[Sinh học 8] Nối tiếp tên các bộ phận

T

tomandjerry789

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (176): Chào mừng mọi người đến box Sinh 8. :khi (176):
Hiện nay, mình thấy box mình còn trầm so với các khu vực khác nên hôm nay mình xin tạo pic game này với xu hướng "Vừa học vừa chơi". Mong mọi người ủng hộ cho pic.

Chủ đề của pic game này là nói về cấu tạo, chức năng của từng bộ phận trong các hệ cơ quan của cơ thể
Sau đây mình xin giới thiệu luật chơi:
Đầu tiên mình sẽ nêu tên một bộ phận nào đó trong các hệ cơ quan, ví dụ ribôxôm.
Nhiệm vụ của bạn tiếp theo là nêu chức năng, cấu tạo (nếu bạn biết), nằm ở hệ cơ quan nào của nó rồi nêu tên bộ phận khác tiếp và cứ thế tiếp tục.

Chúng ta bắt đầu nhé.
~~> Ti thể.



 
T

thienthannho.97

:khi (176): Chào mừng mọi người đến box Sinh 8. :khi (176):
Hiện nay, mình thấy box mình còn trầm so với các khu vực khác nên hôm nay mình xin tạo pic game này với xu hướng "Vừa học vừa chơi". Mong mọi người ủng hộ cho pic.

Chủ đề của pic game này là nói về cấu tạo, chức năng của từng bộ phận trong các hệ cơ quan của cơ thể
Sau đây mình xin giới thiệu luật chơi:
Đầu tiên mình sẽ nêu tên một bộ phận nào đó trong các hệ cơ quan, ví dụ ribôxôm.
Nhiệm vụ của bạn tiếp theo là nêu chức năng, cấu tạo (nếu bạn biết), nằm ở hệ cơ quan nào của nó rồi nêu tên bộ phận khác tiếp và cứ thế tiếp tục.

Chúng ta bắt đầu nhé.
~~> Ti thể.




(*) Ti thể:
- Chức năng: tham gia hoạt động hô hấp và giải phóng năng lượng.
- Nằm ở hệ cơ quan: chất tế bào.
- Cấu tạo: màng ngoài, màng trong, mào ti thể, chất nền
Mito.png

1. Màng ngoài...........2. Màng trong..............3. Mào ti thể.............4. Chất nền (Nguồn wikipedia)

Tiếp nek`

~~> Trung thể :x
 
T

tiendat_no.1

Trung thể
- Cấu trúc trung thể : Trung thể bao gồm trung cầu và hai trung tử.
- Thường trung thể nằm gần nhân tế bào, và đôi khi kề với bộ golgi; ở một số tế bào biểu mô, trung thể không nằm cạnh nhân và bộ golgi mà nằm mãi phía sát màng tế bào.
- Chức năng : tham gia quá trình phân chia tế bào

centrosome.jpg

centrosome (trung thể )

SNC%20Sinh%2010%20hinh%2014.5.jpg.jpg


~~> Nhiễm sắc thể
 
H

haibara4869

Trung thể
- Cấu trúc trung thể : Trung thể bao gồm trung cầu và hai trung tử.
- Thường trung thể nằm gần nhân tế bào, và đôi khi kề với bộ golgi; ở một số tế bào biểu mô, trung thể không nằm cạnh nhân và bộ golgi mà nằm mãi phía sát màng tế bào.
- Chức năng : tham gia quá trình phân chia tế bào

centrosome.jpg

centrosome (trung thể )

SNC%20Sinh%2010%20hinh%2014.5.jpg.jpg


~~> Nhiễm sắc thể
Nhiễm sắc thể
- nằm trong nhân, trong tế bào
chức năng: là nơi quy định cấu trúc prôtein, có vai trò quan trọng trong di truyền
imgres
 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Trung thể
- Cấu trúc trung thể : Trung thể bao gồm trung cầu và hai trung tử.
- Thường trung thể nằm gần nhân tế bào, và đôi khi kề với bộ golgi; ở một số tế bào biểu mô, trung thể không nằm cạnh nhân và bộ golgi mà nằm mãi phía sát màng tế bào.
- Chức năng : tham gia quá trình phân chia tế bào

centrosome.jpg

centrosome (trung thể )

SNC%20Sinh%2010%20hinh%2014.5.jpg.jpg


~~> Nhiễm sắc thể

- Cấu trúc: NST là cấu trúc mang gen có bản chất ADN.

Chromosome-upright.png

(1) Chromatit
(2) Tâm động - nơi 2 chromatit đính vào nhau, là nơi để nhiễm sắc thể trượt trên thoi vô sắc trong quá trình nguyên phân và giảm phân
(3) Cánh ngắn
(4) Cánh dài

- Chức năng: là cấu trúc qui định sự hình thành protein, có vài trò quyết định trong di truyền.- Nằm trong nhân của tế bào.
~~> Prôtêin
 
Last edited by a moderator:
D

dcariem96

200px-Myoglobin.png
(*)
(*) Hình mô phỏng cấu trúc không gian của myoglobin, trong đó mỗi vòng xoắn alpha được tô các mầu khác nhau. Cấu trúc tinh thể của protein này được Max Perutz và Sir John Cowdery Kendrew xây dựng vào năm 1958, sau đó nhóm tác giả đã được nhận Giải Nobel về hoá học.

Protein (Protit hay Đạm) là những đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà các đơn phân là axít amin. Chúng kết hợp với nhau thành một mạch dài nhờ các liên kết peptide (gọi là chuỗi polypeptide). Các chuỗi này có thể xoắn cuộn hoặc gấp theo nhiều cách để tạo thành các bậc cấu trúc không gian khác nhau của protein.
Axit amin - đơn phân tạo nên protein
Protein là một hợp chất đại phân tử được tạo thành từ rất nhiều các đơn phân là các axit amin. Axit amin được cấu tạo bởi ba thành phần: một là nhóm amin (-NH2), hai là nhóm cacboxyl (-COOH) và cuối cùng là nguyên tử cacbon trung tâm đính với 1 nguyên tử hyđro và nhóm biến đổi R quyết định tính chất của axit amin. Người ta đã phát hiện ra được tất cả 20 axit amin trong thành phần của tất cả các loại protein khác nhau trong cơ thể sống.
Các bậc cấu trúc của protein
Người ta phân biệt ra 4 bậc cấu trúc của protein.
Cấu trúc bậc một: Các axit amin nối với nhau bởi liên kết peptit hình thành nên chuỗi polypeptide. Đầu mạch polypeptide là nhóm amin của axit amin thứ nhất và cuối mạch là nhóm carboxyl của axit amin cuối cùng. Cấu trúc bậc một của protein thực chất là trình tự sắp xếp của các axit amin trên chuỗi polypeptide. Cấu trúc bậc một của protein có vai trò tối quan trọng vì trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptide sẽ thể hiện tương tác giữa các phần trong chuỗi polypeptide, từ đó tạo nên hình dạng lập thể của protein và do đó quyết định tính chất cũng như vai trò của protein. Sự sai lệch trong trình tự sắp xếp của các axit amin có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc và tính chất của protein.
Cấu trúc bậc hai: là sự sắp xếp đều đặn các chuỗi polypeptide trong không gian. Chuỗi polypeptide thường không ở dạng thẳng mà xoắn lại tạo nên cấu trúc xoắn α và cấu trúc nếp gấp β, được cố định bởi các liên kết hyđro giữa những axit amin ở gần nhau. Các protein sợi như keratin, collagen... (có trong lông, tóc, móng, sừng)gồm nhiều xoắn α, trong khi các protein cầu có nhiều nếp gấp β hơn.
Cấu trúc bậc ba: Các xoắn α và phiến gấp nếp β có thể cuộn lại với nhau thành từng búi có hình dạng lập thể đặc trưng cho từng loại protein. Cấu trúc không gian này có vai trò quyết định đối với hoạt tính và chức năng của protein. Cấu trúc này lại đặc biệt phụ thuộc vào tính chất của nhóm -R trong các mạch polypeptide. Chẳng hạn nhóm -R của cysteine có khả năng tạo cầu đisulfur (-S-S-), nhóm -R của proline cản trở việc hình thành xoắn, từ đó vị trí của chúng sẽ xác định điểm gấp, hay những nhóm -R ưa nước thì nằm phía ngoài phân tử, còn các nhóm kị nước thì chui vào bên trong phân tử... Các liên kết yếu hơn như liên kết hydro hay điện hóa trị có ở giữa các nhóm -R có điện tích trái dấu.
Cấu trúc bậc bốn: ( chắc lớp 8 thì chưa cần ;)) ) Khi protein có nhiều chuỗi polypeptide phối hợp với nhau thì tạo nên cấu trúc bậc bốn của protein. Các chuỗi polypeptide liên kết với nhau nhờ các liên kết yếu như liên kết hyđro.

chức năng
Protein cấu trúc: cấu trúc, nâng đỡ
Protein Enzyme: xúc tác sinh học tăng nhanh, chọn lọc các phản ứng sinh hóa
Protein Hormone: điều hòa các hoạt động sinh lý
Protein vận chuyển: vận chuyển các chất
Protein vận động: tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể
Protein thụ quan: cảm nhận, đáp ứng các kích thích của môi trường
Protein dự trữ: dự trữ chất dinh dưỡng

~~> Enzim
 
H

huck

Enzim: là chât xúc tác sinh học được tổng hợp trongtế bào sống. Enzim làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi sau phản ứng.

10567301236880861.jpg


(*)Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất:
- Enzim xúc tác phản ứng sinh hoá trong tế bào.
- Tế bào tự điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất thôngqua điểu khiển hoạt tính của enzim bừng các chất hạo thoá hay ức chế.
- Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm củacon đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá.

(*)Cấu trúc:
- Thành phần là prôtein hoặc prôtein kết hợp với chấtkhác.
- Enzim có vùng trung tâm hoạt động:
+ Là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim đểkết hợp với cơ chất.
+ Cấu hình không gian của enzim tương ứngvới cấuhình của cơ chất.
 
D

danghoangyennhi1998

huck : sao bạn trả lời rồi mà chưa đưa câu hỏi cho người sau trả lời tiếp ?
 
H

heartrock_159

Các loại kháng nguyên

Miễn dịch nguyên - kháng nguyên loại này kích thích đáp ứng miễn dịch khi được đưa vào trong cơ thể. Miễn dịch nguyên luôn luôn là một đại phân tử (protein, polysaccharide). Khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch của nó phụ thuộc vào tính lạ đối với vật chủ, kích thước phân tử, thành phần hoá học và tính không đồng nhất (thí dụ như phân tử protein chứa nhiều loại amino acid khác nhau).
Dung nạp nguyên - kháng nguyên loại này kích thích tình trạng không đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, do hình dạng phân tử của nó. Khi thay đổi hình dạng, nó có thể trở thành miễn dịch nguyên.
Dị ứng nguyên - đây là chất gây phản ứng dị ứng. Chúng có thể xâm nhập do được ăn, hít, tiêm vào cơ thể hoặc tiếp xúc với da.
Tế bào trình diện với kháng nguyên của chúng qua phân tử phù hợp mô. Các loại tế bào miễn dịch khác nhau có thể được hoạt hoá tuỳ thuộc vào kháng nguyên được trình diện và loại phân tử phù hợp mô.
[sửa]Nguồn gốc của kháng nguyên

[sửa]Kháng nguyên ngoại sinh
Kháng nguyên ngoại sinh là kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài, như do hít, ăn, tiêm. Bằng quá trình nhập nội bào hoặc thực bào, các kháng nguyên này được đưa vào tế bào trình diện kháng nguyên (APC) và được xử lý thành các mảnh nhỏ. Sau đó các APC trình diện các mảnh này cho tế bào T giúp đỡ (CD4+) bằng cách dùng phân tử phù hợp mô loại II trên bề mặt của chúng. Một số tế bào T đặc hiệu cho phức hợp peptide:MHC. Chúng trở nên hoạt hoá và bắt đầu tiết cytokine. Cytokine là các chất có khả năng hoạt hoá lympho bào T độc tế bào (CTL), tế bào B tạo kháng thể, đại thực bào và các tế bào khác.
[sửa]Kháng nguyên nội sinh
Kháng nguyên nội sinh là các kháng nguyên được sản xuất bên trong tế bào, là kết quả của quá trình chuyển hoá tế bào bình thường, hoặc do nhiễm khuẩn nội bào hay nhiễm virus. Sau đó, các mảnh kháng nguyên được trình diện trên bề mặt tế bào trong phức hợp phân tử phù hợp mô loại I. Nếu tế bào T CD8+ độc tế bào nhận ra chúng, các tế bào T này bắt đầu tiết các loại độc tố khác nhau gây ly giải hoặc chết theo chương trình (apoptosis) tế bào bị nhiễm. Để giữ tế bào độc tế bào khỏi giết nhầm các tế bào vốn chỉ sản xuất protein của chính nó, các tế bào T tự đáp ứng được loại ra khỏi quá trình miễn dịch qua cơ chế dung nạp trung ương (cũng được biết là quá trình chọn lọc âm tính xảy ra ở tuyến ức). Chỉ những lympho bào T độc tế bào nào không phản ứng với peptide của chính nó (peptide này được trình diện trong tuyến ức qua phân tử MHC loại I) mới được phép vào máu.
Có một ngoại lệ không thuộc ngoại sinh lẫn nội sinh, được gọi là trình diện chéo.
[sửa]Kháng nguyên khối u

Kháng nguyên khối u là các kháng nguyên được trình diện bởi các phân tử MHC I trên bề mặt tế bào khối u. Đôi khi các kháng nguyên này chỉ được trình diện bởi các tế bào khối u và không có ở tế bào thường. Trong trường hợp này, chúng được gọi là kháng nguyên đặc hiệu khối u và thường là kết quả của một đột biến đặc hiệu cho khối u. Phổ biến hơn, các kháng nguyên này được trình diện ở tế bào khối u lẫn tế bào thường, khi đó chúng được gọi là kháng nguyên liên hệ khối u. Nếu lympho bào T độc tế bào nhận ra kháng nguyên này, chúng có thể tiêu diệt tế bào khối u trước khi tế bào khối u tăng sinh và di căn.
Kháng nguyên khối u cũng có thể có ở bề mặt khối u ở dạng, chẳng hạn là, một thụ thể bị đột biến. Trong trường hợp này chúng bị nhận diện bởi tế bào B.
 
T

thienthannho.97

Các loại kháng nguyên

Miễn dịch nguyên - kháng nguyên loại này kích thích đáp ứng miễn dịch khi được đưa vào trong cơ thể. Miễn dịch nguyên luôn luôn là một đại phân tử (protein, polysaccharide). Khả năng kích thích đáp ứng miễn dịch của nó phụ thuộc vào tính lạ đối với vật chủ, kích thước phân tử, thành phần hoá học và tính không đồng nhất (thí dụ như phân tử protein chứa nhiều loại amino acid khác nhau).
Dung nạp nguyên - kháng nguyên loại này kích thích tình trạng không đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, do hình dạng phân tử của nó. Khi thay đổi hình dạng, nó có thể trở thành miễn dịch nguyên.
Dị ứng nguyên - đây là chất gây phản ứng dị ứng. Chúng có thể xâm nhập do được ăn, hít, tiêm vào cơ thể hoặc tiếp xúc với da.
Tế bào trình diện với kháng nguyên của chúng qua phân tử phù hợp mô. Các loại tế bào miễn dịch khác nhau có thể được hoạt hoá tuỳ thuộc vào kháng nguyên được trình diện và loại phân tử phù hợp mô.
[sửa]Nguồn gốc của kháng nguyên

[sửa]Kháng nguyên ngoại sinh
Kháng nguyên ngoại sinh là kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể từ bên ngoài, như do hít, ăn, tiêm. Bằng quá trình nhập nội bào hoặc thực bào, các kháng nguyên này được đưa vào tế bào trình diện kháng nguyên (APC) và được xử lý thành các mảnh nhỏ. Sau đó các APC trình diện các mảnh này cho tế bào T giúp đỡ (CD4+) bằng cách dùng phân tử phù hợp mô loại II trên bề mặt của chúng. Một số tế bào T đặc hiệu cho phức hợp peptide:MHC. Chúng trở nên hoạt hoá và bắt đầu tiết cytokine. Cytokine là các chất có khả năng hoạt hoá lympho bào T độc tế bào (CTL), tế bào B tạo kháng thể, đại thực bào và các tế bào khác.
[sửa]Kháng nguyên nội sinh
Kháng nguyên nội sinh là các kháng nguyên được sản xuất bên trong tế bào, là kết quả của quá trình chuyển hoá tế bào bình thường, hoặc do nhiễm khuẩn nội bào hay nhiễm virus. Sau đó, các mảnh kháng nguyên được trình diện trên bề mặt tế bào trong phức hợp phân tử phù hợp mô loại I. Nếu tế bào T CD8+ độc tế bào nhận ra chúng, các tế bào T này bắt đầu tiết các loại độc tố khác nhau gây ly giải hoặc chết theo chương trình (apoptosis) tế bào bị nhiễm. Để giữ tế bào độc tế bào khỏi giết nhầm các tế bào vốn chỉ sản xuất protein của chính nó, các tế bào T tự đáp ứng được loại ra khỏi quá trình miễn dịch qua cơ chế dung nạp trung ương (cũng được biết là quá trình chọn lọc âm tính xảy ra ở tuyến ức). Chỉ những lympho bào T độc tế bào nào không phản ứng với peptide của chính nó (peptide này được trình diện trong tuyến ức qua phân tử MHC loại I) mới được phép vào máu.
Có một ngoại lệ không thuộc ngoại sinh lẫn nội sinh, được gọi là trình diện chéo.
[sửa]Kháng nguyên khối u

Kháng nguyên khối u là các kháng nguyên được trình diện bởi các phân tử MHC I trên bề mặt tế bào khối u. Đôi khi các kháng nguyên này chỉ được trình diện bởi các tế bào khối u và không có ở tế bào thường. Trong trường hợp này, chúng được gọi là kháng nguyên đặc hiệu khối u và thường là kết quả của một đột biến đặc hiệu cho khối u. Phổ biến hơn, các kháng nguyên này được trình diện ở tế bào khối u lẫn tế bào thường, khi đó chúng được gọi là kháng nguyên liên hệ khối u. Nếu lympho bào T độc tế bào nhận ra kháng nguyên này, chúng có thể tiêu diệt tế bào khối u trước khi tế bào khối u tăng sinh và di căn.
Kháng nguyên khối u cũng có thể có ở bề mặt khối u ở dạng, chẳng hạn là, một thụ thể bị đột biến. Trong trường hợp này chúng bị nhận diện bởi tế bào B.



(*) Kháng nguyên là những phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể. Các phân tử này có trên bề mặt tế bào vi khuẩn, bề mặt vỏ virut hay trong các nọc độc của ong, rắn,...

~~> Tiếp mô biểu bì :)

P.s: ;)) Bạn nói đúng rồi :) Nhưng tóm tắt lại cho các bạn khác hiểu hơn nhé ;) [hôm sau nhớ ghi rõ nguồn ra nhé bạn :) ]
 
T

thuy2525

mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau , phủ ngoài cơ thể , lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hoá , dạ con , bóng dai .........có chức năng bảo vệ , hấp thụ và tiết :D
-----------------> MÔ CƠ nhé :))
 
N

ngobin3

mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau , phủ ngoài cơ thể , lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hoá , dạ con , bóng dai .........có chức năng bảo vệ , hấp thụ và tiết :D
-----------------> MÔ CƠ nhé :))
300px-Skeletal_muscle.jpg
Mô cơ là một loại mô liên kết trong cơ thể động vật.Mô cơ có 3 chức năng chính: Di chuyển cơ thể, chống chịu sức ép, và tạo nhiệt cho cơ thể. Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn. Các tế bào đều dài. Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang. Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng ***... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
Cơ tim tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim phân nhánh, có nhiều nhân.
Chức năng của mô cơ là co, dãn, tạo nên sự vận động. Hệ cơ gồm các bắp cơ nối các xương ở các khớp,bắp cơ gồm các bó cơ,bó cơ gồm các tế bào cơ(sợi cơ) các sợi cơ gồm các tơ cơ.Tơ gồm hai loại: _Tơ cơ dày với các mấu lồi sinh chất _tơ cơ mảnh trơn Đơn vị cáu tạo nhỏ nhất của cơ là Z(ở giữa là vùng tối và vùng sáng ở hai bên) Hoạt đông của cơ Khi các tơ cơ mảnh xâm nhập vào vùng phân bố của các tơ cơ dày sẽ khiến tơ cơ rút ngắn và phình to khiến bắp cơ co lại
 
D

danghoangyennhi1998

lại quên đưa câu hỏi típ rồi,
thôi để mình ra đề vậy ;)
--> Thân xương
 
T

thuy2525

máu gồm huyết tương (55%) và các tế bào máu (45%) . các tế bào máu gồm hồng cầu , bạch cầu và tiểu cầu
không có máu thì con người không thể sống được :D
huyết tương duy trì máu ở trạng thái lỏng để lưu thông dễ dàng trong mạch ; vận chuyển các chất dinh duong , các chất cần thiết khác và chất thải
hồng cầu vận chuyẻn õi và co2
--------------------------> tim
 
L

l0n3ly_canby

Tim là bộ phận quan trọg trog hệ tuần hoàn của độg vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu the0 các độg mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 và lấy khí O2.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~> Não
 
T

tomandjerry789

Tim là bộ phận quan trọg trog hệ tuần hoàn của độg vật, với chức vụ bơm đều đặn để đẩy máu the0 các độg mạch và đem dưỡng khí và các chất dinh dưỡng đến toàn bộ cơ thể; hút máu từ tĩnh mạch về tim sau đó đẩy máu đến phổi để trao đổi khí CO2 và lấy khí O2.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~> Não

Não là cơ quan vô cùng phức tạp. Nó bao gồm đại não, trụ não, tiểu não, não trung gian, có chức năng rất quan trọng với con người.

Tiếp nào: Bạch cầu
 
L

l0n3ly_canby

Não là cơ quan vô cùng phức tạp. Nó bao gồm đại não, trụ não, tiểu não, não trung gian, có chức năng rất quan trọng với con người.

Tiếp nào: Bạch cầu


Bạch cầu có chức năng:

+ giúp cơ thể chống một số bệnh hay còn gọi là miễn dịch. Có hai loại miễn dịch : miễn dịch tập nhiễm và miễn dịch nhân tạo.

+ tham gia vào sự thực bào. Có hai loại bạch cầu tham gia: bạch cầu trung tín và bạch cầu mô nô.

+ tiết ra kháng thể để tiêu diệt vi khuẩn hay vi rút, bạch cầu tham gia là tế bào B của bạch cầu limpho .

+ phá hủy vi khuẩn hay vi rút có trong cơ thể đã bị nhiễm bệnh, bạch cầu tham gia là tế bào T của bạch cầu limpho



~~~~~~~~~~~~~> Mắt :D
 
T

tomandjerry789

Mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường xung quanh. Mắt nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, trên có gò lông mày và trán, dưới giáp xương má. Ngoài ra có thể tham khảo thêm tại đây.
~~> Tiếp tục với tim.
 
Top Bottom