[Sinh học 8] Con người

T

thienthannho.97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào tất cả bà con iu dấu:khi (162)::khi (162)::khi (162):
Vì mình thấy Sinh học 8 còn nhiều vấn đề thắc mắc về cơ thể người:khi (154):::khi (154):Vậy nên mình lập ra pic này để chúng ta cùng trao đổi về vấn đề này nhé!:khi (181)::khi (181)::khi (181):
~~> Nghiêm cấm spam ak` nha:M_nhoc2_78::M_nhoc2_78::M_nhoc2_78:
P/s: Mong được cả nhà ủng hộ và góp ý
i_folder_new_big.gif
i_folder_new_big.gif

 
Last edited by a moderator:
T

thienthannho.97

Bắt đầu nào
I. Cấu tạo chính:
(*) Cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da. Trên da có nhiều lông nhỏ, mọc không đều nhau. Trong da có mạch máu, đầu mút các dây thần kinh và tuyến mồ hôi. Da bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tránh được những ảnh hưởng có hại của môi trường ngoài, góp phần giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Dưới da là lớp mỡ, dưới lớp mỡ là cơ và xương. Cơ tạo nên hình dạng ngoài cơ thể, xương làm thành cái khung bảo vệ cơ thể và các nội quan.
II. Các phần cơ thể:
(*) Các phần cơ thể, hay còn gọi là các khoang cơ thể, là những khoảng không gian trong cơ thể chứa đựng và bảo vệ các cơ quan và hệ cơ quan, bao gồm:
+ Khoang sọ và ống xương sống: là các khoang xương chứa bộ não và tủy sống, nhờ đó mà các bộ phận quan trọng này của hệ thần kinh được bảo vệ chặt chẽ.
+ Khoang ngực: là khoang được giới hạn trong lồng ngực, ở phía trên cơ hoành ngăn cách với khoang bụng. Trong khoang này chứa các bộ phận chủ yếu của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn như tim, hai lá phổi (ngoài ra còn có một bộ phận của hệ tiêu hóa đi qua khoang này là thực quản).
+ Khoang bụng: nằm bên dưới cơ hoành, là khoang cơ thể lớn nhất. Khoang này chứa gan, ruột, dạ dày, thận, tử cung (ở nữ),... là các cơ quan của hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ sinh dục.
III. Các hệ cơ quan:
(*)Các cơ quan khác nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ cơ quan. Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết, hệ thần kinh, hệ nội tiết và hệ sinh dục.
+ Hệ vận động: gồm bộ xương và hệ cơ. Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động, giúp cho cơ thể di chuyển được trong không gian, thực hiện được các động tác lao động
+ Hệ tuần hoàn: gồm có tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch và mao mạch), có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, ô-xi và các hooc-môn đến từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài
+ Hệ hô hấp: gồm có mũi, thanh quản, khí quản, phế quản và phổi, có nhiệm vụ đưa ô-xi trong không khí vào phổi và thải khí cac-bô-nic ra môi trường ngoài
+ Hệ tiêu hóa: gồm có miệng, thực quản, dạ dày, gan, ruột non, ruột già, hậu môn và các tuyến tiêu hóa. Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài
+ Hệ bài tiết: nước tiểu gồm 2 quả thận, ống dẫn nước tiểu và bóng ***. Thận là cơ quan lọc từ máu những chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. Trong da có các tuyến mồ hôi cũng làm nhiệm vụ bài tiết
+ Hệ thần kinh: gồm não bộ, tủy sống và các dây thần kinh, có nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích nghi với những sự thay đổi của môi trường ngoài và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư duy
+ Hệ nội tiết: gồm các tuyến nội tiết như tuyến yên, tuyến giáp, tuyến tụy, tuyến trên thận và các tuyến sinh dục, có nhiệm vụ tiết ra các hooc-môn đi theo đường máu để cân bằng các hoạt động sinh lí của môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh
+ Hệ sinh dục: là hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Người phân tính nên cơ quan sinh dục có phân hóa thành tinh hoàn ở nam và buồng trứng ở nữ. Thông qua hoạt động tình dục mà sản phẩm của tinh hoàn và buồng trứng gặp nhau để tạo hợp tử rồi đến thai nhi, bắt đầu thời kì mang thai ở người mẹ

 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

Cho cái tem ah.
___________________________________

Cho hỏi 1 câu với bà con:

Câu 1: Tại sao con người và nhiều động vật khác có lông? Chức năng của nó là gì? Ở lớp thú, đặc điểm căn bản là lông mao, vậy lông mao có chức năng gì?
Câu 2: Tại sao con người có "đường nét"? [các đường cong: tạo ra 1 nét đẹp]
 
T

thienthannho.97

Câu hỏi của hongnhung hơi khó. Để cả nhà suy nghĩ thêm nhé!
Tiếp nek`
IV. Cấu tạo và chức năng các bộ phận trong tế bào:
(*)Tất cả các cơ quan ở người đều cấu tạo bằng tế bào. Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn khoảng 75 nghìn tỉ (75 × 10¹²).Có nhiều loại tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước và chức năng. Có tế bào hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình khối (tế bào biểu bì), hình nón, hình que (tế bào võng mạc), hình thoi (tế bào cơ), hình sao (tế bào thần kinh — nơ-ron), hình sợi (tóc, lông) hoặc giống các sinh vật khác (bạch cầu, tinh trùng), ... Có tế bào dài, ngắn, có tế bào lớn, bé khác nhau và chức năng của các tế bào ở các cơ quan cũng khác nhau, ngay cả ở trong cùng một cơ quan cũng khác nhau. Tế bào lớn nhất là tế bào trứng, có đường kính khoảng 100 μm (0,1 mm), nằng bằng 175000 tinh trùng; tinh trùng là tế bào nhỏ nhất; dài nhất là tế bào thần kinh (nơ-ron). Mặc dù khác nhau về nhiều mặt nhưng loại tế bào nào cũng có 3 phần cơ bản: màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
350px-Biological_cell.svg.png

(*)Một tế bào cơ thể người (động vật) điển hình gồm: (1) nhân con, (2) nhân, (3) ri-bô-xôm, (4) túi tiết, (5) lưới nội chất hạt, (6) bộ máy Gôn-gi, (7) khung xương tế bào, (8) lưới nội chất trơn, (9) ti thể, (10) không bào, (11) chất tế bào, (12) li-zô-xôm, (13) trung thể
V. Cấu tạo và chức năng của nơ-ron
- Một nơ-ron và cấu tạo của nó: sợi nhánh (dendrite), thân nơ-ron (soma), sợi trục (axon), bao mi-ê-lin (myelin sheath), eo răng-vi-ê (node of ranvier), xi-nap (synapse)
Nơ-ron thần kinh gồm có một thân và các sợi. Thân thường hình sao, đôi khi có hình chóp hoặc bầu dục. Sợi có 2 loại: sợi ngắn mọc quanh thân và phân nhiều nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh; sợi dài mảnh, thường có các vỏ làm bằng mi-ê-lin gọi là bao mi-ê-lin bọc quanh suốt chiều dài gọi là sợi trục. Giữa các bao mi-ê-lin có các khoảng cách gọi là eo răng-vi-ê. Đầu tận cùng tua dài phân thành nhiều nhánh nhỏ để phân bố vào các cơ quan trong cơ thể hay để tiếp xúc với sợi nhánh của các nơ-ron khác, mút các nhánh nhỏ đó gọi là cúc xi-náp. Thân nơ-ron và các sợi nhánh tạo thành chất xám trong bộ não, tủy sống và các hạch thần kinh. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh.
- Nơ-ron có hai chức năng cơ bản:
+ Cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh.
+ Cảm ứng là khả năng tiếp nhận các kích thích và phản ứng lại các kích thích đó dưới hình thức phát sinh các xung thần kinh.
- Dẫn truyền là khả năng lan truyền các xung thần kinh trong dây thần kinh. Người ta phân biệt xung li tâm và xung hướng tâm. Xung li tâm đi từ các nơ-ron li tâm ở não và tủy sống đến các cơ quan, xung hướng tâm truyền từ các cơ quan về trung ương thần kinh theo các dây hướng tâm của nơ-ron hướng tâm. Vận tốc các xung thần kinh ở các động vật rất khác nhau, ở những động vật bậc cao thì vận tốc này lớn. Ở người vận tốc lớn nhất có thể lên tới 120 m/s, khi đó các phản ứng xảy ra mau chóng và chính xác; như cũng có khi chỉ đạt 5 mm/s. Nhờ vận tốc xung thần kinh mà ta nói một người nhanh nhẹn hay chậm chạp.
(*)Có 3 loại nơ-ron:
- Nơ-ron hướng tâm (nơ-ron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh do những sợi trục của các nơ-ron hướng tâm tạo nên. Những dây này dẫn xung thần kinh ngoại biên về trung ương thần kinh.
- Nơ-ron trung gian (nơ-ron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc. Phần lớn các dây thần kinh trong cơ thể là dây pha, dẫn các xung thần kinh theo cả hai chiều.
- Nơ-ron li tâm (nơ-ron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), được tạo nên bởi những sợi trục hướng ra cơ quan phản ứng (cơ, tuyến) và dẫn các xung li tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.
350px-Complete_neuron_cell_diagram_en.svg.png

(*)Một nơ-ron và cấu tạo của nó: sợi nhánh (dendrite), thân nơ-ron (soma), sợi trục (axon), bao mi-ê-lin (myelin sheath), eo răng-vi-ê (node of ranvier), xi-nap (synapse)
VI. Phản xạ, cung phản xạ và vòng phản xạ
* Phản xạ
- Tay chạm vào vật nóng thì rụt lại, đèn chiếu vào mắt thì đồng tử (con ngươi) co lại, thức ăn vào miệng thì tuyến nước bọt tiết nước bọt, ... Các phản ứng đó gọi là phản xạ. Mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ. Phản xạ là một phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường ngoài hay môi trường trong thông qua hệ thần kinh; là cơ sở hoạt động của hệ thần kinh, làm cơ thể luôn thích nghi với những sự thay đổi của điều kiện sống của môi trường xung quanh.
* Cung phản xạ
- Là con đường mà xung thần kinh truyền từ cơ quan thụ cảm (da, ...) qua trung ương thần kinh đến cơ quan phản ứng (cơ, tuyến, ...). Một cung phản xạ thường bao gồm 3 loại nơ-ron: hướng tâm, trung gian và li tâm. Ngày nay người ta thấy xung thần kinh khi theo nơ-ron hướng tâm về trung ương thần kinh còn được chuyển qua nhiều nơ-ron trung gian và khi các xung thần kinh từ trung ương thần kinh chuyển qua nơ-ron li tâm ngoại biên lại có sự liên hệ ngược, chuyển các xung thần kinh theo các dây hướng tâm khác về các phần khác nhau của não, tủy sống để điều chỉnh phản xạ trước khi phát lệnh phản ứng nên lúc đó có vòng phản xạ.
* Vòng phản xạ:
- Cơ quan thụ cảm tiếp nhận kích thích của môi trường sẽ phát đi xung thần kinh theo dây hướng tâm về trung ương thần kinh, từ trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới cơ quan phản ứng. Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo dây hướng tâm, nếu phản ứng chưa chính xác hoặc chưa đầy đủ thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng. Nhờ vậy mà cơ thể phản ứng chính xác đối với kích thích.
 
H

hjlu

2. mình nghi con zi cũng xó đường nét riêng của nó cả
1. lông để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, con người lông càng thưa dần vì đã tién hoá, ko can lông nữa
 
K

kiss.baby97

MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ MÔN SINH HỌC 8

Nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người và vệ sinh:
- Xác định được vị trí con người trong giới Động vật.:
- Nắm được mục đích:
+ Cung cấp kiến thức cấu tạo và chức năng sinh lí của các cơ quan trong cơ thể
+ Nêu được mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường
+ Nắm được mối liên quan với các môn khoa học khác
-Nắm được ý nghĩa:
+ Biết cách rèn luyên thân thể, phòng chống bệnh tật, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
+ Tích lũy kiến thức cơ bản để đi sâu vào các ngành nghề liên quan
- Con người thuộc lớp thú, tiến hóa nhất :
+ Có tiếng nói, chữ viết
+ Có tư duy trừu tượng
+ Hoạt động có mục đích
=> làm chủ thiên nhiên.
1. Khái quát về cơ thể người Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cơ thể người
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và hệ nội tiết.
- Mô tả được các thành phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng. Đồng thời xác định rõ tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.
- Nêu được định nghĩa mô, kể được các loại mô chính và chức năng của chúng.- Chứng minh phản xạ là cơ sở của mọi hoạt động của cơ thể bằng các ví dụ cụ thể.
Kĩ năng :
-Rèn luyện kĩ năng quan sát tế bào và mô dưới kính hiển vi.
- Xác định được trên cơ thể, mô hình, tranh:
+ Các phần cơ thể
Đầu
Thân
Chi
+ Cơ hoành
+ Khoang ngực: Các cơ quan trong khoang ngực
+ Khoang bụng: Các cơ quan trong khoang bụng
- Nêu được các hệ cơ quan và chức năng của chúng
+ Vận động: Nâng đỡ, vận động cơ thể
+ Tiêu hóa: Lấy và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể và thải phân.
+ Hệ tuần hoàn: Vận chuyển ôxy, chất dinh dưỡng và cácbonic và chất thải
+ Hô hấp: Trao đổi khí
+ Bài tiết: Lọc máu
+ Hệ thần kinh: Tiếp nhận và trả lời kích thích điều hòa hoạt động của cơ thể.
+ Hệ sinh dục: Duy trì nòi giống
+ Hệ nội tiết: Tiết hoocmôn góp phần điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể.
- Phân tích mối quan hệ giữa các hệ cơ quan rút ra tính thống nhất
- Phân tích ví dụ cụ thể hoạt động viết để chứng minh tính thống nhất.
- Nêu được đặc điểm ba thành phần chính của tế bào phù hợp với chức năng:
+ Màng : Phân tích cấu trúc phù hợp chức năng trao đổi chất.
+ Chất tế bào: Phân tích đặc điểm các bào quan phù hợp chức năng thực hiện các hoạt động sống
+ Nhân: Phân tích đặc điểm phù hợp chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào
- Phân tích mối quan hệ thống nhất của các bộ phận trong tế bào
- Nêu được các nguyên tố hóa học trong tế bào
+ Chất hữu cơ
+ Chất vô cơ
So sánh với các nguyên tố có sẵn trong tự nhiên
=> Cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường.
- Nêu các hoạt động sống của tế bào phân tích mối quan hệ với đặc trưng của cơ thể sống
+ Trao đổi chất: Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể
+ Phân chia và lớn lên: Giúp cơ thể lớn lên tới trưởng thành và sinh sản.
+ Cảm ứng: Giúp cơ thể tiếp nhận và trả lời kích thích.
- Nêu được định nghĩa mô: Nhóm tế bào chuyên hóa cấu tạo giống nhau đảm nhận chức năng nhất định
- Kể được tên các loại mô nêu đặc điểm, chức năng, cho ví dụ:
+ Mô biểu bì:
Đặc điểm: Gồm các tế bào xếp xít nhau thành lớp dày phủ mặt ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng
Chức năng: Bảo vệ, hấp thụ và tiết
Ví dụ: Tập hợp tế bào dẹt tạo nên bề mặt da
+ Mô liên kết:
Đặc điểm: Gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền.
Chức năng: Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
Ví dụ: Máu
+ Mô cơ:
Đặc điểm: Gồm tế bào hình trụ, hình thoi dài trong tế bào có nhiều tơ cơ
Chức năng: Co dãn
Ví dụ: Tập hợp tế bào tạo nên thành tim
+ Mô thần kinh: Gồm các tế bào thần kinh và tế bầo thần kinh đệm
Chức năng: Tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin, điều khiển hoạt động của cơ thể
- Nắm được cấu tạo và chức năng của nơron, kể tên các loại nơron
- Nắm được thế nào là phản xạ.
Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
- Nêu được ví dụ về phản xạ:
- Phân tích phản xạ: Phân tích đường đi của xung thần kinh theo cung phản xạ, vòng phản xạ.
-Nêu ý nghĩa của phản xạ.
- Xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể, trên mô hình.
- Bộ xương người gồm ba phần chính:
+ Xương đầu: Xương sọ và xương mặt
+ Xương thân: Cột sống và lồng ngực
+ Xương chi: Xương đai và xương chi
- Các loại khớp: Đặc điểm, ví dụ
+ Khớp động:
Đặc điểm: Cử động dễ dàng
Ví dụ: ở cổ tay..v..v
+ Khớp bán động:
Đăc điểm: Cử động hạn chế
Ví dụ: ở cột sống ..v..v
+ Khớp bất động:
Đặc điểm:Không cử động được
Ví dụ: ở hộp sọ …v..v
- Nêu được cấu tạo, thành phần, tính chất của xương dài:
+ Cấu tạo:
Đầu xương: Sụn bọc đầu xương, mô xương xốp
Thân xương: Màng xương, mô xương cứng, khoang xương
+ Thành phần: Cốt giao và muối khoáng
+ Tính chất : Bền chắc và mềm dẻo
- Nêu được cấu tạo và tính chất của bắp cơ:
+Cấu tạo: Gồm nhiều bó cơ, bó cơ gồm nhiều tế bào cơ.
+ Tính chất của cơ: co và duỗi
-Nêu được cơ chế phát triển của xương, liên hệ giải thích các hiện tượng thực tế:
+ Xương dài ra do sụn tăng trưởng phân chia, to ra do tế bào màng xương phân chia
+ Giải thích hiện tượng liền xương khi gãy xương.
- Nêu được cơ co giúp xương cử động tạo sự vận động
- Nêu được các điểm tiến hoá của bộ xương người so với thú: xương sọ, tỉ lệ sọ so với mặt, lồi cằm, cột sống, lồng ngực, xương chậu, xương đùi, xương bàn chân, xương gót chân, tỉ lệ tay so với chân
- Nêu được các đặc điểm tiến hoá của hệ cơ người so với thú: cơ tay đặc biệt cơ ngón cái, cơ mặt, cơ vân động lưỡi
- Nêu được đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng và lao động: + Cột sống cong bốn chỗ
+ Xương chậu lớn
+ Xương bàn chân hình vòm
+ Xương gót chân lớn
+ Cơ tay phân hóa
+ Cơ cử động ngón cái
- Nêu được ý nghĩa :
+ Dinh dưỡng hợp lí: Cung cấp đủ chất để xương phát triển
+ Tắm nắng: Nhờ vitamin D cơ thể mới chuyển hóa được canxi để tạo xương
+ Thường xuyên luyện tập: Tăng thể tích cơ, tăng lực co cơ và làm việc dẻo dai, xương thêm cứng, phát triển cân đối.
- Nêu được các biện pháp chống cong vẹo cột sống:
+ Ngồi học đúng tư thế
+ Lao động vừa sức
+ Mang vác đều hai bên
- Học sinh thấy được sự cần thiết của rèn luyện và lao động để cơ và xương phát triển cân đối:
+ Thường xuyên luyên tập thể dục buổi sáng, giữa giờ và tham gia các môn thể thao phù hợp
+ Tham gia lao động phù hợp với sức khỏe



P/S: cả nhà xem xong góp y' cho mình nhá

thank mn nhìu :x



~~ Chú ý: Hạn chế nội dung gây loãng pic ^^ [2 comments]
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

2. mình nghi con zi cũng xó đường nét riêng của nó cả
1. lông để bảo vệ cơ thể, tuy nhiên, con người lông càng thưa dần vì đã tién hoá, ko can lông nữa
Nhưng tại sao chim cũng có lông nhưng không phải lông mao mà là lông vũ. Còn động vật thuộc lớp thú lại có lông mao? Vậy lông mao là 1 đặc điểm cơ bản của lớp thú ~~> Mình nghĩ không chỉ là bảo vệ~~> Lông mao thực sự có chức năng nào khác hay không?
 
T

thienthannho.97

(*) Câu 1: Vì sao ngón tay cái chỉ có hai đốt;))
(*) Câu 2: Vì sao có bàn chân bằng?
 
K

kiss.baby97

(*) Câu 1: Vì sao ngón tay cái chỉ có hai đốt;))
(*) Câu 2: Vì sao có bàn chân bằng?



câu 1: Vì các nhà khoa học cho rằng kết cấu hai đốt của ngón cái là thích hợp nhất với nó. Bởi vì nếu như ngón tay cái chỉ do một đốt tạo thành thì sự kết hợp của nó với bốn ngón khác để cầm nắm đồ vật rõ ràng là ko thuận tiện; nếu như ngón tay cái có ba đốt thì nó lại tỏ ra yếu ớt ko sức lực, ko có cách nào để đảm nhiệm những động tác có lượng lớn. Do đó có thể nói, kết cấu hai đốt của ngón cái là kết quả hợp lý của quá trình tiến hóa.

câu 2: Các nhà khoa học giải thích rằng: hình cung của lòng bàn chân là do xương gót, xương đốt bàn chân, xương mu bàn chân, xương đốt chân, xương chêm 1-3, xương mép ngoài bàn chân 1-5, dây chằng và các cơ tổ chức nên. Khi xương chân, dây chằng và các cơ bị khác thường, chân sẽ bị bằng. Ví dụ, thanh thiếu niên đang thời kỳ phát triển nếu đứng lâu, mang vác nặng lâu ngày, hay phải đi xa, nghỉ ngơi hoặc dinh dưỡng không đầy đủ, bàn chân sẽ mệt mỏi, dẫn đến tổn thương mạn tính, cơ bắp và dây chằng co lại, hình thành tật bàn chân.

Ngoài ra, nếu khớp xương mu bàn chân phát triển quá dài, xương mép ngoài bàn chân thứ nhất quá ngắn, xương chân sẽ bị dị dạng bẩm sinh. Việc phần chân bị giập hoặc gãy, bại liệt (ở trẻ em), viêm khớp dạng phong thấp đều có thể dẫn đến chứng chân bằng. Bố mẹ chân bằng thì con cái cũng thường có chứng chân bằng.

Thanh thiếu niên nên tham gia thể thao, đi bộ và đi xe đạp nhiều để đề phòng chứng chân bằng. Người đã có chứng chân bằng thì không nên đi dép lê mà nên đi giày có gót hoặc giày hiệu chỉnh. Cũng có thể đi chân trần nhưng mũi chân chạm đất, hoặc dùng bàn chân đạp lên bàn lò xo để tăng thêm lực của cơ bắp, đỡ cho cơ của hình cung lòng bàn chân.

Câu tiếp: vì sao bàn tay có 5 ngón?

..................................
 
Last edited by a moderator:
P

phuphu123

Nhưng tại sao chim cũng có lông nhưng không phải lông mao mà là lông vũ. Còn động vật thuộc lớp thú lại có lông mao? Vậy lông mao là 1 đặc điểm cơ bản của lớp thú ~~> Mình nghĩ không chỉ là bảo vệ~~> Lông mao thực sự có chức năng nào khác hay không?
Lông mao ở tế bào não khởi phát tế bào gốc tạo neuron thần kinh mới (12-09-2008)
Các nhà khoa học tại đại học Yale đã đưa ra bằng chứng chứng minh rằng lông mao trong não của động vật hữu nhũ, được cho là mang dấu vết của thời kỳ nguyên thủy, có vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận những tín hiệu phân tử kích thích sự thành lập tế bào thần kinh trong vùng não có chức năng ghi nhớ, học hỏi và biểu lộ cảm súc .
Lông mao trong tế bào thần kinh cho tới bây giờ vẫn được xem như một bí mật còn sót lại của một quá trình tiến hóa từ xa xưa, mà vào thời đó những tổ chức sinh vật đơn bào đầu tiên đã sử dụng nó để định hướng thế giới sơ khai.
Matthew Sarkisian, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ của khoa thần kinh học, cùng đứng tên trong nghiên cứu này phát biểu “Những nhà khoa học thật sự ngạc nhiên khi biết rằng tế bào trong não cũng có lông mao, và họ còn ngạc nhiên hơn khi biết những lông mao này giữ vai trò rất quan trọng điều hòa tái tạo lại những neuron thần kinh mới”
Trong thập kỷ trước, các nhà khoa học đã phát hiện thấy lông mao sơ có thể có nhiều chức năng quan trọng ở nhiều loài động vật. Ví dụ như năm 2000, tại đại học Yale, các nhà khoa học nhận thấy rằng khi lông mao bị khiếm khuyết thì người bệnh dễ mắc phải các loại bệnh thận hiếm gặp. Từ đó đến nay các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nỗ lực tìm kiếm những chức năng mới của lông mao sơ khởi.
Gần đây, khi nghiên cứu trên chuột các nhà khoa học nhận thấy lông mao sơ khởi hoạt động giống như ăng ten, chúng thu và phối hợp các tín hiệu nhận được để thúc đẩy sự tạo mới tế bào thần kinh. Tín hiệu mà những “ăng ten” này nhận là những protein có tên là “sonic hedgehog”, đây là protein quan trọng cần cho quá trình phát triển. Khi nhóm của đại học Yale loại bỏ những gen cần cho sự hình thành lông mao sơ khởi, họ nhận thấy não chuột xuất hiện nhiều bất thường, trong đó có cả tràn dịch não. Đồng thời họ cũng nhận thấy rằng không có lông mao sơ khởi ở tế bào gốc thần kinh thì những tín hiệu mà protein sonic hedgehog mang đến tế bào gốc cũng trở nên vô nghĩa vì chúng không thể khởi phát hình thành tế bào thần kinh mới được.
Hơn thế nữa, nhóm này còn quan sát thấy trong tế bào u não đang phân chia cũng có sự hiện diện của lông mao. Nghiên cứu sinh sau tiến sĩ và cũng đồng tác giả Joshua Breunig nói “ Nếu xét là protein sonic hedgehog có liên quan nhiều đến sự hình thành u não thì nghiên cứu của chúng tôi đưa lông mao sơ khởi đến bước ngoặc ở cả 2 lĩnh vực sinh học thần kinh tái sinh và ung thư học thần kinh.”
Tác giả: Jon Arellano, Yury Morozov, Albert Ayoub, Sonal Sojitra, Baolin Wang, Richard Flavell, Pasko Rakic (đồng tác giả) and Terrence Town.
Nghiên cứu được tài trợ bởi the National Institutes of Health and the Kavli Institute. Công trình được công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Science. 11 tháng 8 năm 2008.

(sưu tầm ở đây);))

Câu 2: Mình nghĩ con ng` có những đường nét là để thu hút bạn đời của mình, vd: theo tâm lý nam thì thường khoái những bạn có.......(vấn đề tế nhị ;))), còn các bạn nữ thì thích các bạn cao to, vạm vở, cơ bắp cuồn cuộn

Câu tiếp: vì sao bàn tay có 5 ngón?
Năm ngón tay giúp ta làm việc thuận lợi nhất. Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh trên chuột có nhiều vuốt do đột biến gene đã vén mở bí mật vì sao chúng ta có 5, chứ không phải 6 hay 7 ngón tay. Với chuột có nhiều vuốt trên một bàn chân, các phần xương khác của chân phát triển yếu khiến chúng chệch hướng khi chạy hoặc bò.
Theo nhà nghiên cứu Chris Hayes, điều này có nghĩa là khả năng săn mồi hoặc chạy trốn kẻ thù sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Và con số 5 ngón chân, tay là số cao nhất có thể chấp nhận được.
Thực tế nghiên cứu cũng cho thấy, động vật có hơn 5 móng, vuốt ở chân không thể bám đất tốt khi chúng di chuyển. Sau những dị tật bẩm sinh ở tim, dị tật tay chân là nguyên nhân gây nhiều tử vong nhất đối với động vật.
(Theo Người Lao Động, 30/5)
(sưu tầm)
 
Last edited by a moderator:
D

dung_2609

Cho cái tem ah.
___________________________________

Cho hỏi 1 câu với bà con:

Câu 1: Tại sao con người và nhiều động vật khác có lông? Chức năng của nó là gì? Ở lớp thú, đặc điểm căn bản là lông mao, vậy lông mao có chức năng gì?
Câu 2: Tại sao con người có "đường nét"? [các đường cong: tạo ra 1 nét đẹp]

1.Theo mình thì con người và các động vật khác có lông là do quá trình tiến hóa thôi bạn à,hoặc có thể nói là do tạo hóa tạo ra :p

Lông thì có nhiều lông lắm ,k biết lông nào;;)

* Lông mao thì theo mình nhớ thì chức năng chính của nó là giữ ấm cho cơ thể động vật bạn à:)

2.Tại vì hit "Đường cong" của uyên linh đó bạn =)) =)) * đùa tí *
 
H

hongnhung.97


Vì sao trên tay một số người thường có nhiều lông tay?

Là do hoocmon tiết ra ^^

P.s Nhớ không sai là thế ah ^^

1.Theo mình thì con người và các động vật khác có lông là do quá trình tiến hóa thôi bạn à,hoặc có thể nói là do tạo hóa tạo ra :p

Lông thì có nhiều lông lắm ,k biết lông nào;;)

* Lông mao thì theo mình nhớ thì chức năng chính của nó là giữ ấm cho cơ thể động vật bạn à:)
- :-j Mình không đồng ý với câu trả lời cho câu 1 lắm. Vậy cho mình hỏi tại sao các động vật lớp thú không có lông vũ mà lại thay bằng lông mao?
- Mình đã nói rõ lông mao rồi mà ;))
- Vậy còn đối với còn người? Sao cũng có lông mao? Cả cá heo, cá voi... khi lông đã tiêu biến thì lông mao vẫn tồn tại.
 
Last edited by a moderator:
P

pemivip

Mama đúng rồi:x

Tiếp nào

(*) Vì sao con người lại hay nói nhiều?

Nói nhiều vì 1 lí do rất chi là đơn giản, đó là vì bản tính của con người. Nếu người ấy bản tính thích nói nhiều thì có ép cũng ko nói ít đc. Ngược lại con người mà đã trầm tính, ít nói thì khó mà khiến người ta nói nhiều lắm. (tuy nhiên có 1 số trường hợp đặc biệt ;)) )


Chuẩn mem [ý nhầm chuẩn mod]

Tiếp (*) Tại sao con người phải chết? :((


- Khi con người sống càng lâu thì cơ thể càng già cỗi, các tế bào yếu dần, khó đảm nhiệm các chức năng cho cơ thể. Vì thế sinh ra nhiều bệnh. \Rightarrow chết
- Có thể con người chết là do 1 kích thích nào đó bất ngờ như bị giết, tự tử,...
- Có thể là do con người có khả năng miễn dịch kém nên dễ bị nhiễm các bệnh hiểm nghèo =))
 
Last edited by a moderator:
H

hongnhung.97

;)) Tới em chém lại câu của anh ;))
Nói nhiều vì 1 lí do rất chi là đơn giản, đó là vì bản tính của con người. Nếu người ấy bản tính thích nói nhiều thì có ép cũng ko nói ít đc. Ngược lại con người mà đã trầm tính, ít nói thì khó mà khiến người ta nói nhiều lắm. (tuy nhiên có 1 số trường hợp đặc biệt )
~~> Theo em thì nên nói dựa trên cơ sở người đó sông khép kín hay sống cởi mở, người đó muốn hay không chia sẻ. Còn bản tính thì em thấy chưa hẳn ah :-?. Quan trọng là vấn đề môi truờng? Khi mới sinh ra trẻ được nuôi dưỡng trên môi trường nào thì tính cách đứa trẻ sẽ như thế ~~> MT là vấn đề quan trọng ~~> Bản tính là không hẳn

- Khi con người sống càng lâu thì cơ thể càng già cỗi, các tế bào yếu dần, khó đảm nhiệm các chức năng cho cơ thể. Vì thế sinh ra nhiều bệnh. chết
Dị hóa > Đồng hóa ~~> Tb chết đi nhiều hơn tb sinh ra ~~> Không thực hiện được hết chức năng ~~> Yếu dần ~~> Chết. ý sau em đồng ý ^^
 
P

pemivip

;)) Tới em chém lại câu của anh ;))

~~> Theo em thì nên nói dựa trên cơ sở người đó sông khép kín hay sống cởi mở, người đó muốn hay không chia sẻ. Còn bản tính thì em thấy chưa hẳn ah :-?. Quan trọng là vấn đề môi truờng? Khi mới sinh ra trẻ được nuôi dưỡng trên môi trường nào thì tính cách đứa trẻ sẽ như thế ~~> MT là vấn đề quan trọng ~~> Bản tính là không hẳn


Bản tính cũng đóng góp 1 phần mà e :D

Dị hóa > Đồng hóa ~~> Tb chết đi nhiều hơn tb sinh ra ~~> Không thực hiện được hết chức năng ~~> Yếu dần ~~> Chết. ý sau em đồng ý ^^
Ngu sinh mà :))
Anh ra đề đc ko nhỉ: Bạn nghĩ gì khi được gọi là "con người"?
P/s: Suy luận nhá :))
 
F

freakie_fuckie

Câu này bị spam
Con - người : nửa con nửa người
Suy nghĩ :"> tớ bị tự hào
là con khác thì giờ bị làm thịt rồi
 
Top Bottom