$\color{Black}{\text{♥Chuyên Đề Di Truyền Bám Sát Đề Thi Đại Học Và Các Kì Thi Quốc Gia♥}}$

T

tuonghuy333_2010

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khai Trương Pic Về Chuyên Đề Qui Luật Di Truyền​
$\bullet ) $ Mục Tiêu: Giải Đáp Các Thắc Mắc Về Loại Toán Sinh Phức Tạp Này. Hôm nay mình lập pic ra để chúng ta vừa học vừa giúp đỡ lẫn nhau.
---BEGIN---

TÓM TẮT KIẾN THỨC
I. Quy Luật Di Truyền Của Menđen:
1. Nhận dạng bài tập thuộc quy luật Menđen:
a. Đề bài đã cho các ĐK nghiệm đúng:
- Mỗi tính trạng do 1 gen quy định.
- Mỗi gen nằm trên 1 NST hay các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
b. Đề bài đã xác định tỉ lệ phân li KH ở đời con:
- Ở phép lai 1 tính cho kiểu hình ở F1 là một trong các tỉ lệ sau: 100% (đồng tính) hoặc 1:1 hoặc 3:1 hoặc 2:1 (tỉ lệ của gen gây chết) hoặc tỉ lệ 1:2:1 (tỉ lệ của di truyền trội không hoàn toàn)
- Ở phép lai2 tính cho kiểu hình ở F1 là $(1:1)^n$ , $(3:1)^n$ hay $(1:2:1)^n$ (trội không hoàn toàn)
c. Đề bài không xác định tỉ lệ phân li kiểu hình mà chỉ cho biết tỉ lệ 1 kiểu hình nào đó ở
con lai:
- Ở phép lai 1 cặp tính trạng, tỉ lệ một kiểu hình được biết bằng hoặc là bội số của 25% hay $\frac{1}{4}$

- Ở phép lai hai cặp tính trạngmà tỉ lệ 1 kiểu hìnhđược biết bằng hoặc bội số của 6,25% hay
1/6 từ tỉ lệ kiểu hình đã biết cho phép ta xác định được số loại giao tử của bố hoặc mẹ có tỉ lệ bằng nhau và ước số của 25%.
2. Hướng Dẫn Giải Bài Tập:
a. Quy ước gen:
Gồm các bước: Khi đề bài chưa cho biêt stính trạng nào trội hay lặn thì ta phải xác định tính
trạng trội, tính trạng lặn rồi quy ước gen. Để thực hiện bước này ta dựa vào đề bài:
- Nếu P thuần chủng, mang tính trạng tương phản mà F1 100% đồng tính, thì tính trạng xuất
hiện ở F1 là tính trạng trội, và tính trạng không xuất hiện ở F1 là tính trạng lặn. Từ đó ta quy
ước gen.
- Nếu phân tích con lai, ta xác định được tỉ lệ phân li 3:1, ta suy ra được tỉ lệ $\frac{3}{4}$ thuộc về tính
trạng trội, và 1/4 thuộc về tính trạng lặn rồi mới quy ước gen.
b. Biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ:
c. Viết sơ đồ lai và nhận xét tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình và giải quyết các yêu cầu của đề
bài:
Sau khi nhận dạng bài tập thuộc định luật Menđen thì dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 ta
suy ra kiểu gen của P.
1472949_313211048817698_998024554_n.jpg

* Trường hợp lai hai tính mà F1 xuất hiện số kiểu hình nhiều hơn 4:
Ví dụ: F1 có 6 kiểu hình thì ta tách riêng từng cặp tính trạng ra mà xét. Giả sử:
+) Cặp tính trạng thứ nhất phân li theo tỉ lệ 3:1 → P: Aa x Aa (1)
+) Cặp tính trạng thứ hai phân li theo tỉ lệ 1: 2: 1 →P: Bb x Bb (trội không hoàn toàn) (2)
Từ (1) và (2) kiểu gen của P: AaBb x AaBb và tỉ lệ kiểu hìnhở F1:
(3A-: 1aa)(1BB: 2Bb: 1bb) =3A-BB : 6A-Bb :3 A-bb : 1aaBB : 2aaBb : 1 aabb


BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM​
Câu 1: Ở phép lai hai tính, kiểu gen nào sau đây là kiểu gen của cơ thể dị hợp:
A. AaBB
B. Aabb.
C. AaBb
D. aaBB
Câu 2: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen:
A. Đồng hợp trội hoặc dị hợp.
B. Dị hợp.
C. Đồng hợp trội.
D. Đồng hợp lặn.
Câu 3: Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cơ thể có kiểu gen dị hợp, trong đó
A. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
B. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn
C. Gen lặn át chế ngược trở lại gen trội.
D. Gen trội gây chết.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây chưa được phát hiện trong quá trình nghiên cứu của Menđen:
A. Bố mẹ không thuần chủng thì con lai phân tính.
B. Bố mẹ thuần chủng thì con lai F1 đồng tính.
C. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
D. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn.
Câu 5: Trong thí nghiệm của mình, Menđen đã sử dụng phép lai phân tích để
A. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.
B. Xác định các cá thể thuần chủng.
C. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
D. Kiểm tra các cơ thể mang kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng.
Câu 6: Lai phân tích là phép lai:
A. Giữa cơ thể đồng hợp với cơ thể mang kiểu hình lặn.
B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản.
C. Giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.
D. Giữa các cơ thể F1 với nhau.
Câu 7:Trong quần thể của 1 loài với 1 gen có hai alen D và d thì sẽ có những kiểu gen
bình thường sau
A. DD, dd.
B. Dd, dd.
C. DD, Dd, dd.
D. Dd.
Câu 8: Ở người, kiểu gen $Hb^SHb^S$ gây thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, $Hb^sHb^s$ sống bình thường, $Hb^SHb^s$ thiếu máu nhẹ nhưng sống bình thường. Cặp bố mẹ sống bình thường nhưng có khả năng sinh con thiếu máu nặng là
A. $Hb^SHb^S \times Hb^sHb^s$ .
B. $Hb^SHb^s \times Hb^SHb^s$ .
C. $Hb^SHb^S \times Hb^SHb^s$ .
D. $Hb^sHb^s \times Hb^sHb^s$ .
Câu 9: Để giải thích quy luật phân li, Menđen đã đưa ra giả thiuyết
A. Sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền.
B. Sự tổ hợp tự do của NST trong giảm phân.
C. Giao tử thuần khiết.
D. Gen trội lấn át hẳn gen lặn.
Câu 10: Khi sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ
A. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai.
B. Duy trì được sự ổn định của các tính trạng ở các thế hệ sau.
C. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất phẩm chất của giống.
D. Cải thiện được phẩm chất của giống.
Câu 11: Một gen có 3 alen nằm trên NST thường. Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu
gen khác nhau về các alen nói trên?
A. 3 kiểu gen.
B. 4 kiểu gen.
C. 6 kiểu gen.
D. 8 kiểu gen.
Câu 12: Ở trường hợp tính trạng trội không hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu
hình và tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1?
A. Aa x Aa. B. Aa x aa. C. AA x Aa. D. AA x aa.
Câu 13: Theo quan niemẹ của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể sinh vật do
A. Một cặp nhân tố di truyền quy định.
B. Một nhân tố di truyền quy định.
C. Gen trội hay gen lặn qui định.
D. Hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 14: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen $(I^A,I^B,I^O)$ quy định. Kiểu gen $I^AI^A,I^AI^O$ quy định nhóm máu A; $I^BI^B,I^BI^O$ quy định máu B;$I^AI^B$ quy định nhóm máu AB;$I^OI^O$ quy định máu O. Mẹ có nhóm máu AB, con sinh ra có nhóm máu AB, nhóm máu nào sau đây chắc chắn không phải của bố:
A. Nhóm máu A.
B. Nhóm máu B.
C. Nhóm máu AB.
D. Nhóm máu O.
Câu 15: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li là
A. Cho thấy sự phân li tính trạng có ở thế hệ lai.
B. Xác định được tính trạng trội, tính trạng lặn để ứng dụng vào chọn giống.
C. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.
D. Xác định được dòng thuần.
Câu 16: Ở người, màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường quy định. Bố mắt nâu, mẹ mắt
nâu, sinh ra con có đứa mắt nâu, có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ là:
A. Bố đồng hợp trội, mẹ dị hợp.
B. Bố đồng hợp trội, mẹ đồng hợp lặn.
C. Đều dị hợp.
D. Bố dị hợp, mẹ đồng hợp.
Câu 17: Ở ruồi giấm, gen B thân xám trội hoàn toàn so với gen b thân đen. Ruồi đực và
ruồi cái đều có kiểu gen dị hợp thì xác suất để ruồi thân xám xuất hiện ở thế hệ F1 là
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 50%.
D. 75%.
Câu 18:Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AABbCcDDEe khi giảm phân sẽ hình thành
mấy loại giao tử và mỗi loại giao tử chứa mấy alen khác nhau?
A. 4 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau.
B. 8 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau.
C. 6 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 8 alen khác nhau.
D. 5 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau.
Câu 19:Loại giao tử Abd có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?
A. aaBbDD.
B. AaBbdd.
C. AABBDD.
D. AabbDd.
Câu 20: Kiểu gen nào sau đây không
tạo được giao tử abD?
A. aaBbDD.
B. AaBbdd.
C. AaBbDd.
D. AaBbDD.
 
