Văn Các đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT mới trên hocmai.vn

G

Godot

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT mới trên h

Các em thân mến. Kì thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT đã đến gần. Để kịp thời đáp ứng nhu cầu tham khảo các dạng đề cũng như luyện tập các kĩ năng chuẩn bị cho kì thi sắp tới, hocmai.vn đã đưa lên trang web các đề thi Tuyển sinh được sưu tầm từ các tỉnh thành cũng như các trường chuyên, trường năng khiếu trên cả nước (có kèm theo phần gợi ý, hướng dẫn làm bài). Sau đây là danh sách cụ thể các đề:

Đề thi của các tỉnh, thành phố năm 2007-2008

Đề thi của Sở GD-ĐT Bắc Giang, Đề số 1

Đề thi của Sở GD-ĐT Bắc Giang, Đề số 2

Đề thi của Sở GD-ĐT Hà Nội

Đề thi của Sở GD-ĐT Hoà Bình, Đề số 1

Đề thi của Sở GD-ĐT Hoà Bình, Đề số 2

Đề thi của Sở GD-ĐT Ninh Bình

Đề thi của Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh

Đề thi của các tỉnh thành phố năm học 2006-2007

Đề thi của Sở GD-ĐT Thừa Thiên Huế

Đề thi của Sở GD-ĐT Bắc Giang, Đề số 1

Đề thi của Sở GD-ĐT Bắc Giang, Đề số 2

Đề chuyên

Đề thi của trường THPT Hà Nội Amsterdam, Chu Văn An năm học 2004-2005

Đề thi của trường THPT Hà Nội Amsterdam, Chu Văn An năm học 2002-2003

Đề thi của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) năm học 2007-2008

Đề thi của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP HCM) năm học 2006-2007

Đề thi của trường THPT chuyên Quốc học Huế (TP Huế) năm học 2007-2008

Đề thi của trường THPT chuyên Quốc học Huế (TP HUẾ) năm học 2005-2006

Các đề thi này sẽ được liên tục cập nhật trong thời gian tới. Đồng thời, hocmai.vn đang tích cực biên soạn để đưa lên các đề thi Tự luyện để các em có thêm cơ hội ôn luyện toàn diện kiến thức của mình.
Rất mong nhận được sự hưởng ứng cũng như những ý kiến phản hồi, đóng góp của các em để trang web của chúng ta ngày càng phong phú và hấp dẫn, hỗ trợ tốt nhất cho các em trong quá trình ôn luyện.
Chúc các em ôn luyện tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.
 
G

Godot

Các em thân mến.

Để việc ôn luyện thi vào lớp 10 của các em được thuận lợi, hệ thống và toàn diện, hocmai.vn đã tổ chức hình thức Ôn luyện theo từng chủ đề. Các kiến thức liên quan trong nội dung chương trình thi vào lớp 10 (trọng tâm sẽ là kiến thức lớp 9) được sắp xếp, tổ chức thành từng chủ đề (Phần kiến thức Tiếng Việt gồm 4 chủ đề, phần kiến thức Văn học gồm 5 chủ đề). Các em sẽ có điều kiện thử sức và luyện tập với những đề thi trắc nghiệm và tự luận với các câu hỏi từ Ngân hàng câu hỏi rất phong phú của Trường học Thời đại số.

Hiện tại, hocmai.vn đã đưa lên các đề kiểm tra trắc nghiệm theo chủ đề của 9 chủ đề thuộc 2 phần kiến thức là Tiếng Việt (nội dung sẽ bao gồm các kiến thức tổng hợp trong cả 4 năm học THCS) và phần kiến thức Văn học (tập trung vào các văn bản trong chương trình Ngữ văn 9). Cụ thể như sau:

Phần Tiếng Việt

01.Các biện pháp tu từ tiếng Việt
02.Các nội dung về từ vựng tiếng Việt
03.Các nội dung về câu tiếng Việt
04. Các nội dung về văn bản và giao tiếp tiếng Việt

Phần Văn học

01. Truyện trung đại Việt Nam
02. Thơ hiện đại Việt Nam
03. Văn xuôi hiện đại Việt Nam
04. Văn nghị luận và các văn bản nhật dụng
05.Văn học nước ngoài

Các em có thể làm lại nhiều lần các bài kiểm tra (các câu hỏi của đề luôn được thay đổi qua mỗi lần làm bài) của mỗi chủ đề để củng cố và rèn luyện các kĩ năng làm bài. Các đề tự luận sẽ được cập nhật trong thời gian tới.

Mong các em ôn tập tốt.
 
J

jerry_pikz_1111

Chú ơi! tại sao khi kick vào đấy lại hiện ra cái gì í! có thấy đề đâu!
 
J

jerry_pikz_1111

chú ơi!!!!..... năm nay liệu thi vào những bài nào???? chắc là có cả truyện Kiều đúng không?
 
G

Godot

Chào anh_dung87

Việc đặt tên các đề thi trong khóa học Ngữ văn vào 10 trên hocmai.vn là theo cách gọi tên thống nhất của các đề thi chính thức của các Sở GD-ĐT của các tỉnh/thành phố.

Đúng như bạn nhận thấy, các đề thi được đặt tên theo năm học mà trường THPT sẽ tuyển sinh lớp 10 chứ không đặt theo năm học của các bạn thí sinh đang học lớp 9 THCS (ví như năm nay là kì thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2008 - 2009). Còn đề thi năm 2007 - 2008 là đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 của năm trước.
 
G

girl_xauxi

Thế đề nài có trúng tủ kô???
Để tớ gửi cho con em họ năm nay nó thi!!!
 
G

Godot

@girl_xauxi: Bạn không đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng rồi :D . Các đề này đều là đề thi của các tỉnh/ thành phố và các trường chuyên của các năm trước (hai năm 2006 và 2007). Tất nhiên các câu hỏi trong này sẽ khó có khả năng được ra lại trong đề thi năm nay. Vì vậy, nếu bạn muốn "học tủ" từ các đề thi này thì mình xin can.
Nhưng ngược lại, nếu bạn vào xem và làm các đề thi với tinh thần luyện tập thực hành để nâng cao kiến thức và hoàn thiện các kĩ năng làm bài, cũng như nắm được cách ra câu hỏi và các dạng đề thi thì quả là việc rất nên làm.
 
G

Godot

To cmin: khi em nhấn vào các đề kiểm tra để làm bài thì đó chính là đề thi mà em. Phần câu hỏi được viết phía trên đầu và phần cửa sổ trống để các em soạn thảo câu trả lời. Sau khi nộp bài các em có thể xem phần gợi ý làm bài để đối chiếu với câu trả lời của mình. Chúc em ôn tập tốt cho kì thi sắp tới.
 
Q

quinhmei

[Thi vào THPT]Ngân hàng đề thi Văn tuyển sinh lớp 10 THPT

Ghi chú:
Các bạn có thể trao đổi và post đề Văn tuyển sinh THPT tại đây.

Ngoài ra, nếu bạn có ý tưởng và các dàn ý cho các đề văn được các thành viên khác up lên, làm ơn post cho các mem khác trong diễn đàn biết nha!
Cám ơn nhiều!
--------------------------

Kì thi tuyển sinh THPT
Chuyên Hà Nội Amsterdam - Chu Văn An (Hà Nội)
Năm 2005-2006 - 150p

Phần I (7 điểm): Trong bài thơ " Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải có câu Ta làm con chim hót
1.Chép chính xác 7 câu nối tiếp câu thơ trên.
2.Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ.Hoàn cảnh đó có ý nghĩa nh­u thế nào trong việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ ?
3. ở phần đầu của bài thơ, tác giả dùng đại từ"Tôi", nhung ở đoạn thơ vừa chép lại sử dụng đại từ "Ta".Vì sao vậy?
4.Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh viết:
Từ xúc cảm trước mùa xuân của thiên nhiên đất nuớc, Thanh hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Coi đây là câu mở đoạn, hãy hoàn chỉnh đoạn văn bằng cách viết tiếp phần thân đoạn có độ dài khoảng 10 câu, trong đó có lời dẫn trực tiếp và kết đoạn là một câu hỏi tu từ.


Phần II( 3 điểm)Duới đây là một phần của truyện ngắn "Làng'( Kim Lân):
-Thế nhà con ở đâu?
-Nhà ta ở làng chợ Dầu.
-Thế con có thích về làng chợ Dầu không?
Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ;

-Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

-à, thầy hỏi con nhé.Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:
-ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!
Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má.Ông nói thủ thỉ:

-ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.
(Sách Văn học 9, tập hai-NXB Giáo dục.

Sách Ngữ văn 9 thí điểm, tập một-NXB Giáo dục)


1.Qua đoạn đói thoại này, em thấy tâm trạng ông Hai có gì đặc biệt?
Điều đó thể hiện nỗi niềm sâu kín của nhân vật này nhu thế nào?

2.Vì sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn huớng về làng chợ Dầu nhưng Kim Lân lại đặt tên truyện ngắn của mình là "Làng" chứ không phải là "Làng chợ Dầu'???

3.Em hãy nêu tên hai tác phẩm văn xuôi Việt nam đã đuợc học, viết về đề tài nguời nông dân và ghi rõ tên tác giả.

 
Last edited by a moderator:
Q

quinhmei

Kì thi tuyển sinh THPT
Chuyên Hà Nội Amsterdam - Chu Văn An (Hà Nội)
Năm 1995-1996 - 150p
1. Chép lại bài thơ 'Ngắm trăng'

2. Có bạn viết dàn ý phân tích bài thơ 'Ngắm trăng' như sau:

A_ Hai câu đầu
a. Tâm trạng bối rối của Bác trước cảnh trăng đẹp
b. Nhưng sự bối rối đó không ngăn được Bác hướng tới trăng, mải mê ngắm trăng ngoài cửa sổ.

B_ Phân tích tình yêu trăng của Bác
a. Bác thật sự coi trăng như tri kỉ
b. Tình yêu trăng đã biến Người trong ngục thành một nhà thơ.

Theo em, dàn ý trên đã hợp lí chưa? Nếu chưa thì sửa lại.

 
Q

quinhmei

Kì thi tuyển sinh THPT
Chuyên Hà Nội Amsterdam - Chu Văn An (Hà Nội)
Năm 1997-1998 - 150p
1. Chép lại bản dịch bài thơ 'Không ngủ được' của Bác Hồ theo đúng bản in trong sách văn 8.

2. Tìm một câu trong 'Hịch tướng sĩ văn' và bài 'Cáo Bình Ngô' để chứng tỏ rằng niềm thao thức vì đất nước cũng từng có trong tâm hồn những bậc vĩ nhân xưa.


3. Tuy nhiên so với hai nhà yêu nước lớn thời phong kiến (Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn), sự trằn trọc không sao yên giấc của nhà cách mạng Hồ Chí Mính vẫn mang đặc điểm riêng chỉ có ở thời đại mới. Hãy so sánh 'Không ngủ được' với hai câu văn em vừa tìm thấy đẻ làm rõ kết luận trên.
 
T

tuoiteenvodoi

>>>> QUINHMEI: Đề nghị tuoiteenvodoi nếu post đề thì nhớ gi rõ nguồn của đề nhé. Dù sao cũng cám ơn bạn đã đóng góp cho Box Văn.



Phần I (7 điểm):

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết:
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."

Câu 1:
Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.

Câu 2:
Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?

Câu 3:
Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.

Câu 4:
Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.
Phần II: (3 điểm)
Từ một truyện dân gian, bằng tài năng và sự cảm thương sâu sắc, Nguyễn Dữ đã viết thành Chuyện người con gái Nam Xương. Đây là một trong những truyện hay nhất được rút từ tập Truyền kì mạn lục.

Câu 1:
Giải thích ý nghĩa nhan đề Truyền kì mạn lục.

Câu 2:
Trong Chuyện người con gái Nam Xương, lúc vắng chồng, Vũ Nương hay đùa con, chỉ vào bóng mình mà bảo là cha Đản. Chi tiết đó đã nói lên điều gì ở nhân vật này? Việc tác giả đưa vào cuối truyện yếu tố kỳ ảo nói về sự trở về chốc lát của Vũ Nương có làm cho tính bi kịch của tác phẩm mất đi không? Vì sao?

LỜI GIẢI

Phần 1: (7 điểm)

Câu 1:
Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.

Câu 2:
Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.
- Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi.
- Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư thế ung dung thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấc nay đã có được giấc ngủ bình yên.

Câu 3:
Đoạn văn viết cần đạt được những yêu cầu sau:
- Bám sát nội dung khổ thơ: phân tích được hình ảnh của Bác được miêu tả trong tư thế ung dung thanh thản, thấy được cảm xúc trào dâng của nhà thơ khi đứng trước Bác.
- Không viết quá dài hoặc quá ngắn so với yêu cầu 10 câu của đề. Trình tự nghị luận là qui nạp, có sử dụng phép lặp và một thành phần phụ chú.

Câu 4:
Một bài thơ có nhắc đến trăng, ví dụ như Ánh trăng của Nguyễn Duy
"Trăng cứ tròn vành vạnh - Kể chi người vô tình - Ánh trăng im phăng phắc - Đủ cho ta giật mình". Hay "Đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu...
Phần II: (3 điểm)

Câu 1:
Truyền kỳ mạn lục: ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền.

Câu 2:
Chi tiết Vũ Nương chỉ cái bóng của mình rồi nói với đứa con là Cha Đản chứng tỏ:
- Vũ Nương là một người mẹ rất thương con, không muốn cho con thiếu thốn tình cảm của cha.
- Vũ Nương là một người vợ thủy chung với chồng, lúc nào cũng nghĩ đến chồng.
- Vũ Nương rất cô đơn chỉ biết chỉ biết truyện trò cùng bóng.
Việc đưa vào những yếu tố kì ảo, để Vũ Nương hiện hồn về trong chốc lát có làm dịu đi chút ít tính bi kịch của tác phẩm vì như thế là Vũ Nương không chết, với chồng nàng đã được minh oan.
 
Last edited by a moderator:
T

tuoiteenvodoi

tui có mấy đề và đáp án các bạn xem tế nào nha.


1.Câu văn "Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào." thuộc loại câu nào?
Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Câu trần thuật.

B. Câu cảm thán.

C. Câu cầu khiến.

D. Câu nghi vấn.

2
Trong số những bài thơ sau, bài thơ nào đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được làm đẹp cho cuộc đời?
Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Nói với con.

B. Viếng lăng Bác.

C. Mùa xuân nho nhỏ.

D. Sang thu.

3
Phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm của hai từ "lom khom" và "lác đác" trong hai câu thơ sau:
"Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà."

4
Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có hai câu thơ:
"Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu"
Trong hai câu thơ trên, tác giả đã dùng biện pháp tu từ nào? Hãy nêu ra hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
5
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có hai câu thơ:
"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?".
Nêu cảm nhận của em trước vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều trong hai câu thơ trên bằng cách: Viết một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu theo phương pháp diễn dịch, trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ (chú ý: gạch chân dưới câu hỏi tu từ mà em đã dùng).



6
Bạn hãy lựa chọn một trong hai câu hỏi sau(Ia và Ib).
Câu Ia.
Em hãy phân tích đoạn thơ sau đây (Trích trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương):
"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim..."
(Theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, HN 2005, tr58)

Câu Ib.
"Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn văn Tức nước vỡ bờ (trích tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố) đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến; đồng thời nêu cao vẻ đẹp tâm hồn của chị Dậu, người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương, vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ".
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.














Lêi gi¶i:

1
Câu văn "Chúng mày đâu rồi, ra đây thầy chia quà cho nào." thuộc loại câu nào?
Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Câu cầu khiến.

B. Câu cảm thán.

C. Câu trần thuật.

D. Câu nghi vấn.
2
Trong số những bài thơ sau, bài thơ nào đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt và thể hiện khát vọng được làm đẹp cho cuộc đời?
Chọn câu trả lời đúng nhất

A. Mùa xuân nho nhỏ.

B. Sang thu.

C. Viếng lăng Bác.

D. Nói với con.
3.
Các từ láy "lom khom" và "lác đác" rất giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.
- "Lom khom" là từ láy miêu tả tư thế của con người trong quá trình hoạt động. Giữa nơi đèo Ngang heo hút, sự xuất hiện của hình ảnh con người là tiêu điểm thu hút và kiếm tìm của nhà thơ. Tuy nhiên, con người vốn đã thưa vắng (lượng từ "vài"), lại xuất hiện trong tư thế "lom khom" (cúi đầu về phía trước) càng làm cho bức tranh thiên nhiên nơi đèo Ngang đìu hiu, thưa vắng, thiếu hơi ấm con người.
- "Lác đác" là từ láy mang ý nghĩa: thưa thớt, ít lại được phân bố rải rác chứ không tập trung. Thôn xóm, chợ và các ngôi nhà là biểu tượng cho cuộc sống đông vui, sung túc nhưng ở đây, giữa chốn đèo Ngang hoang vu, vắng vẻ, sự xuất hiện "lác đác" của mấy ngôi nhà không xóa đi cảm giác cô đơn, vắng vẻ của nhà thơ trước cảnh vật mà chỉ thêm gợi buồn, gợi nhớ cho lòng người lữ khách.
4.- Trong hai câu thơ trên, nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.
- Giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ:
Giấy, mực, nghiên vốn là những đồ vật gắn bó mật thiết với hình ảnh ông đồ, là những vật vô tri nhưng thông qua nghệ thuật nhân hóa, chúng cũng như có tâm trạng, chất chứa, sẻ chia nỗi buồn lắng của ông đồ. Tấm giấy đỏ cũng như thấu hiểu hoàn cảnh và tâm trạng của ông đồ, cũng cảm thấy buồn vắng, trơ trọi. Và nghiên mực không còn là chiếc nghiên chứa mực tàu thông thường mà là "nghiên sầu", chất chứa bao nỗi niềm, kết đọng nỗi sầu thăm thẳm, nỗi buồn, cô đơn thầm lặng của ông đồ. Qua nghệ thuật nhân hóa, những đồ vật vô tri đã thể hiện sinh động hoàn cảnh, tâm trạng của những ông đồ và trở thành những người bạn thầm lặng sẻ chia nỗi buốn vắng, u sầu của ông.
5.
Viết đoạn văn với yêu cầu:
- Về hình thức:
+ Dung lượng không được vượt quá yêu cầu của đề (10-12 câu).
+ Diễn đạt trôi chảy, rõ ràng, mạch lạc, không phạm các lỗi về chính tả và ngữ pháp.
- Về nội dung:
+ Chủ đề đoạn văn là vẻ đẹp tâm hồn (cụ thể là tấm lòng hiếu thảo) của Kiều được thể hiện qua hai câu thơ đã dẫn trong đề bài.
+ Phương pháp triển khai nội dung bài viết là phương pháp diễn dịch.
+ Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và phải xác định rõ (gạch chân) câu hỏi tu từ đã sử dụng
6.Câu Ia.
Học sinh có thể trình bày bài viết bằng nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo các ý cơ bản sau đây:
A. Mở bài:
- Giới thiệu các thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.
B. Thân bài:
- Khổ thơ thứ nhất: Những ấn tượng, cảm nhận đầu tiên của tác giả khi vào lăng viếng Bác.
+ Cách xưng hô ("Con") và giới thiệu hoàn cảnh của tác giả ở câu thơ đầu tiên gợi lên niềm kính yêu tha thiết của tác giả cũng như của nhân dân đồng bào Miền Nam hướng về Bác.
+ Hình ảnh "hàng tren bát ngát" trong sương gió, "bão táp mưa sa vẫn thẳng hàng" là hình ảnh đầu tiên nhà thơ nhìn thấy khi vào lăng. Đó là một hình ảnh mang tính biểu tượng sâu sắc: Cây tre là loại cây gần gũi, gắn bó sâu sắc với người dân Việt Nam từ bao đời nay, nó đã trở thành biểu tượng cho làng quê Việt Nam, con người Việt Nam tề tựu về đây bảo vệ, chở che, giữ cho Người giấc ngủ yên bình dưới bóng tre xanh mát.
- Khổ 2. Tầm vóc lớn lao, vĩ đại của Bác và tình cảm kính yêu vô hạn của nhân dân.
+ Hai câu thơ đầu, nhà thơ sử dụng cặp hình ảnh "mặt trời", trong đó hình ảnh "mặt trời trong lăng" là hình ảnh ẩn dụ. Với thủ pháp này, hình ảnh Bác hiện lên với tầm vóc lớn lao, sánh ngang cùng vũ trụ, to lớn, trường tồn, mãi tỏa ánh sáng soi đường cho cách mạng và dân tộc ta trên bước đường tương lai.
+ Hai câu thơ sau: Cũng là biện pháp nghệ thuật ẩn dụ: hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả cảm nhận như một "tràng hoa" dâng lên "bẩy mươi chín mùa xuân", tràng hoa của lòng thành kính, biết ơn và tình yêu vô hạn của đồng bào ta với Bác. Một liên tưởng mới lạ, độc đáo và rất thú vị, giàu ý nghĩa.
- Khổ thơ thứ 3: Sự đau xót, mất mát của nhà thơ khi Bác đã đi xa.
+ Ba câu thơ đầu: sự ra đi của Bác là sự ra đi vào chốn vĩnh hằng, hòa vào thiên nhiên, đất nước, trường tồn cùng vũ trụ như "bầu trời xanh", như "ánh trăng dịu hiền" kia là mãi mãi.
+ Câu thơ cuối: Dù lí trí vẫn hiểu rằng Bác vẫn hiện diện, vẫn trường tồn cùng sông núi nhưng từ thẳm sâu trong trái tim, sự ra đi của Bác vẫn để lại một niềm tiếc thương vô hạn, một khoảng trống không gì khỏa lấp được. Nó cứ nhói lên đau xót trong trái tim không nguôi nhớ Bác.
C. Kết bài:
- Khẳng định lại nội dung của đoạn thơ: thể hiện nỗi đau đớn, xót xa trước sự mất mát lớn lao đồng thời bộc lộ niềm kính yêu vô hạn của tác giả cũng như của nhân dân ta, đối với Bác.
- Khẳng định những thành công nghệ thuật của nhà thơ qua đoạn trích: Cảm xúc dồn nén, chân thành, các hình ảnh giàu sức gợi, các biện pháp tu từ...
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

[Thi vào THPT]Tài liệu ôn thi vào THPT dành cho mem lớp 9

Đây là một số tài liệu mà mình tìm được về các văn bản trong chương trình ngữ văn lớp 9, mình xin post lên như một phần tài liệu giúp các em ôn thi, ai có ý kiến hay đóng góp thì xin cám ơn nhiều :)


A-KIẾN THỨC CƠ BẢN
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
Lê Anh Trà​
I.Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Xuất xứ


Năm 1990, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Bác Hồ, có nhiều bài viết về Người. “Phong cách Hồ Chí Minh” là một phần trong bài viết Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà.

2. Bố cục của văn bản

Văn bản có thể chia làm 2 phần:
- Từ đầu đến “rất hiện đại”: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hóa dân tộc nhân loại.
- Phần còn lại: Những nét đẹp trong lối sống Hồ Chí Minh.

II. Đọc – hiểu văn bản

1.Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa

- Hoàn cảnh: Cuộc đời hoạt động cách mạng đầy truân chuyên.
+ Gian khổ, khó khăn.
+ Tiếp xúc văn hóa nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới.
- Động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh tìm hiểu sâu sắc về các dân tộc và văn hóa thế giới xuất phát từ khát vọng cứu nước.
- Đi nhiều nước, tiếp xúc với văn hóa nhiều vùng trên thế giới.
- Biết nhiều ngoại ngữ, làm nhiều nghề.
- Học tập miệt mài, sâu sắc đến mức uyên thâm.

2. Vẻ đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh có một phóng cách sống vô cùng giản dị:
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ vừa là nơi tiếp khách, vừa là nơi làm việc, đồng thời cũng là nơi ngủ.
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp…
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, cà muối, cháo hoa…
Biểu hiện của đời sống thanh cao:
- Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó.
- Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
- Đây là cách sống có văn hóa, thể hiện 1 quan niệm thẩm mỹ: cái đẹp gắn liền với sự giản dị, tự nhiên.
Viết về cách sống của Bác, tác giả liên tưởng đến các vị hiền triết ngày xưa:
- Nguyễn Trãi: Bậc thầy khai quốc công thần, ở ẩn.
- Nguyễn Bỉnh Khiêm: làm quan, ở ẩn.

3. Những biện pháp nghệ thuật trong văn bản làm nổi bật vẻ đẹp trong cách sống của Hồ Chí Minh

- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen những lời kể là những lời bình luận rất tự nhiên: “Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như chủ tịch Hồ Chí Minh”…
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Đan xen thơ của các vị hiền triết, cách sử dụng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa chủ tịch Hồ Chí Minh với các vị hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nền văn hóa nhân loại, hiệu đại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam,…

III. Tổng kết

Về nghệ thuật:
- Kết hợp hài hòa giữa thuyết minh với lập luận.
- Chọn lọc chi tiết giữa thuyết minh với lập luận.
- Ngôn từ sử dụng chuẩn mực.
Về nội dung:
- Vẻ đẹp trong phẩm chất Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Kết hợp giữa vĩ đại và bình dị.
- Kết hợp giữa truyền thống và hiện đại.
 
Last edited by a moderator:
C

congchualolem_b

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH

(GA-BRI-EN Gác-xi-a Mác-két)​

I. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả - tác phẩm.


- Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn Cô-lôm-bi-a.
- Sinh năm 1928.
- Viết tiểu thuyết với khuynh hướng hiện thực.
- Nhận giải Nôben về văn học năm 1982.

2. Hệ thống luận đề, luận điểm của văn bản.

* Luận đề: đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
* Luận điểm:
- Luận điểm 1: Chiến tranh hạt nhân là một hiểm họa khủng khiếp đang đe dọa toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất.
- Luận điểm 2: Đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại.

3. Hệ thống luận cứ.

- Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hành tinh khác trong hệ mặt trời.
- Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống cho hàng tỷ người.
- Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại với lý trí của loài người mà còn đi ngược lại với lý trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa.
- Vì vậy tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân


- Xác định cụ thể thời gian: “Hôm nay ngày 8-8-1986”.
- Đưa ra những tính toán lý thuyết để chứng minh: con người đang đối mặt với nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Dẫn chứng:
+ “Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là tất cả mọi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng bốn tấn thuốc nổ - tất cả chỗ đó nổ tung sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất”.
+ Kho vũ khí ấy có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.

