Điệu nhảy Gangnam Style gây "sốt"

A

anh_anh_1321

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

'Điệu nhảy ngựa' giễu nhại lối sống phô trương của tầng lớp nhà giàu mới nổi ở quận Gangnam, Hàn Quốc, mở đầu bằng hình ảnh một chàng béo xấu xí vỗ ngực tự xưng: 'Anh có phong cách Gangnam'.

Video “Gangnam Style” của rapper người Hàn PSY (Park Jae Sung), [SIZE=-0]từ khi đăng trên Youtube vào 15/7 cho tới giữa tháng 9, đã [/SIZE]cán mốc hơn 200 triệu lượt xem. Không dừng lại đó, điệu nhảy Gangnam trở thành một cơn sốt trong cộng đồng cư dân Hàn Quốc, lan rộng khắp châu Á, thậm chí làm điên đảo cả châu Âu và Mỹ. Gangnam Style cũng trở thành một cụm từ thời thượng, được sử dụng như một câu cửa miệng của giới trẻ, trở thành một trào lưu mang tên "Gangnam Style".
Điệu nhảy phỏng theo dáng cưỡi ngựa, lắc người, đập tay vào nhau của một rapper có thân hình mũm mĩm với giai điệu có điệp khúc đơn giản: "Oppan Gangnam Style" ("Anh có phong cách Gangnam" - nói với một cô gái).

gangnam4-1348918016_480x0.jpg

PSY biểu diễn trong video "Gangnam Style". Ảnh: Youtube.
Gangnam Style - Phong cách nhà giàu mới nổi
Đằng sau điệu nhảy có phần lộn xộn, hài hước của ca khúc chinh phục toàn thế giới là một bài luận xã hội tinh tế về những người giàu mới nổi ở Gangnam - một quận giàu có của thủ đô xứ sở kim chi. Gangnam chỉ là một góc nhỏ của Seoul nhưng nó gợi cảm hứng về một phức hợp của nỗi khao khát, thèm muốn và cả ghen tỵ.
Quận Gangnam nghĩa đen là phía nam con sông. Khoảng gần hai thế kỷ trước, Gangnam chỉ là những ngôi nhà hoang hóa bao bọc bởi những rãnh thoát nước và vùng đất nông nghiệp rộng lớn. Tuy nhiên, Gangnam bắt đầu phát triển bùng nổ vào khoảng những năm 1970 của thế kỷ trước. Hiện tại, giá trung bình một căn hộ ở Gangnam khoảng hơn 700.000 USD (14,5 tỷ đồng) - con số mà một hộ gia đình ở Hàn Quốc mất khoảng18 năm để tích góp. Sự giàu có nhanh chóng đã thu hút về Gangnam các cửa hiệu thời thượng nhất, các câu lạc bộ, các địa chỉ phẫu thuật thẩm mỹ cùng nền giáo dục tư hàng đầu dành cho con nhà giàu... Đây cũng là nơi nổi tiếng của tiệc tùng xa hoa, nơi người dân phung phí tiền của vào các mặt hàng xa xỉ để làm nổi bật sự giàu có của họ. Gangnam trở thành địa chỉ được thèm muốn nhất ở Hàn Quốc nhưng cũng khiến người ta nảy sinh sự đố kỵ, dị ứng. Và "Gangnam Style" - một khái niệm phổ biến ở Hàn Quốc - chính là để chỉ phong cách sống của tầng lớp người giàu mới nổi này.
gangnam1-1348918016_480x0.jpg

"Gangnam Style" trở thành một trào lưu trong giới trẻ. Ảnh: Youtube.
Kim Zakka, một nhà phê bình nhạc pop của Hàn Quốc cho biết, đứng trên khía cạnh giải trí, ca khúc "Gangnam Style" chính là một cách trào lộng về lối sống xa xỉ. Một bài hát tưởng như là ngớ ngẩn với những động tác ngớ ngẩn, những vũ công có bề ngoài ngốc nghếch. Rapper PSY ăn mặc kỳ cục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần cụm từ "Gangnam Style" trong video của mình. Thế nhưng, thay vì nhảy ở các hộp đêm, anh tiệc tùng với những người về hưu trên một chuyến xe bus. Thay vì tập thể dục trong câu lạc bộ thể hình cao cấp, anh tập trong một phòng tắm hơi với hai găng-xtơ xăm trổ đầy mình. Có khi anh ngồi trong nhà vệ sinh hát "Oppan Gangnam Style"...
PSY tạo ra một hình ảnh dường như đối lập với những gì người ta hình dung về cư dân Gangnam: đẹp, sành điệu, sang trọng. Nhà phê bình âm nhạc Baak Eun Seok nhận xét: "PSY giống như một gã quê mùa. Anh ấy khác xa cái từ gọi là phong cách Gangnam". Hành động của anh trong clip cũng không có cái cao nhã, quý phái của dân thượng lưu, nếu không muốn nói là rất bình dân, thô tục. Thế nhưng, anh liên tục vỗ ngực tự xưng "Anh có phong cách Gangnam". Ca khúc có phần điệp khúc "Oppan Gangnam Style” được nhắc đi nhắc lại. Người ta hiểu rằng, đó chỉ là một cách PSY giễu nhại bản thân khi mà những thứ anh có lại hoàn toàn không hề có một chút "Gangnam" nào. Như vậy, đằng sau những bộ trang phục sặc sỡ và những bước nhảy có sức hút chết người trong video của PSY, có lời bình luận về một tầng lớp ở Hàn Quốc, một sự châm biếm lối sống phô trương của những kẻ quen tiệc tùng, xa hoa ở Gangnam. “PSY làm điều mà ít nghệ sĩ Hàn khác làm: giễu nhại khu phố giàu mạnh nhất Hàn Quốc”, tác giả Sukjong Hong viết trên một tạp chí online.
Sức hút chết người của điệu nhảy "Gangnam Style"
Điệu nhảy được PSY gọi là điệu cưỡi ngựa. "Có một con ngựa tàng hình, và bạn cưỡi trên lưng nó”, PSY giải thích trong một cuộc phỏng vấn. Di chuyển, nhảy và vỗ cánh tay một cách vui nhộn là tất cả những gì làm nên điệu "Gangnam Style". PSY trở thành nghệ sĩ Hàn Quốc đầu tiên được mời tham dự 2012 MTV VMAs, 7 năm sau khi Rain làm được điều này vào năm 2005. PSY cũng được mời tới ghi hình trong chương trình "Elle" phát trên kênh Today của Mỹ. Chính tại đây, anh đã dạy Britney Spears những bước nhảy "Gangnam Style" của mình. (xem clip)
gangnam3-1348918016_480x0.jpg

Britney thích thú học điệu Gangnam Style. Ảnh: Ace Showbiz.
Từ "Gangnam Style" của PSY, hàng loạt video bắt chước cũng đã ra đời. Một trong những video bắt chước phổ biến nhất là của những nhân viên cứu hộ ở một bãi biển thuộc Los Angeles (xem clip). Video thu hút 1,5 triệu người xem trước khi nó khiến cho 14 vũ công trong clip bị sa thải vì lạm dụng giờ làm và sử dụng tài nguyên của thành phố - các hồ bơi công cộng - mà không được cho phép. Ngoài ra, một bản khác gây sốt trên cộng đồng mạng không kém bản gốc là video của các sĩ quan Học viện hải quân Mỹ (xem clip). Tại Hàn Quốc, các ca sĩ đàn em cũng hào hứng với trào lưu bắt chước "Gangnam Style". Mới đây, các thí sinh cuộc thi Hoa hậu Hàn Quốc 2012 lại làm nên một cơn sốt mới khi diện bikini, trang phục truyền thống của Hàn Quốc và nhảy Gangnam Style (xem clip), nhân rộng thêm virus "Gangnam" trong cộng đồng.
Những nghệ sĩ Kpop đã nổi tiếng ở Hàn Quốc và châu Á luôn cố gắng để thâm nhập được vào thị trường Mỹ, tuy nhiên đa phần đều thất bại. Vậy tại sao PSY - một rapper 34 tuổi béo tốt, từng bị phạt gần 4.500 USD vì hút cần sa năm 2001 - lại có thể đứng trong một show truyền hình của Mỹ để dạy Britney điệu nhảy cưỡi ngựa? "Tôi không đẹp trai, tôi không cao, tôi không cơ bắp, tôi không mảnh mai. Nhưng tôi đang ngồi ở đây, trong chương trình truyền hình của Mỹ". PSY cho rằng, thành công của anh nhờ vào "tâm hồn và dáng vẻ".
gangnam5-1348918016_480x0.jpg

Thí sinh Hoa hậu Hàn Quốc 2012 nhảy điệu Gangnam Style. Ảnh: Korea Times.
Một vũ công tài năng, một rapper tự tin và hài hước nhưng lý do khác cho bước đột phá của PSY có thể là nhờ vào hình ảnh ít chải chuốt, bóng bẩy, Jae Ha Kim, người từng làm chuyên mục phê bình nhạc pop của tờ Chicago Tribune phân tích. Âm nhạc Hàn Quốc ghi dấu ấn lớn ở châu Á với những ban nhạc đẹp trai, phong cách, những chàng trai trẻ son phấn. Nhưng "nhìn những ca sĩ như vậy khiến cho người Mỹ khó chịu. Người Mỹ chỉ cảm thấy thoải mái với những người đàn ông châu Á như Thành Long và Lý Liên Kiệt, những người trông đẹp trai nhưng không giống Brad Pitt hay Keanu Reeves”, Jae Ha Kim nói. Vì thế, dáng vẻ bề ngoài có phần ngốc nghếch, hài hước, chân chất của PSY trong video khiến người ta thích thú. Cũng theo Jae Ha Kim, một lý do khiến "Gangnam Style" lập tức được chú ý, là bởi sự đồng bóng, kỳ cục. "Lúc mới nhìn vào, người ta sẽ thốt lên: 'Anh chàng này thật là hài hước!'. Nhưng sau đó bạn nhìn vào các động tác của anh ấy và nhận ra rằng, bạn thực sự muốn làm cách nào để làm được giống như anh ấy. Anh ấy thực sự tuyệt vời”, Jae Ha Kim nói.
Sau thành công của video, PSY đã ký hợp đồng với hãng thu âm Schoolboy, thương hiệu của Scooter Brown - người quản lý của Justin Bieber, đặt thêm một bước chân của người Hàn Quốc vào thị trường âm nhạc Mỹ.


<Sưu tầm>​

[YOUTUBE]PRZbPuEqr4A[/YOUTUBE]​
 
D

dungnt456

Cơn sốt đậm chất kim chi đang oanh tạc thế giới trong suốt nhiều tuần vừa qua, xem ra cũng có lý do để người ta thấy rằng nó có thể là một sự mỉa mai với K-Pop, thay vì là niềm tự hào như chúng ta vẫn tưởng.

Không phẫu thuật thẩm mỹ, chân dài hay bụng sáu múi



Đúng hơn là Psy đã đứng ngoài tiêu chuẩn lấy ngoại hình làm vũ khí của K-Pop. Anh không vác cơ bắp đi tấn công nước Mỹ như Bi-Rain, cũng không mang chân dài sang chiếm Nhật như SNSD, hay sở hữu một khuông mặt đẹp như tượng đúc của hàng trăm sao Hàn khác. Ấy vậy mà người ta lại nhớ đến Psy trên toàn cầu. Ắt hẳn điều này sẽ càng làm nặng nề hơn định kiến về “máy hát” mà nhiều nghệ sĩ xứ Kim Chi bị mỉa mai, khi một bộ phận khán giả vẫn cho rằng họ được nhào nặn nên chỉ để sở hữu một ngoại hình bắt mắt và hát live không quá 10 giây một bài.

Psy không phải là một nhóm và cũng không còn teen



Trong khi tất thảy mọi công ty lớn nhỏ tại Hàn đều chú tâm vào việc sản xuất band - nhóm, và cả nền giải trí K-Pop luôn xem đó là thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, cũng đã có vài nhóm hạng A+ của Hàn thực hiện kế hoạch mở rộng sang Mỹ, thế nhưng cuối cùng khán giả lại quyết định chọn Psy. Trong khi đó Wonder Girls và SNSD dường như chỉ được xem là “những cô gái Châu Á dễ thương đang ca hát”.

Ngoài ra, lứa tuổi của Psy cũng vượt xa ngoài ngưỡng của các Idol K-Pop. Rõ ràng anh không có cái thế mạnh chiêu dụ fan trẻ nhờ đồng trang lứa, điều mà đa số sao Hàn đều sở hữu. Thế nên sự thành công của Psy ắt hẳn phải khiến một số gương mặt vừa trẻ vừa đẹp phải suy nghĩ ít nhiều.

Thành công nhờ tiếng mẹ đẻ

Trong khi các tên tuổi như SNSD, Wonder Girl, BoA, Se7en đều xem tiếng Anh là một yêu cầu bắt buộc khi muốn xâm nhập vào Mỹ thì Psy lại quyết định giữ nguyên tiếng Hàn mặc dù vốn ngoại ngữ của anh có thừa. Điều này khiến người ta phải nhìn nhận lại biên giới của âm nhạc có vẻ như không quá phụ thuộc vào mặt ngữ nghĩa ngôn từ. Một sản phẩm tốt vẫn có thể truyền đi phần thông điệp mà nó muốn theo cách hoàn toàn khác, điển hình ở đây chính là Gangnam Style.



Bên cạnh đó, việc Psy kiên quyết giữ nguyên tiếng mẹ đẻ cho Gangnam Style cũng đã làm các nghệ sĩ có thói quen “hở tí là tiếng Anh, tiếng Nhật” bị chỉ trích như tội đồ sính ngoại trong mắt người nhà.

Sự lu mờ của công ty quản lý

Những ông lớn như SM, YG, Mnet… luôn được xem là những đế chế độc tôn tại K-Pop. Bất kể là ngôi sao nào khi thành danh trên đất kim chi đều bị cộp mác là gà của một thương hiệu nào đó. Thế nhưng khi Gangnam Style bành trướng ra toàn thế giới, người ta lại thấy tiếng nói của YG vô cùng nhỏ bé. Thậm chí lợi nhuận kếch xù mà bản hit này mang về cũng được chia tỷ lệ lớn cho Psy thay vì YG. Điều này đã phần nào cho thấy, các đế chế “ông lớn” tại K-Pop không phải lúc nào cũng uy quyền, hùng mạnh như những gì vỗn dĩ nó vẫn ra sức thể hiện từ trước đến nay.

Mọi bậc thầy vũ đạo đều phải cúi chào một điệu nhảy ngớ ngẩn

Bao năm qua, K-Pop đầu tư vào vũ đạo rất mạnh, thậm chí trình độ nhảy nhót của họ đang ngày càng lấn lướt cả mặt bằng chung của nhà US-UK. Tuy nhiên, đối với khán giả quốc tế, thì yếu tố này vẫn chưa đủ thuyết phục để họ mở rộng cửa đón chào làn sóng Kim Chi.



Trong khi bất kỳ nghệ sĩ Hàn Quốc nào cũng đều nghĩ đến việc thuê vũ sư US-UK hòng nâng cao tay nghề trước khi tấn công sang Mỹ, thì Psy lại ung dung sử dụng những động tác cực kỳ đơn giản, dễ bắt chước, thậm chí có phần ngớ ngẩn. Và một lần nữa, thành công của vũ đạo ngựa chắc chắn đã khiến không ít các tên tuổi khác trong làng giải trí cảm thấy chưng hửng.

Thành công của Gangnam Style là sự mỉa mai K-Pop?

