Văn 11 Phân tích nội dung nghệ thuật

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân tích nội dung ý nghĩa và nghệ thuật đặc sắc của các văn bản văn xuôi hiện đại giai đoạn 1930-1945. Gồm các văn bản sau:
* Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
* Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
* Hạnh phúc một tang gia (Trích “Số đỏ” - Vũ Trọng Phụng)
* Chí Phèo (Nam Cao)
Giúp mình nhanh với ạ
@Trần Tuyết Khả
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
1. Hai đứa trẻ: là một truyện ngắn tiêu biểu của tác giả Thạch Lam đã miêu tả đầy ám ảnh bức tranh đời sống phố huyện nghèo lúc chiều tối và tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ.
a) Giá trị nội dung:
Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía niềm xót thương với những sống cơ cực quẩn quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo những ngày trước Cách mạng. Đồng thời ông cũng biểu lộ sự trân trọng ước vọng đổi đời mơ hồ trong họ.
b) Giá trị nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản như không có truyện.
- Miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế.
- Chất liệu hiện thực hòa quyện cùng lãng mạn, yếu tố tự sự đan cài với trữ tình tạo nên nét đặc sắc khó lẫn cho tác phẩm.
- Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa tả cảnh và diễn tả tâm trạng.
2. Chữ người tử tù:
a) Giá trị nội dung:
Trong truyện ngắn Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã khắc hoạ thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước.
b) Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ éo le, kì lạ giữa hai nhân vật Huấn Cao với viên quản ngục. Ở vị thế đối kháng nhưng đã trở thành tri âm, tri kỉ
- Tạo không khí cổ xưa cho tác phẩm: Những chi tiết về cảnh, người của một thời vang bóng. Sử dụng một loạt từ ngữ Hán-Việt rất đắt như: phiến chat, thầy bát, thầy thơ lại, viên quản ngục, thiên lương, án thư, pháp trường, bộ tứ bình, bức trung đường, bái lĩnh… tạo nên mầu sắc lịch sử, cổ kính.
- Thủ pháp tương phản đối lập, cách khắc họa nhân vật theo bút pháp lãng mạn, làm nổi bật gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, lí tưởng và hiện thực.
3. Hạnh phúc một tang gia
a) Giá trị nội dung:
- Qua đoạn trích, người đọc thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
b) Giá trị nghệ thuật:
- Bút pháp phóng đại, trào lộng đặc sắc
- Xây dựng chi tiết nghệ thuật đặc sắc
- Giọng điệu đa thanh
4. Chí phèo
a) Giá trị nội dung:
- Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính
b) Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật điển hình hoá nhân vật đạt đấn trình độ bậc thầy: Chí Phèo là điển hình sinh động cho những người nông dân cố cùng bị hủy hoại, tha hoá, lưu manh hóa đến tận cùng bởi thế lực tàn bạo.
- Nghệ thuật trần thuật, miêu tả tâm lí tài tình -> tình huống kịch tính -> Nhận ra được bi kịch thân phận Chí Phèo: thức tỉnh sau đêm say rượu gặp Thị Nở; đoạn Chí Phèo bị cự tuyệt tình yêu...
- Kết cấu vòng tròn: Mở đầu truyện bằng hình ảnh đứa bé trần truồng xám ngắt nằm bên chiếc lò gạch cũ, kết thúc bằng hình ảnh Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng mình và thoáng nghĩ đến một cái lò gạch xa xôi vắng người qua lại... -> Số phận bế tắc, quẩn quanh không lối thoát
- Ngôn ngữ, giọng điệu của Nam Cao được thể hiện một cách sinh động, đa dạng trong truyện ngắn này. Ngòi bút hiện thực vừa tỉnh táo, khách quan, sắc lạnh lại vừa đằm thắm, trữ tình như hòa quyện, xuyên thấm vào nhau. (PCNT của Nam Cao
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom