Địa [Địa lý 6] Kiến thức cơ bản Sách giáo khoa.

Status
Không mở trả lời sau này.
D

depvazoi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: VỊ TRÍ, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CUẢ TRÁI ĐẤThttp://diendankienthuc.net/diendan/...-dang-kich-thuoc-va-cau-tao-cua-trai-dat.html


1. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:


Trái Đất và vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI VÀ VŨ TRỤ

1. Vũ trụ


Trong Vũ trụ vô cùng tận, Trái đất là một thiên thể, một hệ vật chất giống như hàng ngàn tỉ hệ khác rất phổ biến trong không gian rộng lớn.


Trái đất là một hành tinh trong Hệ Mặt trời, Hệ Mặt trời lại là một bộ phận trong hệ lớn hơn là Hệ Ngân hà. Các thiên thể trong cả hai hệ chủ yếu chuyển động trong không gian theo chiều thuận thiên văn (tức ngược chiều kim đồng hồ) do sức hút từ một nhân trung tâm, có chu kì 180 triệu năm.


Theo các nhà thiên văn học thì phần trung tâm đó là một đám sao dày có khoảng cách giữa chúng nhỏ hơn so với khoảng cách của những ngôi sao khác ở phía ngoài.


Tuy nhiên, trong Vũ trụ, Hệ Ngân hà của chúng ta không phải là duy nhất. Ngày nay, các nhà thiên văn học đã quan sát được hàng chục triệu Hệ Ngân hà tương tự. Tất cả được coi là thành phần của một Hệ Ngân hà lớn hơn trong Vũ trụ : Hệ siêu Ngân hà.


Ngôi sao là các vật thể phổ biến nhất, có kích thước khác nhau được liên tục sinh ra và phát sáng do bị đốt cháy và tắt khi cạn nhiên liệu.


- Từ mặt đất có thể thấy chừng 5000 ngôi sao bằng mắt thường. Người cổ đại phân nhóm các ngôi sao thành các vòm sao mang tên các vị thần linh. Là phương tiện hữu ích để định vị, định hướng.


- Nhiệt độ của sao: tính trên bề mặt, khoảng 3500oK đến 80000oK có liên quan chặt chẽ với màu sắc. Sao nóng nhất màu xanh nước biển, sau đó màu trắng, vàng, da cam và đỏ. Màu sắc phần lớn các ngôi sao trong Ngân hà nằm trong sáu bậc quang phổ từ nóng nhất đến lạnh nhất kí hiệu B, A, F, G, K, và M.


Mặt trời là một ngôi sao, sinh ra cách đây xấp xỉ 4,6 tỷ năm, có đường kính 1390000 km, khoảng cách trung bình đến Trái đất 149000000 km, có cấu tạo như sau:


- Nhân: tập trung phần lớn khối lượng và là nơi tạo ra năng lượng được Mặt trời phát sáng, được nghiên cứu trên phương diện lý thuyết dựa trên nhận thức đã biết về khối lượng, khối lượng riêng, nhiệt độ bề mặt vùng cấu trúc, cũng như sự chuyển dịch các lớp không khí của nó, áp suất tại tâm đạt tới một tỷ lần áp suất khí quyển.


- Quang cầu: là lớp từ đó năng lượng từ nhân trung tâm được giải phóng và cũng là nơi ánh sáng được phát đi. Nhiệt độ trung bình của quang cầu chừng 5800oK, độ dày lớp này vào khoảng 1000 km và phân tích quang phổ quang cầu cho biết trong thành phần cấu tạo của lớp này có chừng trên sáu mươi nguyên tố khác nhau.


- Sắc cầu: lớp trên quang cầu, mặt đáy là 5800oK, đỉnh từ 10000 đến 20000oK, chiều dày 500 - 1400 km, khối lượng riêng nhỏ, tạo bởi các đám mây hi-đrô, màu đỏ, nhìn rõ khi có nguyệt thực.


- Tán Mặt trời: là lớp vỏ đẹp nhất được nhìn thấy khi nguyệt thực toàn phần, chiều dày 1,2 triệu km, thay đổi mãnh liệt khi vết đen hoạt động. Độ sáng tương đương với Mặt trăng, nhiệt độ 1,5 triệu độ K, không bức xạ nhiều nhiệt.


2. Hệ Mặt trời


2.1. Cấu tạo


Hệ Mặt trời gồm: một thiên thể lớn ở trung tâm, đó là Mặt trời, xung quanh có các thiên thể nhỏ hơn: các hành tinh, vệ tinh, các tiểu hành tinh, các sao chổi, thiên thạch và một lượng khí giữa các hành tinh.


2.2. Vận động chính


- Vận động cùng Hệ Ngân hà trong Vũ trụ (27,35 ngày/vòng).


- Vận động tịnh tiến trong Hệ Ngân hà cùng các bộ phận khác của Hệ Mặt trời, vận tốc là 230 km/s về phía sao chức nữ.


2.3. Các hành tinh và các tiểu hành tinh


- Hành tinh: là những khối vật chất rắn, hình cầu quay xung quanh Mặt trời. Có tám hành tinh chính: sao Thuỷ, Kim, Trái đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên vương, Hải vương.


- Tiểu hành tinh: là những khối vật chất rắn không có hình dạng nhất định quay xung quanh Mặt trời cùng hướng với các hành tinh. Có khoảng 40000 tiểu hành tinh, phần lớn chuyển động trong khoảng không giữa sao Hoả và sao Mộc.


- Vệ tinh: là những khối vật chất quay xung quanh một hành tinh.


Hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh có quy luật chuyển động trong hệ Mặt trời như sau:


+ Quỹ đạo có hình Elip gần tròn.


+ Tất cả đều chuyển động tịnh tiến quanh Mặt trời theo chiều thuận thiên văn.


+ Trừ sao Thuỷ, các hành tinh khác đều tự quay quanh trục của mình cũng theo chiều thuận thiên văn.

Các tiểu hành tinh có tâm sai (đến 0,83) và độ xích vĩ (42 độ) hơn hẳn các hành tinh.

2.4. Hai nhóm hành tinh


- Kiểu Trái đất : sao Thuỷ, sao Kim, Trái đất và sao Hoả


Kích thước, khối lượng nhỏ nhưng tỷ trọng lớn.


Không có khí quyển hoặc lớp khí quyển rất mỏng, khối lượng không đáng kể so với khối lượng của hành tinh.


- Kiểu Mộc tinh: sao Mộc, Thổ, Thiên vương, Hải vương chúng có kích thước, khối lượng lớn, tỷ trọng nhỏ, tự quay nhanh, độ dẹt lớn.


2.5. Thiên thạch và sao chổi

- Sao chổi: là những khối vật chất nhẹ trong hệ Mặt Trời khi xuất hiện trên bầu trời vào ban đêm, bao giờ cũng kéo theo một cái đuôi (dải ánh sáng dài) gần giống như một cái chổi. Sao chổi có hai bộ phận đầu là một khối sáng chói, đuôi là một đám mây hơi xoè dần về phía sau tạo thành một dải ánh sáng mờ. Đuôi sao chổi bao giờ cũng có hướng ngược chiều với hướng Mặt trời. Sao chổi càng tiến gần đến Mặt trời đuôi càng dài và càng hiện rõ.


- Thiên thạch: là những khối vật chất rắn nhỏ bay trong khoảng không giữa các hành tinh. Khi đi vào lớp khí quyển của một hành tinh nào đó sẽ bị hút khiến tốc độ và ma sát tăng cao (40 - 60 km/s), phần lớn thiên thạch bốc cháy tạo thành sao băng hay sao đổi ngôi. Nếu không bốc cháy hết vì quá lớn, chúng rơi xuống tạo tiếng nổ lớn, tạo hố sâu, rộng (2200 tấn, vang xa hơn 1000 km). Thành phần cấu tạo gồm các nguyên tố có mặt trong bảng tuần hoàn Men-đê-leep nhưng chủ yếu là các kim loại (sắt và ni-ken) hay các loại đá.


Bảng 1.1 Đặc điểm các hành tinh hệ Mặt trời


Click here to view the original image of 694x478px.
anh%20he%20mat%20troi.png

- Trái đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần mặt trời.

2. Hình dạng, kích thước của trái đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến.

- Trái đất có hình cầu.
- Kích thước của Trái Đất rất lớn.





- Kinh tuyến: Là đường nối liền hai điểm cực bắc và cực nam trên quả địa cầu.
- Vĩ tuyến: Vòng tròn trên mặt địa cầu vuông góc với kinh tuyến

- Kinh tuyến gốc: Kinh tuyến số 00, qua đài thiênvăn Grinuýt nước Anh.
-Vĩ tuyến gốc: là đường xích đạo, đánh số 0o.

- Kinh tuyến đông: những kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc.
- Kinh tuyến Tây:Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
- Vĩ tuyến Bắc : những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo lên cực bắc.
- Vĩ tuyến Nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo xuống cực Nam.

- Nửa cầu đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 200T vaf 600Đ
- Nửa cầu tây: Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 200T và 600Đ
- Nửa cầu bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo lên cực bắc.
- Nửa cầu nam: Nửa bề mặt địa cầu tính từ xích đạo đến cực nam.

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức .

 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Cute Boy
D

depvazoi

BÀI 2: BẢN ĐỒ VÀ CÁCH VẼ BẢN ĐỒ

1. Bản đồ
* Bản đồ: Là biểu hiện thu nhỏ tương đối chính xác vùng đất hoặc phân bố vật thể trên bề mặt Trái Đất.
* Bản đồ rất quan trọng:
- Là con mắt của nhà địa lí
- Bản đồ phục vụ hoạt động phân giới hành chính
- Bản đồ phục vụ cho quân sự.

2. Vẽ bản đồ
- Vẽ bản đồ là biểu hiện mặt cong của bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng của tờ giấy.

10362d1351957349-dia-li-6-bai-2-ban-do-va-cac-ve-ban-do-anh1.jpg


10363d1351957385-dia-li-6-bai-2-ban-do-va-cac-ve-ban-do-anh-2.jpg


10364d1351957403-dia-li-6-bai-2-ban-do-va-cac-ve-ban-do-anh-3.jpg


NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 3: TỈ LỆ BẢN ĐỒ

1. Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ:

- Tỉ lệ bản đồ cho ta biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước thực của chúng trên thực tế.
+ Biểu hiện ở 2 dạng:
- Tỉ lệ số: là một phân số luôn có tử là 1. Mẫu số càng lớn thì tỉ lệ càng nhỏ và ngược lại.
VD: Hình 8

10369d1352029477-dia-li-6-bai-3-ti-le-ban-do-tilebando.jpg


Tỉ lệ 1: 7.500 "1cm trên bản đồ = 7.500cm ngoài thực tế

-Tỉ lệ thước: Là tỉ lệ được vẽ dưới dạng thước đo tính sẵn, mỗi đoạn đều ghi số đo độ dài tương ứng trên thực địa.
VD: mỗi đoạn 1cm trên thước bằng 1km hoặc 10km trên thực địa.
-Tỉ lệ bản đồ càng lớn thì mức độ chi tiết của bản đồ càng cao.
2. Thực hành:

+ Hình 8 tỉ lệ 1: 7.500 "1cm trên bản đồ bằng 7.500cm ngoài thực tế
+ Hình 9 tỉ lệ 1: 15000 "1cm trên bản đồ bằng 15.000cm ngoài thực tế

10370d1352029519-dia-li-6-bai-3-ti-le-ban-do-tilebando2.jpg


+Bản đồ H8 chi tiết hơn vì tỉ lệ
1 : 7.500 > 1 : 15.000

3. Đo tính các khoảng cách thực địa dựa vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số trên bản đồ:
Cách tính khoảng cách trên thực địa dựa vào tỉ lệ số và tỉ lệ thước:
- Đánh dấu khoảng cách hai điểm.
- Đo khoảng cách hai điểm
- Dựa vào tỉ lệ số, tính 1cm trên thước bằng ......cm ngoài thực tế. Sau đó đổi ra đơn vị mét (m), hoặc kilômet (km)

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 4: PHƯƠNG HƯỚNG TRÊN BẢN ĐỒ. KINH ĐỘ, VĨ ĐỘ VÀ TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ.
1. Phương hướng trên bản đồ:

10397d1352207451-dia-li-6-bai-4-phuong-huong-tren-ban-do-kinh-do-vi-do-va-toa-do-dia-li-huong.jpg


* Qui ước:
- Đầu phía trên của đường Kinh tuyến là hướng Bắc.
- Đầu phía dưới của đường Kinh tuyến là hướng Nam.
- Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.
- Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.


2. Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí:

- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm gọi là toạ độ địa lí của điểm đó.
Ví dụ:

Điểm C là 200Tây - 10o Bắc

10398d1352207703-dia-li-6-bai-4-phuong-huong-tren-ban-do-kinh-do-vi-do-va-toa-do-dia-li-kinh-vi-tuyen.jpg


NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 5: KÍ HIỆU BẢN ĐỒ. CÁCH BIỂU HIỆN ĐỊA HÌNH TRÊN BẢN ĐỒ​
1. Các loại ký hiệu bản đồ:


- Các kí hiệu dùng cho bản đồ rất đa dạng và có tính quy ước
- Bảng chú giải giải thích nội dung và ý nghĩa của kí hiệu

10438d1352435770-dia-li-6-bai-5-ki-hieu-ban-do-cach-bieu-hien-dia-hinh-tren-ban-do-khbd.jpg


- Thường phân ra 3 loại kí hiệu:
+ Điểm.
+ Đường.
+ Diện tích.

- Phân 3 dạng:
+ Ký hiệu hình học.
+ Ký hiệu chữ.
+ Ký hiệu tượng hình.

2. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ.


10439d1352436035-dia-li-6-bai-5-ki-hieu-ban-do-cach-bieu-hien-dia-hinh-tren-ban-do-tlbd.jpg


- Biểu hiện độ cao địa hình bằng thang màu hay đường đòng mức.

-Quy ước trong các bản đồ giáo khoa địa hình việt nam

+ Từ 0m -200m màu xanh lá cây
+Từ 200m-500m màu vàng hay hồng nhạt.
+ Từ 500m-1000m màu đỏ.
+ Từ 2000m trở lên màu nâu.

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 7 : SỰ VẬN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ CÁC HỆ QUẢ.​

1.Vận động của Trái đất quanh trục.

10441d1352441951-dia-li-6-bai-6-thuc-hanh-bai-7-su-van-dong-tu-quay-quanh-truc-cua-trai-dat-va-cac-he-qua-trai-dat.jpg


- Hướng tự quay trái đất từ Tây sang Đông
-Thời gian tự quay1vòng quanh trục là 24 giờ.

10442d1352441986-dia-li-6-bai-6-thuc-hanh-bai-7-su-van-dong-tu-quay-quanh-truc-cua-trai-dat-va-cac-he-qua-traidat2.jpg


- Chia bề mặt trái đất thành 24 khu vực giờ
-Mỗi khu vực có 1giờ riêng đó là giờ khu vực
- Giờ gốc (GMT)khu vực có kt gốc đi qua chính giữa làm khu vực giờ gốc và đánh số 0(còn gọi giờ quốc tế )


-Phía đông có giờ sớm hơn phía tây
-Kinh tuyến 1800 là đường đổi ngày quốc tế

2. Hệ quả sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất
a-Hiện tượng ngày đêm

10443d1352442030-dia-li-6-bai-6-thuc-hanh-bai-7-su-van-dong-tu-quay-quanh-truc-cua-trai-dat-va-cac-he-qua-hq1.jpg


-Do trái đất hình dạng cầu nên mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa: Nửa được chiếu sáng là ban ngày nửa nằm trong bóng tối là ban đêm.
- Nhờ có sự vận động tự quay của trái từ tây sang đông mà khắp mọi nơi trái đất đều lần lượt có ngày đêm.
b. Do sự vận động tự quay quanh trục của Trái đất nên các vật chuyển động trên bề mặt trái đất đều bị lệch hướng.

10444d1352442060-dia-li-6-bai-6-thuc-hanh-bai-7-su-van-dong-tu-quay-quanh-truc-cua-trai-dat-va-cac-he-qua-hq3.jpg


+ Bán cầu Bắc: lệch bên phải.
+ Bán cầu Nam: lệch bên trái.

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 8: SỰ CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH MẶT TRỜI​


1. Sự chuyển động của Trái đất quanh mặt trời.

10494d1352760246-dia-li-6-bai-8-su-chuyen-dong-cua-trai-dat-quanh-mat-troi-trai-dat-quanh-mat-troi.jpg


-Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elíp gần tròn .


-Trái đất chuyển động một vòng quanh mặt trời trên quỹ đạo hết 365 ngày và 6 giờ

2. Hiện tượng các mùa

- Khi chuyển động trên quỹ đạo trục trái đất bao giờ cũng có độ nghiêng không đổi nên lúc nửa cầu bắc , lúc nửa cầu nam ngả về phía mặt trời sinh ra các mùa :


+ Nửa cầu hướng về phía mặt trời nhận được nhiều ánh sáng" là mùa nóng.
+ Nửa cầu chếch xa mặt trời nhận được ít ánh sáng" là mùa lạnh.
"Các mùa đối lập nhau ở 2 nửa cầu trong một năm.

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 9: HIỆN TƯỢNG NGÀY, ĐÊM DÀI NGẮN THEO MÙA
1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái đất:

10495d1352761982-dia-li-6-bai-9-hien-tuong-ngay-dem-dai-ngan-theo-mua-hien-tuong-ngay-dem.jpg


- Trong khi quay quanh mặt trời trái đất có lúa chúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía mặt trời.
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục trái đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
- Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.
2. Ở 2 miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa:


10496d1352763379-dia-li-6-bai-9-hien-tuong-ngay-dem-dai-ngan-theo-mua-bang-2.jpg


NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 10: CẤU TẠO BÊN TRONG TRÁI ĐẤT​

1. Cấu tạo bên trong của trái đất

10497d1352763774-dia-li-6-bai-10-cau-tao-ben-trong-trai-dat-cau-tao-ben-trong-trai-dat.jpg


Gồm 3 lớp
- Lớp vỏ
- Trung gian
- Nhân

a. Lớp vỏ:
- Độ dày: 5 đến70 km
- Trạng thái: Rắn chắc
- Nhiệt độ: Càng xuống sâu, nhiệt độ càng tăng. Tối đa 1000oC.
b. Lớp trung gian:
- Độ dày: gần 3000 km
- Trạng thái: Quánh dẻo đến lỏng
- Nhiệt độ: 1.500 oC đến 4.700 oC
c. Lõi:
- Độ dày: Trên 3000km
- Trạng thái: Lỏng ở ngoài, rắn ở trong
- Nhiệt độ: Cao nhất khoảng 5000 oC

2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất.

10498d1352763876-dia-li-6-bai-10-cau-tao-ben-trong-trai-dat-cau-tao-lop-vo-trai-dat.jpg


- Vỏ Trái Đất là lớp rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất, được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

- Lớp vỏ trái đất chỉ chiếm 1% thể tích và 0.5% khối lượng của Trái Đất.

- Lớp vỏ của Trái Đất có vai trò rất quan trọng vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên và là nơi sinh sống, hoạt động xã hội của con người.

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 12 : TÁC ĐỘNG CỦA NỘI LỰC VÀ NGOẠI LỰC
TRONG VIỆC HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT.​
1.Tác dụng của nội lực và ngoại lực.

+ Nội lực.
- Là lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá, làm cho chúng uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất.

10705d1353800886-dia-li-6-bai-11-tac-dong-cua-ngoai-luc-va-noi-luc-trong-viec-hinh-thanh-dia-hinh-be-mat-trai-dat-noi.jpg


+ Ngoại lực.
- Là lực sinh ra từ bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu là 2 quá trình: Phong hoá các loại đá và xâm thực (Nước chảy, gió).

10703d1353800680-dia-li-6-bai-11-tac-dong-cua-ngoai-luc-va-noi-luc-trong-viec-hinh-thanh-dia-hinh-be-mat-trai-dat-ngoai-luc.jpg


2. Núi lửa và động đất.
+ Núi lửa.

10704d1353800752-dia-li-6-bai-11-tac-dong-cua-ngoai-luc-va-noi-luc-trong-viec-hinh-thanh-dia-hinh-be-mat-trai-dat-noi-luc.jpg


- Là hình thức phun trào mác ma dưới sâu lên mặt đất.
- Núi lửa đang phun hoặc mới phun là núi lửa đang hoạt động.
- Núi lửa ngừng phun đã lâu là núi lửa tắt.
- Cấu tạo của núi lửa: H31.
+ Động đất.

10706d1353800994-dia-li-6-bai-11-tac-dong-cua-ngoai-luc-va-noi-luc-trong-viec-hinh-thanh-dia-hinh-be-mat-trai-dat-dong-dat.jpg


- Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ trong lòng đất, ở dưới sâu, làm cho các lớp đá rung chuyển dữ dội.
+ Gây thiệt hại:
- Người.
- Nhà cửa.
- Đường sá.
- Cỗu cống.
- Công trình xây dựng.
- Của cải.
- Để đo các chấn động của động đất người ta dùng thang RICHTE ( 9 bậc ).

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 13: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT​

1. Núi và độ cao của núi.

10707d1353802894-dia-li-6-bai-13-dia-hinh-be-mat-trai-dat-do-cao-nui.jpg


+ Núi là 1 dạng địa hình nhô cao rõ rệt trên mặt đất.
- Độ cao thường 500 m so với mực nước biển.
+ Núi:
- Đỉnh (nhọn).
- Sườn (dốc).
- Chân núi.
+ Phân loại núi:
- Núi thấp: Dưới 1000 m.
- Núi trung bình: Từ 1000 m -> 2000 m.
- Núi cao: Từ 2000 m trở lên.
+ Độ cao tương đối: Đo từ điểm thấp nhất đến dỉnh núi.
+ Độ cao tuyệt đối: Đo từ mực nước biển lên đỉnh núi.

10709d1353803032-dia-li-6-bai-13-dia-hinh-be-mat-trai-dat-nui.jpg


2. Núi già, núi trẻ.

10708d1353802954-dia-li-6-bai-13-dia-hinh-be-mat-trai-dat-nuigt.jpg


a. Núi già.
- Được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm.
- Trải qua các quá trình bào mòn mạnh.
- Có đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

b. Núi trẻ.

- Được hình thành cách đây vài chục triệu năm.
- Có đỉnh nhọn, sườn dốc,thung lũng sâu.

10711d1353803136-dia-li-6-bai-13-dia-hinh-be-mat-trai-dat-hymailaya.jpg


3-. Địa hình cacxtơ và các hang động

10710d1353803094-dia-li-6-bai-13-dia-hinh-be-mat-trai-dat-loai-nui.jpg


- Địa hình cacxtơ loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi.

+ Hang động:

- Là những cảnh đẹp tự nhiên.
- Hấp dẫn khách du lịch.
- Có các khối thạch nhũ đủ màu sắc
VD: Động Phong Nha – Kẻ Bàng

* Giá trị kinh tế của miền núi .
- Miền núi là nơi có tài nguyên rừng vô cùng phong phú
- Nơi giàu tài nguyên khoáng sản
- Nhiều danh lam thắm cảnh đẹp ,nghỉ dưỡng ,du lịch

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 14: ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT (TIẾP)
1. Cao nguyên

10760d1354252009-dia-li-6-bai-14-dia-hinh-be-mat-trai-dat-tiep-cao-nguyen.jpg


* Độ cao:
Độ cao tuyệt đối trên 500 m

* Đặc điểm hình thái

Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sờn dốc

* Khu vực nổi tiếng
Cao nguyên Tây Tạng
(Trung Quốc)
Cao nguyên Lâm Viên
(Việt Nam)

* Giá trị kinh tế

Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn theo vùng. Chuyên canh cây công nghiệp trên qui mô lớn

2. Bình nguyên (đồng bằng)

10761d1354252048-dia-li-6-bai-14-dia-hinh-be-mat-trai-dat-tiep-binh-nghuyen.jpg


* Độ cao:
Độ cao tuyệt đối (200 -> 500m)

* Đặc điểm hình thái
Hai loại đồng bằng:
- Bào mòn: Bề mặt hơi gợn sóng
- Bồi tụ: Bề mặt bằng phẳng

* Bình nguyên nổi tiếng
- Đồng bằng bào mòn: Châu Âu, Canada.
- Đồng bằng bồi tụ: Hoàng Hà, sông Hồng, Sông Cửu Long. (Việt Nam)

* Giá trị kinh tế
Trồng cây Nông nghiệp, lương thực thực phảm,..
Dân cư đông đúc.
Thành phố lớn

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

BÀI 15 : CÁC MỎ KHOÁNG SẢN

1. Các loại khoáng sản:
a. Khoáng sản:
- Là những khoáng vật và đá có ích được con người khai thác sử dụng.
- Những nơi tập trung nhiều khoáng sản gọi là mỏ khoáng sản.

b. Phân loại khoáng sản:

10759d1354249030-dia-li-6-bai-15-cac-mo-khoang-san-loaikhoangsan.jpg


- Khoáng sản được phân ra làm 3 loại:
+ Khoáng sản năng lượng (nhiên liệu)
+ Khoáng sản kim loại
+ Khoáng sản phi kim loại

2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:


10758d1354248566-dia-li-6-bai-15-cac-mo-khoang-san-khoang-san.jpg


a. Mỏ nội sinh:
- Là khoáng sản được hình thành do mắcma.
- Được đưa lên gần mặt đất.
VD: đồng, chì, kẽm, thiếc,vàng, bạc…
b. Mỏ ngoại sinh:
- Được hình thành do quá trình tích tụ vật chất, thường ở những chỗ trũng (thung lũng).
- Khoáng sản là tài nguyên không thể phục hồi nên phải khai thác và sử dụng hợp lí và tiết kiệm.

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 16: THỰC HÀNH
ĐỌC BẢN ĐỒ (HOẶC LƯỢC ĐỒ) ĐỊA HÌNH TỈ LỆ LỚN​

Các em thân mến. Để có được kỹ năng địa lí cúng ta cần thực hành thành thạo các độc bản đồ, lược đồ. Đặc biết bài thực hành này sẽ giúp cho các em những vấn đề sau:

- Biết đọc các lược đồ, bản đồ địa hình có tỉ lệ lớn.
- Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
+ Tìm kiếm và xử lí thông tin trên bản đồ để trả lời các câu hỏi.
+ Tự nhận thức khi làm việc cá nhân.
+ Giao tiếp, phản hồi, lắng nghe tích cực khi làm việc nhóm.
* Hướng dẫn Bài tập 1. SGK T51

a) Đường đồng mức.

10807d1354673395-dia-li-6-bai-16-thuc-hanh-doc-ban-do-hoac-luoc-do-dia-hinh-ti-le-lon-luoc-do.jpg


- Là đường đồng nối những điểm có cùng độ cao so với mực biển lại với nhau.

- Hình dạng địa hình được biết là do các điểm có độ cao sẽ nằm cùng trên 1 đường đồng mức,biết độ cao tuyệt đối của các điểm và đặc điểm hình dạng địa hình ,độ dốc ,hướng nghiêng

*Hướng dẫn bài tập 2.SGK T51
a)
- Từ A1 " A2: hướng từ tây sang đông

b) Khoảng cách giữa các đường đồng mức là 100 m.

c)
- A1 = 900 m, A2 = 700 m
- B1= 500 m, B2= 600 m, B3 = 500 m


d)
Tính khoảng cách đường chim bay từ đỉnh A1-A2 là:
7,5 . 100000 =750000cm = 7500m

e)
- Sườn Tây dốc.
- Sườn Đông thoải hơn

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 17: LỚP VỎ KHÍ
Các em thân mến, thường ngày chúng ta vẫn hít thở không khí, vậy thực ra thành phần của lớp không khí, tỉ lệ của mỗi thành phần trong lớp vỏ khí biết vai trò của lượng hơi nước trong lớp vỏ khí, tầng của lớp vỏe này ra sao. Chúng ta cùng tìm hiểu như sau:

1- Thành phần của không khí

10808d1354674042-dia-li-6-bai-17-lop-vo-khi-tp-kh-ng-khi-.jpg


- Thành phần của không khí gồm:
+ Khí Nitơ: 78%
+ Khí Ôxi: 21%
+ Hơi nước và các khí khác: 1%
- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa...

2- Cấu tạo của lớp vỏ khí (lớp khí quyển)
* Các tầng khí quyển:

10809d1354674072-dia-li-6-bai-17-lop-vo-khi-tang-khi-quyen.jpg


- Tầng đối lưu: 0"16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.
+ K.khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(TB lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C )
+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,....

- Tầng bình lưu: 16 - 80km có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.

- Các tầng cao của khí quyển >80 km không khí rất loãng.


3- Các khối khí.

-Các khối khí luôn luôn di chuyển làm thay đổi thời tiết nơi chúng đi qua.

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 18: THỜI TIẾT KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ​


Các em thân mến trên ti vi hay đài báo đều hay nhắc đến thời tiết và khí hậu, vậy chúng ta hiểu về thời tiết và khí hậu ra sao, chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé:

10810d1354676225-dia-li-6-bai-18-thoi-tiet-ki-hau-va-nhiet-do-khong-khi-do-nhiet.jpg


1. Khí hậu và Thời tiết

a) Thời tiết.
- Là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.
- Thời tiết luôn thay đổi.


b) Khí hậu.
- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thơì tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài , từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.


2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
a) Nhiệt độ không khí.
- Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí
" không khí nóng lên. Độ nóng lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
b. Cách tính to TB :
- Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế.
- Cách tính nhệt độ TB ngày, tháng, năm:
+ to TB ngày = Tổng nhiệt độ các lần đo
Số lần đo
+ toTB tháng = Tổng to các ngày trongtháng
Số ngày trong tháng
+ toTB năm = Tổng to các tháng trong năm
12
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.


a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển:


b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:

10811d1354676259-dia-li-6-bai-18-thoi-tiet-ki-hau-va-nhiet-do-khong-khi-doi-nhiet.jpg


- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm
0,6o C.
c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ: Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ
- Vùng vĩ độ thấp: to cao.
- Vùng vĩ độ cao: to thấp

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 19: KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

1. Khí áp, các đai khí áp trên Trái Đất

10849d1355274624-dia-li-6-bai-19-khi-ap-va-gio-tren-trai-dat-dai-ap.jpg


a) Khí áp:

- Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trong lượng " tạo ra 1 sức ép rất lớn lên bề mặt trái đất sức ép đó gọi là khí áp.
-Dụng cụ để đo khí áp là khí áp kế, đơn vị là mm thuỷ ngân
b) Các đai khí áp trên bề mặt trái đất.

- Khí áp phân bố trên Trái Đất thành các đai khí áp thấp và đai khí áp cao từ xích đạo về cực


- Ba đai áp thấp: là XĐ 0o, ở vĩ độ 600B và 600N
- Bốn đai áp cao ở vĩ độ 300 B, 300 N và 2 cực


2. Gió và các hoàn lưu khí quyển .

10850d1355274663-dia-li-6-bai-19-khi-ap-va-gio-tren-trai-dat-gio.jpg


* Gió.
- Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi áp cao về nơi áp thấp. Sự chuyển động của không khí sinh ra gió.
*Các loại gió chính:
- Gió tín phong :-
+Thổi từ : 300 B và 300N về xích đạo
+Hướng gió:
Ở nửa cầu Bắc : Đông Bắc đến Tây Nam
Ở nửa cầu Nam : Đông Nam đến Tây Bắc
- Gió Tây ôn đới
+Thổi từ: 300B về 600B và 300N về 600N
+Hướng gió:
Ở nửa cầu Bắc : Tây Nam đến Đông Bắc
Ở nửa cầu Nam : Tây Bắc đến Đông Nam

-Gió Đông cực :
+ Thổi từ: Cực Bắc về 600B và *** Nam về 600N
+ Hướng gió:
Ở nửa cầu Bắc : Đông Bắc đến Tây Nam
Ở nửa cầu Nam :Đông Nam đến Tây Bắc

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 20: HƠI NƯỚC TRONG KHÔNG KHÍ . MƯA​

1. Hơi nước và độ ẩm của không khí:

- Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định tạo nên độ ẩm không khí.

- Đo độ ẩm không khí bằng ẩm kế.
- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ không khí càng cao lượng hơi nước chứa được càng nhiều nên độ ẩm càng cao.

10910d1355872621-dia-li-6-bai-20-hoi-nuoc-trong-khong-khi-mua-bieudomua.jpg


2. Mưa và sự phân bố lượng mưa trên trái đất.
* Quá trình tạo thành mây, mưa:
- Khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành mây. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ làm các hạt nước ta dần rồi rơi xuống đất thành mưa.

10911d1355872657-dia-li-6-bai-20-hoi-nuoc-trong-khong-khi-mua-pblm.jpg


a) Tính lượng mưa trung bình của một địa phương.
- Đo lượng mưa bằng thùng đo mưa (Vũ kế)
- Tính lượng mưa trong tháng: Cộng tất cả lượng mưa các ngày trong tháng.
- Tính lượng mưa trong năm: Cộng toàn bộ lượng mưa trong cả 12 tháng lại.

b) Sự phân bố lượng mưa trên thế giới.
- Phân bố không đồng đều.
- Mưa nhiều ở vùng xích đạo
- Mưa ít ở vùng cực và gần cực

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 22: CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT
1. Các chí tuyến và các vòng cực trên trái đất:

- Trên bề mặt trái đất có 2 đường chí tuyến.
+ Chí tuyến Bắc
+ Chí tuyến Nam

- Có 2 vòng cực trên trái đất.
+ Vòng cực Bắc
+ Vòng cực Nam.
Các vòng cực l và chí tuyến là gianh giới phân chia các vành đai nhiệt

2. Sự phân chia bề mặt trái đất ra các đới khí hậu theo vĩ độ.

- Có 5 vành đai nhiệt
- Tương ứng với 5 đới khí hậu trên trái đất.(1đới nóng, 2 đới ôn hoà, 2 đới lạnh)

a) Đới nóng: (Nhiệt đới)
-Giới hạn: Từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam.
-Đặc điểm: Quanh năm có góc chiếu ánh sánh Mặt Trời tương đối lớn, thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít. Lượng nhiệt hấp thu được tương đối nhiều nên quanh năm nóng.
- Gió thổi thường xuyên: Tín phong
- Lượng mưa TB: 1000mm - 2000mm

b) Hai đới ôn hòa: (Ôn đới)
- Từ chí tuyến Bắc đến vòng cực Bắc và từ chí tuyến Nam đến vòng cực Nam.
-Đặc điểm: Lượng nhiệt nhận được trung bình, các mùa thể hiện rất rõ trong năm.
- Gió thổi thường xuyên: Tây ôn đới
- Lượng mưa TB: 500 -1000mm

c) Hai đới lạnh: (Hàn đới)
-Giới hạn: Từ vòng cực bắc về cực bắc và vòng cực Nam về cực Nam.
- Khí hậu giá lạnh, băng tuyết quanh năm.
- Gió đông cực thổi thường xuyên.
- Lượng mưa 500mm.

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
D

depvazoi

Bài 23: SÔNG VÀ HỒ
1.Sông và lượng nước của sông:

10954d1356220921-dia-li-6-bai-23-song-va-ho-he-thong-luu-vuc-song.jpg


a) Sông:
- Là dòng chảy tự nhiên thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt thực địa.
- Nguồn cung cấp nước cho sông: mưa, nước ngầm, băng tuyết tan.

- Là diện tích đất đai cung cấp thường xuyên cho sông gọi là: Lưu vực sông.
- Sông chính cùng với phụ lưu, chi lưu hợp thành hệ thống sông.

b) Lượng nước của sông:
- Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở 1 địa điểm trong 1 giây (m3/S)
- Lượng nước của một con sông phụ thuộc vào diện tích lưu vực và nguồn cung cấp nước.

- Thủy chế sông: Là nhịp điệu thay đổi lưu lượng của 1 con sông trong 1 năm.

- Đặc điểm của 1con sông thể hiện qua lưu lượng và chế độ chảy của nó

2. Hồ:

10955d1356221080-dia-li-6-bai-23-song-va-ho-ho-mieng-nui-lua.jpg


- Là khoảng nước đọng tương đối sâu và rộng trong đất liền.
- Có 2 loại hồ:
+ Hồ nước mặn
+ Hồ nước ngọt.
- Nguồn gốc hình thành khác nhau.
+ Hồ vết tích của các khúc sông (Hồ Tây)
+ Hồ miệng núi lửa (Plâycu)
- Hồ nhân tạo (Phục vụ thủy điện)
- Tác dụng của hồ: Điều hòa dòng chảy, tưới tiêu, giao thông, phát điện...
- Tạo các phong cảnh đẹp, khí hậu trong lành, phục vụ nhu cầu an dưỡng, nghỉ ngơi, du lịch.
VD: Hồ Than Thở (Đà Lạt), Hồ Tây (Hà Nội), hồ Gươm (Hà Nội)

NGUỒN: Diễn Đàn Kiến Thức * .
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom