU 4 : Tại biên của dao động thẳng điều hòa có lực tác dụng:
A. lớn nhất , hướng về vị trí cân bằng B. triệt tiêu nên vận tốc bằng không
C. lớn nhất hướng ra xa vị trí cân bằng hoành độ góc D. nhỏ nhất

CÂU 5 : Gia tốc của một dao động điều hòa
A. là một hàm số hình sin theo t và trái dấu với li độ B. tỉ lệ với bình phương biên độ
C. là một hàm số hình sin theo t và cùng dấu với li độ D. B và C đúng

CÂU 6: Một con lắc đơn dao động trên mặt đất. Chu kỳ của nó là T0 = 2s. Bán kính quả đất R = 6400 km. Đưa con lắc lên cao 6,4 km, chu kỳ mới T của con lắc :
A. Giảm 0,002 s B. T = 1,998 s C. A , B đúng D. T = 2,002 s

CÂU 7: Phương trình tổng hợp của 2 dao động điều hòa: x1 = 6.sin (10πt + π /2) cm và
x2 = 8.sin (10πt) cm là :
A. 10.sin (10πt + π /2) cm B. 10.sin (10πt + 37π /180) cm
C. 10.sin (10πt + π /4 ) cm D. 10.sin (10πt - 37π /180) cm

CÂU 8: Trong dao động điều hòa vì cơ năng được bảo toàn nên :
A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều . B. Chuyển động thẳng chậm dần đều.
C. Chuyển động được mô tã bởi định luật dạng sin hoặc cosin D.Chuyển động thẳng đều

CÂU 9: Pha của dao động điều hòa dùng để xác định
A. Biên độ dao động . B. Trạng thái dao động
C. Tần số dao động D.Chu kỳ dao động .

CÂU 10: Một chất điểm dao động điều hòa thì :
A. Chất điểm qua vị trí biên thì vận tốc cực đại gia tốc bằng không .
B. Chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc bằng không gia tốc cực đại
C. Chất điểm qua vị trí cân bằng thì cơ năng bằng động năng .
D. Chất điểm qua vị trí cân bằng thì thế năng bằng động năng .

CÂU 11: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình : x = A.sin (πt + π /2) cm phương trình vận tốc là:
A. v = Aπ.sin (πt + 2π) cm/s B. v = Aπ.sin (πt + π) cm /s
C. v = Aπ.sin (πt + 3π/2 ) cm/s D. v = Aπ.sin (πt) cm/s

CÂU 12: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình : x = A.sin (ωt + π /2) cm thời gian được chọn lúc:
A. Chất điểm qua vị trí cân bằng chuyển động theo chiều dương .
B. Chất điểm qua vị trí có li độ x = + A
C. Chất điểm qua vị trí cân bằng chuyển động theo chiều âm.
D. Chất điểm qua vị trí có li độ x = - A

CÂU 13: Dao động cơ học điều hòa đổi chiều khi :
A. Lực tác dụng có độ lớn cực đại . B. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu
C. Lực tác dụng có độ lớn bằng không D. Lực tác dụng bị đổi chiều

CÂU 14: Dao động điều hòa là :
A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều . B. Chuyển động thẳng chậm dần đều.
C. Chuyển động được mô tã bởi định luật dạng sin hoặc cosin D.Chuyển động thẳng đều .

CÂU 15: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo :
A. Thế năng và động năng là một số không đổi B. Thế năng và động năng cũng dao động điều hòa C. A và B đều đúng. D. A và B đều sai .

CÂU 16: Động năng của dao động điều hòa biến đổi theo thời gian:
A. Theo một dạng hình sin . B. Tuần hoàn với chu kỳ T .
C. Tuần hoàn với chu kỳ T/2. D. Không thay đổi .

CÂU 17 : Chu kỳ cña con lắc đơn là:
A. 2 B. C. 2 D.

CÂU 18 : Chu kỳ cũa con lắc lò xo là:
A. 2π B. 2π C. 2 D. 2

CÂU 19: Trong dao động điều hòa thì li độ , vận tốc , và gia tốc là 3 đại lượng biến đổi như những hàm cosin của thời gian .
A. có cùng pha . B. có cùng biên độ.
C. có cùng tần số góc. D. có cùng pha ban đầu .

CÂU 20: Trong dao động điều hòa liên hệ giữa li độ , vận tốc , và gia tốc là :
A. Vận tốc và li độ luôn cùng chiều . B. Vận tốc và gia tốc luôn trái chiều .
C. Gia tốc và li độ luôn trái chiều . D. Gia tốc và li độ luôn cùng chiều .


CÂU 21: Hai con lắc đơn dao động cùng vị trí , cùng biên độ, cùng chiều dài , nhưng có khối lượng khác nhau ,con lắc nào tắt dần chậm hơn .
A. Con lắc có khối lượng nặng hơn . B. Con lắc có khối lượng nhẹ hơn .
C. Cả 2 cùng tắt như nhau vì không phụ thuộc khối lượng . D. Cả ba câu trên đều sai .

CÂU 22: Một chuyển động tròn đều , bán kính qũi đạo R , vận tốc góc ω , chiếu xuống một đường kính .Hình chiếu là một dao động điều hòa có :
A. Biên độ R B. Tần số góc ω C. Pha là ω.t D. A và B đúng

CÂU 23: Một là xo có độ cứng k cắt làm 2 phần bằng nhau , độ cứng của mỗi nửa lò xo là:
A. 2k B. k C. k/2 D. k2

CÂU 24: Điền khuyết phần đúng nhất vào mệnh đề sau : “ trong dao động điều hòa cơ năng không đổi và tỉ lệ với . . . . . . . . . . . . . . “
A. khối lượng động tử B. bình phương chu kỳ
C. bình phương biên độ D. pha ban đầu
 
Last edited by a moderator:
C

cry_cry_love

* Đối với các dao động nhỏ (α ≤ 100) thì chu kì dao động của con lắc đơn khong phụ thuộc vào biên độ dao động
chỉnh lại giùm dòngmàu đỏ,ấy gõ bị lỗi :D

Đây là một số bài tập Trắc nghiệm cho phần trên(Tiếp theo sẽ là phần bài tập tự luận)
CÂU 1: Chọn tính chất sai khi nói về dao động điều hòa :
A. Chuyển động có tính tuần hoàn. B. Lực tác dụng tỉ lệ và trái dấu với ly độ
C. Tại biên độ lực tác dụng có giá trị cực đại.D. Tại biên độ động tử dừng lại nên lực tác dụng triệt tiêu .

CÂU 2: Hai dao động điều hòa , ngược pha khi :
A. Độ lệch pha là bội số lẻ của π B. Độ lệch pha là bội số chẳn của 2π
C. Độ lệch pha là 1 bội số lẻ của 2π D. Độ lệch pha là 1 bội số nguyên của π

CÂU 3 : Trong dao động điều hòa : x = A.sin ( ωt + ) , tên gọi đúng nhất của ωt + là :
A. hoành độ góc lúc t B. pha
C. hoành độ góc D. pha ban đầu

CÂU 4 : Tại biên của dao động thẳng điều hòa có lực tác dụng:
A. lớn nhất , hướng về vị trí cân bằng B. triệt tiêu nên vận tốc bằng không
C. lớn nhất hướng ra xa vị trí cân bằng hoành độ góc D. nhỏ nhất

CÂU 5 : Gia tốc của một dao động điều hòa
A. là một hàm số hình sin theo t và trái dấu với li độ B. tỉ lệ với bình phương biên độ
C. là một hàm số hình sin theo t và cùng dấu với li độ D. B và C đúng

CÂU 6: Một con lắc đơn dao động trên mặt đất. Chu kỳ của nó là T0 = 2s. Bán kính quả đất R = 6400 km. Đưa con lắc lên cao 6,4 km, chu kỳ mới T của con lắc :
A. Giảm 0,002 s B. T = 1,998 s C. A , B đúng D. T = 2,002 s

CÂU 7: Phương trình tổng hợp của 2 dao động điều hòa: x1 = 6.sin (10πt + π /2) cm và
x2 = 8.sin (10πt) cm là :
A. 10.sin (10πt + π /2) cm B. 10.sin (10πt + 37π /180) cm
C. 10.sin (10πt + π /4 ) cm D. 10.sin (10πt - 37π /180) cm

CÂU 8: Trong dao động điều hòa vì cơ năng được bảo toàn nên :
A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều . B. Chuyển động thẳng chậm dần đều.
C. Chuyển động được mô tã bởi định luật dạng sin hoặc cosin D.Chuyển động thẳng đều

CÂU 9: Pha của dao động điều hòa dùng để xác định
A. Biên độ dao động . B. Trạng thái dao động
C. Tần số dao động D.Chu kỳ dao động .

CÂU 10: Một chất điểm dao động điều hòa thì :
A. Chất điểm qua vị trí biên thì vận tốc cực đại gia tốc bằng không .
B. Chất điểm qua vị trí cân bằng thì vận tốc bằng không gia tốc cực đại
C. Chất điểm qua vị trí cân bằng thì cơ năng bằng động năng .
D. Chất điểm qua vị trí cân bằng thì thế năng bằng động năng .

CÂU 11: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình : x = A.sin (πt + π /2) cm phương trình vận tốc là:
A. v = Aπ.sin (πt + 2π) cm/s B. v = Aπ.sin (πt + π) cm /s
C. v = Aπ.sin (πt + 3π/2 ) cm/s D. v = Aπ.sin (πt) cm/s

CÂU 12: Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình : x = A.sin (ωt + π /2) cm thời gian được chọn lúc:
A. Chất điểm qua vị trí cân bằng chuyển động theo chiều dương .
B. Chất điểm qua vị trí có li độ x = + A
C. Chất điểm qua vị trí cân bằng chuyển động theo chiều âm.
D. Chất điểm qua vị trí có li độ x = - A

CÂU 13: Dao động cơ học điều hòa đổi chiều khi :
A. Lực tác dụng có độ lớn cực đại . B. Lực tác dụng có độ lớn cực tiểu
C. Lực tác dụng có độ lớn bằng không D. Lực tác dụng bị đổi chiều

CÂU 14: Dao động điều hòa là :
A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều . B. Chuyển động thẳng chậm dần đều.
C. Chuyển động được mô tã bởi định luật dạng sin hoặc cosin D.Chuyển động thẳng đều .

CÂU 15: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo :
A. Thế năng và động năng là một số không đổi B. Thế năng và động năng cũng dao động điều hòa C. A và B đều đúng. D. A và B đều sai .

CÂU 16: Động năng của dao động điều hòa biến đổi theo thời gian:
A. Theo một dạng hình sin . B. Tuần hoàn với chu kỳ T .
C. Tuần hoàn với chu kỳ T/2. D. Không thay đổi .



CÂU 19: Trong dao động điều hòa thì li độ , vận tốc , và gia tốc là 3 đại lượng biến đổi như những hàm cosin của thời gian .
A. có cùng pha . B. có cùng biên độ.
C. có cùng tần số góc. D. có cùng pha ban đầu .

CÂU 20: Trong dao động điều hòa liên hệ giữa li độ , vận tốc , và gia tốc là :
A. Vận tốc và li độ luôn cùng chiều . B. Vận tốc và gia tốc luôn trái chiều .
C. Gia tốc và li độ luôn trái chiều . D. Gia tốc và li độ luôn cùng chiều .


CÂU 21: Hai con lắc đơn dao động cùng vị trí , cùng biên độ, cùng chiều dài , nhưng có khối lượng khác nhau ,con lắc nào tắt dần chậm hơn .
A. Con lắc có khối lượng nặng hơn . B. Con lắc có khối lượng nhẹ hơn .
C. Cả 2 cùng tắt như nhau vì không phụ thuộc khối lượng . D. Cả ba câu trên đều sai .