2. Tác động của cuộc đua chiến tranh hạt nhân đối với đời sống xã hội:

-Cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn.
Dẫn chứng:
+ Sự đối lập giữa nguồn kinh phí quá lớn (đến mức không thể thực hiện nổi) và nguồn kinh phí thực tế đã được cấp cho công nghệ chiến tranh.
+ So sánh cụ thể qua những con số thống kê ấn tượng(Ví dụ: giá của 10 chiếc tàu sân bay đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm, bảo vệ hơn 1 tỷ người khỏi bệnh sốt rét, cứu hơn 1 triệu trẻ em Châu Phi, chỉ hai chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân cũng đủ tiền để xóa nạn mù chữ trên toàn thế giới…).
-Chiến tranh hạt nhân chẳng những đi ngược lại ý chí của con người mà còn phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
Dẫn chứng: Tác giả đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất. Chỉ ra sự đối lập lớn giữa quá trình phát triển hàng triệu năm của sự sống trên trái đất và một khoảng thời gian ngắn ngủi để vũ khí hạt nhân tiêu hủy toàn bộ sự sống.
Tác giả đã đưa ra những lập luận cụ thể, giàu sức thuyết phục, lấy bằng chứng từ nhiều lĩnh vực: khoa học, xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục… là những lĩnh vực thiết yếu trong cuộc sống con người để chứng minh.

3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân cho một thế giới hòa bình.

- Khẳng định vai trò của cộng đồng trong việc đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân.
- Đưa ra lời đề nghị thực tế: mở nhà băng lưu trữ trí nhớ để có thể tồn tại được sau khi (giả thiết) chiến tranh hạt nhân nổ ra.

III. Tổng kết

Về nghệ thuật
Hệ thống luận điểm, luận cứ ngắn gọn, rành mạch, dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, gây được ấn tượng mạnh đối với người đọc.
Về nội dung
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt của nó.
- Kêu gọi mọi người: hãy ngăn chặn nguy cơ đó, bảo vệ con người, bảo vệ sự sống.
 
C

congchualolem_b

TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN,
QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

2. Tìm hiểu chú thích

3. Bố cục


Văn bản được chia làm 3 phần:
- Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực, về tình trạng bị rơi vào hiểm họa của trẻ em trên thế giới.
- Cơ hội: Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
- Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, sự phát triển của trẻ em.

II. Tìm hiểu văn bản

1.Sự thách thức

- Chỉ ra cuộc sống cực khổ nhiều mặt của trẻ em trên thế giới hiện nay.
+ Trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Một số ví dụ: trẻ em các nước nghèo ở Châu Á, châu Phi bị chết đói; nạn nhân chất độc màu da cam, nạn nhân của chiến tranh bạo lực; trẻ em da đen phải đi lính, bị đánh đập; trẻ em là nạn nhân của các cuộc khủng bố ở Nga,… Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.
+ Chịu đựng những thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế; tình trạng vô gia cư, nạn nhân của dịch bệnh, mù chữ, môi trường ô nhiễm…
- Đây là thách thức lớn với toàn thế giới.

2. Cơ hội

Điều kiện thuận lợi cơ bản để thế giới đẩy mạnh việc chăm sóc bảo vệ trẻ em:
+ Hiện nay kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển, tính cộng đồng hợp tác quốc tế được củng cố mở rộng, chúng ta có đủ phương tiện và kiến thức để làm thay đổi cuộc sống khổ cực của trẻ em.
+ Sự liên kết của các quốc gia cũng như ý thức cao của cộng đồng quốc tế có Công ước về quyền của trẻ em tạo ra một cơ hội mới.
+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh, tăng cường phúc lợi xã hội.

3.Nhiệm vụ

- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu.
- Đặc biệt quan tâm đến trẻ em bị tàn tật có hoàn cảnh khó khăn.
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ vì lợi ích của trẻ em.
- Giữa tình trạng, cơ hộ và nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ. Bản tuyên bố đã xác định những nhiệm vụ câp thiết của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia: từ tăng cường sức khỏe và đề cao chế độ dinh dưỡng đến phát triển giáo dục trẻ em, từ các đối tượng quan tâm hàng đầu đến củng cố gia đình, xây dựng môi trường xã hội; từ bảo đảm quan hệ bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.
+ Quan tâm việc giáo dục phát triển trẻ em, phổ cập bậc giáo dục cơ sở.
+ Nhấn mạnh trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình.
+ Gia đình là cộng đồng, là nền móng và môi trường tự nhiên để trẻ em lớn khôn và phát triển.
+ Khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

III. Tổng kết.


- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến phát triển của trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách có ý nghĩa toàn cầu hiện nay.
- Bố cục mạch lạc, hợp lý; các ý trong văn bản tuyên ngôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
 
C

congchualolem_b

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kỳ mạn lục)​

Nguyễn Dữ​

1. Đọc - tìm hiểu chú thích

a) Tác giả:


Nguyễn Dữ(?-?)
- Là con của Nguyễn Tướng Phiên (Tiến sĩ năm Hồng Đức thứ 27, đời vua Lê Thánh Tông 1496). Theo các tài liệu để lại, ông còn là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Quê: Huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện - tỉnh Hải Dương.

b) Tác phẩm

* Truyền kỳ mạn lục: Tập sách gồm 20 truyện, ghi lại những truyện lạ lùng kỳ quái.
Truyền kỳ: là những truyện thần kỳ với các yếu tố tiên phật, ma quỷ vốn được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.
Mạn lục: Ghi chép tản mạn.
Truyền kỳ còn là một thể loại viết bằng chữ Hán (văn xuôi tự sự) hình thành sớm ở Trung Quốc, được các nhà văn Việt Nam tiếp nhận dựa trên những chuyện có thực về những con người thật, mang đậm giá trị nhân bản, thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân về một xã hội tốt đẹp.
-Chuyện người con gái Nam Xương kể về cuộc đời và nỗi oan khuất của người phụ nữ Vũ Nương, là một trong số 11 truyện viết về phụ nữ.
- Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương” tại huyện Nam Xương (Lý Nhân - Hà Nam ngày nay).

c) Chú thích

(SGK)
2. Tóm tắt truyện


- Vũ Nương là người con gái thuỳ mị nết na, lấy Trương Sinh (người ít học, tính hay đa nghi).
- Trương Sinh phải đi lính chống giặc Chiêm. Vũ Nương sinh con, chăm sóc mẹ chồng chu đáo. Mẹ chồng ốm rồi mất.
- Trương Sinh trở về, nghe câu nói của con và nghi ngờ vợ. Vũ Nương bị oan nhưng không thể minh oan, đã tự tử ở bến Hoàng Giang, được Linh Phi cứu giúp.
- Ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương gặp Phan Lang (người cùng làng). Phan Lang được Linh Phi giúp trở về trần gian - gặp Trương Sinh, Vũ Nương được giải oan - nhưng nàng không thể trở về trần gian.

3. Đại ý.

Đây là câu chuyện về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh dưới chế độ phụ quyền phong kiến, chỉ vì một lời nói ngây thơ của con trẻ mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng phải tự kết liễu cuộc đời của mình để chứng tỏ tấm lòng trong sạch. Tác phẩm thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân: người tốt bao giờ cũng được đền trả xứng đáng, dù chỉ là ở một thế giới huyền bí.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Nhân vật Vũ Nương.


* Tình huống 1: Vũ Nương lấy chồng.
Trước bản tính hay ghen của chồng, Vũ Nương đã “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà”.
* Tình huống 2: Xa chồng
Khi xa chồng, Vũ Nương là người vợ chung thuỷ, yêu chồng tha thiết, một người mẹ hiền, dâu thảo.
Hai tình huống đầu cho thấy Vụ Nương là người phụ nữ đảm đang, thương yêu chồng hết mực.
*Tình huống 3: Bị chồng nghi oan.
- Trương Sinh thăm mộ mẹ cùng đứa con nhỏ (Đản).
- Lời nói của đứa con: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cho tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít… Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến…”.
Trương Sinh nghi ngờ lòng chung thuỷ của vợ chàng.
- Câu nói phản ánh đúng ý nghĩ ngây thơ của trẻ em: nín thin thít, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi (đúng như sự thực, giống như một câu đố giấu đi lời giải. Người cha nghi ngờ, người đọc cũng không đoán được).
- Tài kể chuyện (khéo thắt nút mở nút) khiến câu chuyện đột ngột, căng thẳng, mâu thuẫn xuất hiện.
- La um lên, giấu không kể lời con nói. Mắng nhiếc, đuổi đánh vợ đi. Hậu quả là Vũ Nương tự vẫn.
- Trương Sinh giấu không kể lời con nói: khéo léo kể chuyện, cách thắt nút câu chuyện làm phát triển mâu thuẫn.
- Ngay trong lời nói của Đản đã có ý mở ra để giải quyết mâu thuẫn: “Người gì mà lạ vậy, chỉ nín thin thít”.
- Phân trần để chồng hiểu rõ nỗi oan của mình. Những lời nói thể hiện sự đau đớn thất vọng khi không hiểu vì sao bị đối xử bất công. Vũ Nương không có quyền tự bảo vệ.
Hạnh phúc gia đình tan vỡ. Thất vọng tột cùng, Vũ Nương tự vẫn. Đó là hành động quyết liệt cuối cùng.
- Lời than thống thiết, thể hiện sự bất công đối với người phụ nữ đức hạnh.
*Tình huống 4: Khi ở dưới thuỷ cung.
Đó là một thế giới đẹp từ y phục, con người đến quang cảnh lâu đài. Nhưng đẹp nhất là mối quan hệ nhân nghĩa.
- Cuộc sống dưới thuỷ cung đẹp, có tình người.
Tác giả miêu tả cuộc sống dưới thuỷ cung đối lập với cuộc sống bạc bẽo nơi trần thế nhằm mục đích tố cáo hiện thực.
- Vũ Nương gặp Phan Lang, yếu tố ly kỳ hoang đường.
- Nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu.
Thể hiện ước mơ khát vọng một xã hội công bằng tốt đẹp hơn, phù hợp với tâm lý người đọc, tăng giá trị tố cáo.
- Thể hiện thái độ dứt khoát từ bỏ cuộc sống đầy oan ức. Điều đó cho thấy cái nhìn nhân đạo của tác giả.
- Vũ Nương được chồng lập đàn giải oan - còn tình nghĩa với chồng, nàng cảm kích, đa tạ tình chàng nhưng không thể trở về nhân gian được nữa. Vũ Nương muốn trả ơn nghĩa cho Linh Phi, muốn trở về với chồng con mà không được.

2. Nhân vật Trương Sinh

- Con nhà giàu, ít học, có tính hay đa nghi.
- Cuộc hôn nhân với Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng.
- Tâm trạng Trương Sinh nặng nề, buồn đau vì mẹ mất.
Lời nói của Đản
- Lời nói của Đản kích động tính ghen tuông, đa nghi của chàng.
- Xử sự hồ đồ, độc đoán, vũ phu thô bạo, đẩy vợ đến cái chêt oan nghiệt.
- Mắng nhiếc vợ thậm tệ, không nghe lời phân trần.
- Không tin cả những nhân chứng bênh vực cho nàng.

III. Tổng kết

1. Về nghệ thuật


¬- Kết cấu độc đáo, sáng tạo.
- Nhân vật: diễn biến tâm lý nhân vật được khắc hoạ rõ nét.
- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc kết hợp tự sự + trữ tình + kịch.
- Yếu tố truyền kỳ: Kỳ ảo, hoang đường.
- Nghệ thuật viết truyện điêu luyện.

2. Về nội dung

Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt cua người của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
 
C

congchualolem_b

CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích: Vũ trung tuỳ bút)

Phạm Đình Hổ

I. Đọc, tìm hiểu chung về văn bản

1. Tác giả


- Phạm Đình Hổ(1768-1839)
- Quê: Hải Dương.
- Sinh ra trong một gia đình khoa bảng.
- Ông sống vào thời chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng nên có thời gian muốn ẩn cư, sáng tác văn chương, khảo cứu về nhiều lĩnh vực.
- Thơ văn của ông chủ yếu là ký thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ sinh không gặp thời.
* Một số tác phẩm chính:
Khảo cứu:
- Bang giao điển lệ
- Lê triều hội điển
- An Nam chí
- Ô Châu lục
Sáng tác văn chương:
- Đông Dã học ngôn thi tập.
- Tùng, cúc, trúc, mai, tứ hữu.
- Vũ trung tuỳ bút.
- Tang thương ngẫu lực (Đồng tác giả với Nguyễn Án)

2. Tác phẩm

- Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm văn xuôi xuất sắc ghi lại một cách sinh động và hấp dẫn hiện thực đen tối của lịch sử nước ta thời đó. Cung cấp những kiến thức về văn hoá truyền thống (nói chữ, cách uống chè, chế độ khoa cử, cuộc bình văn trong nhà Giám,…), về phong tục (lễ đội mũ, hôn lễ, tệ tục, lễ tế giáo, phong tục,…) về địa lý (những danh lam thắng cảnh), về xã hội, lịch sử,…

3. Chú thích (SGK)

4. Đại ý


Đoạn trích ghi lại cảnh sống xa hoa vô độ của chúa Trịnh và bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa.
- Thể tuỳ bút:
+ Ghi chép sự việc con người theo cảm hứng chủ quan, không gò bó theo hệ thống kết cấu nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng cảm xúc chủ đạo.
+ Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức đánh giá của tác giả về con người và cuộc sống.

II. Đọc - hiểu văn bản

1. Cuộc sống của chúa Trịnh và bọn quan lại


- Xây dựng nhiều cung điện, đền đài lãng phí, hao tiền tốn của.
- Thích đi chơi, ngắm cảnh đẹp.
- Những cuộc dạo chơi bày trò giải trí hết sức lố lăng tốn kém.
- Việc xây dựng đền đài liên tục.
- Mỗi tháng vài ba lần Vương ra cung Thuỵ Liên…
- Việc tìm thú vui của chúa Trịnh thực chất là để cướp đoạt những của quý trong thiên hạ để tô điểm cho cuộc sống xa hoa.
Bằng cách đưa ra những sự việc cụ thể, phương pháp so sánh liệt kê - miêu tả tỉ mỉ sinh động, tác giả đã khắc hoạ một cách ấn tượng rõ nét cuộc sống ăn chơi xa hoa vô độ của vua chúa quan lại thời vua Lê, chúa Trịnh.
- “Cây đa to, cành lá… như cây cổ thụ”, phải một cơ binh hàng trăm người mới khiêng nổi.
- Hình núi non bộ trông như bể đầu non…
- Cảnh thì xa hoa lộng lẫy nhưng những âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn, tang tóc đau thương, báo trước điềm gở: sự suy vong tất yếu của một triều đại phong kiến.
- Thể hiện thái độ phê phán, không đồng tình với chế độ phong kiến thời Trịnh - Lê.

2. Thủ đoạn của bọn quan hầu cận

Được chúa sủng ái, chúng ngang nhiên ỷ thế hoành hành, vừa ăn cướp vừa la làng. Đó là hành vi ngang ngược, tham lam, tàn bạo, vô lý bất công.
- Các nhà giàu bị vu cho là giấu vật cung phụng.
- Hòn đá hoặc cây cối gì to lớn quá thì thậm chí phải phá nhà, huỷ tường để khiêng ra.
- Dân chúng bị đe doạ, cướp bóc, o ép sợ hãi.
- Thường phải bỏ của ra kêu van chí chết, có khi phỉa đập bỏ núi non bộ - hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ…
Tăng tính thuyết phục, kín đáo bộc lộ thái độ lên án phê phán chế độ phong kiến.
- Bằng cách xây dựng hình ảnh đối lập, dùng phương pháp so sánh liệt kê những sự việc có tính cụ thể chân thực, tác giả đã phơi bày, tố cáo những hành vi thủ đoạn của bọn quan lại hầu cận.

III. Tổng kết

1. Về nghệ thuật

Thành công với thể loại tuỳ bút:
- Phản ánh con người và sự việc cụ thể, chân thực, sinh động bằng các phương pháp: liệt kê, miêu tả, so sánh.
- Xây dựng được những hình ảnh đối lập.

2. Về nội dung

Phản ánh cuộc sống xa hoa vô độ cùng với bản chất tham lam, tàn bạo, vô lý bất công của bọn vua chúa, quan lại phong kiến.
 
Top Bottom