Địa 12 Làm thế nào để nhận xét biểu đồ cho tốt.

T

thanh1178

Anh có thể hướng dẫn bọn em cách nhận diẹn biểu đồ( tức là đối với loại nào thì nên vẽ biểu đồ nào cho phù hợp), cái này em yếu lắm nhiều khi nhận diện sai là bài vẽ coi như bỏ rồi. Mà anh hướng dẫn về biểu đồ bán nguyệt ấy, em chẳng hiểu gì về loại biểu đò nay cả! thank anh nhiều!
 
T

trinhluan

Anh có thể hướng dẫn bọn em cách nhận diẹn biểu đồ( tức là đối với loại nào thì nên vẽ biểu đồ nào cho phù hợp), cái này em yếu lắm nhiều khi nhận diện sai là bài vẽ coi như bỏ rồi. Mà anh hướng dẫn về biểu đồ bán nguyệt ấy, em chẳng hiểu gì về loại biểu đò nay cả! thank anh nhiều!

=>Vâng anh ơi, anh có thể hướng dẫn chúng em vẽ biểu đồ bán nguyệt được không ạ, biểu đồ này em còn mù mờ lắm chưa hiểu được mấy!
Cảm ơn anh
 
T

truonghan_h

Anh có thể hướng dẫn bọn em cách nhận diẹn biểu đồ( tức là đối với loại nào thì nên vẽ biểu đồ nào cho phù hợp), cái này em yếu lắm nhiều khi nhận diện sai là bài vẽ coi như bỏ rồi. Mà anh hướng dẫn về biểu đồ bán nguyệt ấy, em chẳng hiểu gì về loại biểu đò nay cả! thank anh nhiều!

>>> Những bài mà anh đưa trên đó là cách nhận xét các dạng biểu đồ. Còn để mà xác định rõ ràng cần vẽ biểu đồ nào cho đúng thì cần căn cứ vào chính yêu cầu của đề bài. Cái này anh sẽ viết và post lên cho các em sau nhé. Bởi anh đang làm cho phần nhận xét cho xong đã nhé. Anh sẽ đưa lên sớm.

> Về dạng biểu đồ hình bán nguyệt:

- Đó là dạng biểu đồ mà các em hay nhìn thấy trong các biểu đồ thể hiện về xuất nhập khẩu. Thực ra thì nó trước đây có sử dụng nhiều nhưng lâu nay cũng ít sử dụng. Bởi vì đối với các em dạng này sẽ ít ra trong đề thi, nó cũng không khó lắm.

- Dạng bán nguyệt cũng giống như yêu cầu vẽ biểu đồ hình tròn (tức là thể hiện cơ cấu) nhưng khác mỗi chỗ đó là trong mỗi bán nguyệt lại được thể hiện đủ 100%..

- Hai bán nguyệt "úp" vào nhau, bán nguyệt dưới lớn hơn bán nguyệt trên. Ví dụ nói về xuất nhập khẩu ở nước ta, lượng nhập khẩu lớn hơn sẽ có bán kính hình bán nguyệt lớn hơn vì thế sẽ được thể hiện ở dưới.

- Để có được bán kính của từng bán nguyệt thì ta tính bán kính như bình thường đối với biểu đồ hình tròn thôi.

- Lưu ý là mỗi bán nguyệt đều thể hiện cơ cấu đủ 100%.



Sau đây anh sẽ post nốt dạng 3 nhận xét biểu đồ cột

DẠNG 3: BIỂU ĐỒ CỘT (tiếp)

Trường hợp cột là lượng mưa. (Biểu đồ khí hậu)

- Mưa tập trung vào mùa nào? Hay mưa dàn trải đều trong các tháng. Mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào, ( khu vực nhiệt đới tháng mưa từ 100 mm trở lên được xem là mùa mưa, còn ở ôn đới thì chỉ cần 50 mm là được xếp vào mùa mưa).

- Nêu tổng lượng mưa (cộng tổng tất cả lượng mưa các tháng trong năm) và đánh giá tổng lượng mưa.

- Tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng nào khô nhất, mưa bao nhiêu?

- So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất (có thể có hai tháng mưa nhiều và hai tháng mưa ít).

- Đánh giá biểu đồ thể hiện vị trí địa điểm thuộc miền khi hậu nào? (căn cứ vào mùa mưa tập trung; tháng mưa nhiều hay dàn trải, tháng mưa ít; kết hợp cùng sự biến thiên nhiệt độ để xác định vị trí).


Ví dụ 1:
Nhận xét biểu đồ lượng mưa ở điểm A ở Bắc Bán Cầu theo bảng sau: (Đơn vị: mm)

picture.php

Nhận xét:

- Điểm A có mùa mưa kéo dài từ tháng 11đến tháng 4 năm sau, trong đó lượng mưa cao nhất vào tháng 1 (120mm) và tháng 11 (110 mm)> Mưa vào mùa đông.
- Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó tháng 7 và tháng 8 là khô nhất, lượng mưa chỉ có 10 – 15 mm = 1/10 >1/12 lần tháng mưa cao nhất.
- Tổng lượng mưa trong năm của khu vực này là 785 mm. Lượng mưa nhìn chung không cao, tháng cao nhất cũng chỉ đạt 120 mm, tháng khô nhất là 10 mm có thể nói là khô hạn.
- Mùa hạ mưa ít, mưa tập trung vào mùa đông, như vậy, điểm A thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải Bắc Bán Cầu.

Ví dụ 2:

Nhận xét về biểu đồ lượng mưa ở điểm B ở Bắc Bán Cầu theo bảng sau: (Đơn vị: mm)

picture.php

Nhận xét:


- Điểm B có lượng mưa cao, mưa đều trong các tháng, mỗi tháng từ 200 mm trở lên và hai tháng cuối năm có lượng mưa cao nhất từ 400 mm đến 410 mm. Có thể nói, điểm B có mưa quanh năm và tổng lượng mưa lớn 3.450 mm/năm.
>>> Như vậy, điểm B thuộc kiểu khí hậu Xích Đạo

(Lưu ý: Trên thế giới có hai vùng mưa quanh năm là xích đạo và ôn đới hải dương, nhưng hai vùng đó có sự khác biệt về lượng mưa: Lượng mưa tháng ở Xích đạo cao hơn 150 mm, còn ở ôn đới hải dương nhỏ hơn 120 mm. Tổng lượng mưa ở ôn đới hải dương chỉ từ 1500 >2000 mm, trong khi tổng lượng mưa ở Xích đạo luôn cao hơn 2000 mm)

 
T

truonghan_h

Sau vài hôm chỉnh sửa và biên soạn lại, hôm nay anh post tiếp cách nhận xét dạng biểu đồ đồ thị. Các em tham khảo nhé!

DẠNG 4: DẠNG BIỂU ĐỒ ĐỒ THỊ​

Trường hợp thể hiện một đối tượng:

Bước 1: So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được)

Bước 2: Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có liên tục hay không? (lưu ý năm nào không liên tục)

Bước 3:
+ Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm
+ Nếu không liên tục: Thì năm nào không còn liên tục


Bước 4: Một vài giải thích cho đối tượng, giải thích những năm không liên tục.

Trường hợp cột có hai đường trở lên:


- Ta nhận xét từng đường một giống như trên theo đúng trình tự bảng số liệu cho: Đường a trước, rồi đến đường B, rồi đến c,d
- Sau đó, chúng ta tiến hành so sánh, tìm mỗi liên hệ giữa các đường biểu diễn.
- Kết luận và giải thích.


Ví dụ: Cho bảng số liệu sau

DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980 – 2005

picture.php

1. Trên cùng một hệ tọa độ vẽ đường biểu diễn dân số và đường biểu diễn sản lượng lương thực qua các năm.
2. Nhận xét về diễn biến dân số và sản lượng lương thực của nước ta giai đoạn 1980 – 2005.

Trả lời:

1. Vẽ biểu đồ
- Biểu đồ 2 đường biểu diễn
- Có chú giải và tên biểu đồ.


2. Nhận xét

- Dân số và sản lượng lương thực của nước ta đều tăng, nhưng tốc độ tăng không đều:
+ Dân số tăng 1,55 lần.
+ Sản lượng lương thực tăng 2,75 lần. Do sản lượng có tốc độ tăng nhanh hơn dân số, nên bình quân lương thực theo đầu người ở nước ta tăng khá nhanh (năm 1980 là 268 kg/người, năm 2005 là 476,5 kg/người).

- Tuy nhiên, tốc độ tăng sản lượng lương thực còn chậm vì để tăng 1% dân số thì phải tăng 4% sản lượng lương thực. Do đó để đảm bảo an ninh lương thực một mặt phải đẩy mạnh phát triển sản xuất lương thực mặt khác phải hạ thấp tỉ lệ tăng dân số.

 
T

truonghan_h

Hôm nay anh cập nhật nốt phần nhận xét các bài tập nhận xét biểu đồ. Đây là dạng cuối cùng trong tổng số 5 dạng nhận xét biểu đồ mà anh muốn cung cấp cho các em.
Cảm ơn bạn Thanhthuytu đã cung cấp cho anh tài liệu này. Anh đã cố gắng chỉnh sửa và bổ sung thêm nội dung. Các em có thể tham khảo và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn.



DẠNG 5: BIỂU ĐỒ KẾT HỢP​


Các bước nhận xét của dạng này thì giống như biểu đồ đồ thị

Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:

DÂN SỐ VÀ TỈ SUÂT GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1960 – 2006

picture.php

1. Vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện qui mô dân số và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta, giai đoạn 1960 – 2006.
2. Nêu nhận xét.
3. Giải thích vì sao hiện nay qui mô dân số nước ta vẫn tăng mặc dù tỉ lệ tăng dân số đã giảm nhanh.

Hướng dẫn trả lời:

1. Vẽ biểu đồ:
- Biểu đồ kết hợp đường (tỉ suất gia tăng tự nhiên) và cột (dân số).
- Có chú giải, chú ý khoảng cách năm.
- Tên biểu đồ.

2. Nhận xét
- Dân số nước ta liên tục tăng qua các năm (dẫn chứng).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm (dẫn chứng). Đây là kết quả của việc triển khai cuộc vận động dân số, kế hoạch hóa gia đình.

3. Giải thích
- Do qui mô dân số hiện nay lơn hơn trước đây nhiều, vì vậy tuy tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, nhưng tổng dân số vẫn tăng nhanh.
- Do hậu quả của vấn đề tăng nhanh dân số trước đây nên số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở nước ta hiện nay chiếm tỉ lệ khá đông.


Thân ái!​
 
Last edited by a moderator:
T

thandongdatviet1991

anh có thể hướng dẫn cực kỳ ngắn gọn phần lý thuyết để trên 5 ko vì em ko có nhiều thời gian học môn này lắm,hic hic.Em xin cảm ơn
 
T

tatcaviconemchungta

nhận xét biểu đồ: đầu tiên, bạn trình bày nhận xét chung, sơ lược những gì bạn thấy, sự tăng giảm, cao thấp của các đối tượng, rồi phân tích, so sánh, sau đó giải thích từng nhận xét bạn đưa ra. Có thể: vừa nhận xét vừa giải thích, hoặc nhận xét hết rồi giải thích, khi giải thích có nhiều ý bị lặp nên tốt nhất là nhận xét hết rồi giải thích.
 
L

love479889

mình nghĩ cậu cứ nhìn vào biểu đồ nêu bạch ra sự khác thường mà ta nhìn thấy trên biểu đồ cùng với số liệu mà ta có từ đó nêu ra nguyên nhân vì sao nó lạ như thế là được .phần cuối nhận xét thì bạn nên nêu thêm phương hướng phát triển, cách khắc phục chẳng hạn ,như vậy là phần nhận xét sẻ ok thôi .chúc bạn thành công !
Sở thích đi du lich, hè này sẽ đi du lich nha trang
 
Top Bottom