Last edited by a moderator:
T

t_01696264077@yahoo.com

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM​
Câu 1: Ở phép lai hai tính, kiểu gen nào sau đây là kiểu gen của cơ thể dị hợp:
A. AaBB
B. Aabb.
C. AaBb
D. aaBB
Câu 2: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen:
A. Đồng hợp trội hoặc dị hợp.
B. Dị hợp.
C. Đồng hợp trội.
D. Đồng hợp lặn.
Câu 3: Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cơ thể có kiểu gen dị hợp, trong đó
A. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
B. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn
C. Gen lặn át chế ngược trở lại gen trội.
D. Gen trội gây chết.
Câu 4: Hiện tượng nào sau đây chưa được phát hiện trong quá trình nghiên cứu của Menđen:
A. Bố mẹ không thuần chủng thì con lai phân tính.
B. Bố mẹ thuần chủng thì con lai F1 đồng tính.
C. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
D. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn.
Câu 5: Trong thí nghiệm của mình, Menđen đã sử dụng phép lai phân tích để
A. Xác định tính trạng nào là trội, tính trạng nào là lặn.
B. Xác định các cá thể thuần chủng.
C. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng.
D. Kiểm tra các cơ thể mang kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng.
Câu 6: Lai phân tích là phép lai:
A. Giữa cơ thể đồng hợp với cơ thể mang kiểu hình lặn.
B. Giữa 2 cơ thể thuần chủng khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản.
C. Giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.
D. Giữa các cơ thể F1 với nhau.
Câu 7:Trong quần thể của 1 loài với 1 gen có hai alen D và d thì sẽ có những kiểu gen
bình thường sau
A. DD, dd.
B. Dd, dd.
C. DD, Dd, dd.
D. Dd.
Câu 8: Ở người, kiểu gen $Hb^SHb^S$ gây thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, $Hb^sHb^s$ sống bình thường, $Hb^SHb^s$ thiếu máu nhẹ nhưng sống bình thường. Cặp bố mẹ sống bình thường nhưng có khả năng sinh con thiếu máu nặng là
A. $Hb^SHb^S \times Hb^sHb^s$ .
B. $Hb^SHb^s \times Hb^SHb^s$ .
C. $Hb^SHb^S \times Hb^SHb^s$ .
D. $Hb^sHb^s \times Hb^sHb^s$ .
Câu 9: Để giải thích quy luật phân li, Menđen đã đưa ra giả thiuyết
A. Sự phân li và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền.
B. Sự tổ hợp tự do của NST trong giảm phân.
C. Giao tử thuần khiết.
D. Gen trội lấn át hẳn gen lặn.
Câu 10: Khi sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ
A. Tạo ra hiện tượng ưu thế lai.
B. Duy trì được sự ổn định của các tính trạng ở các thế hệ sau.
C. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất phẩm chất của giống.
D. Cải thiện được phẩm chất của giống.
Câu 11: Một gen có 3 alen nằm trên NST thường. Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu
gen khác nhau về các alen nói trên?
A. 3 kiểu gen.
B. 4 kiểu gen.
C. 6 kiểu gen.
D. 8 kiểu gen.
Câu 12: Ở trường hợp tính trạng trội không hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu
hình và tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1?
A. Aa x Aa.
B. Aa x aa.
C. AA x Aa.
D. AA x aa.
Câu 13: Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể sinh vật do
A. Một cặp nhân tố di truyền quy định.
B. Một nhân tố di truyền quy định.
C. Gen trội hay gen lặn qui định.
D. Hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 14: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen $(I^A,I^B,I^O)$ quy định. Kiểu gen $I^AI^A,I^AI^O$ quy định nhóm máu A; $I^BI^B,I^BI^O$ quy định máu B;$I^AI^B$ quy định nhóm máu AB;$I^OI^O$ quy định máu O. Mẹ có nhóm máu AB, con sinh ra có nhóm máu AB, nhóm máu nào sau đây chắc chắn không phải của bố:
A. Nhóm máu A.
B. Nhóm máu B.
C. Nhóm máu AB.
D. Nhóm máu O.
Câu 15: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li là
A. Cho thấy sự phân li tính trạng có ở thế hệ lai.
B. Xác định được tính trạng trội, tính trạng lặn để ứng dụng vào chọn giống.
C. Xác định được phương thức di truyền của tính trạng.
D. Xác định được dòng thuần.
Câu 16: Ở người, màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường quy định. Bố mắt nâu, mẹ mắt
nâu, sinh ra con có đứa mắt nâu, có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ là:
A. Bố đồng hợp trội, mẹ dị hợp.
B. Bố đồng hợp trội, mẹ đồng hợp lặn.
C. Đều dị hợp.
D. Bố dị hợp, mẹ đồng hợp.
Câu 17: Ở ruồi giấm, gen B thân xám trội hoàn toàn so với gen b thân đen. Ruồi đực và
ruồi cái đều có kiểu gen dị hợp thì xác suất để ruồi thân xám xuất hiện ở thế hệ F1 là
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 50%.
D. 75%.
Câu 18:Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AABbCcDDEe khi giảm phân sẽ hình thành
mấy loại giao tử và mỗi loại giao tử chứa mấy alen khác nhau?
A. 4 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau.
B. 8 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau.
C. 6 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 8 alen khác nhau.
D. 5 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau.
Câu 19:Loại giao tử Abd có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?
A. aaBbDD.
B. AaBbdd.
C. AABBDD.
D. AabbDd.
Câu 20: Kiểu gen nào sau đây không
tạo được giao tử abD?
A. aaBbDD.
B. AaBbdd.
C. AaBbDd.
D. AaBbDD.
 
T

tuonghuy333_2010


1/Trong quần thể người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Xác định tỉ lệ nhóm máu A của quần thể, biết cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng.
A. 0,45.
B. 0,30.
C. 0,25
D. 0.15.

2/Trong một quần thể người cân bằng kiểu gen người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là bao nhiêu. Biết rằng tần số nhóm máu A cao hơn nhóm máu B.
A. 56%; 15% B. 62%; 9% C. 49%; 22% D. 63%; 8%

3/Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: $C_1$: nâu, $C_2$: hồng, $C_3$: vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau: Màu nâu có 360 con; màu hồng có 550 con; màu vàng có 90 con. Xác định tần số các alen $C_1, C_2, C_3$? Biết quần thể cân bằng di truyền.
A. 0,4; 0,4; 0,2
B. 0,2 ; 0,5; 0,3
C. 0,3; 0,5; 0,2
D. 0,2; 0,3; 0,5

4/Cho quần thể xuất phát có kiểu gen như sau: $P:0,6AA:0,3Aa:0,1aa$. Sau đó 1 thế hệ quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, kiểu gen đồng hợp lặn bị chết. Hỏi quần thể $F_5$ có thành phần kiểu gen như thế nào?
A.$\frac{25}{81}AA:\frac{40}{81}Aa:\frac{16}{81}aa$
B.0,25AA:0,5Aa:0,25aa.
C.0,4AA:0,32Aa:0,64aa
D.Đáp án khác.

 
T

tuonghuy333_2010

^_^


Câu 12:
Ta có cách giải như sau: $2/6Aabb:2/6aaBb:1/6AAbb:1/6aaBB$
Đem lai vs nhau ra đúng A nhé
có 4 TH lai ở đây và mỗi TH thì cho 1/9 vậy là 4/9 đó
Câu tiếp theo: nếu ko bjk tính thì ta viết tổng thảy ra đc 4 kiểu gen mong muốn như yêu cầu:
$AaBB,Aabb,aaBb,AABb$ tính toán nhân lại đc 0,5 nhé
 
Last edited by a moderator:
K

kth3.ultjmate

Câu 12:
Ta có cách giải như sau: $2/6Aabb:2/6aaBb:1/6AAbb:1/6aaBB$
Đem lai vs nhau ra đúng A nhé
có 4 TH lai ở đây và mỗi TH thì cho 1/9 vậy là 4/9 đó
Câu tiếp theo: nếu ko bjk tính thì ta viết tổng thảy ra đc 4 kiểu gen mong muốn như yêu cầu:
$AaBB,Aabb,aaBb,AABb$ tính toán nhân lại đc 0,5 nhé

Cái $2/6Aabb:2/6aaBb:1/6AAbb:1/6aaBB$ ở đâu ra vậy?
 
T

tuonghuy333_2010

tỉ lệ đó có đc do suy ra từ $F_1$ đó e ạ ^_^ ta tách riêng ra đó ................................. để ý $F_1$ rồi suy ra chứ ko có lạ gì hết ^_^
 
T

tuonghuy333_2010

Câu 6: Ta có thể dùng phương pháp loại trừ Chọn B là Vì A,C,D đều chính xác nhé.
Câu 2: Đáp án là B Câu này e tính như sau:
Kiểu gen dị hợp tính bằng cách lấy phần bù : $1-\frac{2}{36}$ trong đó $\frac{2}{36}$ là tổng tỉ lệ kiểu gen đồng trội và đồng lặn
Câu 3: Kiểu gen đồng hợp lặn 2 cặp có 4 TH $AABB,AAbb,aaBB,aabb$ → $\frac{4}{16}$
Kiểu gen đồng hợp 1 cặp có 4 TH : $AaBB,Aabb,AABb,aaBb$ → $\frac{8}{16}$
Chọn D nhé.
Câu 19: $aaBBdd \begin{cases}EE \\ ee \end{cases}$ → $0,5^4=\frac{2}{32}$ → chọn A.
Câu 20: Đáp án A
e lấy phần bù nghĩa là $1-\text{tổng tỉ lệ KG đồng hợp}$
 
T

tuonghuy333_2010

Câu 6: B . Giải như sau e để ý $F_1$ là dị hợp sẽ cho 4 loại giao tử đời con lai ra đc 8 nên $4 \times 2 =8$ vậy ko thể là đồng hợp đc nên chọn B.
Câu 7: D . Lập luận tương tự ở đây có thể xảy ra 2 TH nhưng 2 TH này giống nhau nên chỉ chọn 1 phép lai thôi :
$$AaBb \times Aabb$$
viết sơ đồ lai ra tính $(\frac{1}{4}AA:\frac{2}{4}Aa:\frac{1}{4}aa)(\frac{1}{2}Bb:\frac{1}{2}bb)$ → AAbb:$\frac{1}{8}$ Chọn D
Chú ý đây là tương tác $9:6:1$
Câu 8: Chọn B nhé giải thích như sau: vì có A sau đó có B mới ra đỏ không A mà có B cũng như ko nên ra trắng vậy chọn B


Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu?
P/s: Câu này ko khó nên ko cần ABCD nhé


Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu
tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta
cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất,được F1 và sau đó cho F1 tự thụ.
Nhóm cây ở F2 có chiều cao 175cm chiếm tỉ lệ:
Câu này vẫn dễ ^_^ ko cần ABCD nhé
CỐ GẮNG LÊN RỒI MỌI THỨ SẼ ĐC ^_^ ♥
 
Last edited by a moderator:
T

trannhuphuc

Ơ cái này biết nè .... mà câu 4 đúng ko ak

1/Trong quần thể người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Xác định tỉ lệ nhóm máu A của quần thể, biết cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng.

Io = 0,2
IB2 + 2 Io IB = 0,21 => IB = 0,3 => IA = 0,5
=> Máu A = IA2 + 2IO IA = 0,45 (A)

2/Trong một quần thể người cân bằng kiểu gen người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là bao nhiêu. Biết rằng tần số nhóm máu A cao hơn nhóm máu B.
A. 56%; 15% B. 62%; 9% C. 49%; 22% D. 63%; 8%

Io = 0,1
2IaIb = 0,28
Io + Ia + Ib = 1
 Ib = 0,2 (A > B) => Ia = 0,7
 Tỉ lệ A = 0,63 ; B = 8 (D)

3/Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: C1: nâu, C2: hồng, C3: vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau: Màu nâu có 360 con; màu hồng có 550 con; màu vàng có 90 con. Xác định tần số các alen C1,C2,C3? Biết quần thể cân bằng di truyền.
A. 0,4; 0,4; 0,2
B. 0,2 ; 0,5; 0,3
C. 0,3; 0,5; 0,2
D. 0,2; 0,3; 0,5

Tỉ lệ : C1:C2:C3 (0,36 : 0,55 ; 0,09)
=>C3 = 0,3
C2C2 + 2C2C3 = 0,55 => C2=0,5
=>C1=0,2 (D)

4/Cho quần thể xuất phát có kiểu gen như sau: P:0,6AA:0,3Aa:0,1aa. Sau đó 1 thế hệ quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, kiểu gen đồng hợp lặn bị chết. Hỏi quần thể F5 có thành phần kiểu gen như thế nào?
A.2581AA:4081Aa:1681aa
B.0,25AA:0,5Aa:0,25aa.
C.0,4AA:0,32Aa:0,64aa
D.Đáp án khác.
(D)→A e nhé
Cộng 15 đ dô bảng thành tích nhé

Chiều cao thân ở một loài thực vật do 4 cặp gen nằm trên NST thường qui định và chịu
tác động cộng gộp theo kiểu sự có mặt một alen trội sẽ làm chiều cao cây tăng thêm 5cm. Người ta
cho giao phấn cây cao nhất có chiều cao 190cm với cây thấp nhất,được F1 và sau đó cho F1 tự thụ.
Nhóm cây ở F2 có chiều cao 175cm chiếm tỉ lệ:

(8C6)/(2^4*2^4) =7/64
(Hay thế ta ♥ đúng nhá +5 đ dô bảng tành tích)

Ở mèo gen D nằm trên phần không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy định màu lông đen, gen lặn a quy định màu lông vàng hung, khi trong kiểu gen có cả D và d sẽ biểu hiện màu lông tam thể. Trong một quần thể mèo có 10% mèo đực lông đen và 40% mèo đực lông vàng hung, số còn lại là mèo cái. Tỉ lệ mèo có màu tam thể theo định luật Hácdi-Van béc là bao nhiêu?
Xa= 0,8. xA=0,2
gioi cai. xAxa = 0,8*0,2*2=0,32. meo cai chiem 50%.
=> ti le meo tam the = 32% * 50* = 16%
+ 5 đ vào bảng thành tích nhé ♥

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ở phép lai hai tính, kiểu gen nào sau đây là kiểu gen của cơ thể dị hợp:

C. AaBb

Câu 2: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen:
A. Đồng hợp trội hoặc dị hợp.


Câu 3: Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cơ thể có kiểu gen dị hợp, trong đó

B. Gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn

Câu 4: Hiện tượng nào sau đây chưa được phát hiện trong quá trình nghiên cứu của Menđen:

C. Gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.

Câu 5: Trong thí nghiệm của mình, Menđen đã sử dụng phép lai phân tích để

D. Kiểm tra các cơ thể mang kiểu hình trội là thuần chủng hay không thuần chủng.

Câu 6: Lai phân tích là phép lai:

C. Giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn.

Câu 7:Trong quần thể của 1 loài với 1 gen có hai alen D và d thì sẽ có những kiểu gen
bình thường sau

C. DD, Dd, dd.

Câu 8: Ở người, kiểu gen HbSHbS gây thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, HbsHbs sống bình thường, HbSHbs thiếu máu nhẹ nhưng sống bình thường. Cặp bố mẹ sống bình thường nhưng có khả năng sinh con thiếu máu nặng là

B. HbSHbs×HbSHbs .

Câu 9: Để giải thích quy luật phân li, Menđen đã đưa ra giả thiuyết

C. Giao tử thuần khiết.

Câu 10: Khi sử dụng cá thể F1 làm giống sẽ

C. Dẫn đến hiện tượng phân tính làm mất phẩm chất của giống.

Câu 11: Một gen có 3 alen nằm trên NST thường. Trong quần thể sẽ có bao nhiêu kiểu
gen khác nhau về các alen nói trên?

C. 6 kiểu gen.

Câu 12: Ở trường hợp tính trạng trội không hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu
hình và tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1?

A. Aa x Aa.

Câu 13: Theo quan niemẹ của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể sinh vật do

A. Một cặp nhân tố di truyền quy định.

Câu 14: Ở người, tính trạng nhóm máu do 3 alen (IA,IB,IO) quy định. Kiểu gen IAIA,IAIO quy định nhóm máu A; IBIB,IBIO quy định máu B;IAIB quy định nhóm máu AB;IOIO quy định máu O. Mẹ có nhóm máu AB, con sinh ra có nhóm máu AB, nhóm máu nào sau đây chắc chắn không phải của bố:

D. Nhóm máu O.

Câu 15: Ý nghĩa thực tiễn của quy luật phân li là

B. Xác định được tính trạng trội, tính trạng lặn để ứng dụng vào chọn giống.

Câu 16: Ở người, màu mắt do 1 gen nằm trên NST thường quy định. Bố mắt nâu, mẹ mắt
nâu, sinh ra con có đứa mắt nâu, có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ là:

C. Đều dị hợp.

Câu 17: Ở ruồi giấm, gen B thân xám trội hoàn toàn so với gen b thân đen. Ruồi đực và
ruồi cái đều có kiểu gen dị hợp thì xác suất để ruồi thân xám xuất hiện ở thế hệ F1 là

D. 75%.

Câu 18:Một tế bào sinh tinh có kiểu gen AABbCcDDEe khi giảm phân sẽ hình thành
mấy loại giao tử và mỗi loại giao tử chứa mấy alen khác nhau?

B. 8 loại giao tử, mỗi giao tử chứa 5 alen khác nhau.

Câu 19:Loại giao tử Abd có thể được tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?

B. AaBbdd.

Câu 20: Kiểu gen nào sau đây không
tạo được giao tử abD?

B. AaBbdd.

^^ gửi ng ra đề :D

Ơ cái này biết nè .... mà câu 4 đúng ko ak

1/Trong quần thể người nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Xác định tỉ lệ nhóm máu A của quần thể, biết cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng.

Io = 0,2
IB2 + 2 Io IB = 0,21 => IB = 0,3 => IA = 0,5
=> Máu A = IA2 + 2IO IA = 0,45 (A)

2/Trong một quần thể người cân bằng kiểu gen người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là bao nhiêu. Biết rằng tần số nhóm máu A cao hơn nhóm máu B.
A. 56%; 15% B. 62%; 9% C. 49%; 22% D. 63%; 8%

Io = 0,1
2IaIb = 0,28
Io + Ia + Ib = 1
 Ib = 0,2 (A > B) => Ia = 0,7
 Tỉ lệ A = 0,63 ; B = 8 (D)

3/Màu sắc vỏ ốc sên do một gen có 3 alen kiểm soát: C1: nâu, C2: hồng, C3: vàng. Alen qui định màu nâu trội hoàn toàn so với 2 alen kia, alen qui định màu hồng trội hoàn toàn so với alen qui định màu vàng. Điều tra một quần thể ốc sên người ta thu được các số liệu sau: Màu nâu có 360 con; màu hồng có 550 con; màu vàng có 90 con. Xác định tần số các alen C1,C2,C3? Biết quần thể cân bằng di truyền.
A. 0,4; 0,4; 0,2
B. 0,2 ; 0,5; 0,3
C. 0,3; 0,5; 0,2
D. 0,2; 0,3; 0,5

Tỉ lệ : C1:C2:C3 (0,36 : 0,55 ; 0,09)
=>C3 = 0,3
C2C2 + 2C2C3 = 0,55 => C2=0,5
=>C1=0,2 (D)

4/Cho quần thể xuất phát có kiểu gen như sau: P:0,6AA:0,3Aa:0,1aa. Sau đó 1 thế hệ quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, kiểu gen đồng hợp lặn bị chết. Hỏi quần thể F5 có thành phần kiểu gen như thế nào?
A.2581AA:4081Aa:1681aa
B.0,25AA:0,5Aa:0,25aa.
C.0,4AA:0,32Aa:0,64aa
D.Đáp án khác.
(D)→A e nhé
Cộng 15 đ dô bảng thành tích nhé


sửa bài đi cưng .... ko sửa chị đuổi việc cưng đó ^^
 
Last edited by a moderator:
T

thao.nguyen27

Giúp mình câu này với nhé!!! Cảm ơn nhiều

1. Ở 1 loài động vật, alen A => lông xám trội hoàn toàn so với alen a => lông hung; alen B => chân cao trội hoàn toàn so với alen b => chân thấp; alen D => mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d => mắt đen. Cho phép lai P: [TEX]{\frac{AB}{ab}}[/TEX][TEX]X^D[/TEX][TEX]X^d[/TEX] x [TEX]{\frac{Ab}{aB}}[/TEX][TEX]X^dY[/TEX] thu được F1. Trong tổng số cá thể F1 thu được có số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân bình thường không xảy ra đột biến nhưng có hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Tính theo lí thuyết, cá thể lông xám, chân cao dị hợp, mắt nâu; cá thể cái lông xám, chân cao, mắt đen ko thuần chủng ở F1 lần lượt là bao nhiêu?

2. Ở 1 loài động vật, có 3 gen PLĐL, tác động qua lại cùng quy định màu lông, mỗi gen đều có 2 alen (A,a ; B,b ; C,c). Khi KG có mặt đồng thời cả 3 alen trội A, B, C thì cho KH lông đen; các KG còn lại đều cho KH lông trắng. Thực hiện phép lai: AABBCC x aabbcc => F1: 100% lông đen. Cho các con F1 giao phối tự do với nhau được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các con lông trắng thu được ở F2, số cá thể lông trắng thuần chủng chiếm tỉ lệ là bao nhiêu?

3. Ở 1 loài thực vật, gen A => quả tròn trội ko hoàn toàn so với alen a => quả dài, KG Aa => quả bầu dục. Cho P: quả tròn x quả dài => F1: 100% quả bầu dục. cho F1 tự thụ phấn được F2, F2 tự thụ được F3. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ KH ở F3 là?
 
T

tuonghuy333_2010

3. Ở 1 loài thực vật, gen A => quả tròn trội ko hoàn toàn so với alen a => quả dài, KG Aa => quả bầu dục. Cho P: quả tròn x quả dài => F1: 100% quả bầu dục. cho F1 tự thụ phấn được F2, F2 tự thụ được F3. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ KH ở F3 là?
Giải:
Áp dụng bài toán tự thụ: $\frac{3}{8} AA : \frac{2}{8} Aa : \frac{3}{8} aa$ → tới đây suy đc kiểu hình e nhé
 
Top Bottom