Sử 7 [ Lịch sử 7] Chế độ quân chủ chuyên chế

Status
Không mở trả lời sau này.
C

casidainganha

Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

1/CHẾ ĐỘ QUÂN CHỦ CHUYÊN CHẾ:
Chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kì trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, toà án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, CĐQCCC có từ thế kỉ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu CĐQCCC thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết lập nhà nước tư sản trên nguyên tắc tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, CĐQCCC cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu.

2/Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua chúa nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do thủ tướng của đảng chiếm đa số ghế đứng đầu


nguồn google
 
T

tuananh1203

cơ sở phong kiến là gì:? thế nào là chế độ quân chủ?:khi (16):
~> Chú ý đặt tiêu đề: [Môn+lớp]+Tiêu đề
Mem không được dùng quá 1 hình trong câu hỏi

Có nghĩa là chế độ lấy vua đứng lên hàng đầu
vua quyết định mọi việc
đứng đầu mọi việc
"quân chủ" :vua
"chuyên chế" : quyết định mọi việc
cơ sở phong kiến là thời kì các quốc gia bị đô hộ hay do một đất nước khác xâm chiếm và cai quản
 
L

long_vu_dn2001

^^

1) Chế độ quân chủ chuyên chế:
- Là chế độ chính trị của nhà nước phong kiến thời kì trung đại ở Tây Âu nhằm tập trung quyền lực tối cao và không hạn chế vào tay nhà vua, không bị luật pháp ràng buộc. Công cụ chính là bộ máy quan liêu, toà án, nhà tù, quân đội và cảnh sát. Thường xuyên đàn áp mọi lực lượng đối lập, ngăn chặn mọi quyền tự do dân chủ. Ở Châu Âu, chế độ quân chủ chuyên chế có từ thế kỉ 15 đến 18. Cách mạng tư sản đã thủ tiêu chế độ quân chủ chuyên chế và thay bằng chế độ quân chủ lập hiến tư sản, thiết lập nhà nước tư sản trên nguyên tắc tam quyền phân lập: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Trong các quốc gia phong kiến phương Đông, chế độ quân chủ chuyên chế cũng đã tồn tại ở những mức độ khác nhau, hình thành sớm và tan rã muộn hơn so với Tây Âu

^^

2) Chế độ quân chủ lập hiến:
- Quân chủ lập hiến là 1 nền quân chủ mà trong đó quyền hạn của vua/nữ hoàng được quy định trong hiến pháp (Anh là 1 trường hợp đặc biệt, nước này không có hiến pháp, quyền lực của vua nói chính xác là được quy định dựa trên truyền thống và một hệ thống các luật riêng rẽ, thường gọi là quân chủ nghị viện) và vị quân vương đó chỉ mang tính hình thức, lễ nghi, chứ không thực sự nắm quyền. Quyền lực thực sự nằm trong tay các nghị viện và chính phủ do dân bầu lên.
Hiện nay có rất nhiều quốc gia quân chủ lập hiến như vậy, phần lớn là các nước rất phát triển ở châu Âu như Anh, Hà Lan, Bỉ, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển và 1 số nước phát triển khác như Nhật, Canada, Úc v.v...
 
Last edited by a moderator:
S

saolaibuon

Chế độ quân chủ là một thể chế hình thức chính phủ mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà Vua, là Nữ hoàng hoặc Quốc vương.

Thể chế về chế độ quân chủ xưa kia trong thời phong kiến phần đông là chế độ quân chủ chuyên chế. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội gần như tuyệt đối tập trung trong tay nhà Vua hay Nữ hoàng lãnh đạo. Chế độ quân chủ thường dùng hình thức phong kiến (hình thức phân phong đất đai) để truyền nối và chiếm hữu đất đai. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, như vua Nghiêu, vua Thuấn...

Thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội không còn tập trung trong tay nhà Vua hay Nữ hoàng. Nhà Vua hay Nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần mà thôi. Còn mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội do quốc hội, nghị viện, thủ tướng do người dân bầu ra lãnh đạo.

