English [Tiếng Anh - LT] Ngữ pháp - Cấu trúc ngữ pháp Tiếng Anh

X

xuancuthcs

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Anh
1. It is + tính từ + ( for smb ) + to do smt
VD: It is difficult for old people to learn English.
( Người có tuổi học tiếng Anh thì khó )
2. To be interested in + N / V_ing ( Thích cái gì / làm cái gì )
VD: We are interested in reading books on history.
( Chúng tôi thích đọc sách về lịch sử )
3. To be bored with ( Chán làm cái gì )
VD: We are bored with doing the same things everyday.
( Chúng tôi chán ngày nào cũng làm những công việc lặp đi lặp lại )
4. It’s the first time smb have ( has ) + PII smt ( Đây là lần đầu tiên ai làm cái gì )
VD: It’s the first time we have visited this place.
( Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới thăm nơi này )
5. enough + danh từ ( đủ cái gì ) + ( to do smt )
VD: I don’t have enough time to study.
( Tôi không có đủ thời gian để học )
6. Tính từ + enough (đủ làm sao ) + ( to do smt )
VD: I’m not rich enough to buy a car.
( Tôi không đủ giàu để mua ôtô )
7. too + tính từ + to do smt ( Quá làm sao để làm cái gì )
VD: I’m to young to get married.
( Tôi còn quá trẻ để kết hôn )
8. To want smb to do smt = To want to have smt + PII
( Muốn ai làm gì ) ( Muốn có cái gì được làm )
VD: She wants someone to make her a dress.
( Cô ấy muốn ai đó may cho cô ấy một chiếc váy )
= She wants to have a dress made.
( Cô ấy muốn có một chiếc váy được may )
9. It’s time smb did smt ( Đã đến lúc ai phải làm gì )
VD: It’s time we went home.
( Đã đến lúc tôi phải về nhà )
10. It’s not necessary for smb to do smt = Smb don’t need to do smt
( Ai không cần thiết phải làm gì ) doesn’t have to do smt
VD: It is not necessary for you to do this exercise.
( Bạn không cần phải làm bài tập này )
11. To look forward to V_ing ( Mong chờ, mong đợi làm gì )
VD: We are looking forward to going on holiday.
( Chúng tôi đang mong được đi nghỉ )
12. To provide smb from V_ing ( Cung cấp cho ai cái gì )
VD: Can you provide us with some books in history?

( Bạn có thể cung cấp cho chúng tôi một số sách về lịch sử không? )
13. To prevent smb from V_ing ( Cản trở ai làm gì )
To stop
VD: The rain stopped us from going for a walk.
( Cơn mưa đã ngăn cản chúng tôi đi dạo )
14. To fail to do smt ( Không làm được cái gì / Thất bại trong việc làm cái gì )
VD: We failed to do this exercise.
( Chúng tôi không thể làm bài tập này )
15. To be succeed in V_ing ( Thành công trong việc làm cái gì )
VD: We were succeed in passing the exam.
( Chúng tôi đã thi đỗ )
16. To borrow smt from smb ( Mượn cái gì của ai )
VD: She borrowed this book from the liblary.
( Cô ấy đã mượn cuốn sách này ở thư viện )
17. To lend smb smt ( Cho ai mượn cái gì )
VD: Can you lend me some money?
( Bạn có thể cho tôi vay ít tiền không? )
18. To make smb do smt ( Bắt ai làm gì )
VD: The teacher made us do a lot of homework.
( Giáo viên bắt chúng tôi làm rất nhiều bài tập ở nhà )
19. CN + be + so + tính từ + that + S + động từ.
( Đến mức mà )
CN + động từ + so + trạng từ + that + CN + động từ.
VD: 1. The exercise is so difficult that noone can do it.
( Bài tập khó đến mức không ai làm được )
2. He spoke so quickly that I couldn’t understand him.
( Anh ta nói nhanh đến mức mà tôi không thể hiểu được anh ta )
20. CN + be + such + ( tính từ ) + danh từ + that + CN + động từ.
VD: It is such a difficult exercise that noone can do it.
( Đó là một bài tập quá khó đến nỗi không ai có thể làm được )
21. It is ( very ) kind of smb to do smt ( Ai thật tốt bụng / tử tế khi làm gì)
VD: It is very kind of you to help me.
( Bạn thật tốt vì đã giúp tôi )
22. To find it + tính từ + to do smt
VD: We find it difficult to learn English.
( Chúng tôi thấy học tiếng Anh khó )
23. To make sure of smt ( Bảo đảm điều gì )
that + CN + động từ
VD: 1. I have to make sure of that information.
( Tôi phải bảo đảm chắc chắn về thông tin đó )
2. You have to make sure that you’ll pass the exam.
( Bạn phải bảo đảm là bạn sẽ thi đỗ )
24. It takes ( smb ) + thời gian + to do smt ( Mất ( của ai ) bao nhiêu thời gian để làm gì)
VD: It took me an hour to do this exercise.
( Tôi mất một tiếng để làm bài này )

25. To spend + time / money + on smt ( Dành thời gian / tiền bạc vào cái gì
doing smt làm gì )
VD: We spend a lot of time on TV.
watching TV.
( Chúng tôi dành nhiều thời gian xem TV )
26. To have no idea of smt = don’t know about smt ( Không biết về cái gì )
VD: I have no idea of this word = I don’t know this word.
( Tôi không biết từ này )
27. To advise smb to do smt ( Khuyên ai làm gì
not to do smt không làm gì )
VD: Our teacher advises us to study hard.
( Cô giáo khuyên chúng tôi học chăm chỉ )
28. To plan to do smt ( Dự định / có kế hoạch làm gì )
intend
VD: We planed to go for a picnic.
intended
( Chúng tôi dự định đi dã ngoại )
29. To invite smb to do smt ( Mời ai làm gì )
VD: They invited me to go to the cinema.
( Họ mời tôi đi xem phim )
30. To offer smb smt ( Mời / đề nghị ai cái gì )
VD: He offered me a job in his company.
( Anh ta mời tôi làm việc cho công ty anh ta )
31. To rely on smb ( tin cậy, dựa dẫm vào ai )
VD: You can rely on him.
( Bạn có thể tin anh ấy )
32. To keep promise ( Gĩư lời hứa )
VD: He always keeps promises.
33. To be able to do smt = To be capable of + V_ing ( Có khả năng làm gì )
VD: I’m able to speak English = I am capable of speaking English.
( Tôi có thể nói tiếng Anh )
34. To be good at ( + V_ing ) smt ( Giỏi ( làm ) cái gì )
VD: I’m good at ( playing ) tennis.
( Tôi chơi quần vợt giỏi )
35. To prefer smt to smt ( Thích cái gì hơn cái gì )
doing smt to doing smt làm gì hơn làm gì
VD: We prefer spending money than earning money.
( Chúng tôi thích tiêu tiền hơn kiếm tiền )
36. To apologize for doing smt ( Xin lỗi ai vì đã làm gì )
VD: I want to apologize for being rude to you.
( Tôi muốn xin lỗi vì đã bất lịch sự với bạn )
37. Had ( ‘d ) better do smt ( Nên làm gì )
not do smt ( Không nên làm gì )
VD: 1. You’d better learn hard.
( Bạn nên học chăm chỉ )
2. You’d better not go out.
( Bạn không nên đi ra ngoài )
38. Would ( ‘d ) rather do smt Thà làm gì
not do smt đừng làm gì
VD: I’d rather stay at home.
I’d rather not say at home.
39. Would ( ‘d ) rather smb did smt ( Muốn ai làm gì )
VD: I’d rather you ( he / she ) stayed at home today.
( Tôi muốn bạn / anh ấy / cô ấy ở nhà tối nay )
40. To suggest smb ( should ) do smt ( Gợi ý ai làm gì )
VD: I suggested she ( should ) buy this house.
41. To suggest doing smt ( Gợi ý làm gì )
VD: I suggested going for a walk.
42. Try to do ( Cố làm gì )
VD: We tried to learn hard.
( Chúng tôi đã cố học chăm chỉ )
43. Try doing smt ( Thử làm gì )
VD: We tried cooking this food.
( Chúng tôi đã thử nấu món ăn này )
44. To need to do smt ( Cần làm gì )
VD: You need to work harder.
( Bạn cần làm việc tích cực hơn )
45. To need doing ( Cần được làm )
VD: This car needs repairing.
( Chiếc ôtô này cần được sửa )
46. To remember doing ( Nhớ đã làm gì )
VD: I remember seeing this film.
( Tôi nhớ là đã xem bộ phim này )
47. To remember to do ( Nhớ làm gì ) ( chưa làm cái này )
VD: Remember to do your homework.
( Hãy nhớ làm bài tập về nhà )
48. To have smt + PII ( Có cái gì được làm )
VD: I’m going to have my house repainted.
( Tôi sẽ sơn lại nhà người khác sơn, không phải mình sơn lấy )
= To have smb do smt ( Thuê ai làm gì )
VD: I’m going to have the garage repair my car.
= I’m going to have my car repaired.
49. To be busy doing smt ( Bận rộn làm gì )
VD: We are busy preparing for our exam.
( Chúng tôi đang bận rộn chuẩn bị cho kỳ thi )
50. To mind doing smt ( Phiền làm gì )
VD: Do / Would you mind closing the door for me?
( Bạn có thể đóng cửa giúp tôi không? )
51. To be used to doing smt ( Quen với việc làm gì )
VD: We are used to getting up early.
( Chúng tôi đã quen dậy sớm )
52. To stop to do smt ( Dừng lại để làm gì )
VD: We stopped to buy some petrol.
( Chúng tôi đã dừng lại để mua xăng )
53. To stop doing smt ( Thôi không làm gì nữa )
VD: We stopped going out late.
( Chúng tôi thôi không đi chơi khuya nữa )
54. Let smb do smt ( Để ai làm gì )
VD: Let him come in.
( Để anh ta vào )




Xin chào, xin chào~ :Rabbit34
Ghé xem một số nội dung tâm đắc của team Anh chúng mình nhé
Chúc bạn một ngày vui vẻ!
 
Last edited by a moderator:
K

ken_luckykid

100 cấu trúc và cụm từ thông dụng trong Tiếng Anh phổ thông

1. too + adj + (for sb) to do st: quá để cho ai làm gì
2. so + adj + that clause: quá đến nỗi mà
3. be + such + a/an + adj + Noun that +clause quá đến nỗi mà
4. be + adj + (for sb) enough to do st: đủ cho ai làm gì
5. It’s adj (for sb) to do st làm sao để cho ai làm gì
6. It’s | no good || no use || useless | doing st: vô ích khi làm gì| not worth || worthless |
7. can’t help doing st không thể không làm gì
8. can’t stand sb/st/doing stcan’t bear sb/st/doing st không thể chiu đựng ai/cái gì/làm gìcan’t resist sb/st/doing st
9. had better do st/not do st nên làm gì/không nên làm gì
10. It’s be time (for sb) to do st đã đến lúc ai đó phải làm gìIt + be + time + S + V_ed
11. It (take) sb + time + to do stSb (spend) + time + doing st ai đó mất bao lâu để làm gìS + V + in + time
12. Sb (spend) + time + on st ai đó dành bao nhiêu thời gian vào cái gì
13. No sooner + MV + S + V than SVO chỉ ngay khi…thì…
14. Not until SV1 MV SV2Until SV1 MV S not V2 chỉ đến khi…thì…mới…Not until + khoảng thời gian + MV SV
15. Despite | + Cụm danh từ, SVO mặc dù…In spite of |SVO despite/In spite of + Cum danh từ
16. S V + not only…but also… (…tương đương) không những mà còn
17. S V + …as well as…(…tương đương) vừa…vừa…S V as wel as V
18. S V + both…and…(…tương đương) vừa…vừa…S both V and VBoth S1 and S2 V_số nhiều
19. Both of them + V_số nhiềuusyouN_số nhiều+xác định
20. used to do st thói quen trong quá khứ,giờ không cònget used to st/doing st quen với cái gì,làm gìbe used to st/doing st quen với cái gì,làm gì
21. need doing st = need to be done cần được làm gìneed to do st cần phải làm gì

22. like st/doing st more than st/doing stprefer st/doing st - to - st/doing st thích làm gì hơn làm gìprefer to do st + rather than + do stwould rather + do st than do st
23. ask sb for st: xin ai cái gì
24. ask sb to do st: yêu cầu ai làm gì
25. like doing st sở thích làm cái gì(lâu dài)like to do st ý thích làm gì(nhất thời)
26. remember doing st nhớ đã làm gìremember to do st nhớ phải làm gì
27. forget doing st quên đã làm gìforget to do st quên phải làm gì
28. stop doing st dừng hẳn một việcstop to do st tạm dừng để làm việc khác
29. regret doing st hối tiếc đã làm gì trong quá khứregret to do st lấy làm tiếc phải thông báo cái gì
30. try doing st thử làm gìtry to do st cố gắng làm gì
31. mean doing st liên quan đếnn việc gìmean to do st định làm gì
32. find sb doing st vô tình thấy ai làm gìfind sb to do st thấy ai làm gì sau khi đã tìm hiểu vấn đề
33. need/want/require doing st cần được làm gì(bị động)need/want/require to do st muốn làm gì(chủ động)
34. be sorry for doing st xin lỗi vì đã làm gì với ai(trong quá khứ)be sorry to do st rất tiếc về việc gì
35. be afraid doing st sợ làm gì do khách quanbe afraid to do st sợ làm gì do chủ quan
36. be ashamed of doing st xấu hổ vì đã làm gì trong quá khứbe ashamed to do st ngại ngùng,e ngại khi làm gì
37. ought (not) to do st nên (không nên) làm gì
38. should (not) do st nên (không nên) làm gìshould have done st đáng lẽ đã nên làm gì
39. need to be done cần được làm gì
40. have st done cái gì được làm (nhờ hoặc thuê)
41. get st done cái gì được làm (nhờ hoặc thuê)
42. advise sb (not) to do st: khuyên ai nên (không nên) làm gì
43. agree on st đồng ý về cái gìagree with sb đồng ý với aiagree to do st đồng ý làm gì
44. give up doing st từ bỏ cái gì…
45. allow sb to do st= let sb do st cho phép ai làm gì= permit sb to do st= give sb permission to do st
46. be different from sb/st khác với ai/cái gì

47. go on doing st tiếp tục làm gì
48. be good at st/doing st giỏi về cái gì/làm cái gì
49. be bad at st/doing st kém về cái gì/làm gì
50. be interested in st/doing st thích thú về cái gì/làm gì
51. look forward to doing st mong đợi làm gì
52. give up doing st từ bỏ làm gì
53. keep sb from doing st ngăn cản ai làm gì
54. prevent sb from doing st ngăn cản ai làm gì
55. stop sb from doing st ngăn cản ai làm gì
56. put up with sb/st khoan dung, kiên nhẫn, chịu đựng ai/ cái gì
57. pay attention to sb/st/doing st chú ý tới ai/cái gì/làm gì
58. have effect on sb ảnh hưởng đến ai
59. remind sb to do st nhắc nhở ai làm cái gì
60. be/get- married to sb cưới aimarry sb cưới ai
61. miss doing st/st nhỡ làm gì/cái gìmiss sb very much nhớ ai da diết
62. insist on st/doing st khăng khăng làm gì
63. succeed in st/doing st thành công
64. depend on phụ thuộc vào
65. be keen on st/doing st say mê,ham thích
66. be fond of st/doing st ham thích
67. rely on tin vào
68. object to phản đối,chống lại
69. intend on dự định
70. result in gây raresult from doresult of kết quả của
71. keep fit giữ sức khỏe
72. be astonisheed at/by - st/doing st kinh ngạc về
73. be amazed at st/doing st ngac nhiên về
74. be surprised at st/doing st ngạc nhiên về
75. be angry at st/doing st tức giận về
76. by chance = by accident (adv) tình cờ
77. be tired of st/doing st mệt mỏi về
78. get tired of st/doing st mệt mỏi về
79. waste time/money doing st tốn thời gian/tiền làm gì
80. take place = happen = occur xảy ra
81. be excited about thích thú
82. be bored with/fed up with chán cái gì
83. expect sb to do st mong đợi ai làm gì
84. leave sb alone để ai yên
85. be crowded with: đông đúc cái gì
86. be full of đầy cái gì
87. except for/apart from ngoài,trừ
88. in which = where
on/at which = when
89. make use of st/doing st tận dung cái gì
90. take over st đảm nhiệm cái gì
91. put off hoãn lại
92. It is the first/second…best time + HTHT
93. live in sống ở(chung chung)live at địa chỉ cụ thểlive on sống nhờ vào
94. When QKĐ,QKTD
95. When QKĐ,QKHT
96. Before QKĐ,QKHT
97. After QKHT,QKĐ
98. admit/avoid/consider/deny/dislike/enjoy/finish/imagine/mention/object to/practise/postpone/hate/ mind/delay + doing st

99. want/plan/agree/wish/attempt/decide/demand/expect/mean/offer/prepare/happen/hope/afford/ intend/manage/learn/promise/refuse/arrange/threaten + to do st
100. Phân biệt tính từ V_ed Và V_ing• V_ed chỉ người• V_ing chỉ vật• Muốn nói tới bản chất của cả người và vật dụng
Sưu tầm
 
Last edited by a moderator:
K

ken_luckykid

CẤU TRÚC NGỮ PHÁP ĐẶC BIỆT

1. So + adj + be + S + that clause So + adv + auxiliary verb + S + mian verb + O + that clause

- Mẫu câu đảo ngữ so…that để mô tả hiện tượng, hay sự việc ở một mức độ tính chất mà có thể gây nên hậu quả, kêt quả tương ứng Ex: So terrible was the storm that a lot of houses were swept away. (Trận bão khủng khiếp đến nỗi nhiều căn nhà bị cuốn phăng đi) So beautifully did he play the guitar that all the audience appreciated him

2. Then comes/come + S, as + clause.


Dùng then (= afterwards: thế rồi, cuối cùng, rồi) - Để nêu ra sự vc gì đó cuối cùng rồi cũng sẽ xảy ra như là kết cục tất nhiên của một quá trình, hoặc khi trình bảy hậu quả cuối cùng của sự vc hay hành động xảy ra. - Từ “come” được chia thì theo vế đằng sau Ex: Then came a divorce, as they had a routine now. (thế rồi ly hôn xảy ra, vì họ cứ cãi nhau hoài)


3. May + S + verd..


- Để diễn tả sự mong ước, bày tỏ điều gì đó hay một đề nghị, xin lỗi.. - Là một câu chúc Ex: May I appologize at once for the misspelling of your surname in the letter from my assistant, Miss Dowdy (Tôi thành thật xin lỗi ông vì người trợ lý của tôi, cô Dowdy, đã viết sai tên họ của ông) May you all have happiness and luck (Chúc bạn may mắn và hạnh phúc)


4. It is no + comparative adj + than + V-ing


- Nghĩa là: thật sự không gì…hơn làm vc gì đó. Ex: For me it is no more difficult than saying “I love you”. (Đối với tôi không gì khó hơn bằng vc nói “anh Yêu em”)


5.
S + V + far more + than + N

- Để diễn tả cái gì tác động hay xảy ra với sự vc hay đối tượng này nhiều hơn sự vc hay đối tượng kia. Ex: The material world greatly influences far more young people than old people. (Thế giới vật chất sẽ ảnh hưởng đến thanh niên nhiều hơn người già) In many countries, far more teenagers than adults get infected with HIV.

6.
S + love/like/wish + nothing more than to be + adj/past participle

- Dùng để nhấn mạnh ý nguyện, ướ muốn hay sở thích của ai đó. Nói một cách khác, mẫu câu này có nghĩa là: ai đó rất trong mong đc như thế này. Ex: We wish nothing more than to be equally respected (Chúng tôi ko mong ước gì hơn là được đối xử công bằng).

7. S1 + is/are just like + S2 +was/were..


8. S + is/are + the same + as + S + was/were


- Dùng để so sánh sự trùng nhau hay giống nhau hoặc tương đồng giữa hai sự vc, hai người hoặc hai nhóm người ở hai th ời điểm khác nhau. Ex: My daughter is just like her mother was 35 yares ago when she was my classmate at Harvard University (Cô con gái tôi y hệt như mẹ nó csch đây 35 năm lúc bà còn là bạn học cùng lớp với tôi tại đại học Harvard) She is the same as she was (Cô ấy vẫn như ngày nào)


9.
It is (not always) thought + adj + Noun phrase

- Để đưa ra quan niệm, ý kiến hay thái độ của xã hội, của công đồng hay nhiều người về vấn đề nào đó. Ngoài thought còn có thể dùng believed, hoped… Ex: It is not always thought essential that Miss world must have the great appearance (Không nên luôn luôn cho rằng Hoa hậu thế giới cần phải có ngoại hình hấp dẫn)

10. As + V3/can be seen, S + V…


- Khi muốn nhắc lại, gợi lại ý, sự vc đã trình bày, đã đề cập đến trc đó với người đọc hay người nghe. Ex: As spoken above, we are short of capital (Như đã nói ở trên, chúng ta thiếu vốn) As can be seen, a new school is going to be built on this site. (Như đã thấy, một trường học mới sẽ đc xây dựng trên khu đất này)


11.
S + point(s)/ pointed out (to s.b) + that clause

- Dùng câu này khi bạn đưa ra ý kiến hay lời bình của mình. Point out nghĩa là chỉ ra vạch ra, cho thấy, cho rằng.. Ex: She point out that he was wrong (Cô ấy chỉ ra rằng anh ta đã lầm)

12.
It is/was evident to someone + that clause

-
Có nghĩa là đối với ai đó rõ ràng, nhất định là… Ex: It was evident to them that someone gave him a hand to finish it (HỌ cứ nhất định rằng ai đó đã giúp anh ta một tay hoàn tất vc đó)

13.
What + (S) + V… + is/was + (that) + S + V+..

- Có nghĩa là những gì đã xảy ra hoặc được thực hiện là… Ex: What was said was (that) she had to leave (Những gì được nói là cô ấy phải ra đi) What I want you to do is that you take more care of yourself

14.
N + Is + what + sth + is all about

- Để chỉ mục đích chính, hay chủ yếu của cái gì hay vấn đề nào đó mang lại. Ex: Entertainment is what football is all about (Bóng đá cốt để giải trí)

15. S + be (just) + what S + V…


- Nhằm nhấn mạnh vấn đề hay ý kiến hoặc sự vc mà ai đó cần, quan tâm, hoặc muốn thực hiện. Ex: It was just what I wanted (Đó là những gì tôi muốn) You are what God brings into my life (Em là những gì chúa ban cho cuộc đời anh)


16.
V-ing +sth + be +adj-if not impossible

- Khi chúng ta miêu tả hành động mà cơ hội thành công rất thấp. Những adj ở đay thường là diffifult, hard, dangerous, adventurous… Ex: Traveling alone into a jungle is adventurous – if not impossible (Đi một mình vào khu rừng là mạo hiểm – nếu không nói là không thể)

17.
There + be + no + N + nor + N

- nghĩa là “không có…và cũng không có” Ex: There is no food nor water (không có thức ăn và cũng không có nước

18. There isn’t/wasn’t time to V/be + adj


- Nghĩa là: “đã không kịp/không đủ thời gian” Ex: there wasn’t time to identify what is was (Không kịp nhận ra đó là cái gì)


19.
S+ may + put on a +adj + front but inside + S + adj..

- Nghĩa là : bề ngoài ai đó tỏ ra như thế này nhưng thực chất bên trong họ có những cảm xúc, trạng thái ngược lại. Ex: You may put on a brave front but inside you are fearful and anxious (Bề ngoài bạn có vẻ dũng cảm nhưng thực chất bên trong bạn rất sợ hãi và lo âu)

20. S + see oneself + V-ing…


- Dùng mẫu câu trên để diễn tả khi ai đó có cơ hội được tận hưởng hay được thực hiện cái gì. Ex: You can see yourself riding a cable-car in San Francisco (Bạn có cơ hội được đi cáp treo ở San Francisco)


21.
There (not) appear to be + N..

- Dùng appear = seem to với ý nghĩa: dường như thế Ex: There didn’t appear to be anything in the museum (Dường như không có gì trong bảo tàng cả)

 
K

ken_luckykid

1. Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh:

Một câu trong tiếng Anh thường bao gồm các thành phần sau đây:

1.1 Subject (chủ ngữ):

Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ thường là một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase - một nhóm từ kết thúc bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ). Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ.

Chú ý rằng mọi câu trong tiếng Anh đều có chủ ngữ (Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được ngầm hiểu là người nghe. Ví dụ: “Don't move!” = Đứng im!).

Milk is delicious. (một danh từ)
That new, red car is mine. (một ngữ danh từ)

Đôi khi câu không có chủ ngữ thật sự, trong trường hợp đó, It hoặc There đóng vai trò chủ ngữ giả.

It is a nice day today.
There is a fire in that building.
There were many students in the room.
It is the fact that the earth goes around the sun.

1.2 Verb (động từ):

Động từ là từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Mọi câu đều phải có động từ. Nó có thể là một từ đơn hoặc một ngữ động từ. Ngữ động từ (verb phrase) là một nhóm từ gồm một hoặc nhiều trợ động từ (auxiliary) và một động từ chính.

I love you. (chỉ hành động)
Chilli is hot. (chỉ trạng thái)
I have seen the movie three times before. (auxiliary: have; main verb: seen)
I am going to Sai Gon tomorrow. (auxiliary: am; main verb: going)

1.3 Complement (vị ngữ):

Vị ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng tác động của chủ ngữ. Cũng giống như chủ ngữ, vị ngữ thường là danh từ hoặc ngữ danh từ không bắt đầu bằng giới từ, tuy nhiên vị ngữ thường đứng sau động từ. Không phải câu nào cũng có complement. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi What? hoặc Whom?

John bought a car yesterday. (What did John buy?)
Jill wants to drink some water. (What does he want to drink?)
She saw John at the movie last night. (Whom did she see at the movie?)

1.4 Modifier (trạng từ):

Trạng từ là từ hoặc cụm từ chỉ thời gian, địa điểm hoặc cách thức của hành động. Không phải câu nào cũng có trạng từ. Chúng thường là các cụm giới từ (prepositional phrase), phó từ (adverb) hoặc một cụm phó từ (adverbial phrase). Chúng trả lời câu hỏi When?, Where? hoặc How? Một cụm giới từ là một cụm từ bắt đầu bằng một giới từ và kết thúc bằng một danh từ (VD: in the morning, on the table,...). Nếu có nhiều trạng từ trong câu thì trạng từ chỉ thời gian thường đi sau cùng.

John bought a book at the bookstore. (Where did John buy a book?)
She saw John at the movie last night. (Where did she see John? When did she see him?)
She drives very fast. (How does she drive?)

Chú ý rằng trạng từ thường đi sau vị ngữ nhưng không nhất thiết. Tuy nhiên trạng từ là cụm giới từ không được nằm giữa động từ và vị ngữ.

She drove on the street her new car. (Sai)
She drove her new car on the street. (Đúng)


 
Last edited by a moderator:
K

ken_luckykid

2. Danh từ và các vấn đề liên quan đến danh từ
2.1 Danh từ đếm được và không đếm được (Count noun/ Non-count noun):

· Danh từ đếm được: Là danh từ có thể dùng được với số đếm, do đó nó có 2 hình thái số ít và số nhiều. Nó dùng được với a hay với the. VD: one book, two books, ...

· Danh từ không đếm được: Không dùng được với số đếm, do đó nó không có hình thái số ít, số nhiều. Nó không thể dùng được với a, còn the chỉ trong một số trường hợp đặc biệt. VD: milk (sữa). Bạn không thể nói "one milk", "two milks" ... (Một số vật chất không đếm được có thể được chứa trong các bình đựng, bao bì... đếm được. VD: one glass of milk - một cốc sữa).

· Một số danh từ đếm được có hình thái số nhiều đặc biệt. VD: person - people; child - children; tooth – teeth; foot – feet; mouse – mice ...

· Một số danh từ đếm được có dạng số ít/ số nhiều như nhau chỉ phân biệt bằng có "a" và không có "a":
an aircraft/ aircraft; a sheep/ sheep; a fish/ fish.

· Một số các danh từ không đếm được như food, meat, money, sand, water ... đôi khi được dùng như các danh từ số nhiều để chỉ các dạng, loại khác nhau của vật liệu đó.

This is one of the foods that my doctor wants me to eat.

· Danh từ "time" nếu dùng với nghĩa là "thời gian" là không đếm được nhưng khi dùng với nghĩa là "thời đại" hay "số lần" là danh từ đếm được.

You have spent too much time on that homework. (thời gian, không đếm được)
I have seen that movie three times before. (số lần, đếm được)

Bảng sau là các định ngữ dùng được với các danh từ đếm được và không đếm được.
WITH COUNTABLE NOUN WITH UNCOUNTABLE NOUN
a(n), the, some, any the, some, any
this, that, these, those this, that
none, one, two, three,... None
many
a lot of
a [large / great] number of
(a) few
fewer... than
more....than much (thường dùng trong câu phủ định, câu hỏi)
a lot of
a large amount of
(a) little
less....than
more....than

Một số từ không đếm được nên biết:
sand
food
meat
water money
news
measles (bệnh sởi)
soap information
air
mumps (bệnh quai bị)
economics physics
mathematics
politics
homework

Note: advertising là danh từ không đếm được nhưng advertisement là danh từ đếm được, chỉ một quảng cáo cụ thể nào đó.

There are too many advertisements during TV shows.
2.2 Cách dùng quán từ không xác định "a" và "an"

Dùng a hoặc an trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước.

A ball is round. (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng)
I saw a boy in the street. (chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trước đó)
2.2.1 Dùng “an” với:

Quán từ an được dùng trước từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết). Bao gồm:

· Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm a, e, i, o: an aircraft, an empty glass, an object
· Một số từ bắt đầu bằng u, y: an uncle, an umbrella
· Một số từ bắt đầu bằng h câm: an heir, haft an hour
· Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P
2.2.2 Dùng “a” với:

Dùng a trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng u, y, h. VD: a house, a university, a home party, a heavy load, a uniform, a union, a year income,...

· Đứng trước một danh từ mở đầu bằng "uni..." phải dùng "a" (a university/ a uniform/ universal/ union) (Europe, eulogy (lời ca ngợi), euphemism (lối nói trại), eucalyptus (cây khuynh diệp)
· Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen.
· Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như a/one hundred - a/one thousand.
· Dùng trước "half" (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo and a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half - share, a half - holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày).
· Dùng với các đơn vị phân số như 1/3 a/one third - 1/5 a /one fifth.
· Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: $5 a kilo, 60 kilometers an hour, 4 times a day.
2.3 Cách dùng quán từ xác định "The"

Dùng the trước một danh từ đã được xác định cụ thể về mặt tính chất, đặc điểm, vị trí hoặc đã được đề cập đến trước đó, hoặc những khái niệm phổ thông, ai cũng biết.

The boy in the corner is my friend. (Cả người nói và người nghe đều biết đó là cậu bé nào)
The earth is round. (Chỉ có một trái đất, ai cũng biết)

Với danh từ không đếm được, dùng the nếu nói đến một vật cụ thể, không dùng the nếu nói chung.

Sugar is sweet. (Chỉ các loại đường nói chung)
The sugar on the table is from Cuba. (Cụ thể là đường ở trên bàn)

Với danh từ đếm được số nhiều, khi chúng có nghĩa đại diện chung cho một lớp các vật cùng loại thì cũng không dùng the.

Oranges are green until they ripen. (Cam nói chung)
Athletes should follow a well-balanced diet. (Vận động viên nói chung)
2.3.1 Sau đây là một số trường hợp thông dụng dùng The theo quy tắc trên:

· The + danh từ + giới từ + danh từ: The girl in blue, the Gulf of Mexico.
· Dùng trước những tính từ so sánh bậc nhất hoặc only: The only way, the best day.
· Dùng cho những khoảng thời gian xác định (thập niên): In the 1990s
· The + danh từ + đại từ quan hệ + mệnh đề phụ: The man to whom you have just spoken is the chairman.
· The + danh từ số ít tượng trưng cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật: The whale = whales (loài cá voi), the deep-freeze (thức ăn đông lạnh)
· Đối với man khi mang nghĩa "loài người" tuyệt đối không được dùng the: Since man lived on the earth ... (kể từ khi loài người sinh sống trên trái đất này)
· Dùng trước một danh từ số ít để chỉ một nhóm, một hạng người nhất định trong xã hội: The small shopkeeper: Giới chủ tiệm nhỏ/ The top offcial: Giới quan chức cao cấp
· The + adj: Tượng trưng cho một nhóm người, chúng không bao giờ được phép ở số nhiều nhưng được xem là các danh từ số nhiều. Do vậy động từ và đại từ đi cùng với chúng phải ở ngôi thứ 3 số nhiều: The old = The old people;
The old are often very hard in their moving
· The + tên gọi các đội hợp xướng/ dàn nhạc cổ điển/ ban nhạc phổ thông: The Back Choir/ The Philharmonique Philadelphia Orchestra/ The Beatles.
· The + tên gọi các tờ báo (không tạp chí)/ tàu biển/ các khinh khí cầu: The Times/ The Titanic/ The Hindenberg
· The + họ của một gia đình ở số nhiều = gia đình nhà: The Smiths = Mr/ Mrs Smith and children
· Thông thường không dùng the trước tên riêng trừ trường hợp có nhiều người hoặc vật cùng tên và người nói muốn ám chỉ một người cụ thể trong số đó:
There are three Sunsan Parkers in the telephone directory. The Sunsan Parker that I know lives on the First Avenue.
· Tương tự, không dùng "the" trước bữa ăn: breakfast, lunch, dinner:
We ate breakfast at 8 am this morning.
Trừ khi muốn ám chỉ một bữa ăn cụ thể:
The dinner that you invited me last week were delecious.
· Không dùng "the" trước một số danh từ như home, bed, church, court, jail, prison, hospital, school, class, college, university v.v... khi nó đi với các động từ và giới từ chỉ chuyển động chỉ đi đến đó là mục đích chính hoặc ra khỏi đó cũng vì mục đích chính:
Students go to school everyday.
The patient was released from hospital.
Nhưng nếu đến đó hoặc ra khỏi đó không vì mục đích chính thì dùng "the".
Students go to the school for a class party.
The doctor left the hospital for lunch.
2.3.2 Bảng sử dụng "the" và không sử dụng "the" trong một số trường hợp điển hình
Có "The" Không "The"
+ Dùng trước tên các đại dương, sông ngòi, biển, vịnh và các cụm hồ (số nhiều)
The Red Sea, the Atlantic Ocean, the Persian Gufl, the Great Lakes

+ Trước tên các dãy núi:
The Rocky Mountains

+ Trước tên những vật thể duy nhất trong vũ trụ hoặc trên thế giới:
The earth, the moon

+ The schools, colleges, universities + of + danh từ riêng
The University of Florida

+ The + số thứ tự + danh từ
The third chapter.

+ Trước tên các cuộc chiến tranh khu vực với điều kiện tên khu vực đó phải được tính từ hoá
The Korean War (=> The Vietnamese economy)

+ Trước tên các nước có hai từ trở lên (ngoại trừ Great Britain)
The United States, The Central African Republic

+ Trước tên các nước được coi là một quần đảo hoặc một quần đảo
The Philipines, The Virgin Islands, The Hawaii

+ Trước tên các tài liệu hoặc sự kiện lịch sử
The Constitution, The Magna Carta

+ Trước tên các nhóm dân tộc thiểu số
the Indians






+ Trước tên các môn học cụ thể
The Solid matter Physics




+ Trước tên các nhạc cụ khi đề cập đến các nhạc cụ đó nói chung hoặc khi chơi các nhạc cụ đó.
The violin is difficult to play
Who is that on the piano
+ Trước tên một hồ
Lake Geneva



+ Trước tên một ngọn núi
Mount Vesuvius

+ Trước tên các hành tinh hoặc các chòm sao
Venus, Mars


+ Trước tên các trường này nếu trước nó là một tên riêng
Stetson University

+ Trước các danh từ đi cùng với một số đếm
Chapter three, Word War One





+ Trước tên các nước chỉ có một từ:
China, France, Venezuela, Vietnam


+ Trước tên các nước mở đầu bằng New, một tính từ chỉ hướng:
New Zealand, North Korean, France

+ Trước tên các lục địa, tỉnh, tiểu bang, thành phố, quận, huyện:
Europe, Florida

+ Trước tên bất kì môn thể thao nào
baseball, basketball

+ Trước các danh từ trừu tượng (trừ một số trường hợp đặc biệt):
freedom, happiness

+ Trước tên các môn học nói chung
mathematics

+ Trước tên các ngày lễ, tết
Christmas, Thanksgiving

+ Trước tên các loại hình nhạc cụ trong các hình thức âm nhạc cụ thể (Jazz, Rock, classical music..)
To perform jazz on trumpet and piano
(còn nữa)
 
K

ken_luckykid

(tiếp)
2.4 Cách sử dụng another và other.

Hai từ này thường gây nhầm lẫn.
Dùng với danh từ đếm được


an + other + danh từ đếm được số ít = một cái nữa, một cái khác, một người nữa, một người khác (= one more).
another pencil = one more pencil
the other + danh từ đếm được số ít = cái cuối cùng còn lại (của một bộ), người còn lại (của một nhóm), = last of the set.
the other pencil = the last pencil present


Other + danh từ đếm được số nhiều = mấy cái nữa, mấy cái khác, mấy người nữa, mấy người khác (= more of the set).
other pencils = some more pencils
The other + danh từ đếm được số nhiều = những cái còn lại (của một bộ), những người còn lại (của một nhóm), = the rest of the set.
the other pencils = all remaining pencils

Dùng với danh từ không đếm được
Không dùng
Other + danh từ không đếm được = một chút nữa (= more of the set).
other water = some more water
The other + danh từ không đếm được = chỗ còn sót lại.
the other water = the remaining water

· Another và other là không xác định trong khi the other là xác định; nếu chủ ngữ là đã biết (được nhắc đến trước đó) thì ta có thể bỏ danh từ đi sau another hoặc other, chỉ cần dùng another hoặc other như một đại từ là đủ. Khi danh từ số nhiều bị lược bớt (trong cách nói tắt nêu trên) thì other trở thành others. Không bao giờ được dùng others + danh từ số nhiều:

I Don 't want this book. Please give me another.
(another = any other book - not specific)

I Don 't want this book. Please give me the other.
(the other = the other book, specific)

This chemical is poisonous. Others are poisonous too.
(others = the other chemicals, not specific)

I Don 't want these books. Please give me the others.
(the others = the other books, specific)

· Trong một số trường hợp người ta dùng one hoặc ones đằng sau another hoặc other thay cho danh từ:

I Don 't want this book. Please give me another one.
I don't want this book. Please give me the other one.
This chemical is poisonous. Other ones are poisonous too.
I don't want these books. Please give me the other ones.

· This hoặc that có thể dùng với one nhưng these và those không được dùng với ones, mặc dù cả 4 từ này đều có thể dùng thay cho danh từ (với vai trò là đại từ) khi không đi với one hoặc ones:

I don't want this book. I want that.
2.5 Cách sử dụng little, a little, few, a few

· Little + danh từ không đếm được: rất ít, không đủ để (có khuynh hướng phủ định)
I have little money, not enough to buy groceries.

· A little + danh từ không đếm được: có một chút, đủ để
I have a little money, enough to buy groceries

· Few + danh từ đếm được số nhiều: có rất ít, không đủ để (có tính phủ định)
I have few books, not enough for reference reading

· A few + danh từ đếm được số nhiều: có một chút, đủ để
I have a few records, enough for listening.

· Trong một số trường hợp khi danh từ ở trên đã được nhắc đến thì ở phía dưới chỉ cần dùng little hoặc few như một đại từ là đủ (cũng giống như đối với other/another; this/that).
Are you ready in money. Yes, a little.

· Quite a few + đếm được = Quite a bit + không đếm được = Quite a lot of + noun = rất nhiều.
2.6 Sở hữu cách

· The noun's + noun: Chỉ được dùng cho những danh từ chỉ người hoặc động vật, không dùng cho các đồ vật.
The student's book, The cat's legs.

· Đối với danh từ số nhiều đã có sẵn "s" ở đuôi chỉ cần dùng dấu phẩy
The students' book.

· Nhưng đối với những danh từ đổi số nhiều đặc biệt không "s" ở đuôi vẫn phải dùng đầy đủ dấu sở hữu cách.
The children's toys, The people's willing

· Nếu có hai danh từ cùng đứng ở sở hữu cách thì danh từ nào đứng gần danh từ bị sở hữu nhất sẽ mang dấu sở hữu.
Paul and Peter's room.

· Đối với những tên riêng hoặc danh từ đã có sẵn "s" ở đuôi có thể chỉ cần dùng dấu phẩy và nhấn mạnh đuôi khi đọc hoặc dùng sở hữu cách và phải thay đổi cách đọc. Tên riêng không dùng "the" đằng trước.
The boss' car = the boss 's car [bosiz]
Agnes' house = Agnes 's [siz] house.

· Sở hữu cách cũng được dùng cho thời gian (năm, tháng, thập niên, thế kỉ)
The 1990s' events: những sự kiện của thập niên 90
The 21st century's prospects.

· Dùng cho các mùa trong năm trừ mùa xuân và mùa thu. Nếu dùng sở hữu cách cho hai mùa này thì người viết đã nhân cách hoá chúng. Ngày nay người ta dùng các mùa trong năm như một tính từ cho các danh từ đằng sau, ít dùng sở hữu cách.
The Autumn's leaf: chiếc lá của nàng thu.

· Dùng cho tên các công ty lớn, các quốc gia
The Rockerfeller's oil products.
China's food.

· Đối với các cửa hiệu có nghề nghiệp đặc trưng chỉ cần dùng danh từ với dấu sở hữu.
In a florist's
At a hairdresser's
Đặc biệt là các tiệm ăn với tên riêng: The Antonio's

· Dùng trước một số danh từ bất động vật chỉ trong một số thành ngữ
a stone's throw from ...(Cách nơi đâu một tầm đá ném).
 
K

ken_luckykid

3
. Động từ và các vấn đề liên quan đến chia động từ​

Như đã đề cập ở phần cấu trúc chung của câu, ngữ động từ tiếng Anh gồm có một động từ chính và một hoặc nhiêu trợ động từ. Động từ trong tiếng Anh chia làm 3 thời chính:

Quá khứ (Past)
Hiện tại (Present)
Tương lai (Future)

Mỗi thời chính lại chia thành nhiều thời nhỏ để diễn đạt tính chính xác của hành động.
3.1 Present tenses (các thời hiện tại)
3.1.1 Simple Present (thời hiện tại thường)

Dùng để diễn đạt một hành động mang tính thường xuyên (regular action), theo thói quen (habitual action) hoặc hành động lặp đi lặp lại có tính qui luật.
I walk to school every day.
Khi chia động từ ở thời này, đối với ngôi thứ nhất (I), thứ hai (you) và thứ 3 số nhiều (they) động từ không phải chia, sử dụng động từ nguyên thể không có to như ở ví dụ nêu trên. Đối với ngôi thứ 3 số ít (he, she, it), phải có "s" ở sau động từ và âm đó phải được đọc lên:
He walks.
She watches TV

Thường dùng thời hiện tại thường với một số các phó từ chỉ thời gian như today, present day, nowadays,... và với các phó từ chỉ tần suất như: always, sometimes, often, every + thời gian ...

Simple present thường không dùng để diễn đạt hành động đang xảy ra ở thời điểm hiện tại (now), ngoại trừ với các động từ thể hiện trạng thái (stative verb) như sau:
know
believe
hear
see
smell
wish understand
hate
love
like
want
sound have
need
appear
seem
taste
own

Các từ trong danh sách trên thường cũng không bao giờ xuất hiện trong thời tiếp diễn (hiện tại tiếp diễn, quá khứ tiếp diễn...).

Một số ví dụ khác về thời hiện tại thường:

They understand the problem now. (stative verb)
He always swims in the evening. (habitual action)
We want to leave now. (stative verb)
The coffee tastes delicious. (stative verb)
Your cough sounds bad. (stative verb)
I walk to school every day. (habitual action)

3.1.2 Present Progressive (thời hiện tại tiếp diễn)

· Dùng để diễn đạt một hành động xảy ra vào thời điểm hiện tại. Thời điểm này được xác định cụ thể bằng một số phó từ như : now, rightnow, at this moment.
· Dùng thay thế cho thời tương lai gần, đặc biệt là trong văn nói.

The president is trying to contact his advisors now. (present time)
We are flying to Paris next month. (future time)

· Các động từ trạng thái (stative verb) ở bảng sau không được chia ở thể tiếp diễn (bất cứ thời nào) khi chúng là những động từ tĩnh diễn đạt trạng thái cảm giác của hoạt động tinh thần hoặc tính chất của sự vật, sự việc.
know
believe
hear
see
smell
wish
 
P

phuclaanh

có cách nào nhớ đc 100 cấu trúc kia ko bạn :((.nhiều như vậy nhớ đc quả là điều ko dễ đâu
 
K

ken_luckykid

Phân biệt các từ special, especial, particular

pecial, especial, particular hẳn các bạn sẽ có lúc bị nhầm lẫn ba từ đều có nghĩa là "đặc biệt" nhưng chúng có sự khác nhau về mặt ý nghĩa và cách sử dụng. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài này nhé!
1. Special
Đây là một tính từ thường gặp, dùng để chỉ những vật, sự việc, con người có đặc điểm hay tính chất khác biệt so với những vật, sự việc, người khác. Khi dùng tính từ special, người nói muốn nhấn mạnh đến sự khác biệt so với những cái bình thường, thông thường khác (distinguished).
You're a very special person in my life - never forget that. (Đừng bao giờ quên rằng em là một người rất đặc biệt trong cuộc đời anh). à người nói muốn nhấn mạnh “em” chứ không phải là một người nào khác
On special occasions we have wine with our meal, but certainly not everyday. (Trongnhững dịp đặc biệt, chúng tôi mới uống rượu trong bữa ăn chứ không phải ngày nào cũng thế). à người nói muốn nhấn mạnh đến những dịp đặc biệt như lễ, tết, Noel, v.v chứ không phải là những bữa ăn thông thường hàng ngày.

2. Especial
Ít được sử dụng hơn, chỉ trường hợp nổi trội, đáng chú ý hơn hẳn khi được so sánh với những trường hợp khác. Hiện nay, especial chỉ được dùng với một số danh từ như value,interest. Especial thường để nhấn mạnh sự ngoại lệ (exceptional).
The Koh-i-noor diamond, now among the British crown jewels, has especial value as its history dates back to the 14th Century. (Viên kim cương Koh-i-noor trong bộ sưu tập trang sức của hoàng gia Anh có giá trị đặc biệt vì nó có xuất xứ từ thế kỷ 14). à so với các viên kim cương khác, viên kim cương Koh-i-noor có giá trị vượt trội nhờ có xuất xứ lâu đời của nó
The lecture will be of especial interest to history students. (Bài giảng này sẽ đặc biệt thu hút những sinh viên lịch sử). à những sinh viên học môn lịch sử sẽ cảm thấy hứng thú với bài giảng này hơn hẳn so với những sinh viên học môn khác
As an only child, she got especial attention. (Là con một nên cô bé nhận được sự quan tâm đặc biệt). à so với những đứa trẻ khác thì cô bé nhận được sự quan tâm đặc biệt hơn vì cô bé là con một

3. Particular
Thường thì ta hay nhầm lẫn giữa hai tính từ especial và special vì chúng có ý nghĩa hơi giống nhau, đều chỉ sự đặc biệt nhưng particular lại mang môt ý nghĩa hoàn toàn khác. Particular cũng là một tính từ thường gặp, dùng để chỉ những cá nhân, sự vật, sự việc cụ thể, chi tiết. Tính từ này nhấn mạnh vào sự cụ thể (specific) chứ không phải sự chung chung (general).
There is one particular patient I’d like you to see. (Tôi muốn anh khám cho một bệnh nhân đặc biệt này).
Is there any particular type of book he enjoys? (Anh ấy có thích đọc cụ thể một loại sách nào không?)

Ba tính từ này tuy có ý nghĩa và cách sử dụng khác nhau nhưng hai phó từ especially và particularly lại có cùng ý nghĩa “đặc biệt hơn tất cả” (above all) và được dùng nhằm mục đích nhấn mạnh. Hai phó từ này cũng đồng nghĩa với thành ngữ in particular.
These butterflies are noticeable in April and May, especially in these meadows. (Loài bướm này có nhiều vào tháng 4 và tháng 5, nhất là trên các đồng cỏ).
You'll enjoy playing tennis at our local club, especially on weekdays when it's not so busy. (Bạn sẽ thích chơi tennis ở câu lạc bộ của chúng tôi, nhất là vào các dịp cuối tuần khi mà câu lạc bộ không đông người chơi lắm).
The road between Cairo and Alexandria is particularly dangerous at night. (Con đường nối Cairo và Alexandra đặc biệt nguy hiểm vào ban đêm).
He loves science fiction in particular. (Anh ấy thích nhất là truyện khoa học viễn tưởng).
Còn phó từ specially lại có ý nghĩa là “dành riêng cho một đối tượng cụ thể”. Phó từ này được dùng trong trường hợp muốn nhấn mạnh “một mục đích cụ thể”.
This shower gel is specially designed for people with sensitive skins. (Dầu gội này dành riêng cho những người có da đầu nhạy cảm).
This computer programme is specially designed for children with learning difficulties.(Chương trình máy tính này được lập trình riêng cho những trẻ em gặp khó khăn trong học tập).
My father made this model aeroplane specially for me. (Bố tôi làm chiếc máy bay mô hình này riêng cho tôi).

Phân biệt ba từ này cũng không quá khó phải không bạn? Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ không còn lúng túng mỗi khi phải sử dụng những từ này nữa.
 
  • Like
Reactions: Pipi2004
K

ken_luckykid

10 mẹo học từ vựng

Đối với những người bắt đầu học ngoại ngữ, từ vựng là một vấn đề rất “khó xơi”. Nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao họ không thể nào nhớ được các từ vừa học mặc dù đã viết đi viết lại nhiều lần. Dưới đây là 10 mẹo nhỏ giúp bạn học từ vựng tốt hơn:
1. Hãy học những từ có liên quan đến nhau. Nếu đang học từ miêu tả miền quê, thí dụ như valley (thung lũng), stream (dòng suối), meadow (đồng cỏ) thì đừng lẫn với các từ miêu tả các thứ ở thành phố (ví dụ như fire hydrant – vòi nước chữa cháy), hoặc những từ miêu tả tính cách. Những từ liên quan với nhau thường cùng xuất hiện và sẽ dễ hơn khi nhớ chúng chung với nhau.

2. Học từ vựng trong những lĩnh vực mà bạn yêu thích. Nếu quan tâm về nghệ thuật hoặc bóng đá, hãy đọc về những đề tài này. Có lẽ trong tiếng mẹ đẻ bạn biết rất nhiều từ miêu tả một bức tranh, một trận đá bóng nhưng bạn lại không biết trong tiếng Anh chúng gọi là gì – hãy tìm thử xem! Hãy nhớ rằng những gì bạn thích là những điều bạn muốn nói về và là một phần của con người bạn - nếu không biết cách diễn đạt chúng, việc này có thể làm bạn lo lắng đấy.

3. Hãy có một cuốn từ điển hình ảnh. Nó sẽ giúp bạn nhớ từ mới dễ dàng hơn thông qua việc nhìn tranh của chúng.

4. Sử dụng video. Lần tới khi xem một bộ phim bạn hãy ghi lại bằng tiếng mẹ đẻ 5 hoặc 10 đồ vật bạn nhìn thấy nhưng lại không biết từ tiếng Anh của chúng là gì. Tra những từ này trong từ điển, rồi xem lại bộ phim, luyện tập cách sử dụng chúng. Một lần nữa chúng ta lại thấy rằng nhớ một cái gì đó thật dễ dàng nếu ta nhìn thấy hình ảnh của nó.

5. Thu một cuốn băng từ vựng. Trong khi bạn đi bộ, lái xe đi làm hay đợi xe bus bạn hãy nghe cuốn băng đó. Đầu tiên nói từ đó bằng ngôn ngữ mẹ đẻ, dừng lại sau đó nói từ đó bằng tiếng Anh. Khoảng dừng này sẽ cho bạn thời gian để trả lời trước khi xem câu trả lời chính xác.

6. Mua một cuốn từ điển các từ xếp theo nghĩa. Đó là tập hợp các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Cố gắng sử dụng nhiều từ khác nhau. Dĩ nhiên đôi lúc bạn sẽ dùng một từ không phù hợp, nhưng điều này không ngăn trở bạn sử dụng cuốn sách hữu ích này cho việc xây dựng một vốn từ vựng phong phú.

7. Luyện tập từ mới khi viết luận. Nếu bạn có bài tập viết về nhà hãy lấy ra các từ mới mà mình đã học sau đó cố gắng sử dụng chúng vào bài viết của mình. Nếu không sử dụng các từ mới học lúc nói hoặc viết bạn sẽ nhanh chóng quên chúng đấy.

8. Luyện tập từ mới khi làm bài tập ngữ pháp. Đừng lãng phí những cơ hội quý báu sử dụng vốn từ bạn vừa học.

9. Luyện tập từ mới khi nói. Liệt kê khoảng 5 từ mới mà bạn định sử dụng trong lớp. Cố gắng dùng chúng trong các cuộc thảo luận. Tin tôi đi, bạn sẽ tìm ra cách để lái câu chuyện theo cách mà bạn có thể sử dụng ít nhất một vài trong số những từ này.

10. Hãy đọc nhiều. Đọc nhiều không những có thể cải thiện kĩ năng đọc mà bạn còn có thể xây cho mình một vốn từ vựng phong phú. Trong bài đọc thường có nhiều từ liên quan đến nhau và bạn có thể dùng những từ đã học để đoán nghĩa của những từ mới.

Nếu biết cách “chế biến” thì bạn sẽ có một “món” từ vựng ngon lành và bổ dưỡng đó.

Cách học từ vựng:
1. Phải đặt mục tiêu đạt được số lượng từ vựng trong thời gian bao lâu? Mỗi ngày học bao nhiêu từ. Bạn đồng ý không? Để nói tiếng Anh tốt bạn cần khoảng 20.000 - 30.000 từ trở lên, mỗi ngày bạn học 20 từ, một tuần bạn học 5 ngày, 20*5ngày*50tuần = 5.000 từ, vậy phải học từ ít nhất 4 năm, nếu giỏi, học gấp đôi, rút xuống còn 2 năm. Và như thế, ai học dưới 2 năm mà nói giỏi tiếng Anh là nói "xạo".
2. Khi gặp một từ mới, nếu không biết đọc, không "đọc đại", phải tra từ điển, nếu có talking dictionary càng tốt. Cho từ điển đọc rồi đọc theo, người ta nói nếu một từ bạn đọc 500 lần thì sẽ nhớ như tiếng mẹ đẻ!
3. Khi học từ thì cũng phải viết, khoảng 20 chữ cho lần đầu, đánh một dấu vào chổ từ đó trong từ điển, nếu mỗi lần sau đó thì tăng số lượng gấp đôi, đánh tiếp một dấu vào từ điển, và khí "đạt kiện tướng" (5 sao trong từ điển) thì lập cho từ đó một flash card (dùng tờ giấy loại namecard) mang theo khi rảnh xem qua.
4. Khi học một từ phải học tất cả các từ loại liên quan đến nó, và nên sử dụng tự điển sách không dùng tự điển trong máy vi tính, đặc biệt là kim từ điển là điều cấm kỵ. Mình chỉ xài tự điển của mình, khi có bất cứ thứ gì liên quan đến từ đó mà từ điển của mình không có thì phải "note" vào ngay.
5. Đọc ví dụ của từ đó càng nhiều càng tốt, càng lưu loát càng tốt, nhất là tự điển Anh-Anh. Thường họ ví dụ từ đó trong một câu, một clause, một phrase, và ví dụ có thể trích từ những báo nổi tiếng,..
 
K

ken_luckykid

Kiểu câu phủ định (Negation)

Phủ định song song, phủ định kép, phủ định của các động từ đặc biệt là một phần ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những phần ngữ pháp này để có thể sử dụng các câu phủ định chính xác nhất nhé.
Để tạo câu phủ định đặt not sau trợ động từ hoặc động từ be . Nếu không có trợ động từ hoặc động từ be thì dùng dạng thức thích hợp của do, does hoặc did để thay thế.
John is rich => John is not rich.
Mark has seen Bill => Mark has not seen Bill
Mary can swim => Mary cannot swim.
I went to the store yesterday => I did not go to the store yesterday.
Mark likes spinach => Mark doesn’t like spinach.
I want to leave now => I don’t want to leave now.
1. Some/any
Đặt any đằng trước danh từ làm vị ngữ sẽ nhấn mạnh câu phủ định. Cũng có thể nhấn mạnh một câu phủ định bằng cách dùng no + danh từ hoặc a single + danh từ số ít.
John has some money => John doesn’t have any money.
He sold some magazines yesterday => He didn't sell a single magazine yesterday.
= He sold no magazine yesterday.
2. Một số các câu hỏi ở dạng phủ định lại mang ý nghĩa khác (không dùng dấu ?)
- Nhấn mạnh cho sự khẳng định của người nói.
Shouldn 't you put on your hat, too! : Thế thì anh cũng đội luôn mũ vào đi.
Didn't you say that you would come to the party tonight: Thế anh đã chẳng nói là anh đi dự tiệc tối nay hay sao.
- Dùng để tán dương
Wasn 't the weather wonderful yesterday: Thời tiết hôm qua đẹp tuyệt vời.
Wouldn't it be nice if we didn't have to work on Friday.
Thật là tuyệt vời khi chúng ta không phải làm việc ngày thứ 6.
3. Hai lần phủ định
Negative + Negative = Positive (Mang ý nghĩa nhấn mạnh)
It's unbelieveable he is not rich. (Chẳng ai có thể tin được là anh ta lại không giàu có.)
4. Phủ định kết hợp với so sánh
Negative + comparative (more/ less) = superlative (Mang nghĩa so sánh tuyệt đối)
I couldn't agree with you less = I absolutely agree with you. (Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.)
You couldn't have gone to the beach on a better day = It's the best day to go to the beach. (Đi biển ngày này là đúng nhất rồi.)
Nhưng phải hết sức cẩn thận vì :
He couldn't have been more unfriendly when I met him first. = the most unfriendly. (Tôi không thể thân thiện với anh ta ngay lần đầu gặp mặt.)
The surgery couldn't have been more unnecessary. = absolutely unnecessary (Bị bác sĩ phẫu thuật đó không cần thiết chút nào.)
5. Cấu trúc phủ định song song
Negative... even/still less/much less + noun/ verb in simple form: không ... mà lại càng không.
These students don't like reading novel, much less textbook. Những sinh viên này chẳng thích đọc tiểu thuyết, chứ chưa nói đến sách giáo khoa.
It's unbelieveable how he could have survived such a freefall, much less live to tell about it on television. Thật không thể tin được anh ta lại có thể sống sót sau cú rơi tự do đó, chứ đừng nói đến chuyện lên TV kể về nó.
6. Phủ định không dùng thể phủ định của động từ
Một số các phó từ trong tiếng Anh mang nghĩa phủ định (negative adverb), khi đã dùng nó thì trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ nữa:
Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = hầu như không.
Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ.

subject + negative adverb + positive verb

subject + to be + negative adverb

John rarely comes to class on time. (John chẳng mấy khi đến lớp đúng giờ)
Tom hardly studied lastnight. (Tôm chẳng học gì tối qua)
She scarcely remembers the accident. (Cô ấy khó mà nhớ được vụ tai nạn)
We seldom see photos of these animals. (Chúng tôi hiếm khi thấy ảnh của những động vật này)
*Lưu ý rằng các phó từ này không mang nghĩa phủ định hoàn toàn mà mang nghĩa gần như phủ định. Đặc biệt là những từ như barely và scarcely khi đi với những từ như enough và only hoặc những thành ngữ chỉ sự chính xác.
- Do you have enough money for the tution fee?
- Only barely. Vừa đủ.
7. Thể phủ định của một số động từ đặc biệt
Đối với những động từ như to think, to believe, to suppose, to imagine + that + sentense. Khi chuyển sang câu phủ định, phải cấu tạo phủ định ở các động từ đó, không được cấu tạo phủ định ở mệnh đề thứ hai.
I don't think you came to class yesterday. (Không dùng: I think you didn't come to class yesterday)
I don't believe she stays at home now.
8. No matter
No matter + who/what/which/where/when/how + Subject + verb in present: Dù có... đi chăng nữa... thì
No matter who telephones, say I’m out.
Cho dù là ai gọi đến thì hãy bảo là tôi đi vắng.
No matter where you go, you will find Coca-Cola.
Cho dù anh có đi đến đâu, anh cũng sẽ thấy nhãn hiệu Coca-Cola

No matter who = whoever; No matter what = whatever
No matter what (whatever) you say, I won’t believe you.
Cho dù anh có nói gì đi chăng nữa, tôi cũng không tin anh.

Các cấu trúc này có thể đứng cuối câu mà không cần có mệnh đề theo sau:
I will always love you, no matter what.
9. Cách dùng Not ... at all; at all
Not ... at all: Chẳng chút nào. Chúng thường đứng cuối câu phủ định
I didn’t understand anything at all. (Tôi chẳng hiểu gì hết.)
She was hardly frightened at all. (Cô ấy không hề sợ hãi.)
At all còn được dùng trong câu hỏi, đặc biệt với những từ như if/ever/any...
Do you play poker at all? (Anh có chơi bài poker được chứ?)
 
K

ken_luckykid

Động từ đi với v-ing, to+v, V-bare

Số lượng động từ trong tiếng Anh là rất nhiều, nên việc phân biệt động từ nào đi với V-ing, động từ nào đi với to + V hay V-bare gây khó khăn cho người học. Mời các bạn tham khảo bài dưới đây để phân biệt rõ hơn cách dùng nhé!
1- Theo sau tất cả các trợ từ (động từ khiếm khuyết):
can, could, will,shall, would, may, might, ought to, must, had better, would like to, needn't, would rather, would sooner, be supposed to là những động từ không "chia", V-bare.
2- Những động từ theo sau là "to verb" có 2 trường hợp:
2.a- [công thức: S+V+to V]:
afford, appear, ask, bear, begin, choose, decide, expect, forget, hate, hesitate, intend, like, manage, neglect, prefer, pretend, propose, regret, seem, swear, try, wish, agree, arrange, attempt, beg, care, consent, determine, fail, happend, help, hope, learn, love, mean, offer, prepare, promise, refuse, remember, start, trouble, want, would like prefer.
2.b- [công thức: S+V+O+to V]:
advise, ask, be, command, encourage, forbid, get, help, intend, leave, mean, oblige, permit, prefer, recommend, remind, tell, allow, bear, cause, compel, expect, force, hate, instruct, invite, like, need, order, persuade, press, request, teach, tempt, trouble, warn, want, wish.
3- Theo sau bởi "V-ing":
admit, advise, allow, anticipate, appreciate, avoid, confess, consider, deny, delay, detest, dislike, enjoy, escape, excuse, face, fancy, finish, give up, imagine, invlolve, justify, keep on, leave off, mention, mind, miss, permit, postpone, quit, recommend, resent, resist, resume, risk, save, tolerate, suggest, recollect, stop, pardon, can't resist, can't stand, can't help, understand
Ngoài ra theo sau: be worth, it is no use, there is no, it is no good cũng là V-ing
4- Những động từ theo sau gồm cả "to verb" và "V-ing":
advise, attempt, commence, begin, allow, cease, continue, dread, forget, hate, intend, leave, like, love, mean, permit, prefer, propose, regret, remember, start, study, try, can't bear, recommend, need, want, require.
Đa số những động từ trên khi theo sau là "to verb" hoặc "V-ing" sẽ có nghĩa khác nhau.
 
K

ken_luckykid

Cách đọc và viết phân số bằng tiếng Anh

Hầu hết các bạn đều rất e ngại mỗi khi gặp phải các bài tập về phân số trong tiếng Anh. Đừng lo lắng nhé! Việc đọc và viết đúng phân số sẽ rất đơn giản nếu các bạn nắm vững các qui tắc sau đây:
Trước hết bạn cần nắm vững khái niệm về số thứ tự và số đếm
Số đếm: - Là số dùng để đếm: Ví dụ: 1-one, 2-two, 3-three, 4-four, 5-five….
Số thứ tự: - Là số không phải để đếm mà để đánh số thứ tự: Ví dụ: 1st-first, 2nd-second, 3rd- third…
Cách đọc và viết phân số:

1. Tử số:

- Luôn dùng số đếm: one, two, three, four, five….
Ví dụ:
- 1/5 = one / fifth
- 1/2 = one (a) half

2. Mẫu số:

+ Có hai trường hợp:
Nếu tử số là một chữ số và mẫu số từ 2 chữ số trở xuống thì mẫu số dùng số thứ tự (nếu tử số lớn hơn 1 thì mẫu số ta thêm s)
Ví dụ:
- 2/6 : two sixths
- 3/4 = three quarters
Nếu tử số là hai chữ số trở lên hoặc mẫu số từ 3 chữ số trở lên thì mẫu số sẽ được viết từng chữ một và dùng số đếm, giữa tử số và mẫu số có chữ over.
Ví dụ:
- 3/462 = three over four six two
- 22/16 : twenty-two over one six (tử số có 2 chữ số )

3. Nếu là hỗn số:

Ta viết số nguyên (đọc theo số đếm) + and + phân số (theo luật đọc phân số ở trên)
Ví dụ:
- 2 3/5 = two and three fifths
- 5 6/7 = five and six sevenths
- 6 1/4 = six and a quarter

4. Trường hợp đặc biệt

Có một số trường hợp không theo các qui tắc trên và thường được dùng ngắn gọn như sau:
1/2 = a half hoặc one (a) half
1/4 = one quarter hoặc a quarter (nhưng trong Toán học vẫn được dùng là one fourth)
3/4 = three quarters
1/100 = one hundredth
1% = one percent hoặc a percent
1/1000 = one thousandth - one a thousandth - one over a thousand
- Để nắm vững những qui tắc này, các bạn hãy ghi ra các ví dụ về các phân số và tự luyện tập đến khi nhuần nhuyễn. Mời các bạn cùng thực hành một bài tập nhỏ dưới đây và hãy tự kiểm chứng xem mình đã hiểu bài đến đâu rồi các bạn nhé! Chúc các bạn thành công!

Hãy viết các phân số sau đây thành chữ :

1) 1/3
2) 4/7
3) 2/3
4) 7 5/8
5) 1/16
6) 9 1/20
7) 7/5485
8) 30/652
9) 8/704
10) 1/10 or 0.1
11) 1/8
12) 2/10 or 0.2
13) 1/4
14) 3/10 or 0.3
15) 4/10 or 0.4
16) 3/4
17)15/16
18) 1/10 000
19) 3/100
20) 3/5

Đáp án:

1) 1/3: one third
2) 4/7: four sevenths
3) 2/3: two thirds
4) 7 5/8: seven and five eighths
5) 1/16: one-sixteenth
6) 91/20 : ninety- one over two zero
7) 7/5485 : seven over five four eigth five
8) 30/652 : thirty over six five two
9) 8/704 : eigth over seven zero four
10) 1/10 or 0.1one-tenth
11) 1/8: one-eighth
12) 2/10 or 0.2: two-tenths
13) 1/4: one-quarter or one-fourth
14) 3/10: or 0.3: three-tenths
15) 4/10: or 0.4: four-tenths
16) 3/4: three-quarters or three-fourths
17)15/16: fifteen-sixteenths
18) 1/10 000: one ten thousandth
19) 3/100: three hundredths
20)3/5: three fiths
 
K

ken_luckykid

Quy tắc đọc và viết ngày tháng tiếng Anh

Trong tiếng Anh, cách đọc và viết ngày tháng rất đa dạng và được áp dụng theo 2 văn phong: Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ. Dưới đây là các quy tắc chung nhất về cách đọc và viết. Hãy thực hành thật nhiều để không bị lúng túng mỗi khi viết hay đọc ngày, tháng, năm bằng tiếng Anh bạn nhé.


1. Cách đọc viết ngày tháng theo Anh - Anh
- Ngày luôn viết trước tháng và bạn có thể thêm số thứ tự vào phía sau (ví dụ: st, th...), đồng thời bỏ đi giới từ of ở vị trí trước tháng (month). Dấu phẩy có thể được sử dụng trước năm (year), tuy nhiên cách dùng này không phổ biến.
Ví dụ:
6(th) (of) January(,) 2009 (Ngày mùng 6 tháng 1 năm 2009)
1(st) (of) June(,) 2007 (Ngày mùng 1 tháng 6 năm 2007)

- Khi đọc ngày tháng theo văn phong Anh – Anh, bạn sử dụng mạo từ xác định trước ngày

Ví dụ:

March 2, 2009 - March the second, two thousand and nine

2. Cách đọc và viết theo Anh - Mỹ
- Nếu như viết ngày tháng theo văn phong Anh-Mỹ, tháng luôn viết trước ngày và có mạo từ đằng trước nó. Dấu phẩy thường được sử dụng trước năm
Ví dụ:
August (the) 9(th), 2007 (Ngày mùng 9 tháng 8 năm 2007)
- Bạn cũng có thể viết ngày, tháng, năm bằng các con số và đây cũng là cách thông dụng nhất.
Ví dụ:
9/8/07 hoặc 9-8-07

Tuy nhiên nếu bạn sử dụng cách viết như trong ví dụ trên, sẽ rất dễ xảy ra nhầm lẫn bởi nếu hiểu theo văn phong Anh-Anh sẽ là ngày mồng 9 tháng 8 năm 2007 nhưng sẽ là mồng 8 tháng 9 năm 2007 theo văn phong Anh-Mỹ.

Như vậy bạn nên viết rõ ràng ngày tháng bằng chữ (October thay vì chỉ viết số 10) hoặc sử dụng cách viết tắt (Aug, Sept, Dec...) để tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc xảy ra

- Khi đọc ngày tháng theo văn phong Anh – Mỹ, bạn có thể bỏ mạo từ xác định:

Ví dụ:

March 2, 2009 - March second, two thousand and nine.
Lưu ý:

Nếu bạn đọc ngày trước tháng thì bạn phải sử dụng mạo từ xác định trước ngày và giới từ of trước tháng.

Ví dụ:

2 March 2009 - the second of March, two thousand and nine

4 September 2001 - the fourth of September, two thousand and one
Hi vọng rằng sau khi tham khảo cách đọc và viết ngày tháng, các bạn có thể tự mình đưa ra những ví dụ để thực hành một cách nhuần nhuyễn, và tránh gặp sai lầm về sau. Chúc các bạn viết chính xác và đọc chuẩn nhé!

 
K

ken_luckykid

Cách dùng sở hữu cách 's

Cách dùng sở hữu cách trong tiếng Anh đã khá quen thuộc với người học nhưng nhiều lúc vẫn xảy ra tình huống nhầm lẫn.
Liệu có thể nói school's principal hay bank's manager hay không. Thông thường chúng ta không nói 'school's principal’ hay ‘bank's manager’ - mà chúng ta nói school principal và bank manager.



Thử xem tại sao vậy:
Trong tiếng Anh, chúng ta có thể dùng danh từ để bổ nghĩa cho một danh từ khác. Vì thế chúng ta có thể nói a computer expert - một chuyên gia máy tính.
Một người chịu trách nhiệm về một công ty là a company director. Một người làm chương trình phát thanh là a radio producer. Và cũng theo cách thức đó, một người là quản lý một nhà băng là a bank manager, và hiệu trưởng một trường là a school principal.
Trong một số ngôn ngữ, chúng ta không thể làm như vậy, nhưng trong tiếng Anh, bạn có thể đơn giản là đặt hai danh từ cạnh nhau và đó là cách chúng ta vẫn nói trong tiếng Anh.
Có bao giờ nói school's principal, bank's manager được không?
Câu trả lời thực sự là 'Không', nhưng trong một vài ngữ cảnh rất hiếm bạn có thể muốn nói về thực tế hiệu trưởng của một trường này chứ không phải của một trường khác, thì trong trường hợp đó, bạn có thể nói: He's not your school's principal, he's my school's principal - Ông ấy không phải là hiệu trưởng của trường bạn, mà là hiệu trưởng của trường tôi.
Nên chú ý là trong trường hợp này chúng ta không phải nói tới chức vụ, nghề nghiệp của ông mà chúng ta đang nói tới tới thực tế ông thuộc về trường nào.
Những lỗi thông thường
Một lỗi thường gặp nhất hay phạm phải với dạng sở hữu cách 's là tránh không dùng nó và dùng từ 'of'. Vì thế thay vì nói the dog's bone, người ta nói the bone of the dog, hay the woman's husband, thì nói là the husband of the woman.
Đôi khi người ta nói The book is for my son, thay vì nói it's my son's book.
Với câu It's my son's book, phát âm dạng sở hữu cách 's là khá thú vị, vì thế tôi cho rằng thường chúng ta không phát âm chữ 's một cách rất rõ ràng, tách biệt, vì thể người nghe thường không nhận thấy âm này.
Một trong những vấn đề gặp phải khi khi học cách dùng nó là ta cần học cách nhận ra khi nó được dùng vì nếu nó được phát âm rất nhau, chúng ta dễ dàng không nhận ra nó và tưởng rằng không cần dùng nó.
Một điều đáng chú ý nữa là phát âm thay đổi, tùy thuộc vào âm cuối từ. Vì thế nếu từ kế thúc bằng âm /s/ hay /sh/ hoặc /ch/, /ge/ thì chúng ta phải thêm âm 'es' vào cuối từ, như the judge nhưng the judge's wig hay the church, nhưng the church's congregation và đọc giống như nếu ta viết the churche's congregation.
Thế còn dạng sở hữu số nhiều thì sao?
Những nguyên tắc này chỉ là cách khi viết xuống như thế nào. Nếu trường hợp là số nhiều, chúng ta đặt dấu ' ở sau chữ -s, thay vì ở đằng trước chữ -s như trong trường hợp danh từ số ít.
Vì thế nếu chúng ta nói the girls' boyfriends, tức chúng ta đang nói tới các bạn trai của một vài cô gái, và trong trường hợp đó, nhớ để dấu ' ở sau chữ -s khi viết.
Còn nếu chúng ta nói tới a girl's homework, thì nhớ đặt dấu ' ở đằng trước chữ -s.
 
K

ken_luckykid

Sự khác nhau khi sử dụng Since, As, Because

ince, As, Because đều có nghĩa là “vì, bởi vì”.
* Since và As được dùng khi người nói muốn nhắc đến một lý do nào đó mà người nói cho rằng người nghe đã biết hoặc cho rằng nó là một thông tin phổ biến mà ai cũng biết hoặc chỉ đơn giản rằng người nói cho rằng nó không quan trọng bằng phần còn lại của câu nói.
Ví dụ như trong các câu sau:

- As we’ve been married for 3 years, it’s time to think about having a baby.

(Vì chúng tôi đã cưới nhau được 3 năm rồi, đã đến lúc nghĩ đến việc sin hem bé)

- Since you’re in a hurry, we’d better start now.

(Vì anh đang vội, tốt nhất là chúng ta nên bắt đầu ngay)


* Because được dùng khi muốn đề cập đến thông tin mà người nói nghĩ rằng người nghe chưa biết. Nếu muốn nhấn mạnh hơn nữa, nếu người nói cho rằng đó là phần quan trọng nhất trong câu nói thì mệnh đề với because sẽ được đặt cuối câu:

- Why are you leaving? - I’m leaving because I can’t stand you for even 1 minute!

(Sao anh lại bỏ đi thế? – Tôi bỏ đi là vì tôi không thể chịu nổi cô cho dù chỉ 1 phút!)

Mệnh đề với because cũng có thể đứng một mình và làm thành một câu hoàn chỉnh nhưng cách dùng này không được áp dụng với since hay as:

- Why did you lose your job? – Because I had to spend too much time taking care of my wife.

(Sau cậu lại mất việc thế? – Vì tớ phải dành quá nhiều thời gian chăm sóc vợ tớ.)
* For cũng đôi khi được dùng với nghĩa “vì, bởi vì”:
For được dùng ở mệnh đề sau (không được đứng ở đầu câu) khi người nói muốn đưa ra một dẫn chứng, một thông tin thêm cho lời nói của mình hơn là thực sự đưa ra một lý do:

- You must have forgotten to send the email, for there’s nothing in my inbox!

(Chắc hẳn là anh đã quên gửi thư điện tử cho tôi, vì trong hòm thư không có gì cả!)

- She cried, for she knew he’d never return.

(Cô ấy đã khóc, vì biết rằng anh ấy sẽ không bao giờ trở lại.)
 
K

ken_luckykid

Cách sử dụng: 'talk to' và 'talk with'

Cả hai động từ này đều có thể dùng thay thế nhau và cùng có nghĩa là "nói, nói chuyện với ai", nhưng nghĩa của chúng hơi khác một chút, 'talk to' còn có nghĩa là "khiển trách", còn 'talk with' thì ngụ ý "bàn luận".
* Giống nhau:
- It's been nice talking with you. = It's been nice talking to you.
Nói chuyện với bạn rất thích thú.
- I'd like to talk with you in private. =I'd like to talk to you in private.
Tôi muốn bàn chuyện riêng với ông.

- Talk to/with me! I really want your opinion
Cứ nói cho tôi biết. Tôi muốn biết ý kiến bạn ra sao.

- I will have to talk to/with Mark to see what he really thinks.
Tôi phải nói chuyện với anh Mark xem ý thực lòng anh nghĩ sao về chuyện này.



* Nghĩa bóng: Talk to còn có nghĩa là "rầy la, khiển trách".

- Cô giáo nói với ông bố:
"I wish you'd talk to your son. He's creating havoc in the classroom."
"Tôi mong ông khiển trách cậu con trai của ông. Cậu ta phá phách trong lớp học."
- Ông bố nói với cô giáo:
"I talked to my son about his conduct in his class"
"Tôi đã rầy la cháu về những việc làm của cháu nó ở trong lớp."
* Talk with nghĩa là "bàn chuyện với ai"

- Can I talk with you about my salary?
Tôi muốn thưa chuyện với bà về lương của tôi.

- Could I talk with you about Jane?
Tôi có thể thưa chuyện với bà về cô Jane không?
- I talked with the boy about his work.
Tôi đã nói chuyện với anh ta về công việc anh ta làm.
- I talked with my adviser about my program.
Tôi đã bàn với vị giáo sư cố vấn về chương trình học của tôi
Tóm lại: To talk to chỉ có nghĩa là "nói với ai, dặn dò ai điều gì hay rầy la"; to talk with lại ngụ ý "hai bên đối thoại, trao đổi ý kiến hay bàn luận một chuyện" và mang ý nghĩa lịch sự hơn.
 
K

ken_luckykid

Cách dùng Almost

Đây là một phó từ với nghĩa là 'gần', 'gần như', tức là chưa hoàn toàn, hay ‘chưa hẳn’. Vì 'almost' là một phó từ, chúng ta dùng từ này để bổ nghĩa cho một động từ và chúng ta thường đặt nó ở trước động từ đó.
Ví dụ: ‘I almost finished the exam, but in the end I ran out of time’ - Tôi gần làm xong bài kiểm tra nhưng cuối cùng tôi đã bị hết giờ.
Tuy nhiên nếu động từ trong câu là động từ ‘to be’, thì chúng ta đặt ‘almost’ ở đằng sau động từ này.
Ví dụ: 'It is almost 9 o’clock’ - Đã gần 9 giờ rồi.
Một cách dùng nữa của ‘almost’ là như một trạng từ, đó là khi đi cùng với tính từ, chẳng hạn như ‘I am almost ready to leave’ - Tôi sắp sẵn sàng đi bây giờ đây.
Hay như trong ví dụ: ‘He is almost certain to be late’ - Anh ấy gần như chắc chắn là sẽ bị muộn.



Chúng ta cũng có thể dùng 'almost' với các từ như every, all, nothing, và no-one.
Đây chính là cách dùng thường gây lẫn lộn cho sinh viên học tiếng Anh mà chúng ta cần chú ý. Sau đây là một số ví dụ:
Almost everyone uses the Internet these days - Hầu như ngày nay người nào cũng dùng internet.
I buy a newspaper almost every day - Gần như ngày nào tôi cũng mua báo.
Almost all of the students passed the exam - Hầu hết mọi sinh viên đều thi đỗ.
I was disappointed because almost no-one came to my art exhibition - Tôi đã thất vọng vì gần như chẳng có ai đến xem triển lãm nghệ thuật của tôi.
There’s almost nothing in the fridge so I’d better go shopping - Gần như chẳng có gì trong tủ lạnh vì thế tốt nhất là tôi nên đi mua sắm.
Thêm nữa, chúng ta có thể dùng 'almost' với các cụm từ chỉ thời gian, như trong ví dụ mà tôi đã đưa ra ở trên ‘it is almost 9 o’ clock’, và với các giai đoạn, hay với các khoảng thời gian, hoặc với các số lượng.
Ví dụ: ‘I spent almost three months in New York’ - Tôi ở New York gần 3 tháng.
‘The house I want to buy costs almost two hundred thousand pounds’ - Ngôi nhà tôi muốn mua giá gần 200 ngàn bảng Anh.
Nhân nói tới thời gian, tôi cũng muốn nhắc là chúng ta có thể dùng ‘almost’ với các từ như ‘always’ và ‘never’, nhưng không dùng được với các từ như ‘sometimes’, ‘often’ và ‘occasionally’.
I almost always go to work by bus - Tôi gần như luôn đi làm bằng xe buýt I almost never go to the theatre - Tôi hầu như chẳng bao giờ đi đến nhà hát
Vậy là tôi đã nói các bạn gần xong về các cách dùng từ ‘almost’, nhưng vẫn còn một điểm rất thú vị nữa cần nhắc tới. Chúng ta có thể dùng ‘almost’ khi muốn so sánh hai điều gì đó rất gần gũi, rất giống nhau.
My pet dog is almost like a member of the family - Con chó của tôi gần như là một thành viên trong gia đình vậy.
Writing to bbclearningenglish.com is almost like having a personal teacher - Viết thư gửi tới trang học tiếng Anh bbclearningenglish.com cũng gần như là có một thầy giáo riêng vậy.
 
K

ken_luckykid

Phân biệt cách sử dụng các từ: Diused, Misused, Unused

Từ use có thể thêm các tiền tố dis-, un- hay mis- và khi đó nghĩa của nó sẽ thay đổi. Dưới đây là những chú ý khi sử dụng 3 tính từ: disused, unused, misused
1. Disused: không được sử dụng nữa, vô dụng, bỏ đi
Ví dụ như một tòa nhà, một nơi chốn, một vật dụng trở nên vô dụng có thể do không còn dùng cho mục đích ban đầu nữa và nay bị bỏ không.

Ex: There is a unique cycle path along the disused railway line.
Có một đường duy nhất xe đạp có thể đi dọc theo tuyến đường sắt bị bỏ hoang.




2. Unused: không dùng đến, chưa dùng

Ex: Her family is so large that not one room in her house is unused.
Gia đình cô ấy đông người đến nỗi trong nhà không còn một phòng nào trống.

Unused còn có nghĩa là không quen hay không biết (ai, cái gì)

Ex: Their children are unused to country life.
Các con của họ không quen với cuộc sống ở nông thôn.

3. Misused: bị lạm dụng, bị dùng sai mục đích

Ex: If your credit card is misused before you have reported the loss, the maximum loss you have to bear is $50, and the bank bear the rest.

Nếu thẻ tín dụng của bạn bị người khác sử dụng trước khi bạn báo mất thẻ với ngân hàng thì số tiền bạn mất tối đa là 50 đôla, phần còn lại ngân hàng sẽ chịu.
 
K

ken_luckykid

Câu hỏi đuôi (tag questions)

Câu hỏi đuôi (tag questions)

Trong câu hỏi đuôi, người đặt câu hỏi đưa ra một mệnh đề (mệnh đề chính) nhưng không hoàn toàn chắc chắn về tính đúng / sai của mệnh đề đó, do vậy họ dùng câu hỏi dạng này để kiểm chứng về mệnh đề đưa ra.


He should stay in bed, shouldn't he? (Anh ấy nên ở yên trên giường, có phải không?)
She has been studying English for two years, hasn't she?
There are only twenty-eight days in February, aren’t there?
It’s raining now, isn’t it? (Trời vẫn còn mưa, phải không?)
You and I talked with the professor yesterday, didn’t we?
You won’t be leaving for now, will you?
Jill and Joe haven’t been to VN, have they?

Câu hỏi đuôi chia làm hai thành phần tách biệt nhau bởi dấu phẩy theo quy tắc sau:


Sử dụng trợ động từ giống như ở mệnh đề chính để làm phần đuôi câu hỏi. Nếu không có trợ động từ thì dùng do, does, did để thay thế.


Nếu mệnh đề chính ở thể khẳng định thì phần đuôi ở thể phủ định và ngược lại.


Thời của động từ ở đuôi phải theo thời của động từ ở mệnh đề chính.


Chủ ngữ của mệnh đề chính và của phần đôi là giống nhau. Đại từ ở phần đuôi luôn phải để ở dạng chủ ngữ (in subject form)


Phần đuôi nếu ở dạng phủ định thì thường được rút gọn (n’t). Nếu không rút gọn thì phải theo thứ tự: auxiliary + subject + not? (He saw it yesterday, did he not?)


Động từ have có thể là động từ chính, cũng có thể là trợ động từ. Khi nó là động từ chính của mệnh đề trong tiếng Anh Mỹ thì phần đuôi phải dùng trợ động từ do, does hoặc did. Tuy nhiên, trong tiếng Anh Anh thì bạn có thể dùng chính have như một trợ động từ trong trường hợp này. Khi bạn thi TOEFL là kỳ thi kiểm tra tiếng Anh Mỹ, bạn phải chú ý để khỏi bị mất điểm.
You have two children, haven’t you? (British English: OK, TOEFL: NOT)
You have two children, don't you? (Correct in American English)


There is, there are và it is là các chủ ngữ giả nên phần đuôi được phép dùng lại there hoặc it giống như trường hợp đại từ làm chủ ngữ.
 
Top Bottom