Văn 9 Đọc hiểu, ý nghĩa của lòng kiên nhẫn

hoangkongu

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng chín 2020
20
5
6
17
Hà Nội
THCS ĐÔNG NGẠC
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

186322201_307431027504897_1442307141618367375_n.png
3e01085cc565303b6974.jpg

Mn giúp e với ạ
E cần gấp
 

sticks

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười một 2018
78
195
36
17
Hà Nội
Tiền Yên
(1) Một chàng trai trẻ đến gặp một chuyên gia đá quý và đề nghị ông ta dạy cho anh trở thành một nhà nghiên cứu về đá quý. Chuyên gia nọ từ chối vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học. Chàng trai cầu xin một cơ hội. Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".
(2) Sáng hôm sau, vị chuyên gia đặt một hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng hãy cầm nó. Rồi ông tiếp tục công việc của mình: mài đá, cân và phân loại đá quý. Chàng trai ngồi yên lặng và chờ đợi.
(3) Buổi sáng tiếp theo, vị chuyên gia lại đặt hòn ngọc bích vào tay chàng trai và bảo chàng cầm nó. Ngày thứ ba, thứ tư, thứ năm sau đó vị chuyên gia vẫn lặp lại hành động trên.
(4) Đến ngày thứ sáu, chàng trai vẫn cầm hòn ngọc bích nhưng chàng không thể im lặng được nữa.
- Thưa thầy - chàng trai hỏi - khi nào thì em sẽ bắt đầu học ạ?
- Con sẽ được học - vị chuyên gia trả lời và tiếp tục công việc của mình.
(3) Vài ngày nữa lại trôi qua và sự thất vọng của chàng trai càng tăng. Một ngày kia, khi vị chuyên gia bảo chàng trai đưa tay ra, chàng định nói với ông ta rằng chàng chẳng muốn tiếp tục việc này nữa. Nhưng khi vị chuyên gia đặt hòn ngọc bích lên tay chàng trai, chàng nói mà không cần nhìn viên đá:
- Đây không phải là hòn đá con vẫn cầm!
- Con đã bắt đầu học rồi đấy - vị chuyên gia nói.
Câu 1:
PTBĐ chính: biểu cảm.
Câu 2:
Do ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học.
Câu 3:
Câu văn có lời dẫn trực tiếp có trong đoạn (1): Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai "Ngày mai hãy đến đây".
=> Lời dẫn gián tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai hãy đến đây vào ngày mai.
Câu 4:
Xác định đây là dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí nên dễ dàng triển khai được các ý sau:
*Giải thích: lòng kiên nhẫn được hiểu là sự kết hợp của kiên trì và nhẫn nại.
*Biểu hiện (Dẫn chứng):
- Lòng kiên nhẫn được thể hiện đơn giản chỉ là từ một cậu học sinh cố gắng học tập quyết tâm chinh phục kì thi.
- Sự kiên nhẫn của cha mẹ trong cách nuôi dạy con.
*Ý nghĩa:
- Đây là một phẩm cách tốt mà mỗi chúng ta bắt buộc phải có để làm cho đời sống tâm hồn mình được hoàn thiện, tốt đẹp, phong phú hơn.
- Rèn cho bạn một tâm thế chủ động, bản lĩnh khi đứng trước thời cuộc. Không run sợ, không chùn bước khi gặp khó khăn, thử thách mà quyết tâm hoàn thành, vượt qua nó tới cùng. Đó chính là nền móng để xây dựng thành công cho chính mình.
- Người có lòng kiên nhẫn thường có lối sống chậm, nhờ vậy họ thường không mang quá nhiều ưu tư để tự gây mệt mỏi cho mình.
- Có trên mình lòng kiên nhẫn, bạn dễ dàng lấy được tình cảm, sự yêu quý từ mọi người xung quanh.
- Từ đó, truyền cảm hứng cho nhiều người khác, góp phần làm nên xã hội văn minh, tốt đẹp.
*Phản đề:
- Phê phán những kẻ lười suy nghĩ, lười hành động, không có mục tiêu và dễ chán nản.
- Lòng kiên nhẫn phải biết sử dụng đúng lúc đúng chỗ, tránh lãng phí thời gian, sức lực vào những mục tiêu, những mơ ước viển vông xa vời.
- Kiên nhẫn phải đi đôi với nhiều đức tính khác: quan tâm, hiểu biết, lịch sự,... để tránh bản thân bị cô lập với xã hội.
*Bài học:
- Nhận thức cho mình giá trị qua trọng của đức tính kiên nhẫn mà cố gắng trau dồi, vận dụng đúng cách.
p/s: Phân tích ví dụ được nêu ra trong đoạn trích để lồng ghép vào đoạn văn:
Chàng trai trong ngữ liệu đã không nản lòng trong từng ngày được ông thầy dạy dỗ. Mặc dù đó chỉ là một công việc quá nhẹ nhàng là hằng ngày đến và cầm một hòn ngọc bích lặp đi lặp lại dễ khiến cho người ta chán nản và bỏ cuộc. Nhưng anh vẫn chờ đợi, không phải là một sự chờ đợi vô ích mà là cố tìm hiểu hòn đá, cố tìm hiểu công việc của anh; nó khác với việc cầm hòn đá và để đầu óc bị lấn át bởi những suy nghĩ tiêu cực, chán chường. Trước lúc anh kịp bỏ cuộc, anh đã nhận ra sự khác biệt của hòn đá và tìm thấy giá trị, bước đầu tiến tới nghiên cứu chuyên sâu về công việc của mình. bài học đầu tiên ông thầy dạy anh chính là về lòng kiên nhẫn, thứ mà anh nhất định phải có khi dấn thân vào nghề đá quý. Thực tế, làm bất kì một công việc gì cũng cần lòng kiên nhẫn vì nếu từ bỏ sớm, sợ sệt trước khó khăn thì bạn sẽ không bao giờ vượt qua nó và đi đến thành công.
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự
(Đây là một câu chuyện kể cho nên PTBĐ chỉ có thể là tự sự)
Câu 2. Ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học.
(Mình trả lời như vật cho đầy đủ nè)
Câu 3. Lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1): "Ngày mai hãy đến đây".
Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai hãy đến đây vào ngày mai.
Câu 4. Dàn ý câu trả lời trên đã đầy đủ rồi nha!
 

sticks

Học sinh
Thành viên
16 Tháng mười một 2018
78
195
36
17
Hà Nội
Tiền Yên
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: tự sự
(Đây là một câu chuyện kể cho nên PTBĐ chỉ có thể là tự sự)
Câu 2. Ban đầu vị chuyên gia lại từ chối lời đề nghị của chàng trai vì ông sợ rằng chàng trai không đủ kiên nhẫn để theo học.
(Mình trả lời như vật cho đầy đủ nè)
Câu 3. Lời dẫn trực tiếp trong đoạn (1): "Ngày mai hãy đến đây".
Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Cuối cùng, vị chuyên gia đồng ý và bảo chàng trai hãy đến đây vào ngày mai.
Câu 4. Dàn ý câu trả lời trên đã đầy đủ rồi nha!
Câu 1 cho em xin lỗi ạ, chỗ này không hiểu sao lúc làm thì đầu em nó lú đánh sang biểu cảm. :(
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
Câu 1 cho em xin lỗi ạ, chỗ này không hiểu sao lúc làm thì đầu em nó lú đánh sang biểu cảm. :(
Nếu kể 1 câu chuyện, chuỗi 1 sự kiện diễn ra như trên câu chuyện trên thì chỉ có thể là tự sự.
Còn biểu cảm là bày tỏ những cảm xúc cá nhân vào một vấn đề, sự việc nào đó. Trong văn có biểu cảm nhưng phương thức biểu đạt (chính) không nhiều. Giống như câu cảm thán: "Trời ơi sao tôi khổ thế này!" hay đoạn văn bộc lộ cảm xúc yêu mến dành cho một ai đó vẫn có nha.
Biểu cảm chủ yếu được sử dụng làm phương thức biểu đạt chính trong các bài thơ nhiều hơn vì nó tạo nên tính hàm súc cho tác phẩm.
:)))) Đôi khi mình nhầm lẫn là bình thường nha. Quan trọng là mình nhận ra thôi. Chị thấy em rất tâm huyết và trả lời các câu hỏi trong đề chính xác đấy. Chúc e học tốt!
 
Top Bottom