Hóa Những điều kỳ thú về hóa học. P1: NƯỚC

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hi mọi người, xoay quanh cuộc sống chúng ta có rất nhiều điều thú vị ai cũng biết mà không phải ai cũng biết. Và hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thứ thông thuộc nhất, nó chiếm đến 70% cơ thể người và có trên 3/4 diện tích bề mặt trái đất đó chính là Nước :D
Chap 1:

1. Nước có loại nặng loại nhẹ không?

Tin hay không tin đó là quyền của bạn, nước thực sự có loại nặng loại nhẹ. Được nghỉ còn có một người anh em khác nữa là nước nặng. Hàm lượng được nhà trong thiên nhiên cao hơn so với nước nặng. Cứ trong khoảng 50 triệu gam nước bình thường thì có khoảng 7,5 nghìn ra nước nặng. Trong tự nhiên nước nhẹ có ở ao, hồ, sông, ngòi, nước mưa, tuyết nhưng nước nặng chỉ có thể có trong các cơ thể loài động vật, thực vật và một số khoáng vật.
Về bề ngoài, nước nặng và nước nhẹ rất giống nhau, đều là thể lỏng trong suốt, không màu, nhìn hoàn toàn khác nhau về trọng lượng. Ở nhiệt độ 20 độ C, 1 ml nước nhẹ có trọng lượng 0, 9982 gam, những trọng lượng của một lý lịch nước nặng lại lên tới 1, 1056 gam. Đó là do thành phần của nước nặng gồm 2 nguyên tử deuteri và một nguyên tử oxi, còn thành phần của nước nhẹ gồm 2 nguyên tử potori (đồng vị của hidro) và một nguyên tử oxi. nguyên tử deuteri nhiều hơn nguyên tử pơtoti1 notron nên trọng lượng của vật potori nhỏ hơn trọng lượng của deuteri. Mới giá nước nặng còn sợ lạnh hơn nước nhẹ, ở điều kiện nhiệt độ 3,8 độ C nước nặng đã bắt đầu đóng băng, những ở điều kiện 0 độ C nước nhẹ mới bắt đầu đóng băng. Được nhiều lại dễ bay hơi hơn nước nặng cho nên hàm lượng nước nhẹ trong nước mưa vào trong Tuyết cao hơn nhiều so với nước nặng. Trong nghiên cứu khoa học các nhà khoa học phát hiện ra rằng đất nặng và nước nhẹ khác biệt nhau khá lớn trên nhiều phương diện. Nước nhẹ cần cho nhu cầu của cơ thể sống, dùng nước thanh từ tuyết có hàm lượng nhẹ cao để tưới cho cây dưa chuột sẽ có thể làm tăng sản lượng lên đến 210%. Thả một con cá nhỏ vào trong nước có hàm lượng nước nặng cao chỉ sau vài giờ con cá sẽ chết. Tuy vậy nước nặng không có lời trực tiếp cho cơ thể sống nhưng nó có thể gián tiếp làm lợi cho cuộc sống con người. Nếu 1000 gam than có thể làm cho xe lửa chạy được 8 m thì năng lượng của 1000 gam hợp chất có được sau khi deuteri kết hợp với một nguyên tử tởkhác có thể làm cho xe lửa chạy từ trái đất đến mặt trăng.
2.Tốc độ đóng băng của nước nóng và nước lạnh

Erasto Mpemba và bạn cùng lớp của mình thường làm kem bằng sữa đun sôi, trộn với đường và để nguội trước khi cho vào tủ lạnh để đông. Vào một ngày, Mpemba cảm thấy không đủ kiên nhẫn chờ hỗn hợp sữa nguội trước khi cho vào tủ lạnh, ông đã đưa sữa vẫn còn nóng vào trong tủ lạnh và hy vọng nó sẽ đông nhanh hơn. Điều này khiến rất nhiều người cảm thấy ngạc nhiên khi kem của Mpemba đông nhanh hơn so với bạn cùng lớp. Năm 1969, Mpemba đã hợp tác với một giáo sư vật lý để đưa ra bài báo mô tả về hiện tượng rõ ràng này. Cho đến nay, hiện tượng này vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
su-that-thu-vi-ve-su-dong-bang-cua-nuoc.jpg

Nguồn: sưu tầm
Mọi người còn biết điều gì ki thú về "nguồn sống" này, hãy đăng lên để mọi người cùng tìm nhiểu nha.
Chúc mọi người một buổi tối tốt lành.:Rabbit88
 
Last edited:

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Chap 2:
3.NƯỚC UỐNG

Nước uống là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống và đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể. Bất kỳ một sinh vật nào trên trái đất cũng không thể tồn tại nếu không có nước.
co-nen-tai-su-dung-nuoc-thai-tu-may-loc-nuoc-ro--5.jpg

Song không phải ai cũng biết những sự thật xoay quanh về nước. Dưới đây là 5 điều cực thú vị về nước có thể bạn chưa biết.

1.Nước ấm “đánh bay” cơn khát nhanh hơn nước lạnh

Theo bác sĩ Ninh Hồng, báo Sức khỏe & Đời sống, các phân tử nước khi ở nhiệt độ thấp sẽ tích hợp lại nên khó thẩm thấu vào tế bào. Trong khi đó, phân tử H2O trong nước ấm lại dễ thấm hơn vào tế bào hơn, nhờ đó giúp bổ sung nhanh lượng nước hao hụt.
Hơn nữa, uống nước ấm cũng đem lại vô vàn lợi ích cho sức khoẻ con người vì nó làm tăng lưu thông máu, và bảo vệ các cơ quan nội tạng, giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm căng thẳng…
Buổi tối, các ống nước đã được làm sạch nhờ lưu lượng nước lớn chảy suốt cả ngày, nhờ vậy nước có chất lượng tốt nhất. Do đó, nên lấy nước để đun uống vào thời điểm cuối ngày để yên tâm nhất.

2.Người trưởng thành bình thường “thất thoát” trung bình gần 2.5L nước mỗi ngày

Mỗi ngày trung bình một người lớn mất khoảng 1.4L nước khi đi tiểu, 0.5L qua mồ hôi, 237ml qua đường hít thở. Suy ra, tối thiểu bạn phải bổ sung 2.5L nước mỗi ngày nếu không muốn cơ thể kêu cứu

3.Không khí chứa nhiều nước hơn tất cả các con sông cộng lại
Mỗi ngày, mặt trời làm bay hơi hàng tỷ tấn hơi nước, riêng 1 cái cây cũng tạo ra khoảng 270L hơi ẩm. Theo Wikipedia, không khí chứa 12,900 km3 nước, gấp 6 lần thể tích nước chứa trong các con sông.

4.Chỉ 0.3% nước trên bề mặt Trái Đất có thể uống được
Theo National Geographic, trong tổng số 1.386 tỷ km3 nước trên trái đất, có tới 97% là nước mặn. 0.3% lượng nước ngọt ít ỏi còn lại tồn tại trên mặt đất dưới dạng sông, hồ, các đầm lầy và được chia dùng bởi con người cùng muông thú. Đó là lý do vì sao chúng ta phải luôn tiết kiệm nước.

4.NƯỚC BIỂN
T%E1%BB%95ng-h%E1%BB%A3p-nh%E1%BB%AFng-h%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-%C4%91%E1%BA%B9p-v%E1%BB%81-bi%E1%BB%83n-4.jpg


1. Tại sao nước biển màu xanh?
Nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám mây xám thì nước biển lại trở thành màu xám.
Ánh sáng mặt trời do ánh sáng của 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, cấu tạo thành. Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt biển, trong nước biển tồn tại rất nhiều phần tử lửng lơ có kích thước nhỏ, những ánh sáng có sóng dài như ánh sáng đỏ, cam không thể xuyên qua những vật cản này và tiến thẳng về phía trước.
Trong quá trình tiến thằng về phía trước, chúng không ngừng bị nước biển và các sinh vật biển hấp thu. Còn những ánh sáng có sóng ngắn như ánh sáng lam, tím tuy cũng có một phần bị nước biển và tảo biển hấp thụ nhưng phần lớn khi gặp sự cản trở của nước biển đều lần lượt tán xạ ra xung quanh hoặc phản xạ ngay trở lại. Cái chúng ta nhìn thấy chính là phần ánh sáng tán xạ hay bị phản xạ ra. Nước biển càng sâu, ánh sáng xanh bị tán xạ và phản xạ càng nhiều nên biển luôn có màu xanh bích.
Đối với các màu nóng như đỏ, cam có thể xuyên qua mọi vật cản tiến thẳng chiếu rọi xuống dưới, ánh sáng màu này không ngừng bị nước biển và các sinh vật biển hấp thu. Đây là lý do tại sao nước sông không có màu xanh như nước biển.

2.Tại sao sóng biển lại có màu trắng?
Sóng biển là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn nên nhìn lúc nào cũng trắng xoá.
Cốc thủy tinh đều trong suốt không màu, các miếng thủy tinh sau khi cốc bị vỡ vẫn trong suốt, nhưng khi ta quét chúng lại với nhau, chúng sẽ trở thành một đống trắng xóa. Hơn nữa thủy tinh càng vỡ vụn, đống được vun lại có màu sắc càng trắng. Nếu thủy tinh bị vỡ thành các hạt thủy tinh (giống như bột) thì nó sẽ trông như một đống tuyết.
Thực ra thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời và cũng có thể phản xạ lại, thủy tinh chất thành đống nên khi ánh sáng chiếu qua, ngoài hiện tượng phản xạ còn xảy ra nhiều đợt khúc xạ, còn tia sáng sau khi trải qua nhiều lần triết quang sẽ khúc xạ hoặc tán xạ ra theo những hướng khác nhau. Mắt chúng ta gặp phải tia sáng này sẽ có cảm giác trắng xoá.
Sóng biển là dạng các hạt thủy tinh đã vỡ vụn, tương tự cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi tạo ra màu trắng khi nhìn.

Nguồn: sưu tầm
 

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
1.Nước ấm “đánh bay” cơn khát nhanh hơn nước lạnh

Theo bác sĩ Ninh Hồng, báo Sức khỏe & Đời sống, các phân tử nước khi ở nhiệt độ thấp sẽ tích hợp lại nên khó thẩm thấu vào tế bào. Trong khi đó, phân tử H2O trong nước ấm lại dễ thấm hơn vào tế bào hơn, nhờ đó giúp bổ sung nhanh lượng nước hao hụt.
Hơn nữa, uống nước ấm cũng đem lại vô vàn lợi ích cho sức khoẻ con người vì nó làm tăng lưu thông máu, và bảo vệ các cơ quan nội tạng, giúp nâng cao hệ miễn dịch, giảm căng thẳng…
Buổi tối, các ống nước đã được làm sạch nhờ lưu lượng nước lớn chảy suốt cả ngày, nhờ vậy nước có chất lượng tốt nhất. Do đó, nên lấy nước để đun uống vào thời điểm cuối ngày để yên tâm nhất.
Em vẫn không rõ chỗ này cho lắm vì lúc em uống nước thường/ấm thì phải uống 2 ly mới hết khát còn nước lạnh em chỉ cần uống 1 ly :D
 

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Em vẫn không rõ chỗ này cho lắm vì lúc em uống nước thường/ấm thì phải uống 2 ly mới hết khát còn nước lạnh em chỉ cần uống 1 ly :D

Theo bác sĩ Ninh Hồng, báo Sức khỏe & Đời sống, các phân tử nước khi ở nhiệt độ thấp sẽ tích hợp lại nên khó thẩm thấu vào tế bào. Trong khi đó, phân tử H2O trong nước ấm lại dễ thấm hơn vào tế bào hơn, nhờ đó giúp bổ sung nhanh lượng nước hao hụt.
Theo lý giải của chị nhé, nước ấm sẽ hấp thụ nhanh hơn khiến cho cơ thể nhanh hấp thụ đỉ nguồn nước hơn.
Nhưng do em uống nước mát đã tạo thành thói quen ~> phản xạ có điều kiện nên khi uống vào vị giác mới kích thích thần kinh đến trung ương và thông báo là em đã cung cấp nước cho cơ thể.
Nhưng nếu trước đó em uống một cốc nước ấm rồi sau đó uống một ít nước lạnh em thì thời gian để cơ thể em cảm thấy "khát" trở lại sẽ lâu hơn uống 1 cốc nước lạnh.
 

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,481
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
đúng rồi, vậy muối ở đâu ra nhỉ =(((( ? không thể tự nhiên mà có được
Cái này em có đọc trên mạng nên cũng biết sơ sơ không biết có đủ không ?? Có thiếu sót mọi người thông cảm
Nguồn gốc:
Một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền. Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Lượng muối tích tụ trong các sông tới biển khi nước sông đổ về qua các cửa biển.
 
Last edited:

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
Chap 3:
Vì sao đá và băng lại nổi trên nước dù chúng đều là nước ?

Hầu như mọi vật chất đều nở ra khi nóng và co lại khi lạnh. Nước cũng tương tự như vậy nhưng đến khi nhiệt độ giảm từ 4 độ C xuống dưới mức này, nước bắt đầu đi ngược lại quy luật, nó bắt đầu nở ra ngay cả khi đông đặc.
Nguyên nhân là do cấu trúc tinh thể của nước. Do nước nở ra đồng nghĩa cùng 1 lượng, nước ở nhiệt độ 4 độ C có thể tích nhỏ nhất. Hay nói cách khác nước ở 4 độ C có trọng lượng riêng lớn nhất (1.000kg/1m3). Cùng với đó, nước dưới 4 độ C nở ra rất mạnh. Khoảng 8% thể tích. Còn nước ở nhiệt đọ sôi chỉ khoảng 4% thể tích.
Do đó, khi nước ở thể lỏng sẽ luôn có trượng lượng riêng cao hơn nước đá, nên nước đá sẽ luôn nổi trên nước, dù là lúc nước nở ra hết cỡ do tăng nhiệt độ.

nuoc-da-khong-chim.png


~> Vì sao thể tích của nước lại tăng khi giảm nhiệt xuống dưới 4 độ C?
Như chúng ta đã được biết, nước có thành phần chính là H2O (hay nước tinh khiết chỉ chứa H2O). Trong đó 2 nguyên tử H tạo liên kết với O tạo liên kết O-H. O là một chất có độ âm điện rất lớn (thứ 2) và H là nguyên tố phi kim có độ âm điện bé nhất nên liên kết O-H ở đây sẽ có một số tính chất như liên kết ion.
Do có tính chất này, nên O đã thu hút nguyên tử H của nguyên tử H tạo liên kết kém bền H- - -O được gọi là liên kết hidro :
2 H-O-H --> HO-H - - - OH2 (quá trình hidrat nước)
Quá trình hidrat nước và dehidrat nước xảy ra liên tục và tùy thuộc vào trạng thái của nước để xác định xem dạng nào chiếm ưu thế.
n(H2O) <---> [H2O]n
Trong nước đá, các phân tử nước sẽ kết hợp với nhau tạo thành tinh thể, và chúng được sắp xếp một cách quy luật hơn ( cứ 4H2O tạo thành một ô mạng cơ sở tứ diện) .Khi nhiệt độ giảm xuống 4 độ C thì quá trình tạo thành tinh thế tứ diện ([H2O]4) diễn ra mạnh mẽ nhất.Và do sự sắp xếp này làm cho khoảng cách giữa phân tử nước này và phân tử nước khác xa nhau hơn khi mà các nguyên tử nước tự do trong dung dịch lỏng.
~> Thể tích của nước đá sẽ lớn hơn
upload_2021-10-10_11-26-55.png
upload_2021-10-10_11-25-29.png
 
Top Bottom