Văn 12 phân tích tác dụng biện pháp tu từ, nhịp thơ đoạn trích từ "Việt Bắc"

Quả táo nhỏ

Học sinh
Thành viên
13 Tháng chín 2020
86
36
21
TP Hồ Chí Minh
shhhh!
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Mình đi ,mình có nhớ mình
Tân Trào ,Hồng Thái ,mái đình ,cây đa ?"
các từ 'mình' trong câu trên chỉ ai ?
các địa danh gợi nhắc những gì ?

-phân tích câu 9-20 biện pháp, tác dụng khi dùng BPTT , nhịp thơ ...
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
"Mình đi ,mình có nhớ mình
Tân Trào ,Hồng Thái ,mái đình ,cây đa ?"
các từ 'mình' trong câu trên chỉ ai ?
các địa danh gợi nhắc những gì ?

-phân tích câu 9-20 biện pháp, tác dụng khi dùng BPTT , nhịp thơ ...
"Mình đi ,mình có nhớ mình
Tân Trào ,Hồng Thái ,mái đình ,cây đa ?"

- Trong câu thơ sáu chữ, từ "mình" được nhắc lại tới 3 lần. Từ "mình" thứ nhất và thứ hai được hiểu là người cán bộ về xuôi, còn từ thứ 3 là một từ đa nghĩa. Đó có thể là người dân nơi núi rừng Việt Bắc, là câu hỏi mà người ở lại hỏi người ra đi: liệu về xuôi có nhớ tới người nơi đây không?; cũng có thể hiểu đó chính là các cán bộ, là câu hỏi họ có nhớ về chính bản thân những ngày ở đây, cùng sinh hoạt, cùng chiến đấu hay không?
- Các địa danh trong câu thơ 8 chữ là những địa danh quen thuộc, nơi ghi dấu ấn đáng nhớ của cách mạng. Khi nhắc về, câu thơ lại gợi ra những kỉ niệm, ân tình, ân nghĩa sâu nặng nhất và khắc hoạ cả tâm trạng xúc động của con người khi phải li biệt

* Phân tích câu 9 đến 20
- Các câu 6 (lục): đều là câu hỏi -> nỗi băn khoăn, lo lắng, nhớ thương, không biết người đi có nhớ mình hay không?
+ Điệp ngữ "mình đi" - "mình về" kết hợp với cụm từ "đi" - "về" tuy trái nghĩa nhưng trong trường hợp này đều chỉ về cùng 1 hướng
+ Các câu hỏi hỏi về: thời gian kháng chiến, không gian kháng chiến và con người kháng chiến
+ Câu "mình đi mình có nhớ mình": mình và ta tuy hai mà một (phân tích như trên nhé)
- Các câu 8 (bát)
+ Đối trong câu, từng vế -> tạo 2 vế đăng đối, nhịp nhàng
+ Sử dụng nhiều thành ngữ "mưa nguồn suối lũ", "miếng cơm chấm muối".....
 
  • Like
Reactions: Anais Watterson
Top Bottom