[Sinh học 8] Hồng cầu

H

hocdesong_98s

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hồng cầu, hay hồng huyết cầu (có nghĩa là tế bào máu đỏ), là loại tế bào máu có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các mô.
Enzyme carbonic anhydrase trong hồng cầu làm tăng hàng nghìn lần vận tốc của phản ứng giữa CO2 và H2O tạo ra H2CO3. Nhờ đó, nước trong huyết tương vận chuyển CO2 dưới dạng ion bicarbonat (HCO3—) từ các mô trở lại phổi để CO2 được tái tạo và thải ra dưới thể khí.
Ở nhiều động vật bậc thấp, hemoglobin hòa trong dòng huyết tương. Với tổ chức của cơ thể người, hemoglobin cần phải được chứa trong hồng cầu, vì nếu ở dạng tự do, nó sẽ thấm dần qua các mao mạch và bị thất thoát qua nước tiểu. Là một protein, hemoglobin còn có chức năng đệm kiềm-toan, đây cũng là một chức năng quan trọng của hồng cầu. Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách. Tuy là một tế bào, hồng cầu trưởng thành lại không có nhân, ti thể hay ribôxôm.
Các kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu được dùng để định nghĩa nhóm máu. Nhiều hệ thống nhóm máu đã được thiết lập, trong đó sớm nhất và quan trọng nhất là hệ thống nhóm máu ABO.
Đặc điểm hình thái Dưới kính hiển vi quang học, hồng cầu được thấy có hình tròn; nên thời trước người ta cho rằng các tế bào đó hình cầu (hình cầu nhìn dưới mọi góc độ đều thấy tròn) - đây là nguồn gốc tên gọi "hồng cầu". Dưới kính hiển vi điện tử như hình bên, tế bào hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 µm, độ dày 2,5 µm ở chỗ dày nhất và không quá 1µm ở trung tâm. Thể tích trung bình của hồng cầu vào khoảng 90-95 µm3 (có tác giả cho rằng từ 76 - 96).
Hồng cầu có khả năng biến dạng rất cao mà không bị vỡ, rách khi di chuyển qua các mao mạch chật hẹp. Đó là nhờ màng tế bào hồng cầu vừa có tính dẻo dai lại có thừa khả năng chứa các thành phần bên trong (ví như một chiếc bao đựng còn nhiều khoảng trống). Số lượng Bình thường, lượng hồng cầu trong máu khoảng
Ở nam giới: 5,2 ± 0,3 G/L
Ở nữ giới: 4,7 ± 0,3 G/L
Cư dân sống ở vùng cao sẽ có mật độ hồng cầu cao hơn (sẽ bàn sau).
Ghi chú: G/L (giga/lít) = 109/L. Ngoài ra, một đơn vị cũ vẫn còn được dùng là M/ml (mêga/mililít) = 106/ml. Lượng hemoglobin trong hồng cầu Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu.
Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.
Trung bình, nồng độ hemoglobin trong máu là :
Ở nam giới: 15 g/dL (13 - 18)
Ở nữ giới: 14 g/dL (11,5 - 16).
"Sinh, trụ, diệt" của hồng cầu Cơ quan sản xuất hồng cầu Trong những tuần lễ đầu tiên của phôi, những tế bào hồng cầu có nhân được tạo ra trong túi noãn hoàng. Ba tháng giữa thai kì, gan (chủ yếu), lách và các hạch lympho là những cơ quan tạo hồng cầu.
Từ những tháng cuối thai kì về sau, chỉ có tủy xương là nơi tạo hồng cầu. Dưới 5 tuổi, hầu như tủy xương nào cũng tạo hồng cầu. Lớn lên, tủy các xương ống (trừ đoạn gần của xương cánh tay và xương chày) dần dần mỡ hóa và không sản xuất hồng cầu nữa. Sau tuổi 20, hồng cầu được tạo ra trong tủy các xương dẹt (như xương đốt sống, xương ức, xương sườn, xương vai, xương chậu).
Càng lớn tuổi, chức năng sinh hồng cầu càng giảm. Quá trình tạo hồng cầu Các tế bào máu gốc đa năng là nguồn tạo ra tất cả các loại tế bào máu, bao gồm hồng cầu. Các tế bào đa năng sinh sôi, một số tế bào con sẽ tiếp tục làm nguồn tế bào gốc đa năng, còn đa số sẽ biệt hóa qua nhiều giai đoạn để thành các dòng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Chi tiết của các quá trình biệt hóa này được trình bày trong bài tế bào máu.
