Nhờ phân tích 17 câu cuối bài Đất Nước!

J

jasonming

D

datiniai

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.

1. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Trong nền thơ ca hiện đại, Nguyễn Khoa Điềm cũng khẳng định được tên tuổi của mình với một giọng điệu và cảm quan thơ ca khá ấn tượng. Thơ Nguyễn Khoa Điềm thường viết về hình ảnh con người và đất nước trong gian lao và anh dũng. Phần thơ có tên “Đất nước” thuộc chương năm của bản trường ca “Mặt đường khát vọng” được viết năm 1971 và in năm 1974. Bản trường ca này viết nhằm thức tỉnh thanh niên đô thị miền Nam nhận ra chân tướng của kẻ thù, hiểu sâu sắc về đất nước để từ đó có quyết tâm đấu tranh giành lại đất nước. Trong chương năm này, sau khi trình bày quan niệm chung của tác giả về đất nước, nhà thơ đi lý giải đất nước nhân dân, đất nước của nhân dân qua ba phương diện địa ý, lịch sử, văn hóa. Phần thơ nói về văn hóa mang tính nhân dân nhà thơ đã viết khá cô động.

“Họ giữ và truyền…

… vùng lên đánh bại”.

2. Trong chương năm mang tên “Đất nước” này, tác giả nhằm lý giải một quan niệm về đất nước nhân dân. Khi nói về đất nước bao giờ người ta cũng đề cập đến ba phương diện địa lý, lịch sử, văn hóa. Có điều Nguyễn Khoa Điềm không sa đà theo cách lý giải thuần túy về địa lý, lịch sử, văn hóa như những nhà chuyên môn của nó mà đi phản ánh cảm nhận thông qua lăng lính nghệ thuật của nhà thơ. Nhìn địa lý thấy hình ảnh của nhân dân. Nhìn lịch sử cũng thấy nhân dân hữu danh và vô danh làm nên đất nước chứ không phải là riêng một ai đó làm nên đất nước. Đến khi đề cặp đến phương diện văn hóa nhà thơ cũng cảm nhận được mọi vẻ đẹp văn hóa truyền thống dân tộc đều do nhân dân tạo ra và giữ truyền.

Nước chúng ta là một nước nông nghiệp có nền văn hóa văn minh lúa nước nên vẻ đẹp văn hóa đầu tiên mà Nguyễn Khoa Điềm đề cập là truyền giữ hạt lúa qua bao đời.

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng”.

Đây vừa là nghĩa cụ thể nghĩa khái quát. Trong suốt chiều dài lịch sử nhân dân ta vừa giữ hạt lúa cho đời sau cũng có nghĩa là truyền giữ một nền văn minh lúa nước, truyền giữ một điều kiện cơ bản để cho dân tộc tồn tại và phát triển. Mặc cho bao cuộc xâm lăng, bao cuộc đồng hóa, bao cuộc hủy diệt, nhân dân ta vẫn giữ được hạt lúa cho giống nòi, đó là vẻ đẹp đáng ca ngợi nhất.

Đi liền với truyền và giữ hạt lúa để cho dân tộc sinh tồn là sự truyền giữ ngọn lửa đời này qua đời khác. Từ trong những đêm mờ xa xôi của lịch sử cha ông ta vẫn biết cách bê rơm con cúi để truyền lửa qua đời này đời khác, đó là một sự sáng tạo không chỉ để duy trì bếp lửa của mỗi nhà, mà còn để làm vũ khí lợi hại trong việc chống giặc ngoại xâm và nội thù. Trong thơ Nguyễn Đình Chiểu đã từng ca ngợi ngọn lửa này “Lửa rơm con cúi cũng đốt xong nhà dạy đạo kia”. Nhìn qua thì đó là một cách chuyền lửa thủ công đơn giản nhưng để truyền lửa qua thời gian đằng đẵng là một sự kiện sáng tạo của nhân dân ta.

Một nét đẹp văn hóa mà khi nói về một đất nước nào đó thường được đề cập đầu tiên đó là ngôn ngữ giọng điệu của nhân tộc. Quá trình lịch sử của dân tộc ta là một quá trình vận động di dân từ đất Tổ Hùng Vương đến mũi Cà Mau. Trong quá trình di dân đó, giọng điệu và tiếng nói của dân tộc không hề bị thay đổi, đó là một ý thức dân tộc cao độ, còn tiếng nói là con đất nước Tổ quốc.

Ngoài những vẻ đẹp văn hóa rất dễ nhìn thấy nói trên, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại chuyển sang nói một vẻ đẹp văn hóa khác, đó là vẻ đẹp của đạo lý dân tộc.

“Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”.

Có lẽ dân tộc ta trường tồn một cách mạnh mẽ cũng bắt đầu từ cái đạo lý luôn vì đời sau của tầng tầng lớp lớp suốt bốn nghìn năm lịch sử.

Và khi nói về văn hóa, nhà thơ không quên nói về một yếu tố để lưu giữ văn hóa đó là truyền thống bất khuất trước mọi kẻ thù.

“Có ngoại xâm thì đánh ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.

Đây là một vẻ đẹp của sự thật lịch sử. Vẻ đẹp này là tiền đề cho văn hóa nuôi dưỡng và giữ gìn văn hóa. Mọi kẻ thù đều bị đánh bại và vị tất mọi giá trị văn hóa sẽ được truyền giữ và phát triển.

3. Nói đến văn hóa là nói đến văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ này cũng chú ý đến hai điều đó. Vấn đề là tác giả không chẳng định sự tồn tại của văn hóa mà khẳng định người làm nên văn hóa ấy là nhân dân. Vì thế sau khi đề cập đến hình ảnh địa lý mang tính nhân dân, lịch sử mang tính nhân dân và văn hóa mang tính nhân dân, nhà thơ đã khái quát nên một điều mang tính chân lý của thời đại.

“Để đất nước này là đất nước nhân dân

Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại”.
Nguồn: Phandinhphung.vnweblogs
 
D

datiniai

Công lao vĩ đại của nhan dân sẽ được nhà thơ chứng minh bằng hàng loạt dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục
"Họ giữ và truyền cho ta hạt lúata trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từhòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên làng tên xã trong mỗi chuyến di dân
Họ dắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để đất nước này là đất nước nhân dân"
Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các dòng thơđều bắt đầu bằng điệp từ "họ". Bằng cách nói này Nguyễn Khoa Điềm lại một lần nữa khắc sâu ấn tượng về vai trò không thể thiếu của nhân dân. Nhân dân không chỉ làm nên lịch sử mà còn sáng tạo mội giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước
Điệp khúc "truyền cho" gợi liên tưởng đến một cuộc tiếp sức vĩ đại trên hành trình mấy ngàn năm lịch sử đằng đẵng. bằng hệ thồng hình ảnh giàu ý nghĩa ẩn dụ sâu xa,tác giả đã khám phá và ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân. Đó là hình ảnh "hạt gạo" bé nhỏ bình thường nhưng đã kết tinh sức lực, tâm huyết trí tuệ của bao nhiêu thế hệ con người. Ai đã là người tìm ra cây lúa giữa hàng ngàn loài cây hoang dại khác?. Ai là người đã tìm ra cách gieo cấy vun trồng để có được vụ mùa đầu tiên? Và ai đã rìm ra cách xay giã giần sàng biến hạt lúa kia thành hạt gạo trắng ngần. Hành trình ấy đòi hỏi phải có sự tiếp nối của nhiều thế hệ, người đi trước tích lũy kinh nghiệm và truyền lại, người đi sau đón nhận, sáng tạo và hoàn thiện..
Nhân dân giữ gìn và truyền cho ta ngọn lửa. Đó là ngọn lửa được thắp lên cho mỗi ngôi nhà, ngọn lửa mang theo hơi ấm và sự sống cho con người. Song đó cũng là ngọn lửa biểu tựng cho tình cảm cộng đồng ấm áp "tối lửa tắt đèn có nhau" của người Việt
Song có lẽ công lao vĩ đại nhất của nhân dân chính là sự gìn giữ và bảo tồn tiếng mẹ đẻ, linh hồn của dân tộc. Chiến công phi thường ấy được nhà thơ thể hiện bằng hình ảnh rất đôic thân quen, bình dị "Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói. Đó là hình ảnh những người cha người mẹ dạy con mình bập bẹ ngh tiếng nói đầu tiên. Bằng hình ảnh tưởng chừng như chẳng có gì đáng kể ấy, họ đã gìn giữ tiếng mẹ đẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Phải nhìn về quá khứ mới nhing thấy hết công lao của nhân dân :1000 năm bấc thuộc, 100 năm Pháp thuộc, kẻ thù tìm mọi cách để đồng hóa, để xóa đi bản sắc riêng của dân tộc này. Vậy mà ông cah ta vẫn gìn giữ vẹn nguyên tiếng Việt.
Cội nguồn để tạo nên sức mạnh kì diệu ấy chính là tình yêu thắm thiết sâu nặng dành cho quê hương xứ sở. Khi khai pahs những vùng đất mới, họ không chỉ gánh trên vai những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày mà còn mang theo cả tên làng, tên xã, tình quyến luyến với quê hương, thủy chung với cội nguồn và cũng là truyền thống của người Việt
Bằng sức mạnh của tình yêu đất nước, nhân dân đã tạo nên không gian địa lý, khai phá ruộng đồng cho các thế hệ sau "trồng cây hái trái". Câu thơ đã tái hiện lại bao nhiêu thế hệ đã đổ mồ hôi, góp công sức cho những dải đê điều, mương máng bao quanh những xóm làng bưof bãi.
Không chỉ tạo dựng ruộng đồng, núi sông, bờ cõi, gìn giữ những truyền thống đạo đức, nhân dân còn góp phần vào sự nghiệp giữ nước
"Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để đất nước này là đất nước nhân dân"
Tác giả đã khái quát và ngợi ca lịch sử hào hùng của một dân tộc trên suốt hành trình dựng nước và giữ nước. Dân tộc ấy chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước bất kỳ thế lực nào. Nhân dân không chỉ đánh đuổi ngoại xâm để giành lấy tự do mà còn tiêu diệt nội thù để đất nước hòa bình, thống nhất. nhân dân đã tạo lập và truyền lại cho ta đất nước của nhân dân hiền hòa, bình dị mà anh hùng, quật cường như nhà thơ Huy Cận từng ca ngợi
"Sống vững chãi 4000 năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay miệt mài bút hoa
Trong lạ thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái, chan hòa"
Nguồn: uneti.wap.sh
 
Top Bottom