Văn 12 Niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp

Trần Duy Anh

Học sinh
Thành viên
29 Tháng mười một 2019
111
37
36
Hà Nam
THCS Tiến Thắng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có ý kiến cho rằng:“Thiếu cái Tôi thơ chỉ là ly rượu nhạt” và “Niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua "Vội vàng" của Xuân Diệu và "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử trong chương trình Ngữ văn 11.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Có ý kiến cho rằng:“Thiếu cái Tôi thơ chỉ là ly rượu nhạt” và “Niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”.
Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ vấn đề qua "Vội vàng" của Xuân Diệu và "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử trong chương trình Ngữ văn 11.
Mở bài: Giới thiệu các ý kiến, "Vội vàng" của Xuân Diệu và "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử
Thân bài:
1. Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm

- Xuân Diệu (1916 - 1985) xuất thân trong gia đình nhà nho - quê Hà Tĩnh
- Là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới", đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn sống mới, một quan niệm sống mới mẻ và cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo
- Là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp trên nhiều lĩnh vực
- Tác phẩm "Vội vàng" in trong tập "thơ thơ" (1938) thể hiện tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống và chứa đựng quan niệm sống mới mẻ
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí, người làng Lệ Mĩ, tỉnh Đồng Hới (nay là tỉnh Quảng Bình)
- Cuộc đời nhiều bi thương nhưng ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới
- Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được viết năm 1938 (lúc đầu mang tên "Ở đây thôn Vĩ Dạ). In trong tập "Thơ điên" (về sau đổi thành "Đau thương")
2. Giải thích ý kiến
- Cái "Tôi": là chất riêng biệt, sự khác biệt giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, là sự sáng tạo, mới mẻ, là sự độc đáo, mới lạ của người nghệ sĩ trong quá trình sáng tạo nghệ thuật
- Thơ: là thể loại văn học, có nhịp điệu, vần. Thơ là hình thức nghệ thuật dùng từ trong ngôn ngữ làm chất liệu, và sự chọn lọc từ cũng như tổ hợp của chúng được sắp xếp dưới hình thức logic nhất định tạo nên hình ảnh hay gợi cảm âm thanh có tính thẩm mỹ cho người đọc, người nghe.
[tex]\rightarrow[/tex] "Thiếu cái tôi thơ chỉ là ly rượu nhạt": Nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, mới lạ, nếu thiếu đi chất riêng, tác phẩm nào cũng như tác phẩm nào thì chỉ là sự sao chép vô hồn, thơ chân chính được công nhận khi nó để lại dấu ấn đặc trưng trong lòng người đọc; những gì rập khuôn, đơn điệu và quá đỗi nhàm chán sẽ không được chấp nhận. Ly rượu chỉ ngon khi nó đậm đà, có vị riêng, không phải thứ rượu được pha loãng hay thêm tạp chất, thơ cũng như thế, chỉ hay khi chứa đựng cái đặc biệt, không dễ hòa lẫn ở bất cứ đâu. Như nhà văn Nam Cao từng nói: thơ ca chỉ “dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”
- Người nghệ sĩ chân chính: người nghệ sĩ làm nghệ thuật vì đam mê, vì muốn được cống hiến, đem đến những tác phẩm để đời, làm gì nghệ thuật, vì cuộc đời chứ không phải làm cho vui, cho có hay là sao chép, lấy cắp ý tưởng
- Người dẫn đường: là người đi đầu, hiểu rõ con đường đang đi, có vai trò dẫn dắt người khác đi tới đích cần đến. Xứ sở cái đẹp ở đây là vẻ đẹp của ngôn ngữ, văn chương, thông điệp được gửi gắm trong các tác phẩm.
[tex]\rightarrow[/tex] “Niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”: Ý kiến nhấn mạnh vai trò của người sáng tác, tác giả, người nghệ sĩ đích thực, biết nghĩ cho đời và có tài năng mới có thể đem đến những tác phẩm hay, đặc sắc
3. Phân tích
Vội vàng - Xuân Diệu
+ Bốn câu đầu: Mở đầu bài thơ là những câu thơ năm chữ với nhịp điệu nhanh gọn cho thấy khát khao níu giữ sự sống muôn màu sắc của nhân vật trữ tình:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.

  • Nhân vật trữ tình xưng "tôi"- cái tôi đầy bản lĩnh, cái tôi cá nhân đầy thi sĩ xuất hiện một cách trực tiếp, bộc lộ khát khao mãnh liệt của lòng mình. Cái tôi ấy đi ngược lại với thơ ca trung đại- nơi mà rất ít thi sĩ dám thể hiện cái tôi. Cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá để làm những việc mà chỉ tạo hoá mới làm được "tắt nắng đi", "buộc gió lại".
  • Bốn câu thơ sử dụng nghệ thuật điệp cấu trúc => nhấn mạnh khao khát cháy bỏng của lòng mình: khao khát muốn được lưu giữ khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.
  • Ước muốn của thi sĩ thật kì lạ- ước muốn đi ngược quy luật tự nhiên, điều ấy không thể nào thực hiện được. Và ham muốn lạ lùng ấy mở ra cho ta thấy một lòng yêu nồng thắm, bồng bột với thế giới muôn màu muôn vẻ này.
  • Mong muốn càng trở nên tha thiết hơn với điệp từ "đừng" vang lên như một lời cầu xin màu đừng nhạt mất, hương đừng bay đi để giữ mãi vẻ tươi thắm của cuộc đời.
=> Chỉ với bốn câu thơ ngắn ngủi, tác giả đã diễn tả khát vọng mãnh liệt lưu giữ vẻ đẹp cuộc sống xung quanh.
+ Khát vọng sống mãnh liệt của nhà thơ không chỉ thể hiện ở khát khao níu giữ sự sống mà còn ở bức tranh mùa xuân tràn đầy sức sống trong 7 câu tiếp:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,
Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa;
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân."

  • Mùa xuân được gợi lên với tất cả vẻ đẹp diệu kỳ, đó là màu sắc tươi tắn của hoa lá, màu xanh của đồng nội, xanh non của lá cành tơ phơ phất -> tất cả đã tạo ra một gam màu chủ đạo- màu xanh tươi trẻ, mát mẻ, đầy sức sống.
  • Mùa xuân còn đến với âm thanh rộn rã, trong trẻo, náo nức. Âm thanh của những cánh ong bay đi tìm mật, tiếng hót si mê đắm đuối của chim yến, chim oanh, cả âm thanh huyền diệu của biết bao cây lá cựa mình. => Bức tranh xuân toát ra từ vừng mặt trời, từ ánh sáng lộng lẫy chói loà
  • Nhà thơ nhìn mặt trời như một cặp mắt người tiên nữ, vị thần vui gõ cửa mỗi sớm mai, chớp mắt toả ra ánh hào quang làm lộng lẫy cả bức tranh.
  • Trong mắt ông, bức tranh xuân như một thiên đường trên mặt đất, nó không ở đâu xa mà ở quanh ta, trước mắt mỗi con người.
  • Bằng biện pháp điệp từ, liệt kê cùng âm hưởng của đoạn thơ như tiếng reo vui thích thú đã làm nổi bật thêm khát khao sống mãnh liệt của nhà thơ trước bức tranh xuân tươi đẹp.
  • "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Đây là hình ảnh câu thơ rất độc đáo, táo bạo, rất Xuân Diệu....
  • Âm hưởng của đoạn thơ giống như tiếng reo vui thích thú của con người khao khát giao hoà với đời
  • Cũng chính vì vẻ đẹp của thiên đường trên mặt đất mà xuân diệu đã phát hiện ra một sự mới mẻ đến diệu kì: "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Vẻ đẹp của mùa xuân được nhà thơ cảm nhận bằng tất cả sự tình tứ, nồng nàn, đắm say, quyến rũ và tràn đầy hạnh phúc. Thiên đường ấy khiến chúng ta đắm say khiến chúng ta nếm từng chút một để rồi cảm nhận cuộc sống tươi vui, khiến ta càng tha thiết với đời hơn bao giờ hết.
  • "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa": cảm xúc dâng trào trong niềm hạnh phúc, sung sướng bởi hạnh phúc biết bao khi được chiêm ngưỡng các về đẹp của cuộc đời. Nhưng xuân diệu chỉ sung sướng một nửa một nửa còn lại thì vội vàng.
  • Hãy sống và tận hưởng tình yêu mà thiên nhiên ban tặng và hơn hết hãy trân trọng từng giây từng phút trong cuộc đời của mình.
+ Những câu câu tiếp là tâm trạng vội vàng của nhân vật trữ tình:
"Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân đã già"

  • Thi sĩ cảm nhận được sự trôi chảy, bước đi không gì ngăn cản được của thời gian. => Ông nhạy cảm với từng bước đi của thời gian, ông lo sợ thời gian trôi đi sẽ mang theo tất cả.
"Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
... Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi"

  • Xuân Diệu cảm nhận được sự khó vượt qua sự anh ước muốn chủ quan của con người với sự chật hẹp của đất trời. => Cảm xúc xót xa tiếc nuối, muốn tuổi xuân vĩnh viễn.
  • Thi sĩ nhìn đâu cũng thấy tàn phai, chia phôi, ly tán.
+ "Trích thơ"
  • Cách xưng hô thay đổi "tôi" -> "ta": không chỉ là khao khát cuồng nhiệt cá nhân mà còn muốn truyền tình yêu cuộc sống cho tất cả mọi người.
  • Thi sĩ muốn ôm cả thế giới, xuân sắc xuân tình nhưng vòng tay quá nhỏ nên phải siết chặt chẽ hơn.
  • "Hỡi Xuân Hồng ta muốn cắn vào ngươi": đây chính là đỉnh cao của khát vọng mãnh liệt là tiếng gọi dường như cũng là một lời kết thúc.
Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
- Khổ 1:
"Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt dữ điền"
+ Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi gợi ra nhiều sắc thái "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?". Vừa hỏi vừa nhắc nhở, vừa trách móc lại vừa mời mọc. Có thể hiểu đây là lời trách móc nhẹ nhàng và cũng lời lời mời gọi tha thiết của cô gái thôn Vĩ tới nhân vật trữ tình, cũng có thể đang nói với nhà thơ. Hoặc, cũng có thể là lời nhà thơ tự hỏi mình là ao ước thầm kín của người đi xa mong được trở về thôn Vĩ
- Ba câu tiếp theo của khổ thơ thứ nhất là những hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ về xứ Huế.
+ Bức tranh thôn Vĩ trong hồi tưởng của Hàn Mặc Tử đẹp lung linh với sắc "xanh như ngọc", với nắng tinh khôi của buổi bình minh, với những hàng cau thẳng tắp, vươn cao đón lấy những tia nắng sớm mai
+ Bức tranh ấy càng trở nên sống động hơn bởi sự xuất hiện của con người: nhẹ nhàng, kín đáo, thấp thoáng sau những cành trúc
- Xứ Huế hiện lên trong bức tranh thôn Vĩ đã đẹp lại được tô điểm thêm bởi dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng trong khổ thơ thứ 2:
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
+ Ở hai câu thơ đầu, nhà thơ miêu tả vẻ nhẹ nhàng, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế với gió mây nhè nhẹ bay, dòng nước chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa. Cảnh vật nhuốm màu tâm trạng: gió, mây như chia lìa, gió một đường, mây một nẻo
+ Động từ "lay" gợi tả cảnh sắc ngưng trệ, tĩnh buồn, hiu hắt của thiên nhiên xứ Huế trong câu thơ thứ hai "Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay"
+ Bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm cảnh, thiên nhiên như đã không còn là đối tượng miêu tả mà trở thành phương tiện biểu hiện cõi lòng u ám, buồn bã của con người với những hờ hững, lạnh lẽo, chia lìa,...
+ Nếu khổ thơ đầu là bức tranh thiên nhiên tươi tắn, ấm áp trong cõi thực thì ở đây là thế giới của cõi mơ lạnh lẽo, nhạt nhoà
+ Câu hỏi tu từ "Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?" cho thấy hình ảnh một con người đang bị bủa vây trong thế giới tăm tối, lạnh lẽo bởi nỗi đau đớn, chới với như vọng hỏi một ai đó ở thế giới bên ngoài một câu hỏi da diết, vô vọng
- Trong mỗi câu thơ, ẩn đằng sau vẻ đẹp xứ Huế là nỗi lòng của Hàn Mặc Tử - một tấm lòng chan chứa tình yêu với thiên nhiên, con người xứ Huế nhưng lại rất buồn và cô đơn
- Khổ thơ thứ 3, trong tâm trạng cô đơn và buồn bã, Hàn Mặc Tử hướng lòng mình tới người xứ Huế
+ "Khách đường xa" có thể là nhà thơ hay cô gái nào đó. Nhưng dù là ai đi chăng nữa thì cũng chỉ là khách trong mơ mà thôi
+ Sự xuất hiện của "em" với màu áo trắng nhạt nhoà trong sương khói mờ ảo bỗng tạo nên sự xa cách vô hình
+ Vì lẽ đó câu thơ cuối bài mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm tha thiết với cuộc đời "Ai biết tình ai có đậm đà?"
4. Bàn luận, đánh giá
- Hai ý kiến bổ sung, hỗ trợ cho nhau, cả hai đánh giá cao vai trò của người sáng tác, tài năng của họ
- Với "Vội vàng", bài thơ thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của cái tôi trong thơ mới đó là niềm khát khao sống mãnh liệt sống hết mình trong cuộc đời của nhà thơ
- "Đây thôn Vĩ Dạ" thể hiện nỗi niềm tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu sự sống qua nỗi buồn, nỗi nhớ cô đơn của một con người trong cảnh ngộ đơn phương vô vọng của tình yêu đôi lứa
- Cả hai bài thơ đều sử dụng ngôn ngữ một cách có chọn lọc, nhiều biện pháp nghệ thuật,.... thể hiện trọn vẹn tài năng của mình
Kết bài: Khẳng định lại ý đúng của hai ý kiến, nhận định về 2 tác giả, tác phẩm

Kiến thức liên quan: Kiến thức trọng tâm ngữ văn 11
Nếu còn thắc mắc hãy đặt câu hỏi nhé
Chúc bạn học tốt!
 

Trần Duy Anh

Học sinh
Thành viên
29 Tháng mười một 2019
111
37
36
Hà Nam
THCS Tiến Thắng
Bạn ơi chỗ giải thích hai ý kiến xong á , có phải rút ra mối quan hệ của 2 ý kiến đấy k hay đi phân tích chứng minh luôn ?
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Bạn ơi chỗ giải thích hai ý kiến xong á , có phải rút ra mối quan hệ của 2 ý kiến đấy k hay đi phân tích chứng minh luôn ?
Có thể rút ra luôn cũng được nha
Nhưng mình quen là sau khi chứng minh xong mới nhận xét, là phần 4 phía trên ấy bạn
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
hmmm, không có phần bàn luận về 2 ý kiến à bạn .
Đây nha
[tex]\rightarrow[/tex] "Thiếu cái tôi thơ chỉ là ly rượu nhạt": Nghệ thuật luôn đòi hỏi sự sáng tạo, mới lạ, nếu thiếu đi chất riêng, tác phẩm nào cũng như tác phẩm nào thì chỉ là sự sao chép vô hồn, thơ chân chính được công nhận khi nó để lại dấu ấn đặc trưng trong lòng người đọc; những gì rập khuôn, đơn điệu và quá đỗi nhàm chán sẽ không được chấp nhận. Ly rượu chỉ ngon khi nó đậm đà, có vị riêng, không phải thứ rượu được pha loãng hay thêm tạp chất, thơ cũng như thế, chỉ hay khi chứa đựng cái đặc biệt, không dễ hòa lẫn ở bất cứ đâu. Như nhà văn Nam Cao từng nói: thơ ca chỉ “dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”
[tex]\rightarrow[/tex] “Niềm vui của người nghệ sĩ chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”: Ý kiến nhấn mạnh vai trò của người sáng tác, tác giả, người nghệ sĩ đích thực, biết nghĩ cho đời và có tài năng mới có thể đem đến những tác phẩm hay, đặc sắc

~~~~~

4. Bàn luận, đánh giá
- Hai ý kiến bổ sung, hỗ trợ cho nhau, cả hai đánh giá cao vai trò của người sáng tác, tài năng của họ
- Với "Vội vàng", bài thơ thể hiện rất rõ ý thức cá nhân của cái tôi trong thơ mới đó là niềm khát khao sống mãnh liệt sống hết mình trong cuộc đời của nhà thơ
- "Đây thôn Vĩ Dạ" thể hiện nỗi niềm tha thiết yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu sự sống qua nỗi buồn, nỗi nhớ cô đơn của một con người trong cảnh ngộ đơn phương vô vọng của tình yêu đôi lứa
- Cả hai bài thơ đều sử dụng ngôn ngữ một cách có chọn lọc, nhiều biện pháp nghệ thuật,.... thể hiện trọn vẹn tài năng của mình
Chứ theo bạn hai phần này mình viết là cái gì nè?
 
  • Like
Reactions: Trần Duy Anh

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
bạn vừa giải thích vừa bàn luận luôn á hỏ

bạn vừa giải thích vừa bàn luận luôn á hỏ
Đúng rồi á
Mình có phân tích chút về "ly rượu" ngon như nào, thơ hay ra sao nữa mà. Chứ không tính bàn luận thì mình chỉ nhấn mạnh ý nghĩa của câu nói thôi.
 
  • Like
Reactions: Trần Duy Anh
Top Bottom