Thi trắc nghiệm, học sinh thường mắc lỗi chủ quan (29-5-2007

M

Moderator

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thi trắc nghiệm, học sinh thường mắc lỗi chủ

*Thầy Ngô Văn Thành (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - môn lý): Nên có khoảng thư giãn trước khi thi

Đề thi năm nay chắc chắn bộ sẽ cho không quá khó, mà sẽ là những phần căn bản nhất. Trắc nghiệm yêu cầu kiến thức tổng quát, nhưng về lý thuyết HS nên chú ý phần cơ, quang lý, vật lý hạt nhân (đọc kỹ sách giáo khoa). Bài tập cũng chú ý điện xoay chiều, quang vật lý và vật lý hạt nhân.

Bài tập sẽ có những dạng đơn giản, tối đa hai phép tính, áp dụng công thức là chính. Vì vậy HS phải hết sức chú ý đơn vị, tính toán cẩn thận, nhớ kỹ công thức. Qua những lần chấm bài trắc nghiệm, tôi thấy HS thường mắc lỗi chủ quan. Nên nhớ dù đề bài đọc lên thấy quen nhưng cũng phải xem cho kỹ. Khi làm bài HS không nên tập trung sa đà vào một bài tập nào đó sẽ không kịp thời gian làm lý thuyết, tốt nhất nên lần lượt làm nhanh phần lý thuyết giáo khoa trước, sau đó mới làm bài tập.

Yêu cầu cẩn thận không chủ quan nhưng cũng không vì vậy mà các em căng thẳng quá bởi tâm lý trong khi thi rất quan trọng. Một ngày trước khi thi, các em cần có khoảng lặng, không học gì cả, thư giãn để đầu óc tỉnh táo thì hiệu quả mới cao.

* Thầy Phạm Hồng Hải (Trường THPT Bùi Thị Xuân - môn toán): Không nhớ đề thi thì khó mà làm bài tốt

Tôi nghĩ như mọi năm, đề thi sẽ ra ở phần cơ bản, chủ yếu bám theo sách giáo khoa, phần nâng cao phải có nhưng không nhiều. Một số chủ đề sẽ được ra như: những vấn đề liên quan đến khảo sát hàm; một bài giải tích; một bài hình học giải tích phẳng; một bài về giải tích không gian, một bài đại số tổ hợp. Mức độ ra đề trung bình và cao hơn trung bình chút ít, đương nhiên có câu nâng cao cho HS lấy điểm 10.

Khi nhận đề bài, HS cần bỏ ra mươi phút để đọc đề từ trên xuống dưới cho thật kỹ, thấy câu nào quen thuộc hoặc dễ làm trước. Việc đọc thật kỹ toàn đề có lợi là khi đang làm câu này nhưng xuất hiện một ý các bài còn lại, HS ghi ra nháp để đó, nhờ đó mà làm những bài sau nhanh hơn. Mỗi bài cần đọc thật kỹ đề bài, lấy hết giả thiết của đề bài. Nên làm cẩn thận từng bước, lập luận đầy đủ, cẩn thận sử dụng chính xác ký hiệu, công thức, không nên viết tắt.

Môn toán vẫn thi tự luận nên khi chấm giám khảo chấm theo từng bước giải, có những bước bắt buộc phải có, nếu không làm sẽ bị mất điểm. Những HS khá, giỏi thường hay làm tắt, nên cần chú ý điều này. Quan trọng nhất là việc tính toán phải cẩn thận, đa số HS thường bị sai vì thiếu cẩn thận. Sau khi làm xong, HS cần dò lại thật kỹ bài làm của mình trước khi nộp bài. HS nào ra khỏi phòng thi mà thầy hỏi đề ra gì không trả lời được là chắc chắn không làm bài tốt.

* Thầy Nguyễn Phú Đức (Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - môn hóa): Nếu chỉ ôn một vài chương hiệu quả sẽ không cao

Do thi trắc nghiệm nên về lý thuyết HS bắt buộc phải học đủ, dàn đều cả 12 chương. Nếu chỉ chú trọng một vài chương hiệu quả sẽ không cao. Về bài toán thường chỉ ở mức độ vận dụng kiến thức cơ bản và có từ 10-12 bài như xác định tên, tìm cặp chất... HS cũng cần chú ý dạng muối ngậm (các loại quặng và ứng dụng của các loại quặng - phần này thường rơi vào cuối năm học nên HS hay lơ là ít chú ý); ứng dụng của những chất hữu cơ thông dụng.

Trong tất cả kỳ thi bao giờ cũng có câu hỏi nêu về bốn định luật: định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, định luật bảo toàn nguyên tố, định luật bảo toàn electron. Nắm rõ bốn định luật này, HS sẽ làm bài được. Sau khi xong lý thuyết mới làm toán. Với toán, nếu đã dùng hết các phương pháp đó mà vẫn không chọn được đáp án thì dùng phương pháp xác suất: chọn đáp án có khả năng đúng nhất, rồi kiểm tra ngược lại với những yêu cầu đề đưa ra.

* Cô Văn Thị Hoa (Trường THPT Võ Thị Sáu - môn sử): Nên viết nháp dàn ý

Năm nay đặc trưng của môn sử là tự luận có trắc nghiệm. Một số vấn đề sẽ được đặt ra trong đề bài như trong năm chương của lịch sử thế giới, chương 1 khối XHCN sẽ hỏi vài vấn đề nhỏ trong Liên Xô và Đông Âu. Chương 2 sẽ hỏi vài chủ điểm về Á, Phi, Mỹ Latin. Chương 3 hệ thống tư bản chủ nghĩa sẽ hỏi về Mỹ, Nhật...

Chương 4 sẽ xoáy vào mấy điểm lớn như sự hình thành quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới; tổ chức Liên Hiệp Quốc. Chương 5 sẽ hỏi về thành tựu, ý nghĩa cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Về lịch sử Việt Nam, HS ôn năm chương (bỏ chương cuối), bao gồm: các giai đoạn 1911-1929 (những điều kiện về kinh tế chính trị xã hội để chuẩn bị thành lập Đảng); giai đoạn 1930-1945 (Đảng ra đời lãnh đạo cuộc giải phóng dân tộc thắng lợi tháng 8-1945); giai đoạn 1945-1946 (Đảng lãnh đạo cuộc đấu tranh, củng cố, xây dựng, bảo vệ chính quyền cách mạng); giai đoạn 1954-1975 (Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi).

Khi làm bài phải xác định câu hỏi ở giai đoạn lịch sử nào, viết nháp theo dạng dàn bài để xem mình nhớ đủ chưa trước khi chấp bút. Nếu cứ viết thẳng vào bài, khi bất chợt nhớ ý chen vào sẽ làm bài rối, giám khảo đọc không được. Một điều rất quan trọng là khi làm bài xong phải đọc lại để chỉnh lỗi chính tả. Bài sai lỗi chính tả có thể bị trừ điểm hoặc không đạt điểm tối đa.

(Nguồn: Tuổi trẻ)
 
D

deltafoce11

Đề thi trắc nghiệm môn lý khối A 2009
01 Tại một nơi trên mặt đất, một con lắc đơn dao động điều hòa. Trong khoảng thời gian ∆t, con lắc thực hiện 60 dao động toàn phần; thay đổi chiều dài con lắc một đoạn 44 cm thì cũng trong khoảng thời gian ∆t ấy, nó thực hiện 50 dao động toàn phần. Chiều dài ban đầu của con lắc là
a. 80 cm.
b. 100 cm.
c. 60 cm.
d. 144 cm.
02 Trong sự phân hạch của hạt nhân 235/92U, gọi k là hệ số nhân nơtron. Phát biểu nào sau đây là đúng?
a. Nếu k = 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
b. Nếu k < 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền xảy ra và năng lượng tỏa ra tăng nhanh.
c. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền tự duy trì và có thể gây nên bùng nổ.
d. Nếu k > 1 thì phản ứng phân hạch dây chuyền không xảy ra.
03 Hạt nào sau đây không phải là hạt sơ cấp?
a. A.
b.
c.
d.
04 Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
a. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn cùng phương với vectơ cảm ứng từ.
b. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường luôn vuông góc với vectơ cảm ứng từ.
c. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
d. Sóng điện từ là sóng ngang.
05
Một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cảm kháng gấp đôi dung kháng. Dùng vôn kế xoay chiều (điện trở rất lớn) đo điện áp giữa hai đầu tụ điện và điện áp giữa hai đầu điện trở thì số chỉ của vôn kế là như nhau. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
a. π/4.
b. -π/3
c. π/6
d. π/3
06 Công thoát êlectron của một kim loại là 7,64.10−19J. Chiếu lần lượt vào bề mặt tấm kim loại này các bức xạ có bước sóng là λ1 = 0,18 μm, λ2 = 0,21 μm và λ3 = 0,35 μm. Lấy h = 6,625.10-34J.s, c = 3.108m/s. Bức xạ nào gây được hiện tượng quang điện đối với kim loại đó?
a.
b.
c.
d.
07 Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclôn của hạt nhân X lớn hơn số nuclôn của hạt nhân Y thì
a. hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
b. năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
c. năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
d. hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
08
Khi đặt hiệu điện thế không đổi 30 V vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1/4π(H) thì dòng điện trong đoạn mạch là dòng điện một chiều có cường độ 1 A. Nếu đặt vào hai đầu đoạn mạch này điện áp thì biểu thức của cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
a.
b.
c.
d.
09 Một sóng âm truyền trong thép với tốc độ 5000 m/s. Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1 m trên cùng một phương truyền sóng là π/2 thì tần số của sóng bằng
a. 1000 Hz.
b. 1250 Hz.
c. 5000 Hz.
d. 2500 Hz.
10 Một vật rắn quay quanh một trục cố định dưới tác dụng của momen lực không đổi và khác không. Trong trường hợp này, đại lượng thay đổi là
a. momen quán tính của vật đối với trục đó.
b. momen động lượng của vật đối với trục đó.
c. khối lượng của vật.
d. gia tốc góc của vật.
11 Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 120 V, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần 30 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm Ω 0,4/π(H) và tụ điện có điện dung thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại bằng
a. 250 V.
b. 100 V.
c. 160 V.
d. 150 V.
12 Với các hành tinh sau của hệ Mặt Trời: Hỏa tinh, Kim tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thủy tinh; tính từ Mặt Trời, thứ tự từ trong ra là:
a. Kim tinh, Mộc tinh, Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh.
b. Thủy tinh, Kim tinh, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh.
c. Thủy tinh, Hỏa tinh, Thổ tinh, Kim tinh, Mộc tinh.
d. Hỏa tinh, Mộc tinh, Kim tinh, Thủy tinh, Thổ tinh.
13 Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Biết lò xo có độ cứng 36 N/m và vật nhỏ có khối lượng 100 g. Lấy π2= 10. Động năng của con lắc biến thiên theo thời gian với tần số
a. 3 Hz.
b. 6 Hz.
c. 1 Hz.
d. 12 Hz.
14 Từ trạng thái nghỉ, một đĩa bắt đầu quay quanh trục cố định của nó với gia tốc góc không đổi. Sau 10 s, đĩa quay được một góc 50 rad. Góc mà đĩa quay được trong 10 s tiếp theo là
a. 100 rad.
b. 200 rad.
c. 150 rad.
d. 50 rad.
15 Một đám nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích mà êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng N. Khi êlectron chuyển về các quỹ đạo dừng bên trong thì quang phổ vạch phát xạ của đám nguyên tử đó có bao nhiêu vạch?
a. 3.
b. 1.
c. 4.
d. 6.
16 Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là 100 2 V thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là . Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
a.
b.
c.
d.
17 Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo thứ tự trên. Gọi UL, UR và UC lần lượt là các điện áp hiệu dụng giữa hai đầu mỗi phần tử. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AB lệch pha π/2 so với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch NB (đoạn mạch NB gồm R và C). Hệ thức nào dưới đây là đúng?
a.
b.
c.
d.
18 Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Biết R = 10 Ω, cuộn cảm thuần có L =1/10π(H) , tụ điện có C=10-3/2π(F) và điện áp giữa hai đầu cuộn cảm thuần là Biểu thức điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là
a.
b.
c.
d.
19 Một sóng âm truyền trong không khí. Mức cường độ âm tại điểm M và tại điểm N lần lượt là 40 dB và 80 dB. Cường độ âm tại N lớn hơn cường độ âm tại M
a. 10000 lần.
b. 1000 lần.
c. 40 lần.
d. 2 lần.
20 Một chất phóng xạ ban đầu có N0 hạt nhân. Sau 1 năm, còn lại một phần ba số hạt nhân ban đầu chưa phân rã. Sau 1 năm nữa, số hạt nhân còn lại chưa phân rã của chất phóng xạ đó là
a.
b.
c.
d.
 
D

dothithuyngan

cho mình hỏi có phải bài tập dao động điều hòa về con lắc lò xo mà đề bài k nói gì đến gia tốc trọng trường thì mình nghĩ ngay đến con lắc lò xo nằm ngang có được k? ví dụ như bài nè mình cho luôn là con lắc lò xo nằm ngang thì có sai k?
1 vật nhỏ có m=100g, dao động điều hòa với biên độ 4cm, và tần số 5Hz. lấy pi^2=10. lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ có độ lớn cực đại là?
 
Top Bottom