Suy nghĩ của em về số phận của người nông dân Việt Nam

Dương Hạ Chi

Học sinh
Thành viên
17 Tháng chín 2017
9
8
21
Cà Mau
THPT Thới Bình
"Trong các trang truyện của Nam Cao, trang nào cũng có những nhân vật chính hoặc phụ đang đối diện với cái chỗ kiệt cùng với đời sống con người để rồi từ đó bắt buộc người ta phải bộc lộ mình ra, trước hết là tâm lí, nhân cách rồi tiếp đến sau cùng là cái nỗi đau khôn nguôi của con người.’’ Những tác phẩm của Nam Cao luôn lột tả cho người đọc thấy được cái bản chất xấu xa của xã hội và nhân tính hủ lậu của con người đương thời mà phải kể đến là bộ phim "Làng Vũ Đại ngày ấy" được chuyển thể từ ba tác phẩm xuất sắc là "Sống mòn", "Chí Phèo" và "Lão Hạc". Dù là sự hòa trộn nhưng khán giả xem phim không cảm thấy một sự mâu thuẫn hay khiên cưỡng nào bởi tính chủ đề xuyên suốt cả bộ phim đã được đạo diễn Phạm Văn Khoa tôn trọng triệt để. Bộ phim được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20, được đánh giá là 1 trong số ít các tác phẩm điện ảnh Việt Nam thực sự thành công về đề tài đời sống nông thôn cũng như nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Hầu hết các vai diễn trong phim như giáo Thứ, Chí Phèo, Thị Nở và Lão Hạc cho đến ngày nay vẫn để lại những ấn tượng khó phai trong ký ức của nhiều thế hệ khán giả Việt Nam.

"Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than.” Tác phẩm là bản án đanh thép tố cáo xã hội cũ và là một cái nhìn bế tắc cho những kiếp người bất hạnh. Thể hiện được những tiếng kêu đau khổ của những kiếp người lầm than thoát ra từ trang sách. Làng Vũ Đại ngày ấy là ngôi làng nghèo nàn với sự thống trị của những kẻ nắm quyền tàn ác, nhưng manh động ví như lý Cường một kẻ "nổi tiếng là hách dịch, coi người như rơm rác", sẵn sàng lên tay bạo lực với kẻ như Chí Phèo, tuy nhiên cũng chẳng phải là hạng người khôn khéo, sành sỏi bởi mới thấy Chí rạch mặt thì hắn cũng bắt đầu lo sợ. Người ta lại thấy một làng Vũ Đại hóng hớt, nhiều chuyện khi ra xem cảnh một tên ác bá và một thằng say rượu đánh nhau với sự thích thú, hả hê. Thực tế, Lí Cường chẳng là gì so với bố của hắn là bá Kiến, bá Kiến mới thực sự là tên đầu sỏ đại diện cho cái xã hội cường quyền tàn ác lúc bấy giờ, khôn ranh đủ đường, sẵn sàng dỗ ngọt, cho tiền Chí Phèo rồi thu hắn làm vây cánh đi thay mình đâm thuê chém mướn luôn. Thế mới nói ở cái chức tổng lý chẳng phải dễ ngồi, bởi làng có hơn 2000 khẩu, lại xa tổng lý, nhưng có tới một bộ máy biết bao nhiêu vị trí nào là "lý trưởng, chánh tổng, bá hộ tiên chỉ làng Vũ Đại, Chánh Hội đồng kỳ hào, huyện hào, Bắc kỳ nhân dân đại biểu". Cũng minh tranh ám đấu, kèn cựa nhau không ít, không khôn khéo chắc cũng bị hất cẳng từ lâu lắm rồi. Chí Phèo vốn hiền lành lương thiện, nhưng bị bắt đi tù oan vì bá Kiến ghen tuông, sau trở thành lưu manh, tha hóa về nhân cách, bi kịch bị chặt đứt con đường quay trở về làm người lương thiện vì những định kiến tàn khốc trong xã hội. Hóa ra chẳng phải chỉ có Chí Phèo là kẻ liều chết số một, mà trước đó còn có năm Thọ "một thằng đầu bò đầu bướu" kẻ cướp, vượt ngục, dùng dao liều chết uy hiếp bá Kiến để lấy 100 đồng rồi trốn biệt đến giờ. Tre già măng mọc, năm Thọ vừa mất dạng thì lại đẻ ra một Binh Chức, có lẽ đây là người có số phận gần giống với Chí Phèo nhất, cũng hiền lành, tử tế, nhịn nhục chăm làm ăn, nhưng cái xã hội lúc bấy giờ nó nào có nể nang gì kẻ hiền lành, "cái nghề đời hiền quá cũng hoá ngu, ở đâu chứ ở đất này đã ngu, đã nhịn thì chúng nó ấn cho đến không còn ngóc đầu lên được". Phũ phàng và đau đớn đến thế, hắn phải bỏ cả nhà để đi lính, bi kịch không dừng lại ở đó, đi lính thì mất luôn cả vợ, chị vợ ở nhà "nghiễm nhiên thành một con nhà thổ không phải trả tiền để bọn lý dịch trong làng chuyên đổi", cũng lại là tính đa dâm, tha hóa nhân cách của một người đàn bà khác trong làng. Thành thử ra mọi thứ hoang tàn trong cái xã hội ấy đã ép Binh Chức trở thành một kẻ liều chết như Chí Phèo, ngang nhiên đòi tiền lý Kiến mà không phải tội, lại được sống yên ổn trên chính quê hương với vợ con và làm chân tay cho lý Kiến đến hết đời. Quả thói đời lạ lùng, kẻ hiền thì không được sống yên, cứ phải ác, phải liều lĩnh thì may ra mới sống được ở cái làng Vũ Đại ngày ấy. Đó chính là cái cách phản kháng duy nhất mà người nông dân cùng khổ lúc bấy giờ còn có thể làm được, dẫu rằng nó có tàn bạo, mất nhân tính thế nhưng chí ít nó vẫn cứu họ khỏi cái đói, cái chết, chí ít vẫn khiến bọn cường hào ác bá phải kinh sợ, dè chừng. Họ chấp nhận trở thành tay sai cho bè lũ thống trị phong kiến, và dĩ nhiên bọn chính quyền cũng xem đó là cái lợi lớn, bởi "có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn, nếu không thì giữa đám dân hiền lành và yên phận này, khéo lắm chỉ bóp nặn được vào vụ thuế", khốn nạn đến thế là cùng. Làng Vũ Đại còn có gì nữa, vẫn còn những kiếp người cũng khốn khổ với những niềm đau riêng, ấy là ông thầy cúng kiêm nghề thiến lợn - tự Lãng, vợ chết, con gái chửa hoang rồi bỏ đi, chỉ còn lại một mình lão cũng trở nên nát rượu như Chí Phèo. Một thị Nở đã nghèo lại còn xấu đau xấu đớn, thêm cái tính dở hơi, hơn 30 tuổi vẫn ế chỏng ế chơ, cùng sống với thị là bà cô già cũng ế chồng, hai cô cháu sống tạm bợ trong cái nhà tre tạm bợ, gần với nhà Chí Phèo. Một con người dở hơi như thị nhưng lại chính là người thấu hiểu và đánh thức được cái lương thiện vẫn ngủ yên trong sâu thẳm tâm hồn Chí, còn bà cô có vẻ già đời, tỉnh táo thế nhưng lại chính là người giết chết cái ý nghĩ quay lại làm người lương thiện của Chí Phèo. Có thể nói rằng bà cô chính là đại diện tiêu biểu cho cái định kiến tàn ác của cả làng Vũ Đại, đã chặn đứng con đường hoàn lương của Chí Phèo, khiến hắn phải đi đến bước đường cùng là chết. Ta cảm nhận đến tận cùng những nỗi đau giữa trần thế, những bi kịch cá nhân như Lão Hạc sống trong quằn quại, cô độc và tuyệt vọng, sớm chiều chỉ có con Vàng làm bạn ấy thế mà cuối cùng lại rứt ruột bán đi nó để rồi phải ăn bả chó chết trong cảnh đau đớn cùng cực để giữ lại sự trong sạch cho mình. Tất cả câu chuyện trên đều được thể hiện lại trong tác phẩm "Làng Vũ Đại ngày ấy" qua cái nhìn của giáo Thứ-một người có ước mơ và có hoài bão bởi bản thân, thế nhưng cuộc đời lại một lần nữa trêu đùa số phận ấy. Đáng lẽ cuộc đời anh có lẽ cũng sẽ rẽ sang một trang mới tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn nếu số phận không khắc nghiệt như thế.
Cuối cùng, hình ảnh làng Vũ Đại đã hiện thật rõ ràng qua hình ảnh, đặc biệt là qua những nỗi khổ, những bi kịch của từng con người đã và đang sinh sống ở dưới cái làng ấy. Người ta đã thấy một cái xã hội phong kiến hủ bại, thối nát, một ngôi làng nghèo nàn, lạc hậu, nặng nề những định kiến, hỗn loạn về đạo đức và nhân phẩm. Đó chính là bức tranh hiện thực tàn khốc của nông dân Việt Nam những năm trước cách mạng, của chính cái chế độ thực dân nửa phong kiến độc ác, tha hóa về mọi mặt.


 
Top Bottom