đại cương về kim loại.dãy điện hoá.ăn mòn kim loại

T

tinhphai1710

cho dần dần bột sắt vào 50ml d dCuSo4 0,2M khuấy nhẹ đến khi d d mất màu xanh.lưong bột sắt đã dùng là
A/ kết quả khác B/5,6g C/0,056g D/0,56g
 
S

sonsi

tinhphai1710 said:
câu 2 :cho một luồng khí CO đi qua 1,6 gam CuO đun nóng.Sau phản ứng ta thu dc 1,44 gam chất rắn .hiệu suất khử CuO thành Cu là
A/50% B/80% C/90% D/75%
Bài này các em giải như sau:
Sự chênh lệch về khối lượng chất rắn chính là lượng oxi đã mất đi.
nO = (1,6-1,44)/16 = nCuO phản ứng = 0,01 mol
Từ đó tính được H = 50%.
tinhphai1710 said:
cho dần dần bột sắt vào 50ml d dCuSo4 0,2M khuấy nhẹ đến khi d d mất màu xanh.lưong bột sắt đã dùng là
A/ kết quả khác B/5,6g C/0,056g D/0,56g
Bài này thì không khó.
Em tính số mol CuSO4 ra, từ phản ứng sẽ tính được số mol Fe ---> mFe
 
N

nho12dmai

congnc.hoanglekha10h said:
vậy bạn có thể giải thích tại sao kim loại có ánh kim không?cũng như tính dẫn điện ....
nho gui cau trả lời cho mình nhé

KL có ánh kim và tính dẫn điện là do có e tự do tạo nên

thế thôi

thân.
 
G

galaxy186

Èng eng

Có một số vấn đề về Magie
Gal nêu thử mọi người xem đúng sai thế nào dùm Gal ná:

Mg là kim loại thuộc nhóm IIA (Kiềm thổ),
Nhg ko tác dụng với nước,
do đó có khả năng tham gia PƯ thủy luyện

MgO ko bị khử bởi CO, H2

Mg(OH)2 là bazo íu xìu
Nên trong các dung dịch muối với axit mạnh, ví dụ như MgCl2 thì pH của dung dịch <7

Èo, ban nãy nghĩ ra bao nhiu cái lằng nhằng mà đến lúc gõ chỉ nhớ đc mấy cái khúc mắc con con :((
 
H

hocmai.hoahoc3

Bạn phaỉ chú ý chớ. Ai bảo là Mg ko phản ứng với nước. Mg có phản ứng được với nước. Ở nhiệt độ thường phản ứng xảy ra rất chậm nên coi như ko xảy ra. Ở nhiệt độ cao phản ứng xảy ra nhanh.
Trong quá trình điện phân dung dịch, nhiệt độ tăng do đó Mg phản ứng được với nước. Vậy ko thể điều chế Mg bằng phản ứng điện phân dung dịch rùi.
Mà phương pháp thủy luyện là dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối mà.
 
H

hoankc

hocmai.hoahoc3 said:
Bạn phaỉ chú ý chớ. Ai bảo là Mg ko phản ứng với nước. Mg có phản ứng được với nước. Ở nhiệt độ thường phản ứng xảy ra rất chậm nên coi như ko xảy ra. Ở nhiệt độ cao phản ứng xảy ra nhanh.
Trong quá trình điện phân dung dịch, nhiệt độ tăng do đó Mg phản ứng được với nước. Vậy ko thể điều chế Mg bằng phản ứng điện phân dung dịch rùi.
Mà phương pháp thủy luyện là dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối mà.
thế cho em hỏi Al có thể khử được MgO không ( phản ứng nhiệt luyện )
theo lí thuyết SGK là không được
nhưng trong sách của thày Nguyễn Trọng Thọ lại nói trong dung dịch và trong khi nóng chảy thì Mg và Al mỗi cái mạnh hơn trong 1 trường hợp
 
L

lehoanganh007

hocmai.hoahoc3 said:
Bạn phaỉ chú ý chớ. Ai bảo là Mg ko phản ứng với nước. Mg có phản ứng được với nước. Ở nhiệt độ thường phản ứng xảy ra rất chậm nên coi như ko xảy ra. Ở nhiệt độ cao phản ứng xảy ra nhanh.
Trong quá trình điện phân dung dịch, nhiệt độ tăng do đó Mg phản ứng được với nước. Vậy ko thể điều chế Mg bằng phản ứng điện phân dung dịch rùi.
Mà phương pháp thủy luyện là dùng kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối mà.
đièu kiện thường Mg ko phản ứng với nước vì có lớp màng Mg(OH)2 bảo vệ
 
S

sonsi

hoankc said:
thế cho em hỏi Al có thể khử được MgO không ( phản ứng nhiệt luyện )
theo lí thuyết SGK là không được
nhưng trong sách của thày Nguyễn Trọng Thọ lại nói trong dung dịch và trong khi nóng chảy thì Mg và Al mỗi cái mạnh hơn trong 1 trường hợp
- Mg có phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nhưng chậm (sgk hóa 12 trang 114 )
- Chúng ta chỉ được học phản ứng nhiệt nhôm với õi của Fe, Cr nhưng thực tế có thể cả oxit của Ba, Ca cũng tham gia phản ứng nhiệt nhôm. Tuy nhiên để không bị lạc xa quá kiến thức phổ thông, Al chỉ đẩy được các kim loại yếu hơn nó ra khỏi oxit ---> không phản ứng với MgO
 
N

nhungkc

sonsi said:
hoankc said:
thế cho em hỏi Al có thể khử được MgO không ( phản ứng nhiệt luyện )
theo lí thuyết SGK là không được
nhưng trong sách của thày Nguyễn Trọng Thọ lại nói trong dung dịch và trong khi nóng chảy thì Mg và Al mỗi cái mạnh hơn trong 1 trường hợp
- Mg có phản ứng với nước ở nhiệt độ thường nhưng chậm (sgk hóa 12 trang 114 )
- Chúng ta chỉ được học phản ứng nhiệt nhôm với õi của Fe, Cr nhưng thực tế có thể cả oxit của Ba, Ca cũng tham gia phản ứng nhiệt nhôm. Tuy nhiên để không bị lạc xa quá kiến thức phổ thông, Al chỉ đẩy được các kim loại yếu hơn nó ra khỏi oxit ---> không phản ứng với MgO
em hiểu roài , tức là có đúng không
 
H

hayhatlen1234

Sử dụng cặp pin điện hoá Mg-Zn nhúng vào axít H2SO4 loãng khí thoát ra nhiều ở KL nào thì KL đó là cực âm cực đó là Mg, còn lại là Zn
minh không hiểu chỗ này ,các ban giúp mình được không
 
Top Bottom