Địa [Địa lí] Hướng dẫn các kĩ năng vẽ biểu đồ.

T

thienthan74

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HƯỚNG DẪN CÁC KĨ NĂNG VẼ BIỂU ĐỒ “ CỘT, ĐƯỜNG, TRÒN, KẾT HỢP,MIỀN,…”

Một số nguyên tắc chung khi vẽ biểu đồ
- Đảm bảo tính chính xác
- Đảm bảo tính trực quan
- Đảm bảo tính thẩm mỹ
  • Biểu đồ Tròn:

- Là loại biểu thường thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể đối tượng địa lí nhất định. Đối tượng Địa lí được thể hiện trên bản đồ được tính bằng %. Khi bảng số liệu cho giá trị tuyệt đối thì phải chuyển sang giá trị tương đối sau đó dùng số liệu đã xử lí để vễ biểu đồ.
  • Lưu ý:

- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ qui mô thì phải tính BKHT.

- Nếu vẽ 2 & 3 hình tròn phải vẽ tâm của các đường tròn nằm trên một đường thẳng theo chiều ngang.

- Khi chia cơ cấu hình tròn thì tia đầu tiên bắt đầu từ tia số 12 theo chiều chuyển động của kim đồng hồ.

  • Biểu đồ Cột
- Thể hiện động thái của dự phát triển hoặc so sánh qui mô giữa các đối tượng Địa lí

  • Các loại biểu đồ cột:
- BĐ cột đơn
- BĐ cột gép có 2 loại: + BĐ ghép cùng đ/v
+ BĐ ghép có đ/v khác nahu.
- Biểu đồ cột chồng
- Biểu đồ cột thanh ngang
  • Lưu ý:

- Trục tung thể hiện đ/v các đại lượng
- Trục hoành thể hiện thời gian
- Chiều rộng của các cột bằng nhau
- Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian
- Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng
- Chân cột ghi thời gian
- Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng nhất định
- Nếu vẽ các đại lượng khác nahu thì phải có chú giải phân biệt các đại lượng đó.

3. Loại biểu đồ Đường
- Thường để vẽ sự thay đổi của đại lượng địa lí khi số năm nhiều và tương đối liên tục hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hoặc nhiều đại lượng địa lí có đ/v giống nhau, khác nhau.
* Các loại BĐ Đường:
- Loại có một hoặc nhiều đường vẽ theo giá trị tuyệt đối
VD: BĐ tình hình tăng trưởng dân số,BĐ biểu diễn dân số và sản lượng lương thực,...
- Loại có một hay nhiều đường vẽ theo giá trị tương đối
VD: BĐ tốc độ tăng trưởng số lượng điện, than, phân hóa học,...
* Lưu ý:
- BĐ được vẽ trên một hệ trục tọa độ
- Khoảng cách năm rõ ràng
- Nếu về tốc độc tăng trưởng thường vẽ xuất phát từ 100%
- Nếu vẽ các đường biểu diễn tfhi phải dùng các kí hiệu của nhiều đại lượng phải đổi ra cùng đ/v
4. Biểu đồ kết hợp
- Thường sử dụng khi vẽ 2 &3 đại lượng địa lí nhằm thể hiện tính trực quan
* Các dạng biểu đồ kết hợp
- Kết hợp giữa cột và đường
- Kết hợp giữa cột và tròn
* Lưu ý khi vẽ BĐ kết hợp
- Nếu vẽ cột và đường phải dựng hệ trục tọa độ có hai trục tung với 2 đ/v khác nhau. vẽ theo từng đại lượng
- Nếu kết hợp giữa BĐ cột avf tròn không cần dựng hệ trục tọa độ
- Khi chú giải phải thể hiện rõ các đối tượng địa lí thể hiện trên BĐ
 
Last edited by a moderator:
P

pigbae_95

[Đía lí]phương pháp chấm điểm

E hèm ....
ở trong sgk địa lí lớp 10 í, hìn 2.4 trang 12, có cái bản đồ câm đoá. Bạn nào giúp tớ xác định mấy cái chấm đỏ chỉ đô thị trên 8 triệu dân là tên đô thị nào ko ?
( mấy bạn post cả ảnh lên để minh hoạ nữa nhé )
tớ cảm ơn nhìu lớm ! Hi hi hi hi hi ....

=> chú ý cách đặt tên tiêu đề bạn nhé
 
Last edited by a moderator:
P

pigbae_95

tại sao ko ai trả lời huhu !
thôi ko cần hình minh hoạ cũng đc
cần gấp !
 
C

cuncon_baby

những hình ấy có trong sách giáo khoa lớp 8 hay sao đó, ghi rất cụ thể
 
N

nghianghialan

E hèm ....
ở trong sgk địa lí lớp 10 í, hìn 2.4 trang 12, có cái bản đồ câm đoá. Bạn nào giúp tớ xác định mấy cái chấm đỏ chỉ đô thị trên 8 triệu dân là tên đô thị nào ko ?
( mấy bạn post cả ảnh lên để minh hoạ nữa nhé )
tớ cảm ơn nhìu lớm ! Hi hi hi hi hi ....

=> chú ý cách đặt tên tiêu đề bạn nhé
phương pháp thể hiện trên bản đồ thì có rất nhiều
vd : phương pháp biểu đồ bản đồ
phương pháp định vị
phương pháp chấm điểm
pp ký hiệu, kí hiệu tuyến, kí hiệu chuyển động
pp đường đẳng trị
pp nền chất lượng
pp biểu đồ định vị
pp khoanh vùng
pp chấm điểm
pp đồ giải..

PP chấm điểm
đặc trưng của pp:
- Biêu thị đặc điểm định lượng
- biểu thị tương quan định tính
- biểu thị sự biến động của đối tượng, sự phát triển và biến đổi trong cách phân bố
ưu điểm: đối với bản đồ điểm một cơ sở địa lý được chọn hợp lý rất quan trọng và khi thành lập bản đồ nó là cơ sơ dễ dàng cho việc định vị đúng đắn về mặt địa ly của các điểm, khi sử dụng bản đồ nó cho phép giải thích các quan hệ của đối tượng được biểu thị với môi trường địa lý

em post anh lên anh chỉ cho
anh không có sách lớp 10
 
T

trifolium

[Địa lí 10] Kĩ năng vẽ biểu đồ địa lí

Trong các bài kiểm tra một tiết, học kì, tốt nghiệp lẫn khi đi thi đại học, ngoài những nội dung cần học thuộc, học sinh cũng phải có kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ vì nó chiếm tới 3 điểm trên 10. Thế mà không phải học sinh nào bây giờ cũng nắm chắc những yêu cầu cơ bản khi vẽ biểu đồ. Vì vậy, mình xin mạn phép post bài này để mọi ng` cùng tham khảo.

- Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ và viết chì).
- Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế hay đơn vị %).
- Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.
- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài.
- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ, chú ý không được vẽ kí hiệu hình trái tim, giun dế, lăng quăng,...
- Ghi tựa đề cho biểu đồ đã vẽ.





PHẦN A: NHẬN BIẾT SỐ LIỆU ĐỂ XÁC ĐỊNH BIỂU ĐỒ CẦN VẼ
0.069393001241457053.jpg


PHẦN B: NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU
0.892486001241457053.jpg


PHẦN C: CÁCH VẼ CÁC DẠNG BIỂU ĐỒ

0.231419001241457055.jpg

0.309254001241457056.jpg

0.615246001241457057.jpg

0.835551001241457058.jpg

0.745810001241457059.jpg

0.831512001241457060.jpg

0.805635001241457061.jpg

0.975407001241457062.jpg

0.746465001241457063.jpg

0.709532001241457064.jpg

0.745476001241457065.jpg


PHẦN D: MỘT SỐ PHÉP TÍNH THƯỜNG GẶP KHI VẼ BIỂU ĐỒ
0.815495001241457066.jpg



DÀNH CHO LỚP 12: KỸ NĂNG THỰC HÀNH

Những điều lưu ý khi học inh thực hiện kỹ năng vẽ biểu đồ :
Nếu đề thi ghi rõ yêu cầu vẽ cái gì thì chỉ cần đọc kỹ, gạch dưới

để tránh lạc đề và thực hiện theo đúng yêu cầu

Nêu đề không ghi rõ yêu cầu cụ thể là vẽ gì mà là vẽ dạng thích hợp nhất thì học sinh phải phân tích đề thật kỹ trước khi thực hiện – Đây là dạng đề khó học sinh phải biết phân tích để nhận dạng thích ợp.

Để nhận dạng học sịnh cần đọc thật kỹ đề và dựa vào một số cụm từ gợi ý & một số yếu tố cơ bản từ đề bài để xác định mình cần phải vẽ dạng nào cho thích hợp.


Ví dụ :

+ 1 : Khi đề bài có cụm từ cơ cấu hoặc nhiều thành phần của một tổng thể Ì Thì vẽ biểu đồ tròn (Nếu chỉ 1 hoặc 2 mốc thời gian). Biểu đồ miền (Nếu đề cho ít nhất 3 mốc thời gian).

+ 2 : Khi đề bài có cụm từ Tốc độ phát triển , Tốc độ tăng trưởng Dùng đường biểu diễn (Đồ thị) để vẽ.

+ 3 : Khi đề bài có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản lượng, số lượng Thường dùng biểu đồ cột

+ 4 : Khi đề bài cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị khác nhau hãy nghĩ đến.

Việc xử lý số liệu để quy về cùng một đơn vị (%) để vẽ Hoặc phải dùng đến các dạng biểu đồ kết hợp.

+ 5 Khi đề bài có cụm từ Tốc độ phát triển, Tốc độ tăng trưởng lại có nhiều đối tượng, nhiều năm, cùng một đơn vị thì hãy nghĩ đến lấy năm đầu là 100 % rồi xử lý số liệu trước khi vẽ.


GỢI Ý NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ :

Biểu đồ hình cột hay đồ thị thường có nhận xét giống nhau :

Nhận xét cơ bản :

a/- Tăng hay giảm ?

- Nếu tăng thì tăng như thế nào ? (Nhanh, chậm, đều… Bao nhiêu lần hoặc %)

- Giảm cũng vậy – Giảm nhanh hay chậm

- Thời điểm cao nhất, thấp nhất, Chênh lệch giữa cao nhất với thấp nhất.

b/- Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng (không ghi từng năm một, trừ khi mỗi năm mỗi thay đổi từ tăng qua giảm & ngược lại) hoặc mốc thời gian từ tăng chậm qua tăng nhanh & ngược lại.

*Giải thích : (Chỉ giải thích khi đề bài yêu cầu)

Khi giải thích cần tìm hiểu tại sao tăng, tại sao giảm (Cần dựa vào nội dung bài học có liên quan để giải thích).

Nếu đề bài có 2, 3 đối tượng thì nhận xét riêng từng đối tượng rồi sau đó so sánh chúng với nhau.

Biểu đồ tròn :

- 1 Vòng tròn : Xem yếu tố nào lớn nhất, nhỏ nhất ?. Lớn nhất, so với nhỏ nhất thì gấp mấy lần.

- 2 hoặc 3 vòng : So sánh từng phần xem tăng hay giảm, tăng giảm nhiều hay ít.

- Nhìn chung các vòng về thứ tự có thay đổi không ? Thay đổi như thế nào ?

- Giải thích cũng dựa trên nội dung bài.

Biểu đồ miền hay biểu đồ kết hợp : Khi nhận xét thì cần kết hợp các yếu tố của các dạng trên.

LƯU Ý : Nhận xét biểu đồ phải luôn có số liệu chứng minh .

Nguồn: http://nguyenduvt.info/forum/showthread.php?t=8417
 
B

binbon249

1. Biểu đồ hình cột:

- Dùng để thể hiện các động thái phát triển, so sánh tương quan về độ lớn giữa các đối tượng hoặc thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể, như Khối lượng, sản lượng, diện tích...
+ Biểu đồ cột đơn.
+ Biểu đồ đơn gộp nhóm.
+ Biểu đồ cột chồng.
- Các bước vẽ biểu đồ cột:
+ Chọn tỷ lệ thích hợp.
+ Kẻ hệ trục vuông góc: Trục đứng: Tr người, Tr tấn, trục ngang: Năm, nước..
* Các cột chỉ khác nhau về độ cao, bề ngang cột phải bằng nhau, khoảng cách cột theo thời gian.
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi các số liệu vào đỉnh cột.
+ Thời gian ở chân cột.
+ Ký hiệu ( Nếu cần )
+ Lập chú giải.
+ Ghi tên biểu đồ.

2. Biểu đồ kết hợp cột và đường:

- Dùng khi 2, 3 đối tượng có đơn vị khác nhau thì ta vẽ 2 trục đứng để thể hiện.
- Các đối tượng trong biểu đồ này thường có mối quan hệ nhất định với nhau.
- Khi vẽ ta lấy số liệu lớn làm cột, nhỏ làm đường.
- Kẻ hệ trục vuông góc có thể vẽ 1 hoặc 2 trục đứng, tùy vào đơn vị của số liệu.

3. Biểu đồ hình tròn:

- Thường dùng thể hiện cơ cấu các thành phần trong một tổng thể: Cơ cấu GDP, cơ cấu lao động....( < 3 năm )
- Các bươc vẽ biểu đồ:
+ Nếu số liệu cho là số liệu thô thì phải xử lý số liệu. ( Làm tròn tổng = 100 % )
+ Lập bảng số liệu vừa tính.
+ Tính độ: Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỷ lệ, đúng trật tự, đúng ký hiệu giữa các hình tròn.
100% => 360 => 1% => 3,6 ( lấy % x 3,6 )
Có thể làm tròn số, nhưng tổng số độ = 360.
+ Lập bảng tính độ.
+ Khi vẽ các nan quạt phải băt đầu từ 12h.
- Tính bán kính:
+ Nếu số liệu của các tổng thể đã cho là % thì ta vẽ các hình tròn có bán kính bằng nhau.
+ Nếu tổng thể là số liệu tuyệt đối thì ta cho tổng nhỏ nhất = 1 ( R1 = 1 ) =>
R2 = Tổng R2/ tổng R1 = A => √A ta được R2
R3 = Tổng R3/ tổng R1 = B => √B ta được R3
- Vẽ biểu đồ.
- Hoàn thiện biểu đồ:
+ Ghi tỷ lệ các thành phần vào biểu đồ
+ Lập ký hiệu và bảng chú giải
+ Ghi tên biẻu đồ.
 
Last edited by a moderator:
H

helpme_97

Ối toàn nói miệng chẳng có hình vẽ minh họa trực quan thì khó nhớ và sửa lắm ai post cả hình và bài tập nên nữa đi mình thích cái píc này quá
 
T

thuydung97

vẽ dễ ợt.hồi học đội tuyển,mình cũng được học mấy biểu đồ này rồi.nhưng về kinh nghiệm vẽ sao cho chuẩn thì thầy giáo không dạy,phải tự đúc kết nên đến tận bây giờ,mặc dù đã lâu không vẽ nhưng mình vẫn vẽ ngon như mấy em đang học đội tuyển.
 
H

helpme_97

Làm ơi ai vẽ nhanh giùm mình bài 3-157 bài 4-141 và bài 4-137 thanksvererverry much
 
H

hochoidieuhay

Làm ơi ai vẽ nhanh giùm mình bài 3-157 bài 4-141 và bài 4-137 thanksvererverry much

Thế bạn học theo ban nào?
Mình theo ban cơ bản, không biết cái này có phù hợp không?
Bài 4/tr 137
253315_136214206568994_754261418_n.jpg


Biểu đồ có hai cột , chụp mà không rõ cho lắm! bạn thông cảm
Cái cột màu trắng là thể hiện khách du lịch đến thuộc về bên trái( triệu lượt người), còn cột màu xám thể hiện doanh thu thuộc về bên phải(tỉ USD)....bên dưới tương ứng là các nước
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

Bài của hochoidieuhay nếu chấm không được điểm cao đâu.

Theo quy định thì trên đầu mỗi cột thì phải có giá trị mới đúng.
Nếu không có đi kiểm tra trên lớp không được điểm chứ chưa nói thi HSG hay tốt nghiệp.
 
H

hochoidieuhay

Thế bạn học theo ban nào?
Mình theo ban cơ bản, không biết cái này có phù hợp không?
Bài 4/tr 137
253315_136214206568994_754261418_n.jpg


Biểu đồ có hai cột , chụp mà không rõ cho lắm! bạn thông cảm
Cái cột màu trắng là thể hiện khách du lịch đến thuộc về bên trái( triệu lượt người), còn cột màu xám thể hiện doanh thu thuộc về bên phải(tỉ USD)....bên dưới tương ứng là các nước

Mình vội quá! mà hay quên nữa!
Mình sửa lại rồi!
947284_136898633167218_746468174_n.jpg
 
Top Bottom