[Vật lí LTĐB] Cực kỳ cần thiết cho các bạn H/s

H

hocmai.vatli

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thời gian cũng không còn nhiều, Hocmai.vatli đưa ra một số kinh nghiệm về cách làm bài thi trắc nghiệm môn Vật lí.


Giai đoạn 1: Trước khi có đề, nếu giấy nháp đã có chữ kí giám thị thì tranh thủ viết:
- Các công thức câu hỏi: T, f độc lập vời thời giân, cthức t/hợp dao động, ptrình động năng và thế năng theo thời gian.
- Phương trình sóng tại một điểm bất kì trên phương truyền sóng, p/trình 2 sóng giao thoa nhau ...
Giai đoạn 2: Khi có đề cần thực hiện theo 4 bước:
B1: Đọc đề từ câu 1 đến hết, vừa đọc vừa làm nhưng chỉ làm những câu làm được ngay mà không cần tính toán khá nhiều (thường là lí thuyết hoặc vận dụng những công thức đơn giản). Những câu phải tính toán phức tạp dù nghĩ ra cách làm cũng ko làm. Những câu làm được là những câu chắc chắn và ko phải kiểm tra lại (nếu thiếu giờ), khoanh tròn số thứ tự câu đó.
- Những câu chưa làm được mà đã có một đáp án tạm coi là tin tưởng nhầt lóe lên ở trong đầu thì đánh dấu tíck vào trước phương án trả lời đó trong đề.
- Ngay cả một câu gồm A, B, C, D khi đọc đến B thấy đúng thì tạm tíck vào trước B và đọc nốt C, D để quyết định có chọn B hay không. Cách này rất hiệu quả trong các câu mà phương pháp dài, loằng ngoằng. Hoàn thành bước 1 chuyển sang B2.
B2: Đọc, tính toán trả lời các câu đã nhìn thấy cách làm hoặc có thể làm được nhưng chưa làm trong B1. Gạch chân hai phát những câu làm được trong bước này. Khoanh tròn vào câu này nếu đã khẳng định đó là đúng. trong giai đoạn này vẫn gặp một số câu chưa làm được thì bỏ qua những câu đó và đẩy chúng vào B4. Đến đây chúng ta đã đọc hết 2 lần đề.
B3: Kiểm tra lại những câu đã làm trong 2 bước trên hoặc những câu đã tíck tạm trong B1. Cố gắng khẳng định những câu chắc chắn đúng vào đề. Những câu dự cảm ta tíck vào lề câu đó dấu hỏi chấm ( ? ) để suy nghĩ lại khi có dịp. Tất nhiên những câu trả lời trong B1, B2 đã được tô vào ô trả lời trong phiếu trả lời dù đã thật sự chắc chăn hay chưa.
B4: Suy nghĩ và trả lới các câu hỏi còn lại mà chưa làm được (số câu còn lại thương < 10 ). Đôi khi phải dùng "chiến thuật": ta phải loại bỏ ngay những câu chắc chán sai, sau đo suy nghĩ cẩn thận những câu trả lời còn lại sau đó sử dụng phương pháp loại trừ. Nếu đầu bài cho chon câu sai mà đáp án thuộc 1 trong 2 phương án mâu thuẫn nhau thì njớ lại các kiến thức đã học để tránh mắc phải những nhầm lẫn đáng tiếc.
Đây kinh là nghiệm để giúp các bạn làm bài trắc nghiệm. Mong rằng nó sẽ giúp ích cho các bạn nhiều.
 
M

mavantoi

hay! cảm ơn bài viết vè chút kinh nghiệm này!
:)?@_@?:)?@_@?:)?@_@?:)?@_@?:)?@_@?:)?@_@?:)?@_@?:)?@_@?:)?@_@?:)?@_@?
 
F

foxykiwi94

hehe,tks. kinh nghiệm này khá là hay đấy,có ích nữa. có phương pháp thì làm trắc nghiệm sẽ nhanh hơn.he
 
S

soulofdeath_1705

hay quá.từ trước tới giờ làm trắc nghiệm em chỉ làm một cách máy móc. bây giờ có phương pháp làm rồi thì chẳng sợ gì nữa
 
C

charon96

Em có một câu hỏi về khóa học lí. Em đã mất gốc kiến thức Lí, ở tình trạng hoàn toàn không biết gì. Bây giờ, em muốn thi khối A1 nên phải học lí từ đầu. Vậy cho em hỏi: khóa học lí nào phù hợp với em? Em đã đọc thông tin về khóa học lí, em thấy mình nên học khóa thầy Hùng trước, vì 40% lượng kiến thức. Nhưng khi xem nhận xét về khóa học, các bạn đều có nhận xét là thầy giảng hơi nhanh. Những bài giảng miễn phí của thầy thì ở phần giữa nên e cũng không biết là mình có phù hợp hay không. Mong anh chị hãy cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn.
 
Top Bottom