CÂU 22: Một chuyển động tròn đều , bán kính qũi đạo R , vận tốc góc ω , chiếu xuống một đường kính .Hình chiếu là một dao động điều hòa có :
A. Biên độ R B. Tần số góc ω C. Pha là ω.t D. A và B đúng

CÂU 23: Một là xo có độ cứng k cắt làm 2 phần bằng nhau , độ cứng của mỗi nửa lò xo là:
A. 2k B. k C. k/2 D. k2

CÂU 24: Điền khuyết phần đúng nhất vào mệnh đề sau : “ trong dao động điều hòa cơ năng không đổi và tỉ lệ với . . . . . . . . . . . . . . “
A. khối lượng động tử B. bình phương chu kỳ
C. bình phương biên độ D. pha ban đầu

[/QUOTE]
xem giúp đáp ánm cho tớ nhé ,có lẽ là sẽ sai 1 số câu :)
 
H

harry18

Bài tập tự luận

Câu 1: Viết các phương trình tổng hợp dao động tổng hợp của hai dao động thành phần sau đây:
a. [TEX]x_1 = cos(\omega t + \frac{\pi }{2}[/TEX] và [TEX]x_2 = cos(\omega t + \frac{\pi }{6}[/TEX]

b. [TEX]x_1 = 4cos(\omega t + \frac{\pi }{2}[/TEX] và [TEX]x_2 = 4\sqrt[]{2}cos(\omega t - \frac{\pi }{4}[/TEX]

Câu 2: Vật có khối lượng m = 1 kg treo vào lò xo có độ cứng k = 400 N/m
Lập phương trình chuyển động cho mỗi trường hợp sau:
a. Đưa vật tới vị trí x = +5cm và buông lúc t = 0.
b. Truyền cho vật ở vị trí cân bằng vận tốc v = 1 m/s lúc t = 0.
c. Đưa vật tới vị trí có li độ - 4,0 cm và truyền vận tốc v = - 0,8 m/s lúc t = 0.
( [TEX]\pi ^2 = 10[/TEX])

Hai câu trước đã.
 
P

pqnga

Câu 1: Viết các phương trình tổng hợp dao động tổng hợp của hai dao động thành phần sau đây:
a. [TEX]x_1 = cos(\omega t + \frac{\pi }{2}[/TEX] và [TEX]x_2 = cos(\omega t + \frac{\pi }{6}[/TEX]

b. [TEX]x_1 = 4cos(\omega t + \frac{\pi }{2}[/TEX] và [TEX]x_2 = 4\sqrt{2}cos(\omega t - \frac{\pi }{4}[/TEX]

a) [TEX]x = \sqrt3\cos(\omega t + \frac{\pi}{3}[/TEX]
b) tương tự ad ct tính ^_^


Câu 2: Vật có khối lượng m = 1 kg treo vào lò xo có độ cứng k = 400 N/m
Lập phương trình chuyển động cho mỗi trường hợp sau:
a. Đưa vật tới vị trí x = +5cm và buông lúc t = 0.
b. Truyền cho vật ở vị trí cân bằng vận tốc v = 1 m/s lúc t = 0.
c. Đưa vật tới vị trí có li độ - 4,0 cm và truyền vận tốc v = - 0,8 m/s lúc t = 0.
a) [TEX]x = 5\cos20t[/TEX]
b) [TEX]x = 5\cos(20t + \frac{\pi}{2})[/TEX]
c) [TEX]x = 4\sqrt2\cos(20t - \frac{3\pi}{4})[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
H

harry18

Bài tập tiếp theo

Câu 3: Lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Lần lượt gắn 2 quả cầu có các khối lượng là m1 và m2 và kích thích dao động. Trong cùng 1 khoảng thời gian, con lắc có m1 thực hiện được 10 dao động thì con lắc có m2 chỉ thực hiện 5 dao động. Gắn 2 quả cầu vào lò xo thì được 1 hệ dap động với chu kì [TEX]\frac{\pi }{2}[/TEX] (s). Tính m1 và m2.

Câu 4: Con lắc đơn có T = 2s khi dao động với biên độ nhỏ tại nơi có g = 9,8 [TEX]m/s^2[/TEX]. Sau đó treo con lắc vào trần 1 toa xe cđ theo phương hợp với phương ngang 1 góc [TEX]\alpha [/TEX] và nhanh dần với a = 2 [TEX]m/s^2[/TEX]. Xđ VTCB của con lắc và chu kì biên độ dao động nhỏ của con lắc trong hai trường hợp:
a. [TEX]\alpha = 0^o[/TEX]
b. [TEX]\alpha = 30^o[/TEX]
 
P

pqnga

Câu 3: Lò xo có độ cứng k = 80 N/m. Lần lượt gắn 2 quả cầu có các khối lượng là m1 và m2 và kích thích dao động. Trong cùng 1 khoảng thời gian, con lắc có m1 thực hiện được 10 dao động thì con lắc có m2 chỉ thực hiện 5 dao động. Gắn 2 quả cầu vào lò xo thì được 1 hệ dap động với chu kì [TEX]\frac{\pi }{2}[/TEX] (s). Tính m1 và m2.
Câu 3
[TEX]m_1 = 1kg [/TEX]
[TEX]m_2 = 4kg[/TEX]
AD Công thức con lắc trùng phùn và[TEX] T = \sqrt{T_1^2 + T_2^2}[/TEX]
 
P

pqnga

Chú ý công thức sai rồi đấy . Chính xác là thế này :
Bạn quang ko hiểu í tớ
CT con lắc trùng phùng đúng là thế ... trên đó tớ ko ghi ra
Còn CT T =căn ... đó là CT tính chu kì mới của con lắc lof xo ( đơn ) khi treo cả 2 vật nặng vào ....
Tóm lại
Bài tớ đúng
 
H

harry18

Tiếp theo là 1 số bài tập lí thuyết

Chú ý: Vẫn còn bài tập 4 này chưa làm
Câu 4: Con lắc đơn có T = 2s khi dao động với biên độ nhỏ tại nơi có g = 9,8 [TEX]m/s^2[/TEX]. Sau đó treo con lắc vào trần 1 toa xe cđ theo phương hợp với phương ngang 1 góc [TEX]\alpha [/TEX] và nhanh dần với a = 2 [TEX]m/s^2[/TEX]. Xđ VTCB của con lắc và chu kì biên độ dao động nhỏ của con lắc trong hai trường hợp:
a. [TEX]\alpha = 0^o[/TEX]
b. [TEX]\alpha = 30^o[/TEX]
Câu 1: Sóng dọc là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang C. Trùng với phương truyền sóng
B. Vuông góc với phương truyền sóng D. Thẳng đứng

Câu 2: Sóng ngang là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang C. Trùng với phương truyền sóng
B. Vuông góc với phương truyền sóng D. Thẳng đứng

Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Chu kì của các phần tử có sóng truyền qua gọi là chu kì dao động của sóng
B. Đại lượng nghịch đảo của chu kì gọi là tần số góc của sóng
C. Vận tốc truyền năng lượng trong dao động gọi là vận tốc sóng
D. Biên độ dao động của sóng luôn là hằng số

Câu 4: Bước sóng là:
A. Quãng đường truyền sóng trong 1s
B. Khoảng cách giữa hai điểm của sóng có li độ bằng không ở cùng một thời điểm
C. Khoảng cách giữa hai bụng sóng
D. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên một phương truyền sóng có cùng pha dao động

Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí
B. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt
C. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ
D. Đơn vị cường độ âm là W/m2

Câu 6: Độ to của âm thanh phụ thuộc vào:
A. Cường độ âm C. Biên độ dao động âm
B. Tần số D. Áp suất âm thanh

Câu 7: Âm sắc là:
A. Màu sắc của âm
B. Một tính chất của âm giúp ta nhận biết được các nguồn âm
C. Một tính chất vật lí của âm
D. Tính chất vật lí và sinh lí của âm

Câu 8: Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm được hình thành dựa trên đặc tính vật lí nào của âm:
A. Biên độ B. Tần số C. Biên độ và bước sóng D. Cường độ và tần số

Câu 9: Hiện tượng giao thoa là hiện tượng:
A. Giao thoa của hai sóng tại một một điểm trong môi trường
B. Tổng hợp của hai dao động điều hoà
C. Tạo thành các vân hình parabon trên mặt nước
D. Hai sóng khi gặp nhau tại một điểm có thể tăng cường hoặc triệt tiêu nhau

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz
B. Về bản chất vật lí thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đều là sóng cơ
C. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe thấy được
D. Sóng âm là sóng dọc

Câu 11: Vận tốc truyền sóng trong một môi trường:
A. Tăng theo cường độ sóng
B. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng
C. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng
D. Phụ thuộc vào bản chất môi trường

Câu 12: Sóng dừng được hình thành bởi:
A. Sự giao thoa của một sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương
B. Sự giao thoa của hai sóng kết hợp
C. Sự tổng hợp trong không gian của hai hay nhiều sóng kết hợp
D. Sự tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ truyền khác phương

Câu 13: Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng:
A. Làm tăng độ cao và độ to của âm
B. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định
C. Vừa khuyếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra
D. Tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo

Câu 14: Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào:
A. Tính đàn hồi và mật độ của môi trường
B. Biên độ sóng C. Nhiệt độ D. Cả A và C

Câu 15: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Ngưỡng nghe thay đổi tuỳ theo tần số âm
B. Muốn gây cảm giác âm, cường độ âm phải nhỏ hơn một giá trị cực đại nào đó gọi là ngưỡng nghe
C. Miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau gọi là miền nghe được
D. Tai con người nghe âm cao hơn thính hơn âm trầm

Câu 16: Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây đàn hồi hai đầu cố định là:
A. Chiều dài bằng ¼ bước sóng
B. Bước sóng gấp đôi chiều dài dây
C. Chiều dài dây bằng bội số nguyên lần nửa bước sóng
D. Bước sóng bằng số lẻ lần chiều dài dây

Câu 17: Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây đàn hồi một đầu cố định, một đầu tự do là:
A. l = kλ/2 B. λ = C. l = (2k + 1)λ D. λ =
Với l là chiều dài sợi dây

Câu 18: Hai sóng như thế nào có thể giao thoa với nhau? Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
A. Hai sóng cùng biên độ, cùng tần số, hiệu số pha không đổi theo thời gian
B. Hai sóng cùng tần số, hiệu lộ trình không đổi theo thời gian
C. Hai sóng cùng chu kì và biên độ
D. Hai sóng cùng bước sóng, biên độ

Câu 19: Chọn câu sai:
A. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền năng lượng
B. Sóng dọc là sóng có phương trùng với phương truyền sóng
C. Sóng âm là sóng dọc
D. Nguyên nhân tạo thành sóng dừng là do sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ

Câu 20: Sóng âm truyền được trong môi trường:
A. Rắn, lỏng, khí, chân không C. Rắn, lỏng
B. Rắn, lỏng, khí D. Lỏng, khí, chân không

Câu 21: Vận tốc sóng là :
A. Vận tốc dao động của các phần tử vật chất.
B. Vận tốc dao động của nguồn sóng
C. Vận tốc truyền pha dao động và vận tốc dao động của các phần tử vật chất.
D. Vận tốc truyền pha dao động.

Câu 22: Tại nguồn O, phương trình dao động của sóng là u = a sin ωt. Phương trình dao động của điểm M cách O một đoạn d có dạng:
A. u = a sin (ωt - ) C. u = a sin (ωt - )
B. u = a sin ω (t - ) D. u = a sin ω (t - )

Câu 23: Trong quá trình giao thoa sóng, dao động tổng hợp tại M chính là sự tổng hợp của các sóng thành phần. Gọi ∆φ là độ lệch pha của hai sóng thành phần. Biên độ dao động tại M đạt cực đại khi ∆φ bằng giá trị nào trong các giá trị sau: A. ∆φ = 2n.π C. ∆φ = (2n + 1)
B. ∆φ = (2n + 1) π D. ∆φ = (2n + 1)



Câu 24: Đơn vị của cường độ âm là:
A. [TEX]J/ m^2[/TEX] B. [TEX]W/ m^2[/TEX] C. [TEX]J/ (kg.m)[/TEX] D. [TEX]N/ m^2[/TEX]

Câu 25: Âm sắc phụ thuộc vào:
A. Tần số B. Phương truyền sóng C.Biên độ D. Cả A, C đều đúng

Câu 26: Hai âm thanh có âm sắc khác nhau là do:
A. Số lượng và cường độ các hoạ âm trong chúng khác nhau
B. Tần số khác nhau
C. Độ cao và độ to khác nhau
D. Số lượng và các hoạ âm trong chúng khác nhau

Câu 27: Để tăng gấp đôi tần số của âm dao dây đàn phát ra ta phải
A. Tăng lực căng dây gấp đôi C. Giảm lực căng dây đi 2 lần
B. Tăng lực căng dây gấp 4 lần D. Giảm lực căng dây đi 4 lần

