Vật lí [ĐỀ THI VÀ LỜI GIẢI] CHUYÊN VÀO 10 TP ĐÀ NẴNG 2022

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Giờ này chắc mấy em biết điểm hết rồi nhỉ :)))

Bắt đầu đề này với hai câu đầu dễ lấy điểm nè!

Câu I:

1. Hai xe khởi hành từ cùng một điểm trên đường tròn và chuyển động cùng chiều với vận tốc không đổi. Xe (1) chuyển động một vòng hết 5 phút, xe (2) chuyển động một vòng hết 15 phút.

a) Tìm mối liên hệ giữa vận tốc của hai xe.
b) Khi xe (2) chuyển động được một vòng thì gặp xe (1) mấy lần, vào những thời điểm nào?​

2. Một động tử chuyển động hướng về phía một bức tường phẳng, nhẵn và vuông góc với bức tường với vận tốc không đổi (Hình 1). Động tử phát ra tín hiệu âm thanh trong khoảng thời gian [imath]t_1[/imath] và hướng tới bức tường. Độ dài thời gian của tín hiệu âm thanh phản xạ mà động tử thu được là [imath]t_2[/imath]. Biết vận tốc âm thanh trong không khí là [imath]v_o[/imath]. Tìm vận tốc của động tử theo [imath]t_1,t_2,v_o[/imath].
BtnVGY-7s6DtkJnUfokQmEywXjPW4REVxcQRHXzopOfWj8y7GQOqwz6CkhlrI2UnJz9P4glmi1eE511FliMHGMzn0FfUfasbuErO6sg9rCB0Fg9A8tZCw47i-WabRS8hZfkIndQXou76FYwBhA

Lời giải:
  1. a) Gọi C là chu vi đường tròn. Đổi: 5 phút [imath]= \dfrac{1}{12}[/imath]h, 15 phút [imath]= 1\dfrac{1}{4}[/imath]h
Ta có quãng đường xe (1) đi: [imath]C = v_1.\dfrac{1}{12}[/imath]
Quãng đường xe (2) đi: [imath]C = v_2.\dfrac{1}{4}[/imath]
[imath]\Rightarrow \dfrac{v_1}{v_2} = 3[/imath]
b) Giả sử hai xe xuất phát tại A và lần đầu gặp nhau tại A’ (A,A’ nằm trên đường tròn)
Ta có: [imath]v_1 = 3v_2[/imath] => [imath]\alpha _1 = 3\alpha _2[/imath]
Ta lại có: [imath]\alpha _1 - \alpha _2[/imath] = [imath]360^0[/imath] => [imath]\alpha _2[/imath] = [imath]180^0[/imath]
=> Khi xe (2) đi được nửa vòng thì hai xe gặp nhau
Vậy khi xe (2) đi hết một vòng thì hai xe gặp nhau 2 lần
  1. Khi xe bắt đầu phát ra tín hiệu ở A và gặp lại tín hiệu phản xạ này tại [imath]A_1[/imath] mất thời gian [imath]T_1[/imath]:
  • [imath]AA_1 = v.T_1[/imath]
  • [imath]AO + OA_1[/imath] = [imath]v_o.T_1[/imath]
[imath]\Rightarrow 2.OA = (v+v_o).T_1[/imath]
Tương tự tính từ thời điểm phát ra tín hiệu cuối ở B đến khi nhận lại tín hiệu này hết thời gian [imath]T_2[/imath] => [imath]2.OB = (v+v_0).T_2[/imath]
Lại có: [imath]AB = v.t_1 \Rightarrow OA - OB = v.t_1 \Rightarrow 2.OA - 2.OB = 2.v.t_1[/imath]
[imath]\Rightarrow (v + v_0).(T_1 - T_2) = 2v.t_1[/imath]
Khoảng thời gian nhận tín hiệu là [imath]t_2[/imath]: [imath]t_2[/imath] = ([imath]t_1 + T _2[/imath]) - [imath]T_1[/imath]
[imath]\Rightarrow[/imath] [imath]t_2 - t_1 = T_2 - T_1[/imath]
[imath]\Rightarrow v = \dfrac{v_0.(t_1-t_2)}{t_1+t_2}[/imath]

Câu II:
1. Một bình nhiệt lượng kế bằng nhôm có khối lượng [imath]m_1 = 420g[/imath] đang chứa [imath]m_2=880g[/imath] nước ở nhiệt độ [imath]20^0[/imath]C.

a) Rót thêm vào bình một lượng nước có khối lượng [imath]m_3[/imath] ở nhiệt độ [imath]6^0[/imath]C. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ nước trong bình là [imath]10^0[/imath]C, bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài. Tìm [imath]m_3[/imath].
b) Đem bình nước đã cân bằng nhiệt ở trên đi đun trên bếp dầu hỏa cho đến khi nước sôi. Biết nhiệt lượng bình nước thu vào bằng 30% nhiệt lượng do dầu hỏa cháy tỏa ra. Tính khối lượng dầu hỏa để đun sôi nước.
Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm [imath]c_1 = 880 J/kg.K[/imath]; của nước [imath]c_2 = 4200 J/kg.K[/imath]; năng suất tỏa nhiệt của dầu hỏa q = [imath]44.10^6 J/kg[/imath]

2. Người ta đặt trong phòng kín một lò sưởi. Khi nhiệt độ ngoài trời là [imath]5^0[/imath]C thì nhiệt độ trong phòng là [imath]20^0[/imath]C, còn khi nhiệt độ ngoài trời là [imath]-5^0[/imath]C thì nhiệt độ trong phòng là [imath]T_p[/imath]. Biết nhiệt độ của lò sưởi là [imath]35^0[/imath]C và công suất tỏa nhiệt giữa hai môi trường tỉ lệ với hiệu nhiệt độ giữa hai môi trường đó. Tìm nhiệt độ [imath]T_p[/imath].

Lời giải:
1. a) Đặt [imath]t_o[/imath] = [imath]60^0[/imath]C ; t = [imath]20^0[/imath]C ; [imath]t_{cb}[/imath] = [imath]10^0[/imath]C
Ta có phương trình cân bằng nhiệt:
[imath](m_1.c_1 + m_2.c_2).(t - t_{cb})[/imath] = [imath]m_3.c_2.(t_{cb} - t_o)[/imath]
=> [imath]m_3 = 2.42[/imath] g
b) Nhiệt lượng cần cung cấp cho bình nước sôi:
[imath]Q_i[/imath] = [imath](m_1.c_1 + m_2.c_2 + m_3.c_3).(100-t_{cb})[/imath]
=> [imath]Q_i = 1280664[/imath] J
Gọi [imath]Q_{tp}[/imath] là nhiệt lượng do dầu cháy tỏa ra
[imath]Q_i = 0,3Q_{tp}[/imath]
=> Khối lượng dầu hỏa cần dùng: [imath]M = \dfrac{Q_{tp}}{q} = 4268880[/imath] (kg)

2. Gọi [imath]K_1[/imath] là hệ số tỷ lệ của công suất tỏa nhiệt từ lò sưởi ra căn phòng
[imath]K_2[/imath] là hệ số tỷ lệ của công suất tỏa nhiệt từ căn phòng ra môi trường
Vì khi ta xét bài toán thì nhiệt độ của lò sưởi, căn phòng và môi trường bên ngoài là ổn định nên công suất tỏa nhiệt của lò sưởi cho căn phòng đúng bằng công suất tỏa nhiệt của căn phòng ra môi trường:
[imath]K_1.(35-20) = K_2.(20-5)[/imath]
[imath]K_1.(35- T_p) = K_2.[T_p - (-5)][/imath]

Từ đây tìm được [imath]T_p[/imath] = [imath]15^0[/imath]C

*Toàn bộ bài làm đều thuộc về mình, nên nếu có sai sót các bạn vui lòng cho mình biết. Nếu reup vui lòng ghi nguồn: BQT Box Vật Lí - Hocmai Forum*


Đề này sẽ nhanh có đáp án full vì chị đang gõ đáp án rồi nên các em đón chờ phần tiếp theo nhé!
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Tiếp tục với câu "khó nhất" đề! Theo chị là thế, vì tuy giải toán đơn giản nhưng nhận ra những điểm đặc biệt để làm ra chính xác thì chắc không nhiều bạn lớp 9 sẽ giải quyết tốt. Tham khảo lời giải đây nhé!

Câu III
Vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ (L) có tiêu cự f = 20cm, A nằm trên trục chính và cách thấu kính một đoạn OA = 24cm.
  1. Xác định vị trí, độ cao của ảnh [imath]A_1B_1[/imath] của AB qua thấu kính (L). Vẽ hình.
  2. Đặt thêm gương phẳng (G) phía sau thấu kính (L) sao cho (G) vuông góc với trục chính của thấu kính tại H và mặt phản xạ của (G) quay về phía thấu kính. Xác định độ dài OH để ảnh sau cùng A’B’ của AB qua hệ quang là ảnh thật, cùng chiều với AB và có độ lớn A’B’=5AB.
  3. Điều chỉnh khoảng cách giữa vật AB và gương (G) để có AH = 125cm (A và H vẫn nằm trên trục chính. Giữ cho AB và (G) cố định, dịch chuyển thấu kính (L) dọc theo trục chính. Tìm vị trí đặt (L) để ảnh A’B’ trùng với vật AB.

Hướng dẫn:
1)
Ta có:
[imath]\Delta OA'B' \sim \Delta OAB[/imath]
[imath]\Delta F'A'B' \sim \Delta F'OI[/imath]
[imath]\Rightarrow \frac{A'B'}{AB} = \frac{OA'}{OA} = \dfrac{F'A}{OF'}[/imath]
[imath]\Rightarrow OA' = d\frac{OA.OF}{OA-OF}[/imath] = 120 [imath](cm)[/imath]
Lại có:
[imath]\frac{A'B'}{AB} = \dfrac{OA'}{OA}[/imath] [imath]\Rightarrow A'B' = \dfrac{OA'.AB}{OA}[/imath] = 10 [imath](cm)[/imath]
Vẽ hình:
T6h2CyqL3TORHkBpo96UVp7X6FQZJGorAY0i-SajdkYQyrmAIBteDIsW90YqzODDw7IBQbp2eZYo227bZEPdSeNXHgH-3-n_oRTcMx8OWu-uUsNOz3zIxCeMJHIIs-0YKjSJdqXfeKsF3MVUOeOHU70

2) Sơ đồ tạo ảnh: AB qua TK -> [imath]A_1B_1[/imath] qua Gương -> [imath]A_2B_2[/imath] qua TK -> [imath]A_3B_3[/imath] trùng với A’B’
Sau khi ánh sáng phản xạ trên gương rồi quay về gặp TK thì chiều truyền ánh sáng là từ phải qua trái (HV) nên [imath]A_2B_2[/imath] là vật thật đối với TK. Vì vậy để ảnh cuối cùng qua hệ là ảnh thật cùng chiều với AB thì điều kiện cần là [imath]OA_2 > OF’[/imath]
Xét sự tạo ảnh thật của [imath]A_2B_2[/imath] qua TK cho ảnh [imath]A’B’[/imath] hoàn toàn tương tự ta có:
[imath]OA’ = = \dfrac{OA_2.OF}{OA_2-OF} \rightarrow \dfrac{A'B'}{A_2B_2} = \dfrac{OA'}{OA_2} = \dfrac{OF}{OA_2-OF}[/imath] (*)
Theo bài:
[imath]A’B’ = 5AB[/imath]
mà [imath]A_1B_1 = 5AB[/imath] và [imath]A_2B_2 = A_1B_1[/imath]
Nên [imath]A’B’ = A_2B_2[/imath]
Do đó: (*) = 1 nên [imath]OA_2 = 2.OF = 40 (cm)[/imath]
[imath]\Rightarrow A_1A_2 = OA_1 - OA_2 = 120 - 40 = 80 (cm)[/imath]
Vì [imath]A_1B_1[/imath] và [imath]A_2B_2[/imath] đối xứng nhau qua G nên: [imath]HA_1 = HA_2 = \dfrac{A_1A_2}{2} = 40 (cm)[/imath]
Vậy: OH = [imath]OA_2 + HA_2 = 40 + 40 = 80 cm[/imath]
đà nẵng 4.png

3)
Sơ đồ tạo ảnh: AB qua L -> [imath]A_1B_1[/imath] qua G -> [imath]A_2B_2[/imath] qua TK -> [imath]A_3B_3[/imath] = A’B’ trùng AB
Để [imath]A’B’[/imath] trùng AB thì [imath]A_1B_1[/imath] phải là ảnh thật và trùng với [imath]A_2B_2[/imath].
Thật vậy nếu [imath]A_1B_1[/imath] là ảnh thật của AB thì theo tính thuận nghịch của chiều ánh sáng ta có: [imath]A_1B_1[/imath] qua L -> AB
Mà: [imath]A_2B_2[/imath] qua L -> AB
Nên: [imath]A_1B_1[/imath] trùng với [imath]A_2B_2[/imath] tức là [imath]A_1[/imath] trùng với H
Ta có:
[imath]OA_1 + OH = AH[/imath]
[imath]\frac{OH.f}{OA-f} + OA = AH[/imath]
Giải phương trình ra được: OA = 25 cm hoặc 100 cm (cả hai đều thỏa mãn)
đà nẵng 3.png

Phần tới sẽ kết thúc đề luôn nhé! Chúc các em đều có kết quả tốt

*Toàn bộ bài làm đều thuộc về mình, nên nếu có sai sót các bạn vui lòng cho mình biết. Nếu reup vui lòng ghi nguồn: BQT Box Vật Lí - Hocmai Forum*
 
Top Bottom