Sử 11 Ôn Tập Học Kì II

hoàng ánh sơn

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
31 Tháng một 2021
283
2,023
206
Hà Nội
trường THPT chương mỹ a
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BT1: lập bảng thống kê quá trình Pháp xâm lược Việt Nam ?
BT2: Lập bảng thống kê quá trình kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ?
( Mỗi bảng gồm 3 cột : thời gian, sự kiện, kết quả ý nghĩa )
BT3: Lập niên biểu về nguyên nhân, đặc điểm và diễn biến chính các sự kiện trong phong trào cần Vương ?
Mọi người giúp đỡ cái ạ
Cảm ơn :)
 
Last edited by a moderator:

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
BT1: lập bảng thống kê quá trình Pháp xâm lược Việt Nam ?
BT2: Lập bảng thống kê quá trình kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam ?
( Mỗi bảng gồm 3 cột : thời gian, sự kiện, kết quả ý nghĩa )
BT3: Lập niên biểu về nguyên nhân, đặc điểm và diễn biến chính các sự kiện trong phong trào cần Vương ?
Mọi người giúp đỡ cái ạ
Cảm ơn :)
Bạn ơi ba câu hỏi của bạn á, lập bảng hết, nhưng vì mình gặp một số vấn đề trong việc kẻ bảng, nên mình không lập bảng được, vì vậy mình sẽ phân tích, rồi bạn tóm lại rồi lập bảng nhé. Mong bạn thông cảm, mình sẽ cố khắc phục.
Câu 2 Quá trình chống xâm lược Pháp của nhân dân Việt Nam

- Nhân dân ta không chịu khuất phục Kiên quyết chống giặc, ngay từ đầu nhân dân ta đã sát cánh cùng quân đội triều đình chống Pháp xâm lược thực hiện " vườn không nhà trống " ngay cho quân Pháp gặp nhiều khó khăn, bị cầm chân ở bán đảo Sơn Trà.
- Khi Pháp đánh Gia Định, các đội dân binh, nghĩa binh chiến đấu dũng cảm ngày đêm bám sát tiêu diệt địch, gây cho chúng nhiều khó khăn tiêu biểu là nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến Hy Vọng của quân Pháp trên sông Vàm Cỏ tháng 12 năm 1861
- Nhân dân Nam Kì bất chấp lệnh bãi binh của triều đình vẫn cương quyết đánh Pháp. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông dùng văn, thơ châm biếm bọn việt gian bán nước tiêu biểu hoạt động của nghĩa quân Trương Định ở Tân Hòa Gò Công đã mang đến cho nhân dân Nam Kì niềm tin tưởng, đồng thời khiến cho bè lũ cướp nước và bán nước phải khiếp sợ.
- Khi ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp, phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục dâng cao. Một số sĩ phu yêu nước thực hiện phong trào " tị địa " một số tiếp tục đấu tranh vũ trang chống Pháp bền bỉ, gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
- Ngay từ khi Pháp tấn công Hà Nội, quân dân Hà Nội đã chống trả quyết liệt. Nhân dân bất hợp tác với giặc, khi quân Pháp từ Hà Nội đánh lan ra, đi tới đâu chúng cũng bị quân dân ta chặn đất quyết liệt, tiêu biểu là chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 1873 và lần thứ hai 1883 đã làm nức lòng dân dân cả nước, bồi đắp thêm ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân đồng thời làm cho quân Pháp hoang mang, dao động.
Câu 3:
Nguyên nhân
: nhà Nguyễn đã chính thức đầu hàng và thực dân pháp cơ bản đã hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta bắt đầu xúc tiến thiết lập chế độ và bộ máy chính quyền thực dân trên đất nước ta.
- Cuộc phản công kinh thành Huế ngày 5 tháng 8 năm 1885 của phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết bị thất bại.Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Sơn Phòng Tân Sở ( Quảng Trị ). Tại đây, ngày 13 tháng 7 năm 1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
Đặc điểm của phong trào Cần Vương:
Sau khi triều đình nhà Nguyễn chính thức đầu hàng và thực dân pháp hoàn thành công cuộc xâm lược Việt Nam với Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục đổ ra mạnh mẽ tiêu biểu là phong trào Cần Vương do văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.
Quy mô: phong trào nổ ra khắp Bắc Kỳ và Trung Kì, rất quyết liệt, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa lớn như khởi nghĩa Ba Đình, Khởi nghĩa Hương Khê, Yên Thế.
Lực lượng tham gia: các văn thân, sĩ phu yêu nước dân chủ và đông đảo nông dân. Hình thức và phương pháp đấu tranh: Khởi nghĩa vũ trang.
- Tính chất là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng ý thức hệ phong kiến là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mang tính dân tộc và tính nhân dân sâu sắc, mục tiêu là đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc và khôi phục lại chế độ phong kiến có chủ quyền phong trào đã gây cho pháp nhiều tổn thất, làm chậm quá trình bình định, thiết lập bộ máy cai trị và cuộc khai thác bóc lột của thực dân Pháp vào cuối cùng bị đàn áp và thất bại.
+ Thiếu hẳn một giai cấp lãnh đạo có đủ năng lực( giai cấp phong kiến đã đầu hàng, giai cấp nông dân không còn khả năng tổ chức định ra đường lối)
Do ảnh hưởng của ý thức hệ phong kiến và khả năng lãnh đạo, tổ chức của văn thân sĩ phu hạn chế ,chưa chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài, phong trào nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự chỉ huy thống nhất liên kết và phát chuyển thành một phong trào quy mô toàn quốc)
Con đường cứu nước theo ngọn cờ phong kiến không đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử.
Tuy cuối cùng bị thất bại như đã thể hiện được truyền thống yêu nước, chứng tỏ ý đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta, không có việc có thể khuất phục được phong trào để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX.
Diễn biến giai đoạn (1885 -1888 )
- Mở đầu là cuộc phản công kinh thành Huế đêm mùng 4 rạng sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885 của phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết. Cuộc phản công thất bại Tôn Thất Thuyết đưa Vua Hàm Nghi ra sơn phòng Tân Sở ( Quảng Trị ). Tại đây ngày 13 tháng 7 năm 1885 Tôn Thất Thuyết nhân dân của Hàm Nghi hạ chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
Hưởng ứng Chiếu Cần Vương Phong Trào diễn ra rầm rộ, sôi nỗi dưới sự chỉ đạo chung của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu. Lực lượng tham gia bao gồm đông đảo nhân dân đặc biệt là nông dân phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn từ đồng bằng, ven biển lên đến miền núi các tỉnh ở Bắc kỳ và Trung Kì
Giai đoạn 1888-1896
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt 1888, Tôn Thất Thuyết sang Trung Quốc cầu viện, phong trào không vì thế mà tan rã, đã trở lại và tiếp tục phát triển với t những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn trước.
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:
Khởi nghĩa Bãi Sậy 1883-1892 do Nguyễn Thiện Thuận lãnh đạo.
Cuộc khởi nghĩa Ba Đình 1886-1887 do Đinh Công Tráng và Phạm Bành lãnh đạo Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Hương Khê 1885 -1896 do Phan Đình Phùng lãnh đạo.
Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha:https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
Bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử: https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599

Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất kì thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với mình qua wall cá nhân hoặc cmt ngay dưới topic này nhé! Chúc bạn học tốt
 
Top Bottom