Giúp em những câu này với

T

tuongquanquatmo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Trình bày những nét chính về sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
2/ Trình bày sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân
3/ Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn chương của Tố Hữu
Anh chị giúp em hoàn thành những câu trình bày này hoàn chỉnh nha!
 
Q

quansuquatmo

Anh trả lời cho em câu 1 nè:

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (1890 – 1969) sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người là nhà cách mạng vĩ đại, anh hùng dân tộc, đồng thời cũng là nhà thơ, nhà văn, nhà văn hoá lớn.
Tuy không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương(Ngâm thơ ta vốn không ham) nhưng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng văn chương là một loại vũ khí sắc bén đầy lợi hại để đấu tranh cách mạng và cũng là phương tiện rất hiệu nghiệm để động viên chiến sĩ, đồng bào: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”. Chính vì vậy, tất cả sáng tác văn học của Bác Hồ đều trở thành một bộ phận trong sự nghiệp đấu tranh cho từng giai đoạn cách mạng ở nước ta. Do đó, phong cách sáng tác của Người rất đa dạng và sự nghiệp văn học của Người cũng rất lớn lao về tầm vóc.
Trong sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc, văn xuôi chiếm một khối lượng lớn nhất. Trước tiên là các tác phẩm chính luận. Bác Hồ viết nhiều lời kêu gọi, báo cáo chính trị, tài liệu lí luận, tuyên truyền, huấn luyện,…Trong số này, Tuyên ngôn độc lập(1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(1946), Di chúc là những áng văn bất hủ đã đi vào lục sử và sẽ trường tồn cùng đất nước ta.
Ngoài ra, Bác Hồ còn có văn xuôi nghệ thuật là những truyện ngắn, truyện vui, kịch, truyện viễn tưởng, tiểu phẩm châm biếm…hoạt động ở Pari: Truyện và kí gồm một loại truyện ngắn, truyện kể nổi bật hơn cả là Pari, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu, Vi hành, kịch Con rồng tre, Bản án chế độ thực dân Pháp vừa là văn chính luận vừa là văn xuôi nghệ thuật đặc sắc.
Ngoài văn xuôi, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh còn để lại một di sản thơ ca phong phú bao gồm thơ ca tuyên truyền cách mạng và thơ ca viết với cảm hứng trữ tình. Loại thơ ca tuyên truyền cách mạng, Người sáng tác từ rất sớm, khá đều đặn và rất đa dạng về hình thức thể loại. Nổi bật hơn cả là thơ ca tuyên truyền kêu gọi các trận Việt minh và thơ ca viết sau Cách mạng tháng Tám tặng thanh niên, thiếu nhi, động viên mọi người hăng hái tham gia kháng chiến. Trong mảng thơ ca này, những bài thơi chúc Tết hàng năm của Bác Hồ có sức mạnh truyền cảm vô cùng lớn lao và một ý nghĩ thật đặc biệt.
Về loại thơ viết cảm hứng trữ tình của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, đặc sắc nhất là tập Nhật ký trong tù được sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây hơn một năm trời. Tập thơ thể hiện một tâm hồn cao đẹp tuyệt vời và một phong cách thơ độc đáo. Ngoài ra, còn các bài thơ trữ tình được sáng tác trong thời gian Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ở Pắc Pó (1941 – 1945) và trong thời kì Người lãnh đạo cuộc kháng chiến trống Pháp ở Việt Bắc. Đó cũng là những áng thơ đặc sắc muôn đời sau còn ghi nhớ.
Tóm lại sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh gắn liền với sự nghiệp cách mạng của Người, của dân tộc. Di sản văn học độc đáo, phong phú ấy có những giá trị to lớn về nhiều mặt không những tác động mãnh liệt đến tư tưởng tình cảm của mỗi con người Việt Nam mà còn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học nước nhà.
 
T

thuha_148

Nguyễn Tuân sinh năm 1910 trong một gia đình nhà Nho. Quê ông ở làng Nhân Mục (còn gọi là làng Mọc), ngoại thành Hà Nội. Thời gian học trung học ở Nam Định, ông tham gia bãi khóa chống chính quyền thực dân Pháp, sau đó bỏ học. Nguyễn Tuân viết văn, viết báo và sớm nổi tiếng với loạt truyện ngắn đăng trên các bá “Tao đàn”, “Tiểu thuyết thứ bảy”. Ông được đánh giá là tá giả tiêu biểu cho trà lưu văn xuôi lãng mạn thời kì cuối trước Cách mạng tháng Tám. Ngoài tập truyện ngắn có giá trị “Vang bóng một thời”, những tác phẩm khác của Nguyễn Tuân giai đoạn này đều kín đáo ẩn chứa tinh thần dân tộc.

Thời kì đầu, các sáng tác của Nguyễn Tuân ghi lại những cảm nghĩ, nhân xét tài hoa, độc đáo của nhà văn trên đường “xê dịch” khắp non sông, đất nước : (“Một chuyến đi”, “Thiếu quê hương”…). Bên cạnh đó, ông tập trung viết về những thú chơi tao nhã, cầu kì, tinh tế của người xưa, thể hiện một khía cạnh của nền văn hóa cổ truyền dân tốc và về những con người nghệ sũ mà tài năng và nhân cách kết hợp với nhau đến mức tuyệt vời. ( Các truyện ngắn trong “Vang bóng một thời”, nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”…).

Ngoài ra, có những tác phẩm phản ánh tình trạng khủng hoảng tinh thần của tác giả trước thời cuộc rối ren lúc đó, dẫn đến lối thoát tiêu cực là tìm sự quên lãng, khuây khỏa bằng những thú vui có hại : (“Chiếc lư đồng mắt cua”…).

Văn phong độc đáo của Nguyễn Tuân thể hiện rõ từ thời kì sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Sau Cách mạng cùng với nhiều nghệ sĩ khác, Nguyễn Tuân tham gia kháng chiến, theo chân bộ đội đi chiến dịch hoặc vào vùng địch hậu, đi thực tế Tây Bắc… Thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông vào tận Vĩnh Linh, Quảng Trị… Nhiều tập tùy bút ra đời, tiếp nối sở trường của ông về thể loại ấy : “Đường vui” (1949), “Tùy bút kháng chiến” (1955), “Sông Đà” (1960), “Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi” (1972)…

Nguyễn Tuân làm việc rất nghiêm túc, việc gì cũng nghiên cứu, điều tra kĩ lưỡng. Ông có vốn hiểu biết văn hóa sâu rộng. Trong khi viết, ông thường chú trọng lời văn sao cho thật mới, thật hay, có dấu ấn Nguyễn Tuân rõ rệt, không thể lẫn lộn với ai. Văn ông hay, thấm thía nhưng lắm lúc cũng thành cầu kì. Nguyễn Tuân có những đóng góp rất lớn cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
 
H

hau_cute

em ơi, năm nay thi đại học không thi vào NAQ nữa đâu,3 năm liên tuc thi vào rồi,nếu thi khối D thì may ra co thể vào
 
D

doigiaythuytinh


<Câu 2đ> Những nét chính trong sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật Tố Hữu:

(Sưu tầm + Chọn lọc + Biên soạn)


1.Sự nghiệp sáng tác:

Tố Hữu (1920-2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo nơi xứ Huế mộng mơ. Là cánh chim đầu đàn của thơ ca cáh mạng Việt Nam, ở Tố Hữu, ta thấy được sự kết hợp hài hòa giữa con người chính trị và con người nghệ sĩ, sự gắn bó thống nhất giữa sự nghiệp cách mang và con đường thơ ca. Thơ Tố Hữu là sự tái hiện chân thực mà sống động từng chặng đường đấu tranh của dân tộc, đồng thời thiện hiện những chuyển biến trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

- “Từ ấy” (1937-1946) gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng tương ứng với ba chặng đường trong mười năm đầu hoạt động cách mạng của nhà thơ. Nếu “Máu lửa” ra đời trong những ngày tháng Tố Hữu còn ngồi trên ghế nhà trường, thể hiện niềm hân hoan khi bắt gặp lí tưởng (Từ ấy,…), sự cảm thông với những người dưới đáy xã hội ( Lão đầy tớ, Cô gái giang hồ, Em bé đi,…); “Xiềng xích” là bản quyết tâm thư của người lính cách mạng, niềm khao khát tự do và hành động (Trăng trối, Con cá chột nưa,..) thì “Giải phóng” là khúc khải hoàn của niềm “vui bất tuyệt” ngày độc lập.

-“Việt Bắc” (1947-1954) là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng, ca ngợi cuộc sống mới và con người kháng chiến (Lên Tây Bắc, Ta đi tới,…)

- Bước vào thời kì đất nước bị chia cắt, “Gió lộng” (1955-1961) thể hiện niềm tự hào, tin tưởng vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc và bày tỏ tình cảm thiết tha với miền Nam ruột thịt (Mùa thu mới, Tiếng chổi tre,…)

-Trong những năm dài chống Mĩ, “Ra trận” (1962-1972) , “Máu và hoa” (1972-1977) là lời cổ vũ chiến đấu, biểu dương những anh hùng và niềm vui ngày giải phóng (Ê-mi-li con, Đường vào,..)
Mang đậm tính chất chính luận và sử thi, nhiều chỗ vươn tới âm hưởng anh hùng ca

- “Một tiếng đờn” (1992), “Ta với ta” (1999) bày tỏ những suy nghĩ của tác giả về cuộc đời và lẽ sống (Anh cùng em, Một tiếng đờn,…)

2. Phong cách sáng tác:


a. Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc. Tố Hữu ít nói đến những vấn đề đời tư mà thường đề cập đến cái ta chung của tập thể, cộng đồng. Bao trùm thơ Tố Hữu là vấn đề lí tưởng, lẽ sống: lẽ sống cách mạng, lẽ sống cộng sản, vì mục đích chung cảu đất nước. Đi liền với lẽ sống lớn là tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mang đối với lãnh tụ, nhân dân, đất nước.

b. Thơ Tố Hữu mang khuynh hướng sử thi. Nhà thơ chủ yếu quan tâm đến những vấn đề sống còn của đất nước. Cảm hứng của Tố Hữu là cảm hứng lịch sử dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự đời tư, với những con người mang phong cách tiêu biểu cho cả cộng đồng.

c. Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào, đầy tình thương mến. Lớn lên trong cảnh “phận nghèo, nước mất, dân nô lệ”, xuất phát từ quan niệm về thơ: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình- Thơ là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, tuy nói về những vấn đề chính trị nhưng thơ Tố Hữu lại như “thơ của một tình nhân”, đầy niềm say đắm. Điều này được thể hiện qua các hô ngữ, câu cảm thán, cách xưng hô: “anh em ơ”, “đồng bào ơi”,…

d. Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc. Điều đó được thể hiện qua những thi liệu quen thuộc, gần gũi như phong cảnh quê hương đất nước, con người bình dân… và ngôn ngữ giản dị dễ hiểu. Tính dân tộc còn được thể hiện ở thể thơ lục bát, thơ 7 chữ được biến hóa linh hoạt; cùng với nhiều biện pháp tu từ cổ điển được sử dụng nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại. Giọng thơ đầy tính nhạc điệu.

*Với những phong cách đa dạng, hấp dẫn và sâu sắc nói trên, Tố Hữu xứng đáng là “ngọn cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam”. Tố Hữu là nhà thơ cách mạng và thơ của ông là vũ khí đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng

--------


Các tư liệu có thể dẫn chứng:


-“Phận nghèo, nước mất, dân nô lệ

-“Ôi hai tiếng đồng bào Tổ quốc
Đến hôm nay mới thuộc về ta” (Tố Hữu)

-“Sống là hành động, thơ cũng hành động. Với Tổ Hữu, thơ là hình thức tươi đẹp nhất của hoạt động cách mạng, của sự sống” (Đặng Thai Mai)

- “Thơ Tố Hữu là thơ cách mạng, chứ không phải thơ tình yêu…Nhưng thơ anh là thơ của một tình nhân, anh nói các vấn đề bằng trái tim của một người say đắm. Cái sức mạng lớn nhất của Tố Hữu là quả tim anh” (Chế Lan Viên)

- “Tôi sinh ra chưa được làm người
Nước đã mất cha đã làm nô lệ” (Tố Hữu)
 
Top Bottom