Riêng về dòng hồng cầu, các giai đoạn phát triển sau tế bào gốc đa năng gồm: CFU-S (chung cho hồng cầu và bạch cầu, trừ bạch cầu lympho) CFU-B CFU-E Tiền tủy bào (từ giai đoạn này trở đi là dòng hồng cầu đích danh) Tủy bào ái kiềm (bắt màu khi nhuộm với chất kiềm), bắt đầu sự tích lũy hemoglobin.
Tủy bào đa sắc Tủy bào chính sắc Hồng cầu lưới (nhân hồng cầu đã bị cô đặc và trục ra khỏi tế bào từ các giai đoạn trước, hệ lưới nội mô cũng bị hấp thu, trong hồng cầu lưới chỉ còn sót một phần chưa tiêu hủy hết của các bào quan như bộ máy Golgi, ti thể v.v.)
Hồng cầu trưởng thành Sự tăng trưởng và sinh sản của các tế bào gốc được điều khiển bởi các protein gọi là các chất cảm ứng tăng trưởng, mỗi chất có những đặc điểm riêng. Interleukin-3 là chất cảm ứng tăng trưởng tác động lên hầu hết các dòng tế bào máu, trong khi các chất cảm ứng tăng trưởng khác chỉ ảnh hưởng đến một vài loại tế bào mà thôi.
Các chất cảm ứng tăng trưởng không có vai trò trong sự biệt hóa các dòng tế bào máu. Đây là nhiệm vụ của loại protein khác - các chất cảm ứng biệt hóa. Các chất cảm ứng (biệt hóa và tăng trưởng) được tạo ra bên ngoài tủy xương. Hồng cầu lưới xuyên mạch, rời tủy xương đi vào máu tuần hoàn. Tàn dư của các bào quan cũng tiêu hết trong vòng 1 đến 2 ngày.
Điều hòa hoạt động tạo hồng cầu - vai trò của erythropoietin Lượng hồng cầu trong cơ thể cần được giữ ở mức thích hợp, không quá ít nhằm đảm bảo chức năng cung cấp ôxy cho cơ thể, nhưng cũng không quá nhiều làm cản trở sự tuần hoàn của máu.
Yếu tố chủ yếu điều hòa sản xuất hồng cầu: mức độ ôxy hóa của cơ thể Bất kỳ lý do nào làm giảm lượng ôxy chuyên chở tới các mô cũng kích thích sự tạo hồng cầu. Bởi vậy, khi cơ thể bị thiếu máu, tủy xương sẽ tăng sinh hồng cầu. Khi phần lớn tủy xương bị hủy hoại (chẳng hạn do xạ trị ung thư), các phần tủy còn sót lại cũng sẽ tăng dưỡng để bù đắp cho cán cân cung - cầu.
Càng lên cao so với mực nước biển, nồng độ ôxy trong không khí càng loãng. Sự tạo hồng cầu ở cư dân các vùng cao (như Đà Lạt, Sa Pa, La Paz v.v.) cũng nhiều hơn so với cư dân các vùng thấp. Trong trường hợp này, sự thiếu ôxy chứ không phải thiếu máu đã kích thích tạo hồng cầu mới. Sự sản xuất hồng cầu cũng được đẩy mạnh trong một số bệnh.
Nhất là các bệnh của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp làm giảm chức năng bơm máu đến các mô, hoặc giảm khả năng hấp thu ôxy tại phổi. Erythropoietin và đáp ứng với tình trạng thiếu ôxy Một hormon tên gọi erythropoietin (EPO) là chất kích thích chính yếu của quá trình tạo hồng cầu để đáp ứng với tình trạng thiếu ôxy. Đó là một glycoprotein có khối lượng phân tử 34 KDa.
Thiếu vắng hormon này, tình trạng thiếu ôxy không làm tăng hoặc làm tăng không đáng kể hoạt động tạo hồng cầu. Bình thường, tình trạng thiếu ôxy sẽ làm tăng đáng kể sự sản xuất erythropoietin, kéo theo là sự tăng sản xuất hồng cầu cho đến khi tình trạng thiếu ôxy được giải quyết.
Erythropoietin được sản xuất chủ yếu tại thận Ở người bình thường, 90% lượng erythropoietin trong cơ thể được sản xuất ở thận (phần còn lại chủ yếu được sản xuất ở gan). Hiện nay người ta chưa biết chính xác phần nào của thận sản xuất hormon này. Có giả thuyết cho rằng các tế bào biểu mô ống thận tiết erythropoietin, bởi ống thận có nhu cầu ôxy rất cao, sự thiếu ôxy sẽ kích thích khu vực này tiết EPO.
Tuy nhiên, khi có tình trạng thiếu ôxy cục bộ tại những cơ quan khác (khi thận vẫn được cấp máu đầy đủ), chức năng tạo erythropoietin của thận vẫn được kích thích. Do đó người ta tin rằng còn có những cảm thụ quan ngoài thận đã gửi tín hiệu đến thận. Thực nghiệm đã cho thấy norepinephrin, epinephrin và vài prostaglandin có vai trò kích thích sản xuất erythropoietin.



hongnhung.97 said:
Chú ý tiêu đề: [Sinh học 8] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom