Sa hành đoản ca

S

study_and_play

a)Bốn câu đầu:Những yếu tố tả thực và tượng trưng trong lời thơ:

“Bãi cát,bãi cát dài!
…….
Khách bộ hành nước mắt tuôn rơi”

-Bốn dòng thơ trên tả thực cảnh đi trên bãi cát.Đi trên cát đã khó, xét về hông gian thì đường xa, xung quanh thì lại bị vây bởi núi, sông, biển; xét về thời gian thì mặt trời đã lặn mất mà vẫn tất tả đi .Như vậy bãi cát là hình ảnh tả thực, gợi lên một không gian và thời gian đầy khó khăn, nhọc nhằn.Đó không chỉ là con đường thực mà còn là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng. Nóp biểu tượng cho con đường xa xôi, mờ mịt và còn biểu trưng cho con đường đời, con đường công danh nhọc nhằn của tác giả và của biết bao trí thức đương thời.

- Trên bãi cát ấy là hình ảnh một con người-nhà thơ , người đi trên bãi cát dài.Hình ảnh người đi trên bãi cát cũng là hình ảnh mang tính chất biểu trưng.Đó là hình ảnh của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời.
- Cùng với hình ảnh bãi cát dài là hình ảnh con đường cùng.Đó là hình ảnh “đường ghê sợ” , “Phía Bắc, núi Bắc núi muôn trùng. Phía Nam, núi Nam, sóng dào dạt”. Đó cũng là hỉnh ảnh tượng trưng cho con đường đời không lối thoát.


b)Sáu câu tiếptheo:Suy nghĩ của Cao Bá Quát về danh lợi.

-Hai dòng thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ-Trèo non, lội suối giận không nguôi” thể hiện nỗi chán nản của tác giảvì tự mình phải hành hạ thân xácđể theo đuổi công danh.
-Bốn dòng tiếp theo: “Xưa nay phường danhlợi-Bôn tẩu trên đường đời-Gió thoảng hơi men trong quán rượu-Say cả hỏi tỉnh được mấy người” nói về sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời. Hình ảnh người đời thấy ở đâu có quán rượu ngon đều đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu.Danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm say lòng người.

=> Sáu dòng thơ này chuẩn bị cho kết luận của tác giả là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Cái nhìn xa rộng của Cao Bá Quát chính là ở chỗ đã nhận thấy rõ tính chấtvô nghĩa của lối học hkoa cử, con đường công danh theo lối cũ:Học- thi-làm quan.Với tầm nhìn xa trông rộng đó Cao Bá Quát đã thấy được sự lạc hậu của học thuật đương thời nói riêng, sự bảo thủ, trì trệ của nhà Nguyễn nói chung. Với nhân cacxh1 cao đẹp, CBQ đã thể hiện thái độ phê phán những kẻ tất tả trên con đường danh lợi, đồng thời cũng tự cảnh tỉnh mình trước cái bả công danh.


c) Phần còn lại:Tâm trang- tầm tư tưởng của CBQ.

- Bên cạnh ý nghĩa tả thực, bãi cát còn có ý nghĩa biểu tượng, thể hiện tâm trạng của nhà thơ. Đó là tâm trạng đầy mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa khát vọng công danh, phú quý với thực chất của bả vinh hoa. Qua hình tượng thơ, tác giả cho người đọc thấy được tính chất vô nghĩa của con đường khoa cử, con đường công danh theo lối cũ. Con đường mà nhà thơ đang đi ấy được gọi là con đường cùng.Copn đường ấy lhông thể giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp của mình. Nếu đi tiếp, rất có thể ông cũng chỉ là một phường danh lợimà ông từng khinh miệt.Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu, về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn tác giả lúc này. Nuối tiếc vì con đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đẽ, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát.

- Qua những câu thơ cuối, nhà thơ như muốn nhắn nhủ với người đời: hãy dũng cảm dứt bỏ con đường công danh vô nghĩa, tự tìm cho mình một con đường đi đúng để thực hiện lí tưởng cao đẹp.



2/NGHỆ THUẬT:

a) Xây dựng hình ảnh vừa có nghã tả thực vừa có nghĩa tượng trưng:
-Hình ảnh bãi cát dài mênh mông.
-Hình ảnh người đi trên bãi cát.
-Hính ảnh con đường cùng.

b)Nghệ thuật sử dụng các đại từ xưnmg hô:
“Khách”, “Quân”, “Ngã”, “Anh”; tất cả đều để chỉ bản thân tác giả.
* Khi gọi là “khách’ nhà thơ nhìn mình như một người khác.
*Khi gọi là “anh” nhà thơ như đối thoại với mình.
*Khi gọi là “ngã”, tác giã như muốn trực tiếp thổ lộ.
 Các cách xưng hô thể hiện thái độ trăn trở, bức xúc trên con đường công danh , sự nghiệp.

c) Nhịp điệu bài thơ: Cách ngắt nhịp thơ rất tự do, có thể là:
-2/3: “Trường sa/ phục trường”
-3/5: “Quân bất học/ tiên nga mĩ thụy ông”
-4/3: “Phong tiền tửu điếm/ hữu mĩ tửu”
=>Nhịp thơ thay đổi như vậy để diễn đạt sự gập ghềnh, trúc trắc của những người bước đi trên bãi cát dài, tượng trưng cho con đường công danh đầy nhọc nhằn, chông gai. Nhịp điệu ấy cũng thể hiện được tâm trạng trĩu nặng suy tư của nhà thơ về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.
(Nguồn baigiangbachkim)
 
J

jeness

gửi mọi người

sao mỗi lần làm bài tập làm văn là em thấy ko' thế này không bít
co ai giúp em làm bài làm văn này ko nhỉ
Nhân cách Nhà Nho chân chính của Cao Bá Quát. hjxhjx|-)
 
K

khibuon

cảm ơn mọi người đã đưa một bài tham khảo để mình chuẩn bị cho bài viết số 3 cảm ơn
 
Q

qucen1994

sao mỗi lần làm bài tập làm văn là em thấy ko' thế này không bít
co ai giúp em làm bài làm văn này ko nhỉ
Nhân cách Nhà Nho chân chính của Cao Bá Quát. hjxhjx|-)


[FONT=&quot]Nghị luận văn học.
Đề: Nhân cách nhà nho chân chính trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát.

[/FONT]Ý Chính............[FONT=&quot]
Bãi cát lại bãi cát dài => Ẩn dụ về con đường duy nhất để "lên đời" trong xã hội pk thối nát.
Đi 1 bước như lùi 1 bước. => Bế tắc.
Mặt trời đã lặn chưa dừng được.
Lữ khách trên đường nước mắt rơi. => không có lối thoát.
Không học được tiên ông phép ngủ , => Điển tích ( SGK có )
Trèo non , lội suối , giận khôn vơi ! => Giận bản thân vì đã trót bước chân vào đây.
Xưa nay phường danh lợi ,
Tất tả trên đường đời . => Danh lợi làm người ta thêm khổ - Tóc bạc rồi túi vẫn đầy tham!
Đầu gió hơi men thơm quán rượu ,
Người say vô số , tỉnh bao người ? => Số người biết tự chủ trước danh & lợi là rất ít. Phần lớn đều bị xoay theo lòng tham + danh lợi.
Bãi cát dài , bãi cát dài ơi !
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt , => Cảm thấy không còn chốn dung thân. Chán nản + mệt mỏi.
Đường ghê sợ còn nhiều , đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc " đường cùng " ,
Phía bắc núi Bắc , núi muôn trùng ,
Phái nam núi Nam , sóng dào dạt . => Phía trước... phía sau... mù mịt... xa xôi... đây là "bước đường cùng" của kẻ hám cầu danh lợi.
Anh đứng làm chi trên bãi cát ? => Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mình.

[/FONT]Bài Xịn Đây:[FONT=&quot]
Bài ca ngắn đi trên cát dựng lên hình tượng một con người đi giữa một bãi cát mênh mông, mỗi bước chân đều bị lún xuống cát, cho nên hễ tiến lên một bước lại phải lùi lại một bước. Ngay từ đầu, bài thơ đã sử dụng điệp âm, và điệp âm đặt trong cách ngắt nhịp 2/3 liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ đã gợi lên cái cảm giác của bước chân người đi luôn luôn bị kéo giật lại :

Trường sa / phục trường sa,
Nhất bộ / nhất hồi khước.
(Cát dài / bãi cát dài,
Mỗi bước / lùi một bước)3

Con người đi trong trạng thái bất thường như thế tất nhiên là đi liên miên suốt đời mà không bao giờ thấy đích. Anh ta không còn chút ấn tượng nào về thời gian, về sáng tối. Chỉ có nỗi phiền muộn cứ chất mãi lên trái tim anh :

Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.
(Mặt trời đã lặn đi chưa nghỉ,
Bộ hành nước mắt lã chã rơi).

Bài thơ cho thấy, chỉ mới ở tuổi trong ngoài ba mươi, Cao Bá Quát đã cảm nhận được sự bế tắc cùng cực của một loại hình nhà nho không hợp khuôn với chế độ hiện hành. Nhà thơ tự đặt ra một lối thoát là trong cuộc đi vô tận đó, nếu người ta có thể ngủ đi được theo phép “thụy du” của những ông tiên thì may ra mọi nỗi thống khổ mới chấm dứt. Tiếc thay phép thụy du đối với những người vốn đã quá tỉnh lại chẳng có chút gì hiệu lực. Vì thế, càng đi trong sự tỉnh táo thì mọi nỗi oán hận trong lòng người đi chỉ càng thêm chất chồng :

Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng ?
(Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non lội suối giận sao nguôi ?)

Và nhà thơ lại thử làm một phép so sánh giữa loại “hành nhân” đáng gọi là tỉnh kia với vô số những người ngược xuôi vì danh lợi, thì hóa ra số người tỉnh rất ít, còn tất cả bọn họ đều là người say :

Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung;
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu, túy giả đồng.
(Xưa nay phường danh lợi,
Bôn tẩu trên đường đời;
Gió thoảng hơi men trong quán rượu,
Say cả hỏi tỉnh được mấy người ?)

Sự đối lập thức / ngủ và tỉnh / say thực ra chỉ là những biện pháp loại trừ nhằm giới hạn dần và soi tỏ từng bước đặc trưng loại biệt của đối tượng. Và đến đây, cảm hứng về một con người lầm lũi đi không biết tháng biết năm, đi mà không bao giờ tới đích, đi nhưng vẫn cứ như dẫm chân tại chỗ… ở đầu bài thơ được tiếp thêm bởi cái cảm hứng về sự cô đơn tuyệt đối của chính người bộ hành ấy, đã nâng hình tượng trữ tình của bài thơ lên mức một ẩn dụ có sức ám ảnh ghê gớm : người hành nhân ấy vẫn cứ đang mải miết đi, nhưng nhìn lên phía Bắc thì muôn ngọn núi lớp lớp đã sừng sững chắn mất lối; ngoảnh về Nam, núi và sóng hàng muôn đợt cũng đã vây phủ lấy mình. Và nhìn khắp bốn phía, thì nào có còn ai, chỉ còn độc một mình mình đứng trơ trên bãi cát. Bài thơ mở đầu bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc, đều là câu năm chữ, như muốn ném ra giữa cuộc đời một nhận xét chua chát về sự cố gắng tìm đường vô ích. Kế tiếp là hai cặp câu vần bằng dài - ngắn và hai cặp câu vần bằng xen trắc, cùng dài nhưng khác vần, biểu hiện những quặn khúc trong quá trình cọ xát với thực tiễn của chủ thể trữ tình / con người lặn lội tìm đường một cách hoài công :

Quân bất học tiên gia mỹ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng/
Cổ lai danh lợi nhân,
Bôn tẩu lộ đồ trung/
Phong tiền tửu điếm hữu mỹ tửu,
Tỉnh giả thường thiểu túy giả đồng/
Trường sa trường sa nại cừ hà !
Thản lộ mang mang úy lộ đa/

Thế rồi ở phần cuối, bài thơ kết thúc bằng một câu vần bằng và ba câu vần trắc bảy chữ, báo hiệu một cái gì đang thắt lại trong tư tưởng, là cái tuyên ngôn “cùng đường” của nhà thơ. Phép điệp âm ở đây lại được sử dụng tiếp, cài vào nhau, đan chéo nhau, đẩy cảm giác nhức nhối đến cùng tột :

Thính ngã nhất xướng “cùng đồ” ca :
Bắc sơn chi Bắc / sơn vạn điệp,
Nam sơn chi Nam / ba vạn cấp;
Quân hồ vi hồ sa thượng lập ?
(Nghe ta ca “cùng đường” một khúc :
Phía Bắc núi Bắc / núi muôn lớp,
Phía Nam núi Nam / sóng muôn đợt;
Sao mình anh trơ trên bãi cát ?)

Hình ảnh kết đọng cao nhất là một con người đã mất hết ý niệm về thời gian vì những cuộc đi, lại mất luôn cả ý niệm về phương hướng vì không còn có không gian xoay trở. Đấy là con người mất ý thức về lẽ tồn tại. Nhưng câu cuối cùng của bài thơ là một câu hỏi, cho nên cần hiểu : trong cảnh ngộ tuyệt vọng, con người này vẫn luôn luôn băn khoăn thắc mắc mà không giải đáp nổi vì sao và do đâu mình lại tự đánh mất lý do tồn tại của mìn[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] hi vọng có ích cho những ai đang tìm bài nghị luận này !!!
[/FONT]
 
Top Bottom