[Sinh học 7] Đề cương ôn tập

P

p3nh0ctapy3u

Hãy chú thích phần hình 16.1a , 16.1b và 16.1c sgk sinh học 7 trang 56
Hình 16.1 a:
1.Lỗ miệng
2.Đai sinh dục
3.Lỗ hậu môn
Hình 16.1b
2. Lỗ nhận tinh (nhỏ)
4.Đai sinh dục
3.Lỗ cái
5.Lỗ đực
Hình 16.1c:
2,Vòng tơ xung quanh đốt
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenzxc123

1. Nêu ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ
2. Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và môi trường hoang mạc đới nóng?
Giúp em với,sắp thi rồi nhưng còn bí 2 câu này
mih xin trả lời
1/ Ưu điểm : hiệu quả cao , tác động nhanh , ko gây ô nhiễm môi trường và ko ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Hạn chế:
+ thiên địch nhập về ko thích nghi với khí hậu địa phương
+ thiên địch diệt ko triệt để sinh vật gây hại
+ sinh vật gây hại này bị tiêu diệt tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
+1 loài thiên địch vừa có ích cũng vừa có hại
Còn vd thì trong sách có bạn tìm hiểu nha
2/ +môi trường hoang mạc đới nóng + đới lạnh: độ đa dạng thấp vì chỉ có những sinh vật thích nghi dc với điều kiện khắc nghiệt của môi trường trên tồn tại
+còn ở môi trường nhiệt đới do có khí hậu nóng ẩm,thực vật phát triển phong phú nên điều kiện sống đa dạng,tạo điều kiện cho nhiều loài sinh sống:D
 
W

wasdied

Câu1: Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính thể hiện như thế nào?
Câu2: Thế nào là động vật quý hiếm? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ động vật quý hiếm?
Câu3: vì sao nói lớp thú là lớp động vật tiến hoá nhất trong giớ pi động vật?
Câu4: sự tiến hoá về hệ thần kinh thể hiện như thế nào?
Câu5: Đặc điểm chung lớp bò sát?
Cau6: Cấu tạo hệ tuần hoàn lưỡng cư?
Câu7: Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay lượn?
Cau8: Sự đa dạng sinh học của các môi trường đới lạnh, hoang mạc đới nóng, vùng nhiệt đới nóng ẩm?
 
C

cherrynguyen_298

câu 5

- Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn
- Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn
- Da khô, có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, chi yếu có vuốt sắc
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Tim 3 ngăn (1 tâm thất có vách hụt, 2 tâm nhĩ) có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trắng, trứng có vỏ dai hoặc đá vôi bao bọc.
 
C

cherrynguyen_298

câu 7

- Thân: Hình thoi ~> Giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước: Cánh chim ~> Quạt gió ( động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau: Ba ngón trước, một ngón sau, có vuốt ~> Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng ~> Làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng.
- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp ~> Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng ~> Làm đầu chim nhẹ
- Cổ: Dài, khớp đầu với thân ~> Phát huy tác dụng của giác quan
 
C

cherrynguyen_298

câu 3

Thú là lớp động vật tiến hóa nhất trong các lớp động vật đã học là do:
+ Thú là động vật hằng nhiệt
+ Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa
+ Bộ não phát triển, đặc biệt là bán cầu não và tiểu não
+ Có cơ hoành tham gia vào hô hấp. Phổi có nhiều túi phổi nhỏ làm tăng diện tích trao đổi khí
+ Có thận sau
 
Top Bottom