Hiện nay, trên thế giới có 44 quốc gia còn tồn tại hình thức nhà nước quân chủ với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó Nữ hoàng Anh đồng thời là Nữ hoàng của 15 quốc gia quân chủ độc lập khác.

Thể chế quân chủ là một trong những hình thức chính phủ lâu đời nhất và từng có rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại.
 
C

cindy2002

[lịch sử 7]

Chế độ quân chủ là một thể chế hình thức chính phủ mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà Vua, là Nữ hoàng hoặc Quốc vương.

Thể chế về chế độ quân chủ xưa kia trong thời phong kiến phần đông là chế độ quân chủ chuyên chế. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội gần như tuyệt đối tập trung trong tay nhà Vua hay Nữ hoàng lãnh đạo. Chế độ quân chủ thường dùng hình thức phong kiến (hình thức phân phong đất đai) để truyền nối và chiếm hữu đất đai. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ, như vua Nghiêu, vua Thuấn...

Thể chế về chế độ quân chủ thời nay là chế độ quân chủ lập hiến. Theo đó, mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội không còn tập trung trong tay nhà Vua hay Nữ hoàng. Nhà Vua hay Nữ hoàng chỉ là người lãnh đạo tinh thần mà thôi. Còn mọi quyền lực, mọi chi phối các hoạt động trong xã hội do quốc hội, nghị viện, thủ tướng do người dân bầu ra lãnh đạo.

Hiện nay, trên thế giới có 44 quốc gia còn tồn tại hình thức nhà nước quân chủ với 25 vị vua và nữ hoàng, trong đó Nữ hoàng Anh đồng thời là Nữ hoàng của 15 quốc gia quân chủ độc lập khác.

Thể chế quân chủ là một trong những hình thức chính phủ lâu đời nhất và từng có rất nhiều hình thái khác nhau cùng tồn tại.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
cơ sở của nhà nước phong kiến đó chính là ruộng đất (đất đai), vì "phong kiến" được hiểu là: phân phát đất đai cho người thân cận (quan lại, hoàng thân)
- "quân chủ" là chế độ nhà nước do vua làm chủ. Chữ "chủ" ở đây chính là mức độ quyền lực của nhà vua trên lãnh thổ mà ông ta sở hữu.
+ "Quân chủ chuyên chế" đồng nghĩa với "quân chủ trung ương tập quyền" vì nó cùng chung một ý là nhà vua đứng đầu và có quyền lực rất lớn (ban hành luật, chỉ huy quân đội và xét xử; là tăng lữ tối cao).
+ Ở châu Âu, đầu tiên là "quân chủ phân quyền" có từ thời cổ đại (nhà nước Sparte có 2 vua cùng cầm quyền) và người dân (hoặc quý tộc) được bầu cử nhà vua. Quyền lực nhà vua ở châu Âu rất nhỏ bé, ông ta chỉ là một lãnh chúa trong số nhiều lãnh chúa khác nhau. Nước Đức bị chia cắt ra hơn 1.000 công quốc, Pháp là 300 công quốc (tính đến trước cách mạng tư sản Pháp) nên quyền lực của vua Đức và vua Pháp còn hạn chế nhiều. Nước Tây Ban Nha, Anh và Pháp thống nhất (quân chủ chuyên chế) thực sự vào thế kỷ XV - XVI; khi mà lúc này chủ nghĩa tư bản đang hình thành. Sự lớn mạnh của tư sản đã buộc phong kiến phải chia sẻ quyền lực và mất dần quyền chuyên chế trong cách mạng tư sản Anh thế kỷ XVII. Ở Pháp thì sau cách mạng tư sản và chiến tranh Napoleon đã hình thành chính quyền "quân chủ lập hiến" tạm thời vào thời Louis XVIII và Charles X
=> hiện nay, nền quân chủ vẫn còn hai thể chế là quân chủ tập quyền và quân chủ lập hiến. Trừ quân chủ lập hiến đang phát triển bền vững, quân chủ tập quyền hiện nay cũng giảm bớt dần quyền lực tối thượng của nhà vua
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom