Phân tích giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật của truyện Kiều

R

rancanheo

Dàn ý nhé :)
I.Mở bài

- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và Truyện Kiều

- Giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện rõ nét qua 2 đoạn trích TD và Nỗi thương mình.

II. Thân bài

1. Giới thiệu khái quát:

- Vài nét về nguồn gốc ra đời Truyện Kiều, tài năng, tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
- Tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều.
- Nêu xuất xứ, vị trí hai đoạn trích.
- Khẳng định: giá trị nhân đạo trong hai đoạn trích thể hiện ở các khía cạnh:
+ Tái hiện cuộc sống, cảnh ngộ bi kịch, bất hạnh của Thúy Kiều.
+ Khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau khổ về tinh thần của Thúy Kiều.
+ Thái độ xót thương và trân trọng, sẻ chia của Nguyễn Du với Thúy Kiều nói riêng và người phụ nữ thời PK nói chung.

2. Phân tích hai đoạn trích để làm rõ giá trị nhân đạo

( Có hai cách: phân tích theo 3 luận điểm nêu trên hoặc phân tích lần lượt hai đoạn trích rồi khái quát lại 3 khía cạnh trên).

3. Nhận xét vài nét về nghệ thuật (góp phần đắc lực vào thể hiện tư tưởng nhân đạo); Mở rộng quan điểm xót thương người phụ nữ của Nguyễn Du qua một số tác phẩm khác của ông.

III. Kết bài

- Hai đoạn trích đã tái hiện những giai đoạn đầy đau khổ trong cả cuộc đời dằng dặc những khổ đau của Thúy Kiều.

- Qua hai đoạn trích, Nguyễn Du đã lên tiếng bênh vực quyền sống chính đáng của người phụ nữ và gián tiếp phê phán xã hội đầy ải họ gặp phải những oan khiên, bất hạnh.

- Cảm nhận riêng cua mỗi người (phần mở rộng vấn đề)
 
C

cactaceous

Giá trị nội dung gồm:
Giá trị hiện thực
- Truyện Kiều là bản cáo trạng bằng thơ về một xã hội phong kiến đang trên đà mục nát, đầy rẫy sự bất công, tàn bạo. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời là cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX (xã hội đồng tiền, xấu xa đồi bại và những bất công => dẫn chứng các nhân vật phản diện: Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến....). Phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, cho dù là người phụ nữ có nhan sắc => dẫn chứng Kiều: ko nắm được số phận của mình
Giá trị nhân đạo
- Ca ngợi tài năng, nhan sắc của người phụ nữ (đoạn Chị em Thúy Kiều)
Một hai nghiêng nước nghiêng thành...tài đành hoạ hai
- Đồng thời, ca ngợi tình yêu cao đẹp giữa Kim-Kiều
- Ca ngơi nhân phẩm con người:Nàng Kiều_người con gái thông minh, nhạy cảm, giàu tình yêu thương, giàu đức hi sinh, có ý thức về nhân phẩm, sẵn sàng đấu tranh để bảo vệ phẩm giá nhưng lại luôn bị Xã hội phong kiến chà đạp. Đồng cảm với những khát vọng chân chính của con người:khát vọng về quyền sống, về tự do, về công lí, tình yêu, hạnh phúc.
Giá trị nghệ thuật
- Truyện lấy nguồn từ truyện của Trung Quốc (Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân) nhưng NDu đã có những sáng tạo, cách diễn đạt đầy mới mẻ
Ngôn ngữ
- Bài thơ viết dưới dạng văn học dân gian. Bên cạnh đó Nguyễn Du còn vận dụng linh hoạt thành công các thành ngữ, ca dao, các điển cố điển tích vào trong Truyện Kiều khiến cho bộ truyện Nôm đã trở thành một tập Đại thành ngôn ngữ của văn học dân tộc.
- Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật
- Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tính cách và hoàn cảnh nhân vật
- Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tài hoa của NDu
Tả người
- Nhân vật chính diện: Ngòi bút ước lệ,ẩn dụ tượng trưng, dùng hình ảnh thiên nhiên tả người, là nhân vật lý tưởng hóa của Nguyễn Du (Kim Trọng, Kiều...)
- Nhân vật phản diện: Tả thực, là nhân vật hiện thực hóa của Nguyễn Du (Mã Giám Sinh...)
Tả cảnh
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật.
- Những sự vật, phong cảnh được miêu tả trong truyện đặc trưng cho văn hoc trung đại (mây, tuyết, hồ nước mùa thu....) => đẹp, sinh động
 
Top Bottom