So sánh tính axit

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nguoibatdau

kingvip said:
tại sao khi đi từ F ----> I tính axit giam dần
khi đi từ HF đến HI tính axít tăng dần giải thích theo liên kết hiđro
HF...HF...HF....HF
HI....HI.....HI.....HI
do F có tính phi kim mạnh hơn I nên liên kết hiđro của các phân tử HF>HI nên các phân tử HF khó nhường iôn H+ hơn
cách khác do F và I có cùng số ôxi hóa là -1 mà F-có bán kính nhỏ hơn I- mật độ điện tích âm lớn hơn > liên kết H giữa các phân tử HF >HI
 
S

sonsi

Do độ dài liên kết. Liên kết càng dài càng dễ bị cắt đứt, càng đễ phân li ra H+, Từ F ---> I bán kính nguyên tử tăng nên độ dài liên kết tăng từ HF ---> HI, vậy tính axit tăng.
 
T

thanhdatsafa

kingvip said:
tại sao khi đi từ F ----> I tính axit giam dần
bởi do tính phân cực của các cặp electron dùng chung của nguyên tử H với nguyên tử F , Cl , Br , I khác nhau .Trong các axit đó thì F- có độ âm điện mạnh nhất nên sẽ hút cặp e dùng chung về phía mình mạnh nhất , nên tính axit của HF mạnh nhất, còn các chất kia (Tương tự với Cl-; Br-; I- )thì độ âm điện yếu hơn.... >:D<
 
H

huntex

thì bán kính tăng và lực hút cũng tăng nhưng ko đáng kể so với bán kính -----> lực hút giữa nguyên tử và H giảm --->H linh động hơn ---->tính axits mạnh hơn
:D bh
 
O

o0ofightero0o

Cái đó thì tui ko nhớ chính xác .
Nhưng mà rõ ràng thực chất sự mạnh yếu của axit là sự nhường nguyên tử H liên kết với gốc axit dễ dàng hay ko ? Sự nhường nguyên tử H càng dễ ---> tính axit càng mạnh .
Ko đúng àh :-/
 
P

phuongvd

Cũng không hẳn thế. ý kiến của chị sonsi là 1 phần. Còn phần khác quan trọng hơn đây:
HF có liên kết hidro khủng nhất. Thực chất trong dung dịch HF ko tồn tại phân tử HF mà tồn tại phân tử H2F2 và polime của (HF)n. Muốn phân li thành H+ phải cắt đứt các liên kết hidro ra tạo thành các phân tử HF sau đó mới tạo thành H+ được . Việc cắt đứt các liên kết H gặp rất nhiều khó khăn (vì HF có liên kết H khủng nhất mà). Do đó HF có tính axit trung bình - yếu!
 
S

suyeu

Từ HF ---> HI tính axit tăng dần. Lý do :
1) Từ F ---> I bán kính nguyên tử tăng dần . Xét quá trình phân ly tạo ra ion hiđroni H+ của các axit HX ( X = halogen ) : HX ---> H+ + X-
- Từ HF ---> HI do bán kính halogen tăng dần nên độ bền liên kết H-X kém bền dần, dễ đứt ra theo kiểu dị li để tạo ra cation và anion .
- Các anion tương ứng X- được tạo ra theo thứ tự từ F- ---> I- có độ bền tăng dần do mật độ điện tích âm được giải tỏa rộng hơn .
=> Kết luận cuối cùng về thứ tự tăng dần tính axit .
2) Có thể có ai đó còn thắc mắc là tại sao flo có độ âm điện rất cao ( x ~ 4.0 - theo thang độ âm điện của Linus Pauling ? ) do vật liên kết H-F sẽ rất phân cực và khả năng phân ly ra ion hiđroni của HF phải rất cao => tính axit của nó phải mạnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chính vì có độ âm điện cao và bán kính bé nên H-F tồn tại ở dạng polyme mạch thẳng do tạo liên kết hiđro :
-(-- H-F --- H-F --- H-F --)- ở đây kí hiệu "---" là chỉ liên kết hiđro.
Liên kết hiđro sẽ làm cho nguyên tử H bị giữ chặt hơn và việc tách ion hiđroni H+ ra sẽ khó khăn hơn => tính axit của HF không cao. :p
Nếu xét sâu hơn ta sẽ còn thấy các ảnh hưởng của dung môi , tuy nhiên trong box PT này không nên nói quá nhiều về vấn đề này. (Nếu bạn nào còn muốn tham khảo thêm thì có thể tìm kiếm thông tin ở một số diễn đàn Hóa học lớn như Olympiavn.org hoặc Chemvn.net :) )
Lưu ý : trong dãy axit HX chỉ có HF có khả năng tạo được liên kết hiđro còn các axit khác không có khả năng này. :D
 
  • Like
Reactions: Khoa akatsuki
C

camdorac_likom

Nếu nói nguyên nhân là khả năng hút e về phía mình theo thứ tự F-, Cl-, Br-, I- giảm dần thì có đúng không?
Đối với axit hữu cơ R-COOH và R'COOH , nếu R và R' có ptk xấp xỉ nhau, nhưng nếu R' là nhóm hút, R là nhóm đẩy thì có phải R'COOH có tinh ax mạnh hơn???
 
B

boyfromhell2404

Theo mình thì tính ãit liên quan đến tính khử của ng tử, tức là khả năng nhường e của ng tử. axit HF không có tính khử do nó có khả năng hút e mạnh nhất mà không một ng tố nào có thể hút H+ từ ion F-, do đó khả năng axit này tác dụng với các chất khác là rất thấp hầu như là không có. Chỉ có thể tách F ra khỏi một hợp chất là dùng dòng điện để oxi hóa F- trong floua nóng chảy
Còn với axit HI, do I- có khả năng hút e yếu (hay tính khử mạnh) dễ dàng tách H+ để tách dụng với các ng tố khác nên có tính axit mạnh nhất
 
M

megatrons

Tại sao từ HClO-> HClo4 tính axít tăng dần còn tính ô-xi hoá giảm dần
 
B

botvit

Từ HF ---> HI tính axit tăng dần. Lý do :
1) Từ F ---> I bán kính nguyên tử tăng dần . Xét quá trình phân ly tạo ra ion hiđroni H+ của các axit HX ( X = halogen ) : HX ---> H+ + X-
- Từ HF ---> HI do bán kính halogen tăng dần nên độ bền liên kết H-X kém bền dần, dễ đứt ra theo kiểu dị li để tạo ra cation và anion .
- Các anion tương ứng X- được tạo ra theo thứ tự từ F- ---> I- có độ bền tăng dần do mật độ điện tích âm được giải tỏa rộng hơn .
=> Kết luận cuối cùng về thứ tự tăng dần tính axit .
2) Có thể có ai đó còn thắc mắc là tại sao flo có độ âm điện rất cao ( x ~ 4.0 - theo thang độ âm điện của Linus Pauling ? ) do vật liên kết H-F sẽ rất phân cực và khả năng phân ly ra ion hiđroni của HF phải rất cao => tính axit của nó phải mạnh. Tuy nhiên cần lưu ý rằng chính vì có độ âm điện cao và bán kính bé nên H-F tồn tại ở dạng polyme mạch thẳng do tạo liên kết hiđro :
-(-- H-F --- H-F --- H-F --)- ở đây kí hiệu "---" là chỉ liên kết hiđro.
Liên kết hiđro sẽ làm cho nguyên tử H bị giữ chặt hơn và việc tách ion hiđroni H+ ra sẽ khó khăn hơn => tính axit của HF không cao. :p
Nếu xét sâu hơn ta sẽ còn thấy các ảnh hưởng của dung môi , tuy nhiên trong box PT này không nên nói quá nhiều về vấn đề này. (Nếu bạn nào còn muốn tham khảo thêm thì có thể tìm kiếm thông tin ở một số diễn đàn Hóa học lớn như Olympiavn.org hoặc Chemvn.net :) )
Lưu ý : trong dãy axit HX chỉ có HF có khả năng tạo được liên kết hiđro còn các axit khác không có khả năng này. :D
cái

này giải thích đúng rồi nhưng đính chính chủ yếu vẫn do bán kính nguyên tử
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom