Địa Thuật ngữ địa lý

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

'Áp thấp nhiệt đới' là một cụm từ xuất hiện rất nhiều nơi, đặc biệt là trong các chương trình dự báo thời tiết. Áp thấp nhiệt đới có nghĩa là khu vực khí xoáy có đường kính từ 200-300km, thường hình thành ở các vùng biển nhiệt đới, trong khoảng từ vĩ tuyến 5 đến chí tuyến. Nói cách khác, áp thấp nhiệt đới là khu vực gió xoáy cấp 6 đến cấp 7, có vận tốc dưới 63km/h.
bao2018.jpg


Điều kiện hình thành nên áp thấp nhiệt đới là khi một vùng không khí nóng hơn các vùng xung quanh, khí áp giảm đi, hút gió từ nơi có khí áp cao hơn. Gió này chịu tác dụng của lực Cri-ô-lit (lực tác động tới hướng chuyển động của vật thể do Trái Đất tự quay) nên hướng gió hút vào tâm áp thấp sẽ bị lệch hướng tạo thành gió xoáy.

Ở bán cầu Bắc, gió từ phía ngoài thổi vào tâm theo chiều ngược chiều kim đồng hồ nên gọi là 'xoáy nghịch nhiệt đới'. Còn ở bán cầu Nam thì ngược lại, gió từ phía ngoài thổi vào tâm theo chiều kim đồng hồ nên gọi là 'xoáy thuận nhiệt đới'. Một số khu áp thấp nhiệt đới trong quá trình hình thành có thể phát triên thành bão. Cũng có một số cơn bão khi di chuyển vào đất liền yếu đi và chuyển thành các khu áp thấp nhiệt đới. Về cơ bản, áp thấp nhiệt đới thường có hại nhiều hơn là có lợi, tác hại của áp thấp nhiệt đới chủ yếu là do gió giật mạnh ở gần tâm áp thấp kèm theo mưa lớn, có thể gây lũ lụt cho các nơi mà áp thấp đi qua.
bao-lu.jpg
 
Last edited:

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
'Bóc mòn' là một thuật ngữ dùng để chỉ sự phá hủy các loại đất đá do tác động của ngoại lực và quá trình xói mòn do nước, gió, băng hà và trọng lực, khiến trầm tích đọng ở nơi thấp hơn và đá gốc bị lộ ra. Bóc mòn xảy ra bằng cách bóc dần từng lớp mỏng trên mặt và vận chuyển các sản phẩm phong hóa đi khỏi vị trí ban đầu của nó.
Tùy theo nhân tố tác động mà quá trình bóc mòn có các tên gọi khác nhau như: xâm thực, mài mòn, thổi mòn….

hinh-9-4-xc3b3i-mc3b2n-c491e1baa5t-do-dc3b2ng-che1baa3y-te1baa1m-the1bb9di1.png


Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình bóc mòn là:
- Bề mặt.
- Đặc điểm vật liệu.
- Điều kiện kiến tạo của vỏ Trái Đất.
- Khí hậu.
- Thảm thực vật.
- Các hoạt động của con người.

Trong điều kiện kiến tạo ổn định, kết quả của bóc mòn tạo ra những đồng bằng bóc mòn. Một số dạng địa hình do quá trình bóc mòn tạo thành:
Địa hình xâm thực do nước chảy trên bề mặt bao gồm nhiều loại khác nhau như các rãnh sông (do nước tràn khe), khe rãnh xói mòn (do dòng chảy tạm thời), các thung lũng sông, suối (do dòng chảy thường xuyên), bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá sót hình nấm (do gió tạo thành), vịnh hẹp băng hà, cao nguyên băng hà (do băng hà)…
500px-KharazaArch.jpg
Badlands_at_the_Blue_Gate_Utah-350x415.png


120520kpda05_f5407.jpg
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại: Thuật ngữ dùng để chỉ cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật bắt đâu từ giữa thế kỉ XX để phân biệt với cuộc cách mạng KHKT đã xảy ra vào giữa thế kỉ XIX. Tiền đề của cuộc cách mạng KHKT hiện đại là những phát minh về KHKT từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Cách mạng KHKT là một quá trình thay đổi căn bản của hệ thống kiến thức về KHKT diễn ra trong mối quan hệ khăng khít với quá trình phát triển của xã hội loài người.

Cuộc cách mạng KHKT có 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ 1940-1970 và gia đoạn 2 từ 19070 đến nay. Đặc trưng cơ bản của gia đoạn đầu là: sự phát triển mạnh mẽ các ngành KHKT, phù hợp với thời kì khôi phục và phát triển nền kinh tế thế giới đã bị kiệt quệ sau chiến tranh thế giới thứ II, tập trung vào 4 hướng chủ yếu: tăng cường khai thác các nguồn năng lượng mới, mở rộng các cơ sở nguyên vật liệu, nâng cao năng suất lao động và đẩy mạnh phạm vi nghiên cứu ra các đại dương và vũ trụ.
185051915-5f7c87b3-984c-4934-8a86-87008b18389f.jpg

Nhưng sự phát triển với tốc độ nhanh của nền kinh tế theo chiều rộng trong giai đoạn này, đặc biệt là sản xuất công nghiệp với cường độ và quy mô lớn đòi hỏi khối lượng nguyên, nhiên liệu lớn, dẫn đến tình trạng suy kiệt các tài nguyên, ô nhiễm môi trường. Thập kỷ 70 đã xảy ra cuộc khủng hoảng năng lượng và nguyên liệu, giá các loại nguyên vật liệu cũng như nhân công tăng rất cao, sự cạnh tranh thị trường giữa các nước công nghiệp diễn ra khốc liệt. Đó là lý do vì sao cuộc cách mạng KHKT giai đoạn II ra đời.Đặc trưng của giai đoạn II tập trung vào các hướng: Thay thế và giảm bớt việc sử dụng các nguồn năng lượng, nguyên vật liệu truyền thống.Tăng cường tự động hóa trong sản xuất công nghiệp và nhiều ngành kinh tế. Phát triển nhanh và không ngừng hoàn thiện kỹ thuật điện tử và tin học viễn thông. Ngoài ra còn một số khía cạnh khác như phát triển công nghệ sinh học và công nghệ môi trường.
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Đá: Thuật ngữ dùng để chỉ vật liệu có độ cứng ở nhiều mức độ khác nhau, tạo nên lớp vỏ rắn của Trái đất. Đá có thể được cấu tạo do một loại khoáng thuần nhất hoặc do nhiều loại khoáng khác nhau, cũng có loại đá được cấu tạo do sự gắn kết nhiều khối nhỏ của các loại đá khác. Có nhiều loại đá khác nhau về màu sắc, hình dáng kết cấu, độ cứng, thành phần, độ thấm, khả năng chống xói mòn và các đặc tính lý hóa khác. Có 3 loại đá chính, đó là: Đá hóa thành, đá trầm tích, đá biến chất.
images5348032_46679504_2114778335518893_384558091644960768_n.jpg


Đá hóa thành hình thành khi nham thạch được làm nguội và rắn lại trong vỏ Trái Đất, hoặc khi dung nham phun trào được làm nguội và rắn lại trên bề mặt Trái đất. Có 2 loại đá hóa thành chính:
- Đá Plutonite (đá xâm nhập) nguội dần một cách chậm chạp ở sâu trong lòng đất. Đá Granite là dạng phổ biến của Plutonite.
- Đá núi lửa (đá dung nham phun trào) được hình thành từ việc nguội dần và rắn lại của dung nham sau khi núi lửa phun. Một loại đá núi lửa phổ biến là đá Baketchup.
7712897088_462eda3173_b.jpg


Đá trầm tích có nguồn gốc từ sự lắng đọng và tích lũy của các vật chất trên mặt đất hoặc dưới nước sau hàng triệu năm. Các mảnh trầm tích thường bị các tác nhân xói mòn làm tổn hại. Chúng bị mưa, dòng chảy của sông, sóng bào mòn, bị sương hoặc tuyết rơi làm trượt xuống dốc núi....vv... Các lớp dày của đá trầm tích bị chôn vùi sâu, kết thành khối hoặc gắn chặt vào nhau tạo thành các địa tầng Trái Đất, biến đổi từ từ gây ra các sự thay đổi về vật lý, hóa học. Đá trầm tích do đó còn được gọi là đá phân tầng. Đá trầm tích ít hợp nhất hơn so với đá hóa thành và đá biến chất. Loại đá này thường chứa các hóa thạch do được hình thành ở những vùng có nhiều sinh vật. Sự tích lũy liên tiếp của các lớp cặn trên đất liền hoặc dưới biển, cuối cùng hình thành nên nhiều dạng đá trầm tích.
da-tram-tich-1.JPG


Đá biến chất là loại đá bị biến đổi với các đặc tính hóa học và vật chất mới khá khác biệt so với loại đá nguyên thủy. Không có ai thật sự chứng kiến được quá trình hình thành của đá biến chất vì quá trình này diễn ra sâu trong lòng Trái đất và hầu hết đều dưới nhiệt độ cực cao. Có nhiều lý do khiến gây ra sự biến hóa của loại đá này:
- Nhiệt độ khiến các thành phần khoáng kết tinh lại.
- Các tác đọng mạnh làm thay đổi cấu trúc đá.
- Sức ép trong lòng Trái đất khiến các khoáng chất không ổn định trong đá bị thay đổi về mặt hóa học tạo thành loại đá mới.
- Nước làm tan rã một số loại khóng chất trong đá và tích lũy thêm các loại khoáng chất khác.
1*cx3nZgqnC-xgKX0APDiKJw.jpeg
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Thuật ngữ El nino là từ dùng để chỉ hiện tượng một dòng hải lưu ấm xuất hiện khoảng Giáng sinh và kéo dài khoảng vài tháng. Trong một số chu kỳ El nino, hiện tượng dòng hải lưu ấm này làm gián đoạn mùa đánh cá đến tận tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau. Trải qua nhiều năm, thuật ngữ El nino được sử dụng để chỉ hiện tượng dòng hải lưu ấm và các ảnh hưởng của nó không chỉ đối với các ngư dân ở Ecuador, Peru mà còn đối với các ngành nghề khác nhau trên toàn thế giới.
elnino.jpg


Theo một định nghĩa đơn giản El nino là hiện tượng phá vỡ điều kiện bình thường của hệ thống đại dương - khí quyển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương gây nên những ảnh hưởng đến thời tiết trên qui mô toàn cầu. Hay theo một định nghĩa khác El nino là hiện tượng vùng biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương ấm lên một cách bất thường.

El nino là kết quả của sự tương tác của bề mặt biển ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương với lớp khí quyển ngay bên trên nó. Đây là hiện tượng xảy ra do nội lực giữa hai cực đại dương - khí quyển. Chiều rộng của Thái Bình Dương cũng là một trong những nguyên nhân sinh ra hiện tượng El nino. Nghiên cứu phát hiện, việc phát sinh sự kiện En Ni-nhô có liên quan với sự biến hoá vận tốc tự quay Trái Đất, từ niên đại 50 thế kỉ XX tới nay, vận tốc tự quay Trái Đất đã huỷ hoại sự phân bố gia tốc trung bình của thước đo trong 10 năm qua, sự biến hoá khác thường có dao động từ 4 đến 5 năm, trung bình năm phát sinh ở vận tốc tự quay Trái Đất của một ít En Ni-nhô khá mạnh thì phát sinh ở trong năm chuyển hướng trọng đại, nhất là năm mà tự chuyển biến chậm. Sự biến hoá tốc độ tự quay Trái Đất trong khoảng thời gian ngắn có liên quan ngược với sự biến hoá nhiệt độ mặt biển ở phía đông Thái Bình Dương xích đạo, tức là lúc tốc độ tự quay Trái Đất tăng tốc trong khoảng thời gian ngắn, nhiệt độ mặt biển của phía đông Thái Bình Dương xích đạo hạ xuống thấp; trái lại, lúc tốc độ tự quay Trái Đất giảm chậm, nhiệt độ mặt biển của phía đông Thái Bình Dương xích đạo lên cao. Điều này nói rõ ra rằng, sự giảm chậm của tự quay Trái Đất có khả năng là nguyên nhân chủ yếu hình thành hiện tượng En Nino.
Trong điều kiện bình thường gió mậu dịch (trade-wind) thổi từ Đông sang Tây và dồn dòng nước nóng lại ở phía Tây Thái Bình Dương, bề mặt phân cách giữa lớp nước ấm bên trên và lớp nước lạnh bên dưới không sâu lắm, tạo điều kiện cho nước lạnh từ bên dưới lớp nước mặt nổi lên bề mặt. Trong khoảng thời gian này vũ lượng tăng ở khu vực biển ấm (Tây Thái Bình Dương) và giảm ở khu vực Đông Thái Bình Dương.
AnhHuong-600x328.png


El nino thường diễn ra không đều đặn, nhưng nằm trong một chu kỳ từ 2-7 năm. Mỗi đợt El nino có cường độ và biên độ thời gian khác nhau, nó có thể gây ra thiệt hại vô cùng lớn cho khu vực nó đi qua, tuy nhiên El Nino cũng đem lại một số lợi ích đáng kể cho các ngư dân vùng biển trong quá trình đánh bắt.
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Front thời tiết (hay có thể gọi là Frông) là thuật ngữ dùng để chỉ một ranh giới giữa hai khối không khí ngăn cách nhau theo mặt nghiêng, có nhiệt độ khác nhau và là nguyên nhân chính gây ra các hiện tượng khí tượng ở bên ngoài vùng nhiệt đới. Xét theo tính chất có 2 loại frông cơ bản đó là frông nóng và frông lạnh.
960.jpg


Frông lạnh được định nghĩa như là rìa phía trước của khối khí lạnh và khô, đang chuyển động và thay thế dần cho khối khí nóng hơn phía trước nó. Frông lạnh thường mang theo dông bão, mưa và mưa đá, nó có thể tạo ra những thay đổi thời tiết rõ rệt và di chuyển nhanh gấp hai lần frông nóng, vì không khí lạnh dày đặc hơn không khí ấm và thay thế nhanh không khí nóng trước ranh giới. Frông lạnh hình thành do khối khí lạnh và nặng hơn chèn vào dưới khối khí nóng và nhẹ hơn, nâng nó lên, có thể gây ra sự hình thành của một dải hẹp các trận mưa dông khi có đủ độ ẩm. Chuyển động dâng lên này sinh ra một áp suất giảm xuống dọc theo frông lạnh.
upload_2021-6-23_9-58-29.png


Frông nóng là một frông thời tiết nằm ở rìa hàng đầu của một khối không khí ấm đồng đều, nằm trên cạnh hướng đường xích đạo của độ chênh lệch trong đẳng nhiệt, di chuyển về phía không khí lạnh hơn. Đằng sau frông nóng là khối khí nóng. Frông nóng hình thành do không khí nóng chứa nhiều hơi ẩm và nhẹ hơn, di chuyển về phía lạnh hơn, không thể thay thế và chèn xuống dưới khối khí lạnh mà chỉ có thể trườn lên trên bề mặt của khối khí lạnh và bị lạnh dần đi. Ở độ cao nhất định, phụ thuộc vào trạng thái ban đầu của khối khí được nâng lên, nó đạt tới trạng thái bão hòa và lượng hơi ẩm dư thừa bắt đầu ngưng tụ. Đặc điểm của frông nóng là ở Bắc bán cầu, frông nóng gây ra sự dịch chuyển hướng gió từ đông nam sang tây nam, còn ở Nam bán cầu thì dịch chuyển là từ đông bắc sang tây bắc. Tác động đối với thời tiết của frông nóng là tương đối phức tạp so với frông lạnh, về mùa đông khi có sự đi qua của frông nóng thường xuất hiện mây tầng thấp. Khi frông lại gần thì nhiệt độ và độ ẩm của không khí nâng lên chậm chạp. Khi frông đi ngang qua thì nhiệt độ và độ ẩm thường tăng lên nhanh chóng, gió mạnh lên. Sau khi frông đi qua thì hướng gió thay đổi, sự tụt xuống của áp suất chấm dứt và bắt đầu sự tăng lên khá yếu và mây tản đi.
upload_2021-6-23_10-25-8.png
Ngoài frông nóng và frông lạnh còn có frông hấp lưu và frông tĩnh. Frông hấp lưu được hình thành trong quá trình hình thành xoáy thuận khi một frông lạnh vượt qua một frông nóng, nhiều thời tiết khác nhau có thể được tìm thấy dọc theo một frông hấp lưu, với những dông bão có thể xảy ra, nhưng thông thường tuyến đường của chúng liên kết với khối lượng không khí trở nên khô. Còn frông tĩnh là một ranh giới không di chuyển giữa hai khối lượng không khí khác nhau, không đủ mạnh để thay thế khối khác. Chúng có xu hướng ở lại trong cùng một khu vực trong một thời gian dài, thường có một sự chênh lệch nhiệt độ rộng đằng sau ranh giới với các đẳng nhiệt có không gian rộng rãi hơn. Nhiều thời tiết khác nhau có thể được tìm thấy dọc theo frông tĩnh, nhưng chủ yếu là những đám mây và mưa kéo dài.
 

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,167
3,199
371
19
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
GDP, viết tắt của Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản phẩm nội địa. Đây là thuật ngữ trong kinh tế học nói riêng và địa lý học nói chung, nhằm biểu thị giá trị trên thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong phạm vi một quốc gia/vùng lãnh thổ nhất định. GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một quốc gia, tuy nhiên GDP khác với RGDP. RGDP vẫn là tổng sản phẩm nội địa nhưng chỉ trong phạm vi một địa phương, tức là nhỏ hơn rất nhiều so với GDP. Đồng thời, GDP cũng khác với GNP (tổng sản phẩm quốc dân), đó là GDP loại bỏ việc chuyển đổi thu nhập giữa các quốc gia và được quy theo lãnh thổ mà sản phẩm được sản xuất ở đó, còn thu nhập nhận được ở đó sẽ được tính vào GNP. (Chẳng hạn như sau: Bạn là công dân Anh, bạn một có một doanh nghiệp tư nhân sản xuất ôtô điện công nghệ cao với số vốn 40 triệu USD, một ngày nọ, bạn sang Việt Nam và thấy rằng việc đầu tư xây dựng một chi nhánh ở đất nước này sẽ đem lại lợi nhuận lớn. Sau 1 năm, chi nhánh này của bạn bán được 1 triệu ôtô điện, toàn bộ số tiền đó được tính vào GDP của Việt Nam. Nhưng sau khi trừ đi thuế, phí tổn...vv... tức là phần lợi nhuận bạn kiếm được trong vụ làm ăn này sẽ được tính vào GNP của nước Anh).
khai-niem-gdp-vai-tro-y-nghia-cua-gdp-3.jpg


Có 3 phương pháp chính để tính chỉ số GDP:
- GDP theo phương pháp chi tiêu bao gồm các thành phần cơ bản như sau: Tổng các khoản tiêu dùng (C), tổng các khoản đầu tư (I), tổng các khoản chi tiêu của chính quyền/đơn vị trực thuộc chính quyền (G), cán cân xuất-nhập khẩu (NX). Khi đó, tổng sản phẩm quốc nội sẽ được tính như sau: GDP = C+ I + G + NX
- GDP theo phương pháp chi phí cũng được tính tương tự nhưng với các thành phần khác phức tạp hơn, khi đó GDP bằng tổng chi phí sản xuất các sản phẩm cuối cùng của xã hội. Tuy nhiên, theo cách tính này thì GDP sẽ được gọi là GDE (viết tắt của Gross Domestic Expenditure), tức tổng chi tiêu trong nước. Phương pháp chi phí hầu như chỉ được sử dụng bởi các nhà kinh tế học và những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế chuyên môn nên chúng ta chỉ tìm hiểu về mặt bản chất chứ không đi sâu hơn nữa.
- GDP theo phương pháp giá trị gia tăng là cách tính đơn giản và dễ hiểu hơn so với hai cách tính trên vì nó chỉ bao gồm 2 thành phần chính là: Giá trị gia tăng của doanh nghiệp (VA) và giá trị tăng thêm của một ngành (GO). Trong đó, VA được tính bằng hiệu giá trị sản phẩm đầu ra trừ đi giá trị đầu vào trong quá trình sản xuất, còn GO là tổng giá trị tăng thêm của tất cả doanh nghiệp trong một ngành. Theo đó, GDP sẽ được tính bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức kinh tế... trong tất cả các lĩnh vực.
*Điều quan trọng nhất đó là dù tính theo bất cứ phương pháp nào kể trên thì với cùng một bộ số liệu của một khoảng thời gian cụ thể, cách nào cũng sẽ phải cho ra các kết quả giống nhau.

Có 2 loại GDP ta có thể biết, đó là GDP trên danh nghĩaGDP thực tế. GDP danh nghĩa (NGDP) là tổng sản phẩm nội địa theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Nó bao gồm những thay đổi về giá do lạm phát và phản ánh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Còn GDP thực tế (RGDP) được đưa ra nhằm điều chỉnh lại của những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính toán GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hóa và dịch vụ tạo thành GDP, GDP thực tế phản ánh giá trị của tất cả hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định. Có thể hiểu đơn giản là: Nếu GDP danh nghĩa được lạm phát hoặc các yếu tố khác buff lên quá cao, thì GDP thực tế sinh ra để cho thấy con số thật sự nếu không có buff.

Từ GDP, chúng ta có thể biết được sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia và có thể tính được GDP bình quâ đầu người của quốc gia đó nếu dựa vào cả yếu tố dân số. GDP của các quốc gia khác nhau có thể so sánh bằng cách chuyển đổi giá trị của chúng (tính theo nội tệ) theo tỷ giá hối đoái hoặc ngang giá theo sức mua hối đoái. Trong năm 2020, GDP trên danh nghĩa của
Mỹ đứng đầu thế giới với gần 21 nghìn tỷ USD (còn Việt Nam đứng thứ 37 với 340 tỷ USD).
Nói tóm lại, GDP là công cụ quan trọng phản ảnh tình hình phát triển/tụt hậu của nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng và căn cứ quan trọng của mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế và chính sách kinh tế vĩ mô. Tuy GDP không thể phản ảnh phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội một cách toàn diện và cũng không thể phản ánh những thay đổi của tài nguyên môi trường. Nhưng, nhu cầu sử dụng nó vẫn còn đó và chưa có gì khả dĩ để thay thế, vậy nên GDP vẫn được coi là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá một nền kinh tế và vẫn được sử dụng rộng rãi.
 
Top Bottom