Sử 6 [ Lịch Sử 6] Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông

L

lykem_1997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Sự ra đời của các nhà nước phương Đông khác với học thuyết hình thành nhà nước nói chung của Mac - Lê nin. Nó ko xuất phát từ sự phân chia giai cấp trong xã hội, mà xuất phát từ nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.

Như chúng ta đã biết, sự khác biệt này là do điều kiện sản xuất khác nhau giữa phương Đông và phương Tây. Nếu như ở phương Tây, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi, thương nghiệp phát triển, sự lưu thông hàng hóa và nền thương nghiệp đã thúc đẩy sự phân chia giai cấp trong xã hội (3 lần phân công lao động), hình thành nên giai cấp chủ nô và nô lệ, dẫn đến sự mâu thuẫn giai cấp ko thể điều hòa và từ đó hình thành nhà nước, thì ở phương Đông lại khác.


Những nền văn minh phương Đông như chúng ta biết, hình thành từ lưu vực những con sông lớn, và là nền văn minh nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông nghiệp, thì yêu cầu trị thủy là một yêu cầu tối quan trọng, quyết định đến miếng cơm, manh áo của con người. Thêm nữa, do phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên các tộc người luôn có xu hướng tranh giành những vùng đất tốt, chiến tranh là điều thường xuyên và ko thể tránh khỏi đối với các nước phương Đông. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đặt ra là vấn đề sống còn với sự tồn tại của các tập đoàn người ở phương Đông.


Công cuộc trị thủy và chống ngoại xâm đòi hỏi phải có sức mạnh đoàn kết vô cùng lớn. Do vậy các tập đoàn người phải tập hợp lại với nhau mới có thể thực hiện được những điều này. Khi tập hợp lại như vậy, vai trò của người thủ lĩnh, người đứng đầu là rất quan trọng. Giống như Marx đã từng nói: "Một nghệ sĩ độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng". Người thủ lĩnh, người đứng đầu trở thành người có quyền lực tối cao, có thể áp đặt ý chí của mình lên mọi người. Mọi người tôn thờ ông ta, và tuân lệnh ông ta. Đó chính là "vua". Cộng thêm với sức mạnh tư tưởng từ tôn giáo, vị trí của "vua" ngày càng được nâng cao. Như vậy, sự xuất hiện của "vua" chính là sự xuất hiện của nhà nước, vì sau khi nắm quyền lãnh đạo, "vua" sẽ toàn quyền tự mình đặt ra bộ máy giúp việc, bộ máy cai trị, từ đó hình thành nên bộ máy nhà nước.


Như vậy, khác với những nhà nước phương Tây hình thành từ sự phân chia giai cấp, thì những nhà nước phương Đông ra đời từ những đòi hỏi của thuộc tính xã hội, rồi dần dần sau này tính giai cấp mới được bộc lộ rõ nét và ngày càng sâu sắc. Như vậy có thể nói rằng, ở các nhà nước phương Đông, thuộc tính giai cấp chỉ là một sự "tha hoá" của thuộc tính xã hội.


Bản thân yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời mà thực chất là yếu tố thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước. Bởi lẽ trước đó, ngay từ khi con người xuất hiện đã đặt ra nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm. Chỉ khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định (tức nói đến các yếu tố về kinh tế và xã hội) thì nhà nước mới xuất hiện. Ở phương đông, các yếu tố này chưa chín muồi nên cần thêm các yếu tố về trị thủy và chống ngoại xâm thúc đẩy cho nhà nước ra đời sớm.

Nhà nước vốn nó là 1 bộ máy chuyên chính giai cấp nên nó phải được hình thành trên cơ sở 1 xã hội có sự phân chia giai cấp. Tuy nhiên ở các nước phương Đông thì những điều kiện này chưa chính muồi, nền kinh tế nông nghiệp ko dẫn đến những lần phân công lao động xã hội mạnh mẽ như ở phương Tây và từ đó rất chậm hình thành nên xã hội có giai cấp. Vì vậy con đường hình thành nhà nước ở phương Đông khác với phương Tây là ở chỗ nó có sự thúc đẩy của yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm. Và sau khi hình thành nhà nước rồi thì thuộc tính giai cấp mới rõ rệt.

Do yêu cầu của công cuộc trị thủy và ngoại xâm nên các tập đoàn người phải tập hợp và từ đó vai trò người chỉ huy là yếu tố quyết định. Cũng vì những yêu cầu của công cuộc trị thủy và sản xuất, nên vua đã đặt ra bộ máy giúp việc cho mình, đặt ra những "cơ quan" phụ trách từng lĩnh vực cụ thể để giúp mình quản lí. Đó là mầm mống sự hình thành các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.

Một đặc điểm nổi bật của Nhà nước, đó là phải có bộ máy cưỡng chế, bộ máy trấn áp bằng bạo lực, hay nói một cách giản dị là bộ máy quân đội và cảnh sát.

Ở các nước phương Tây, bộ máy bạo lực này được lập ra từ sự phân chia giai cấp trong xã hội, do giai cấp thống trị tạo ra và nuôi dưỡng nhằm mục đích trấn áp giai cấp bị trị

Còn ở các nước phương Đông, sự hình thành bộ máy cưỡng chế này lại ko xuất phát từ sự phân chia giai cấp, mà là từ công cuộc chống ngoại xâm. Như đã nói, do nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, các tập đoàn người Phương Đông luôn có xu hướng tranh giành những vùng đất màu mỡ, chiến tranh là điều ko tránh khỏi. Đó là nguyên nhân hình thành nên quân đội ở các nhà nước phương Đông. Bộ máy trấn áp này xuất phát từ nhu cầu tự vệ của các tập đoàn người chống lại sự xâm lăng bên ngoài, cũng như nhằm mục đích xâm chiếm các vùng đất của các tập đoàn người khác.

Có nghĩa là, chính nhu cầu chống ngoại xâm đã đẻ ra bộ máy cưỡng chế trong các nhà nước phương Đông cổ đại.

Tóm lại, yêu cầu của công cuộc trị thủy và chống ngoại xâm chính là những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của các nhà nước cổ đại phương Đông.


 
Last edited by a moderator:

Lưu Vương Khánh Ly

Học sinh tiến bộ
Thành viên
29 Tháng năm 2017
802
1,486
189
Bắc Ninh
A.R.M.Y ♥ BTS
Sự ra đời của các nhà nước phương Đông khác với học thuyết hình thành nhà nước nói chung của Mac - Lê nin. Nó ko xuất phát từ sự phân chia giai cấp trong xã hội, mà xuất phát từ nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.

Như chúng ta đã biết, sự khác biệt này là do điều kiện sản xuất khác nhau giữa phương Đông và phương Tây. Nếu như ở phương Tây, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi, thương nghiệp phát triển, sự lưu thông hàng hóa và nền thương nghiệp đã thúc đẩy sự phân chia giai cấp trong xã hội (3 lần phân công lao động), hình thành nên giai cấp chủ nô và nô lệ, dẫn đến sự mâu thuẫn giai cấp ko thể điều hòa và từ đó hình thành nhà nước, thì ở phương Đông lại khác.

Những nền văn minh phương Đông như chúng ta biết, hình thành từ lưu vực những con sông lớn, và là nền văn minh nông nghiệp. Trong nền kinh tế nông nghiệp, thì yêu cầu trị thủy là một yêu cầu tối quan trọng, quyết định đến miếng cơm, manh áo của con người. Thêm nữa, do phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên các tộc người luôn có xu hướng tranh giành những vùng đất tốt, chiến tranh là điều thường xuyên và ko thể tránh khỏi đối với các nước phương Đông. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đặt ra là vấn đề sống còn với sự tồn tại của các tập đoàn người ở phương Đông.

Công cuộc trị thủy và chống ngoại xâm đòi hỏi phải có sức mạnh đoàn kết vô cùng lớn. Do vậy các tập đoàn người phải tập hợp lại với nhau mới có thể thực hiện được những điều này. Khi tập hợp lại như vậy, vai trò của người thủ lĩnh, người đứng đầu là rất quan trọng. Giống như Marx đã từng nói: "Một nghệ sĩ độc tấu vĩ cầm tự điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng". Người thủ lĩnh, người đứng đầu trở thành người có quyền lực tối cao, có thể áp đặt ý chí của mình lên mọi người. Mọi người tôn thờ ông ta, và tuân lệnh ông ta. Đó chính là "vua". Cộng thêm với sức mạnh tư tưởng từ tôn giáo, vị trí của "vua" ngày càng được nâng cao. Như vậy, sự xuất hiện của "vua" chính là sự xuất hiện của nhà nước, vì sau khi nắm quyền lãnh đạo, "vua" sẽ toàn quyền tự mình đặt ra bộ máy giúp việc, bộ máy cai trị, từ đó hình thành nên bộ máy nhà nước.

Như vậy, khác với những nhà nước phương Tây hình thành từ sự phân chia giai cấp, thì những nhà nước phương Đông ra đời từ những đòi hỏi của thuộc tính xã hội, rồi dần dần sau này tính giai cấp mới được bộc lộ rõ nét và ngày càng sâu sắc. Như vậy có thể nói rằng, ở các nhà nước phương Đông, thuộc tính giai cấp chỉ là một sự "tha hoá" của thuộc tính xã hội.

Bản thân yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm không phải là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời mà thực chất là yếu tố thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước. Bởi lẽ trước đó, ngay từ khi con người xuất hiện đã đặt ra nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm. Chỉ khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định (tức nói đến các yếu tố về kinh tế và xã hội) thì nhà nước mới xuất hiện. Ở phương đông, các yếu tố này chưa chín muồi nên cần thêm các yếu tố về trị thủy và chống ngoại xâm thúc đẩy cho nhà nước ra đời sớm.

Nhà nước vốn nó là 1 bộ máy chuyên chính giai cấp nên nó phải được hình thành trên cơ sở 1 xã hội có sự phân chia giai cấp. Tuy nhiên ở các nước phương Đông thì những điều kiện này chưa chính muồi, nền kinh tế nông nghiệp ko dẫn đến những lần phân công lao động xã hội mạnh mẽ như ở phương Tây và từ đó rất chậm hình thành nên xã hội có giai cấp. Vì vậy con đường hình thành nhà nước ở phương Đông khác với phương Tây là ở chỗ nó có sự thúc đẩy của yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm. Và sau khi hình thành nhà nước rồi thì thuộc tính giai cấp mới rõ rệt.

Do yêu cầu của công cuộc trị thủy và ngoại xâm nên các tập đoàn người phải tập hợp và từ đó vai trò người chỉ huy là yếu tố quyết định. Cũng vì những yêu cầu của công cuộc trị thủy và sản xuất, nên vua đã đặt ra bộ máy giúp việc cho mình, đặt ra những "cơ quan" phụ trách từng lĩnh vực cụ thể để giúp mình quản lí. Đó là mầm mống sự hình thành các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.

Một đặc điểm nổi bật của Nhà nước, đó là phải có bộ máy cưỡng chế, bộ máy trấn áp bằng bạo lực, hay nói một cách giản dị là bộ máy quân đội và cảnh sát.

Ở các nước phương Tây, bộ máy bạo lực này được lập ra từ sự phân chia giai cấp trong xã hội, do giai cấp thống trị tạo ra và nuôi dưỡng nhằm mục đích trấn áp giai cấp bị trị

Còn ở các nước phương Đông, sự hình thành bộ máy cưỡng chế này lại ko xuất phát từ sự phân chia giai cấp, mà là từ công cuộc chống ngoại xâm. Như đã nói, do nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, các tập đoàn người Phương Đông luôn có xu hướng tranh giành những vùng đất màu mỡ, chiến tranh là điều ko tránh khỏi. Đó là nguyên nhân hình thành nên quân đội ở các nhà nước phương Đông. Bộ máy trấn áp này xuất phát từ nhu cầu tự vệ của các tập đoàn người chống lại sự xâm lăng bên ngoài, cũng như nhằm mục đích xâm chiếm các vùng đất của các tập đoàn người khác.

Có nghĩa là, chính nhu cầu chống ngoại xâm đã đẻ ra bộ máy cưỡng chế trong các nhà nước phương Đông cổ đại.

Tóm lại, yêu cầu của công cuộc trị thủy và chống ngoại xâm chính là những yếu tố thúc đẩy sự ra đời của các nhà nước cổ đại phương Đông.

Bạn viết cái này ra là để làm gì...phải viết câu hỏi ra chứ.?
 
Top Bottom