Đây có thể nói là sản phẩm đầu tiên của K-Pop có sức lan tỏa khổng lồ trên khắp toàn cầu. Thế nhưng có vẻ như sự thành công của nó không thật sự khiến K-Pop tự hào như người ta vẫn tưởng. Tính cho đến thời điểm này, ấn tượng toàn cầu mà Gangnam Style để lại vẫn chỉ xoay quanh vũ đạo ngựa, và một MV đầy chất "tưng tửng". Hàng triệu người có thể copy các bước nhảy của Psy nhưng họ lại chẳng mảy may nhìn nhận gì về chất lượng âm nhạc của Gangnam Style nói riêng và Hàn Quốc nói chung, đơn giản đó chỉ là 1 ca khúc vui vẻ, trào phúng, nghe cho vui.

Thêm vào đó, sự thành công đột biến của Gangnam Style được nhìn nhận chủ yếu là dựa vào ăn may, gặp thời. Nó không thể tạo ra một con đường dài đưa K-Pop ra thế giới, vì ngay cả Psy cũng đang bị nghi ngờ là không bao giờ có thể tạo ra bản hit thứ 2 như vậy. Điều này cũng chỉ ra rằng, cơn sốt Gangnam Style không hề là một kết quả tốt đẹp đánh dấu việc K-Pop đã đạt đến được ngưỡng chinh phục thế giới, mà nó chỉ đơn thuần là một sản phẩm thuộc hàng sao xẹt, điều mà lịch sử đã từng có rất nhiều tiền lệ.
 
W

whitetigerbaekho

Cơn sốt đậm chất kim chi đang oanh tạc thế giới trong suốt nhiều tuần vừa qua, xem ra cũng có lý do để người ta thấy rằng nó có thể là một sự mỉa mai với K-Pop, thay vì là niềm tự hào như chúng ta vẫn tưởng.

Không phẫu thuật thẩm mỹ, chân dài hay bụng sáu múi



Đúng hơn là Psy đã đứng ngoài tiêu chuẩn lấy ngoại hình làm vũ khí của K-Pop. Anh không vác cơ bắp đi tấn công nước Mỹ như Bi-Rain, cũng không mang chân dài sang chiếm Nhật như SNSD, hay sở hữu một khuông mặt đẹp như tượng đúc của hàng trăm sao Hàn khác. Ấy vậy mà người ta lại nhớ đến Psy trên toàn cầu. Ắt hẳn điều này sẽ càng làm nặng nề hơn định kiến về “máy hát” mà nhiều nghệ sĩ xứ Kim Chi bị mỉa mai, khi một bộ phận khán giả vẫn cho rằng họ được nhào nặn nên chỉ để sở hữu một ngoại hình bắt mắt và hát live không quá 10 giây một bài.

Psy không phải là một nhóm và cũng không còn teen



Trong khi tất thảy mọi công ty lớn nhỏ tại Hàn đều chú tâm vào việc sản xuất band - nhóm, và cả nền giải trí K-Pop luôn xem đó là thế mạnh của mình. Bên cạnh đó, cũng đã có vài nhóm hạng A+ của Hàn thực hiện kế hoạch mở rộng sang Mỹ, thế nhưng cuối cùng khán giả lại quyết định chọn Psy. Trong khi đó Wonder Girls và SNSD dường như chỉ được xem là “những cô gái Châu Á dễ thương đang ca hát”.

Ngoài ra, lứa tuổi của Psy cũng vượt xa ngoài ngưỡng của các Idol K-Pop. Rõ ràng anh không có cái thế mạnh chiêu dụ fan trẻ nhờ đồng trang lứa, điều mà đa số sao Hàn đều sở hữu. Thế nên sự thành công của Psy ắt hẳn phải khiến một số gương mặt vừa trẻ vừa đẹp phải suy nghĩ ít nhiều.

Thành công nhờ tiếng mẹ đẻ

Trong khi các tên tuổi như SNSD, Wonder Girl, BoA, Se7en đều xem tiếng Anh là một yêu cầu bắt buộc khi muốn xâm nhập vào Mỹ thì Psy lại quyết định giữ nguyên tiếng Hàn mặc dù vốn ngoại ngữ của anh có thừa. Điều này khiến người ta phải nhìn nhận lại biên giới của âm nhạc có vẻ như không quá phụ thuộc vào mặt ngữ nghĩa ngôn từ. Một sản phẩm tốt vẫn có thể truyền đi phần thông điệp mà nó muốn theo cách hoàn toàn khác, điển hình ở đây chính là Gangnam Style.



Bên cạnh đó, việc Psy kiên quyết giữ nguyên tiếng mẹ đẻ cho Gangnam Style cũng đã làm các nghệ sĩ có thói quen “hở tí là tiếng Anh, tiếng Nhật” bị chỉ trích như tội đồ sính ngoại trong mắt người nhà.

Sự lu mờ của công ty quản lý

Những ông lớn như SM, YG, Mnet… luôn được xem là những đế chế độc tôn tại K-Pop. Bất kể là ngôi sao nào khi thành danh trên đất kim chi đều bị cộp mác là gà của một thương hiệu nào đó. Thế nhưng khi Gangnam Style bành trướng ra toàn thế giới, người ta lại thấy tiếng nói của YG vô cùng nhỏ bé. Thậm chí lợi nhuận kếch xù mà bản hit này mang về cũng được chia tỷ lệ lớn cho Psy thay vì YG. Điều này đã phần nào cho thấy, các đế chế “ông lớn” tại K-Pop không phải lúc nào cũng uy quyền, hùng mạnh như những gì vỗn dĩ nó vẫn ra sức thể hiện từ trước đến nay.

Mọi bậc thầy vũ đạo đều phải cúi chào một điệu nhảy ngớ ngẩn

Bao năm qua, K-Pop đầu tư vào vũ đạo rất mạnh, thậm chí trình độ nhảy nhót của họ đang ngày càng lấn lướt cả mặt bằng chung của nhà US-UK. Tuy nhiên, đối với khán giả quốc tế, thì yếu tố này vẫn chưa đủ thuyết phục để họ mở rộng cửa đón chào làn sóng Kim Chi.



Trong khi bất kỳ nghệ sĩ Hàn Quốc nào cũng đều nghĩ đến việc thuê vũ sư US-UK hòng nâng cao tay nghề trước khi tấn công sang Mỹ, thì Psy lại ung dung sử dụng những động tác cực kỳ đơn giản, dễ bắt chước, thậm chí có phần ngớ ngẩn. Và một lần nữa, thành công của vũ đạo ngựa chắc chắn đã khiến không ít các tên tuổi khác trong làng giải trí cảm thấy chưng hửng.

Thành công của Gangnam Style là sự mỉa mai K-Pop?

Đây có thể nói là sản phẩm đầu tiên của K-Pop có sức lan tỏa khổng lồ trên khắp toàn cầu. Thế nhưng có vẻ như sự thành công của nó không thật sự khiến K-Pop tự hào như người ta vẫn tưởng. Tính cho đến thời điểm này, ấn tượng toàn cầu mà Gangnam Style để lại vẫn chỉ xoay quanh vũ đạo ngựa, và một MV đầy chất "tưng tửng". Hàng triệu người có thể copy các bước nhảy của Psy nhưng họ lại chẳng mảy may nhìn nhận gì về chất lượng âm nhạc của Gangnam Style nói riêng và Hàn Quốc nói chung, đơn giản đó chỉ là 1 ca khúc vui vẻ, trào phúng, nghe cho vui.

Thêm vào đó, sự thành công đột biến của Gangnam Style được nhìn nhận chủ yếu là dựa vào ăn may, gặp thời. Nó không thể tạo ra một con đường dài đưa K-Pop ra thế giới, vì ngay cả Psy cũng đang bị nghi ngờ là không bao giờ có thể tạo ra bản hit thứ 2 như vậy. Điều này cũng chỉ ra rằng, cơn sốt Gangnam Style không hề là một kết quả tốt đẹp đánh dấu việc K-Pop đã đạt đến được ngưỡng chinh phục thế giới, mà nó chỉ đơn thuần là một sản phẩm thuộc hàng sao xẹt, điều mà lịch sử đã từng có rất nhiều tiền lệ.
bạn không nên vac 1 đóng tên mạng rồi nhận xét như thế bạn à, nếu ko đồng tình với PSy thì bạn cũng chẳng cần nghe gangnamstyle làm gì ^^
 
Top Bottom