Câu 28: Chọn câu sai:
A. Giao thoa trên mặt nước cho ta sóng dừng vì có các bụng ở đường cực đại, các nút ở đường cực tiểu
B. Trong giao thoa sóng, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp bằng ½ bước sóng
C. Sóng do tổng hợp từ hai nguồn kết hợp trên mặt nước chỉ có thể là giao thoa mà không phải là sóng dừng
D. Trong giao thoa sóng, những điểm nằm trên đường trung trực của hai nguồn dao động với biên độ cực đại

Câu 29: Hai âm có cùng độ cao, chúng có cùng đặc điểm nào trong các đặc điểm sau:
A. Cùng tần số và bước sóng C. Cùng tần số
B. Cùng biên độ D. Cùng bước sóng trong một môi trường

Câu 30: Chọn câu sai:
A. Hộp cộng hưởng có khả năng cộng hưởng với nhiều tần số khác nhau và tăng cường các âm có các tần số đó
B. Bầu đàn đóng vai trò là hộp cộng hưởng
C. Thân sáo và thân kèn đóng vai trò hộp cộng hưởng
D. Cả A, B, C đều sai
 
Last edited by a moderator:
C

ctsp_a1k40sp

Câu 1: Sóng dọc là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang C. Trùng với phương truyền sóng
B. Vuông góc với phương truyền sóng D. Thẳng đứng

Câu 2: Sóng ngang là sóng có phương dao động:
A. Nằm ngang C. Trùng với phương truyền sóng
B. Vuông góc với phương truyền sóng D. Thẳng đứng

Câu 3: Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Chu kì của các phần tử có sóng truyền qua gọi là chu kì dao động của sóng
B. Đại lượng nghịch đảo của chu kì gọi là tần số góc của sóng
C. Vận tốc truyền năng lượng trong dao động gọi là vận tốc sóng
D. Biên độ dao động của sóng luôn là hằng số

Câu 4: Bước sóng là:
A. Quãng đường truyền sóng trong 1s
B. Khoảng cách giữa hai điểm của sóng có li độ bằng không ở cùng một thời điểm
C. Khoảng cách giữa hai bụng sóng
D. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhất trên một phương truyền sóng có cùng pha dao động

Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí
B. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt
C. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ
D. Đơn vị cường độ âm là W/m2

Câu 6: Độ to của âm thanh phụ thuộc vào:
A. Cường độ âm C. Biên độ dao động âm
B. Tần số D. Áp suất âm thanh

Câu 7: Âm sắc là:
A. Màu sắc của âm
B. Một tính chất của âm giúp ta nhận biết được các nguồn âm
C. Một tính chất vật lí của âm
D. Tính chất vật lí và sinh lí của âm

Câu 8: Độ cao của âm là một đặc tính sinh lí của âm được hình thành dựa trên đặc tính vật lí nào của âm:
A. Biên độ B. Tần số C. Biên độ và bước sóng D. Cường độ và tần số

Câu 9: Hiện tượng giao thoa là hiện tượng:
A. Giao thoa của hai sóng tại một một điểm trong môi trường
B. Tổng hợp của hai dao động điều hoà
C. Tạo thành các vân hình parabon trên mặt nước
D. Hai sóng khi gặp nhau tại một điểm có thể tăng cường hoặc triệt tiêu nhau

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz sửa là dao động âm thanh
B. Về bản chất vật lí thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đều là sóng cơ
C. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe thấy được còn sóng hạ âm nữa
D. Sóng âm là sóng dọc

Câu 11: Vận tốc truyền sóng trong một môi trường:
A. Tăng theo cường độ sóng
B. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và tần số sóng
C. Phụ thuộc vào bản chất môi trường và biên độ sóng
D. Phụ thuộc vào bản chất môi trường

Câu 12: Sóng dừng được hình thành bởi:
A. Sự giao thoa của một sóng tới và sóng phản xạ của nó cùng truyền theo một phương
B. Sự giao thoa của hai sóng kết hợp
C. Sự tổng hợp trong không gian của hai hay nhiều sóng kết hợp
D. Sự tổng hợp của sóng tới và sóng phản xạ truyền khác phương

Câu 13: Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng:
A. Làm tăng độ cao và độ to của âm
B. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định
C. Vừa khuyếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra
D. Tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo

Câu 14: Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào:
A. Tính đàn hồi và mật độ của môi trường
B. Biên độ sóng C. Nhiệt độ D. Cả A và C

Câu 15: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Ngưỡng nghe thay đổi tuỳ theo tần số âm
B. Muốn gây cảm giác âm, cường độ âm phải nhỏ hơn một giá trị cực đại nào đó gọi là ngưỡng nghe
C. Miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau gọi là miền nghe được
D. Tai con người nghe âm cao hơn thính hơn âm trầm

Câu 16: Điều kiện xảy ra sóng dừng trên sợi dây đàn hồi hai đầu cố định là:
A. Chiều dài bằng ¼ bước sóng
B. Bước sóng gấp đôi chiều dài dây
C. Chiều dài dây bằng bội số nguyên lần nửa bước sóng
D. Bước sóng bằng số lẻ lần chiều dài dây
 
W

weareone_08

tớ nghĩ câu 13 chọn C.Vừa khuyếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra
câu 15 B. Muốn gây cảm giác âm, cường độ âm phải nhỏ hơn một giá trị cực đại nào đó gọi là ngưỡng nghe (câu này sai ) giá trị cực đại thì phải là ngưỡng đau chứ.
 
A

anh2612

ctsp_a1k40sp làm ẩu quá ...nhìn sơ qua sai mấy câu ..hihihi:D

mình góp ý vậy thôi :D

chúc các bna học tốt:):)

Câu 1:

Câu 5: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Môi trường truyền âm có thể là rắn, lỏng hoặc khí
B. Những vật liệu như bông, xốp, nhung truyền âm tốt
C. Vận tốc truyền âm thay đổi theo nhiệt độ
D. Đơn vị cường độ âm là W/m2

Câu 6: Độ to của âm thanh phụ thuộc vào:
A. Cường độ âm C. Biên độ dao động âm
B. Tần số D. Áp suất âm thanh

câu này ko chính xác lắm ...phải là cả tần số và cường độ âm /COLOR]

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Dao động âm có tần số trong miền từ 16Hz đến 20kHz sửa là dao động âm thanh
B. Về bản chất vật lí thì sóng âm, sóng siêu âm, sóng hạ âm đều là sóng cơ
C. Sóng siêu âm là sóng âm duy nhất mà tai người không nghe thấy được còn sóng hạ âm nữa
D. Sóng âm là sóng dọc



Câu 13: Trong các nhạc cụ, hộp đàn có tác dụng:
A. Làm tăng độ cao và độ to của âm
B. Giữ cho âm phát ra có tần số ổn định
C. Vừa khuyếch đại âm vừa tạo ra âm sắc riêng của âm do đàn phát ra
D. Tránh được tạp âm và tiếng ồn làm cho tiếng đàn trong trẻo

Câu 14: Vận tốc truyền âm phụ thuộc vào:
A. Tính đàn hồi và mật độ của môi trường
B. Biên độ sóng C. Nhiệt độ D. Cả A và C

Câu 15: Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Ngưỡng nghe thay đổi tuỳ theo tần số âm
B. Muốn gây cảm giác âm, cường độ âm phải nhỏ hơn một giá trị cực đại nào đó gọi là ngưỡng nghe
C. Miền nằm giữa ngưỡng nghe và ngưỡng đau gọi là miền nghe được
D. Tai con người nghe âm cao hơn thính hơn âm trầm

 
H

harry18

Bài tập trắc nghiệm.

CÂU 26: Phương trình tổng hợp của 2 dao động điều hòa: x1 = 6.sin (10πt + π /2) cm và
x2 = 8.sin (10πt) cm là :
A. 10.sin (10πt + π /2) cm B. 10.sin (10πt + 37π /180) cm
C. 10.sin (10πt + π /4 ) cm D. 10.sin (10πt - 37π /180) cm


Đề bài dùng cho câu 27 đến 29 :
Một con lắc đơn dao động điều hòa có tần số góc là π rad/s , gia tốc trọng trường g =π2 m/s2.

CÂU 27: Chu kỳ con lắc là:
A. 2s B. 0,2 s C. 3,14 s D. 0.318 s

CÂU 28: Chiều dài của con lắc :
A. 10 cm B. 100cm C. 0,1 m D. 1 cm

CÂU 29: Nếu chu kỳ là 1s thì chiều dài con lắc bằng :
A. 25 cm B. 2,5 cm C. 2,5 m D. 25 m

CÂU 30: Một con lắc lò xo dao động điều hòa có chu kỳ 0,5 s , độ cứng lò xo 80 N/m. Cho
g=10= π2m/s2. Xác định khối lượng vật nặng :
A. 0,5 kg B. 5 kg C. 50 g D. 80 kg

CÂU 31: Chọn phương trình li độ của dao động điều hòa có biên độ 4 cm , tần số 50 Hz ,pha ban đầu
= π /6
A. x = 4.sin (40πt + π /6) m B. x = 4.sin (40πt + π /6) cm
C. x = 4.sin (10πt + π /6) cm D. x1 = 4.sin (40πt - π /6) cm

CÂU 34*: Một con lắc đơn có dây treo bằng kim loại , hệ số dãn nở α = 1,4.10–5K-1 có chu kỳ T=2s lúc ở 00C và dao động trên mặt đất. Nếu nhiệt độ tăng thêm 200C thì chu kỳ biến thiên :
A. Tăng 3,5.10– 4 s . B. Giảm 3,5.10– 4 s .
C. Tăng 1,75.10 – 4 s. D. Biến thiên một thời gian khác.

CÂU 35*: Một lò xo khi không căng, dài lo =20 cm. Lúc mang khối lượng 1.2kg treo thẳng đứng, lò xo dài l = 24 cm.Lấy g ≈ 10 m/s2 .Độ cứng của lò xo là:
A. 300 N/m B. 3 N/cm C. 30 N/m D. 300 N/cm

CÂU 36*: Một con lắc đơn khi có chiều dài l1, chu kỳ dao động là 0,6s . Khi có chiều dài l2 ,chu kỳ dao động là 0,8s . Nếu bề dài con lắc là l1+l2 thì chu kỳ của nó là :
A. 1,0s B. ≈ 0,69 s C. 0,6 + 0,8 = 1,4 s D. 0,2s

CÂU 38*: Hai lò xo có độ cứng k1 ;k2 ghép nối tiếp sẽ tương đương lò xo có độ cứng k :
A. k = k1 .k2 B. k =k1+k2. C. k = (k1 + k2)/(k1.k2) D. k= k1.k2/(k1 + k2)
CÂU 39*: Hai lò xo có độ cứng k1 ;k2 ghép song song sẽ tương đương lò xo có độ cứng k
A. k = k1 .k2 B. k= k1.k2/(k1 + k2) C. k = k1 + k2 D. k = (k1 + k2)/(k1.k2)

CÂU 40*:Một vật M nặng 200g lần lượt treo vào hai lò xo cùng độ dài thì chu kỳ lần lượt là 0,3s ; 0,4s . Nếu ghép 2 lò xo 2 đầu với nhau để độ dài không đổi và treo vào vật M ở trên thì chu kỳ dao động là :
A. 0,24s B. 0,12s C. 2,4s D. 1,2s

CÂU 41: Lực đàn hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa qua lại vị trí cân bằng thì :
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng
B. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng về vị trí cân bằng
C. tỉ lệ với bình phương khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng về vị trí cân bằng
D. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng về vị trí biên

CÂU 42: Hàm số biểu diễn đồ thị thế năng trong dao động điều hòa đơn giản là:
A. Y = Ax2 + C B. Y = Ax + B C. Y = Ax2 + Bx D. Y = Ax

CÂU 43: Một vật M treo vào lò xo làm lò xo dãn 10 cm và vật M bị lực đàn hồi tác dụng là 1N thì độ cứng của lò xo là:
A. 5 N B. 10 N C. 15 N D. 20 N

CÂU 45: Một vật M nặng 10kg treo vào lò xo có độ cứng 40N/m khi dao động điều hòa có tần số góc và tần số là:
A. ω = 4 rad/s và f ≈ 0,64 Hz B. ω = 0,36 rad/s và f ≈ 0,32 Hz
C. ω = 2 rad/s và f≈ 0,32 Hz D. ω = π rad/s và f ≈ 2 Hz

CÂU 46: Phương trình nào sau đây không phải là dạng tổng quát tọa độ của một vật dao động điều hòa
A. x = Asin (ωt + ) m B. x = Acos (ωt) m C. x = Asin (ωt - φ ) m D. cả A và C

CÂU 47: Dao động tắt dần là dao động có :
A. Biên độ và tần số giảm dần do ma sát . B. Biên độ giảm dần sdo ma sát và tần số không đổi
C. Biên độ giảm dần vì lực ma sát cực đại D. Biên độ thay đổi liên tục tùy theo lực ma sát .

CÂU 48: Biên độ dao động tổng hợp của 2 dao động cùng phương cùng tần số có:
A. Giá trị cực đại khi 2 dao động thành phần ngược pha .
B. Giá trị cực đại khi 2 dao động thành phần cùng pha .
C. Giá trị cực tiều khi 2 dao động thành phần lệch pha π/2 .
D. Giá trị bằng tổng biên độ của 2 dao động thành phần .

CÂU 49: Một dao động điều hòa có phương trình x = Acos (ωt + φ ) m . Ở thời điểm t = 0 li độ x = A/2 và đi theo chiều âm thì pha ban đầu bằng :
A. 5π /6 rad B. π /6 rad C. π /2 rad D. π /3 rad

CÂU 50: Một chất điểm có khối lượng m = 500g dao động điều hòa với chu kỳ 2s .Cơ năng là 0,004J.thì biên độ dao động của chất điểm là :
A. = 2cm B. = 4cm C. = 16cm D. = 12cm

Sau các bài này sẽ là bài tập tự luận. làm đi nhé!
 
D

dangquangnhat

CÂU 26: Phương trình tổng hợp của 2 dao động điều hòa: x1 = 6.sin (10πt + π /2) cm và
x2 = 8.sin (10πt) cm là :
A. 10.sin (10πt + π /2) cm B. 10.sin (10πt + 37π /180) cm
C. 10.sin (10πt + π /4 ) cm D. 10.sin (10πt - 37π /180) cm


Đề bài dùng cho câu 27 đến 29 :
Một con lắc đơn dao động điều hòa có tần số góc là π rad/s , gia tốc trọng trường g =π2 m/s2.

CÂU 27: Chu kỳ con lắc là:
A. 2s B. 0,2 s C. 3,14 s D. 0.318 s

CÂU 28: Chiều dài của con lắc :
A. 10 cm B. 100cm C. 0,1 m D. 1 cm

CÂU 29: Nếu chu kỳ là 1s thì chiều dài con lắc bằng :
A. 25 cm B. 2,5 cm C. 2,5 m D. 25 m

CÂU 30: Một con lắc lò xo dao động điều hòa có chu kỳ 0,5 s , độ cứng lò xo 80 N/m. Cho
g=10= π2m/s2. Xác định khối lượng vật nặng :
A. 0,5 kg B. 5 kg C. 50 g D. 80 kg

CÂU 31: Chọn phương trình li độ của dao động điều hòa có biên độ 4 cm , tần số 50 Hz ,pha ban đầu
= π /6
A. x = 4.sin (40πt + π /6) m B. x = 4.sin (40πt + π /6) cm
C. x = 4.sin (100πt + π /6) cm D. x1 = 4.sin (40πt - π /6) cm

CÂU 34*: Một con lắc đơn có dây treo bằng kim loại , hệ số dãn nở α = 1,4.10–5K-1 có chu kỳ T=2s lúc ở 00C và dao động trên mặt đất. Nếu nhiệt độ tăng thêm 200C thì chu kỳ biến thiên :
A. Tăng 3,5.10– 4 s . B. Giảm 3,5.10– 4 s .
C. Tăng 1,75.10 – 4 s. D. Biến thiên một thời gian khác.
CÂU 35*: Một lò xo khi không căng, dài lo =20 cm. Lúc mang khối lượng 1.2kg treo thẳng đứng, lò xo dài l = 24 cm.Lấy g ≈ 10 m/s2 .Độ cứng của lò xo là:
A. 300 N/m B. 3 N/cm C. 30 N/m D. 300 N/cm
CÂU 36*: Một con lắc đơn khi có chiều dài l1, chu kỳ dao động là 0,6s . Khi có chiều dài l2 ,chu kỳ dao động là 0,8s . Nếu bề dài con lắc là l1+l2 thì chu kỳ của nó là :
A. 1,0s B. ≈ 0,69 s C. 0,6 + 0,8 = 1,4 s D. 0,2s

CÂU 38*: Hai lò xo có độ cứng k1 ;k2 ghép nối tiếp sẽ tương đương lò xo có độ cứng k :
A. k = k1 .k2 B. k =k1+k2. C. k = (k1 + k2)/(k1.k2) D. k= k1.k2/(k1 + k2)CÂU 39*: Hai lò xo có độ cứng k1 ;k2 ghép song song sẽ tương đương lò xo có độ cứng k
A. k = k1 .k2 B. k= k1.k2/(k1 + k2) C. k = k1 + k2 D. k = (k1 + k2)/(k1.k2)

CÂU 40*:Một vật M nặng 200g lần lượt treo vào hai lò xo cùng độ dài thì chu kỳ lần lượt là 0,3s ; 0,4s . Nếu ghép 2 lò xo 2 đầu với nhau để độ dài không đổi và treo vào vật M ở trên thì chu kỳ dao động là :
A. 0,24s B. 0,12s C. 2,4s D. 1,2s

CÂU 41: Lực đàn hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa qua lại vị trí cân bằng thì :
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng
B. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng về vị trí cân bằng
C. tỉ lệ với bình phương khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng về vị trí cân bằng
D. tỉ lệ với khoảng cách từ vật đến vị trí cân bằng và hướng về vị trí biên

CÂU 42: Hàm số biểu diễn đồ thị thế năng trong dao động điều hòa đơn giản là:
A. Y = Ax2 + C B. Y = Ax + B C. Y = Ax2 + Bx D. Y = Ax

CÂU 43: Một vật M treo vào lò xo làm lò xo dãn 10 cm và vật M bị lực đàn hồi tác dụng là 1N thì độ cứng của lò xo là:
A. 5 N B. 10 N C. 15 N D. 20 N

CÂU 45: Một vật M nặng 10kg treo vào lò xo có độ cứng 40N/m khi dao động điều hòa có tần số góc và tần số là:
A. ω = 4 rad/s và f ≈ 0,64 Hz B. ω = 0,36 rad/s và f ≈ 0,32 Hz
C. ω = 2 rad/s và f≈ 0,32 Hz D. ω = π rad/s và f ≈ 2 Hz

CÂU 46: Phương trình nào sau đây không phải là dạng tổng quát tọa độ của một vật dao động điều hòa
A. x = Asin (ωt + ) m B. x = Acos (ωt) m C. x = Asin (ωt - φ ) m D. cả A và C
CÂU 47: Dao động tắt dần là dao động có :
A. Biên độ và tần số giảm dần do ma sát . B. Biên độ giảm dần sdo ma sát và tần số không đổi C. Biên độ giảm dần vì lực ma sát cực đại D. Biên độ thay đổi liên tục tùy theo lực ma sát .

CÂU 48: Biên độ dao động tổng hợp của 2 dao động cùng phương cùng tần số có:
A. Giá trị cực đại khi 2 dao động thành phần ngược pha .
B. Giá trị cực đại khi 2 dao động thành phần cùng pha .
C. Giá trị cực tiều khi 2 dao động thành phần lệch pha π/2 .
D. Giá trị bằng tổng biên độ của 2 dao động thành phần .

CÂU 49: Một dao động điều hòa có phương trình x = Acos (ωt + φ ) m . Ở thời điểm t = 0 li độ x = A/2 và đi theo chiều âm thì pha ban đầu bằng :
A. 5π /6 rad B. π /6 rad C. π /2 rad D. π /3 rad

CÂU 50: Một chất điểm có khối lượng m = 500g dao động điều hòa với chu kỳ 2s .Cơ năng là 0,004J.thì biên độ dao động của chất điểm là :
A. = 2cm B. = 4cm C. = 16cm D. = 12cm
 
A

anh2612

Mình làm khác nhat mấy câu này thôi:(

CÂU 35*: Một lò xo khi không căng, dài lo =20 cm. Lúc mang khối lượng 1.2kg treo thẳng đứng, lò xo dài l = 24 cm.Lấy g ≈ 10 m/s2 .Độ cứng của lò xo là:
A. 300 N/m B. 3 N/cm C. 30 N/m D. 300 N/cm

CÂU 42: Hàm số biểu diễn đồ thị thế năng trong dao động điều hòa đơn giản là:
A. Y = Ax2 + C B. Y = Ax + B C. Y =

Ai giải thích hộ câu này với
Mình thấy A hoạc C đều đúng :(


CÂU 50: Một chất điểm có khối lượng m = 500g dao động điều hòa với chu kỳ 2s .Cơ năng là 0,004J.thì biên độ dao động của chất điểm là :
A. = 2cm B. = 4cm C. = 16cm D. = 12cm[/QUOTE]
 
H

harry18

Mình làm khác nhat mấy câu này thôi:(

CÂU 35*: Một lò xo khi không căng, dài lo =20 cm. Lúc mang khối lượng 1.2kg treo thẳng đứng, lò xo dài l = 24 cm.Lấy g ≈ 10 m/s2 .Độ cứng của lò xo là:
A. 300 N/m B. 3 N/cm C. 30 N/m D. 300 N/cm

CÂU 42: Hàm số biểu diễn đồ thị thế năng trong dao động điều hòa đơn giản là:
A. Y = Ax2 + C B. Y = Ax + B C. Y =

Ai giải thích hộ câu này với
Mình thấy A hoạc C đều đúng :(


CÂU 50: Một chất điểm có khối lượng m = 500g dao động điều hòa với chu kỳ 2s .Cơ năng là 0,004J.thì biên độ dao động của chất điểm là :
A. = 2cm B. = 4cm C. = 16cm D. = 12cm
[/QUOTE]

Ngoài câu bạn thắc mắc, thì bạn làm đúgn hết.
Thế năng chỉ phụ thuộc vào bình phương biên độ tứ là [TEX]Y = Ax^2 + C[/TEX] chứ không phụ thuộc vào hàm [TEX]Y = Ax^2 + Bx.[/TEX]
 
C

cry_cry_love

Thực ra biểu thức thế năng của dao động điều hòa sẽ phụ thuộc vào việc chọn gốc tọa độ. Nếu chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng thì biểu thức của thế năng sẽ có dạng là Wt = A x^2 +C. (không phụ thuộc con lắc nằm ngang hay thẳng đứng). Nhưng nếu chọn gốc tọa độ không trùng với vị trí cân bằng thì thế năng lại có dạng Wt = A x^2 + Bx + C.
 
O

oack

cho Oack bon chen tí hiz!
cái ý kiến của Cry chắc cũng đúng :D(Oack chưa học cái nì :D) có lẽ là đáp án của harry đúng bởi 2 hàm :[TEX] Y=Ax^2 + BX[/TEX]
và [TEX]Y=Ax^2+BX+C[/TEX] có lẽ là khác nhau ^^.
 
P

phamthanhtunglc

cry j` j` ạ, theo tớ thì vẫn hok thể chọn được đáp án C đâu, bạn nên nhơ đồ thị của thế năng là hàm số chẵn, đối xứng với nhau qua 1 trục nào đó, thế nên hok thể chọn C đuợc vì nếu chọn thì đồ thị hok đối xứng nữa, trogn cái mốc chọn thế năng đầu tiên, thì hàm số có thể hok đối xứng ở 1 phần nào đó nhưng vẫn là hàm chẵn
 
H

harry18

Bài tập mới

Một con lắc đơn dài l, nặng m. Kéo lệch pha [TEX]a_o[/TEX] rồi thả nhẹ. Cho [TEX]a_o[/TEX] = [TEX]60^o[/TEX]. Tính tỉ số lực căng lớn nhất và lực căng nhỏ nhất.

 
Last edited by a moderator:
Top Bottom