Sinh 12 Chọn giống vật nuôi và cây trồng

DimDim@

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng chín 2021
608
676
121
Cần Thơ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây?
A. Lai khác dòng.
B. Lai thuận nghịch.
C. Lai phân tích.
D. Lai khác dòng kép.
Câu 2: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
A. đột biến gen.
B. đột biến NST.
C. biến dị tổ hợp.
D. biến dị đột biến.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
D. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.
Câu 4: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì:
A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 5: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
A. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
B. lai khác dòng.
C. lai xa.
D. lai khác thứ.
Xin cảm ơn !
 
  • Like
Reactions: Vũ Linh Chii

Vũ Linh Chii

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
18 Tháng năm 2014
2,843
3,700
584
20
Tuyên Quang
THPT Thái Hòa
Câu 1: Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không sử dụng kiểu lai nào dưới đây?
A. Lai khác dòng.
B. Lai thuận nghịch.
C. Lai phân tích.
D. Lai khác dòng kép.
Người ta không sử dụng kiểu lai phân tích: phép lai phân tích thường chỉ dùng để xác định kiểu gen của các cá thể có kiểu hình trội, không mang lại ưu thế lai
=> Đáp án đúng là C
Câu 2: Loại biến dị di truyền phát sinh trong quá trình lai giống là
A. đột biến gen.
B. đột biến NST.
C. biến dị tổ hợp.
D. biến dị đột biến
Biến dị phát sinh trong quá trình lai giống là biến dị tổ hợp: Sự tổ hợp lại các tính trạng của bố và mẹ để tạo ra kiểu hình mới khác thế hệ "phụ huynh"
=> Đáp án đúng là C
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau.
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
D. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.
Ưu thế lai sẽ biểu hiện cao nhất ở đời F1 bởi vì F1 là thế hệ dị hợp tất cả các cặp gen. Tiếp tục cho nó sinh sản sẽ làm tăng tỉ lệ gen đồng hợp, giảm tỉ lệ gen dị hợp (hiện tượng thoái hóa giống)
=> Đáp án đúng là C

Câu 4: Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hóa giống vì:
A. các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.
B. các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do chúng được đưa về trạng thái đồng hợp.
C. xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.
D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Chị đã giải thích ở câu bên trên rồi nè :3
=> Đáp án đúng là B

Câu 5: Trong chọn giống, để tạo ra dòng thuần người ta tiến hành phương pháp
A. tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết.
B. lai khác dòng.
C. lai xa.
D. lai khác thứ.
Để tạo giống người ta thường sử dụng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết. Giải thích cơ chế thì tương tự câu 3 và câu 4. Cho tự thụ hoặc giao phối cận huyết sẽ làm tăng tỉ lệ gen đồng hợp và giảm tỉ lệ gen dị hợp.
=> Đáp án đúng là A

Có chỗ nào không hiểu thì hỏi lại chị nhé :3
Chúc em học tốt ^^
 
  • Like
Reactions: DimDim@
Top Bottom