Hóa 9 Phân biệt giữa tính bazo, tính khử và tính kim loại giúp mình với ạ!!

Châu Ngân

Học sinh
Thành viên
1 Tháng năm 2021
109
71
46
Bình Dương
Trường THPT Lương Thế Vinh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phân biệt giữa tính bazo, tính khử và tính kim loại giúp mình với ạ!! Chúng có liên quan đến nhau gì không ạ? Kiểu như tính kim loại của một nguyên tố lớn thì tính bazo hoặc tính khử cũng lớn. Mình cảm ơn nhiều ạ
 

Trung Ngo

Cựu TMod Hóa
Thành viên
27 Tháng tư 2020
1,424
2,819
346
19
Bắc Giang
THPT Lạng Giang 1
Phân biệt giữa tính bazo, tính khử và tính kim loại giúp mình với ạ!! Chúng có liên quan đến nhau gì không ạ? Kiểu như tính kim loại của một nguyên tố lớn thì tính bazo hoặc tính khử cũng lớn. Mình cảm ơn nhiều ạ
-Kim loại càng mạnh thì tính khử càng mạnh
- Trong 1 chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
- Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng, tính axit giảm dần.
 

Châu Ngân

Học sinh
Thành viên
1 Tháng năm 2021
109
71
46
Bình Dương
Trường THPT Lương Thế Vinh
-Kim loại càng mạnh thì tính khử càng mạnh
- Trong 1 chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
- Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng, tính axit giảm dần.
Vậy tính phi kim càng mạnh thì tính oxi hóa có càng mạnh không ạ?
 

Châu Ngân

Học sinh
Thành viên
1 Tháng năm 2021
109
71
46
Bình Dương
Trường THPT Lương Thế Vinh
Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.
tính oxi hóa là nhận e
Vậy là có hay không ạ?
Nếu có thì tại sao như flo là chất có tính phi kim mạnh nhất nhưng HF lại không có tính oxi hóa?
Nếu không thì tại sao? vì theo như mình thấy chúng đều thể hiện khả năng nhận e của 1 nguyên tố mạnh/yếu, thế thì sao chúng không"tỉ lệ thuận" với nhau?

- Trong 1 chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
- Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng, tính axit giảm dần.
Hơn nữa theo như câu trên đây thì flo sẽ có tính axit mạnh nhất nhưng sao HF lại là axit yếu vậy ạ?
 
Last edited:

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,596
336
Hải Phòng
....
Vậy là có hay không ạ?
Nếu có thì tại sao như flo là chất có tính phi kim mạnh nhất nhưng HF lại không có tính oxi hóa?
Nếu không thì tại sao? vì theo như mình thấy chúng đều thể hiện khả năng nhận e của 1 nguyên tố mạnh/yếu, thế thì sao chúng lại trái ngược nhau?


Hơn nữa theo như câu trên đây thì flo sẽ có tính axit mạnh nhất nhưng sao HF lại là axit yếu vậy ạ?
Do F là phi kim mạnh nhất,có độ âm điện lớn nhất nên liên kết H-F khá bền vững nên liên kết ấy khó bị phá vỡ để tạo ion H+ nên HF là axit yếu hoi
 
  • Like
Reactions: Châu Ngân

Châu Ngân

Học sinh
Thành viên
1 Tháng năm 2021
109
71
46
Bình Dương
Trường THPT Lương Thế Vinh
Do F là phi kim mạnh nhất,có độ âm điện lớn nhất nên liên kết H-F khá bền vững nên liên kết ấy khó bị phá vỡ để tạo ion H+ nên HF là axit yếu hoi
À, vậy có thể xem HF là chất có tính axit mạnh nhất mặc dù nó là axit yếu được không ạ? Tại vì như câu 2 câu này:
" - Trong 1 chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
- Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng, tính axit giảm dần."
thì HF có tính axit mạnh nhất rồi còn gì
 

Nguyễn Huy Vũ Dũng

Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
30 Tháng tám 2019
1,373
2,596
336
Hải Phòng
....
À, vậy có thể xem HF là chất có tính axit mạnh nhất mặc dù nó là axit yếu được không ạ? Tại vì như câu 2 câu này:
" - Trong 1 chu kì, từ trái sang phải theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
- Trong 1 nhóm A, đi từ trên xuống, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hiđroxit tăng, tính axit giảm dần."
thì HF có tính axit mạnh nhất rồi còn gì
Đã là axit yếu rồi thì sao còn có tính axit mạnh nhất được bạn ơi =))
Tính axít : HF < HCl < HBr < HI.
 

Trung Ngo

Cựu TMod Hóa
Thành viên
27 Tháng tư 2020
1,424
2,819
346
19
Bắc Giang
THPT Lạng Giang 1
Nếu có thì tại sao như flo là chất có tính phi kim mạnh nhất nhưng HF lại không có tính oxi hóa?
do HF có liên kết hidro nội phân tử ... nó có cấu trúc dạng polime nên HF khó nhường Proton
Đọc thêm :
Hiđro florua HF:

Công thức cấu tạo: H - F

Do F có độ âm điện lớn hơn H rất nhiều nên liên kết H – F là liên kết cộng hoá trị phân cực, cặp e- dùng chung giữa H và F lệch về phía F nên phân tử HF có cực tính lớn (m=1.98). Khuynh hướng liên hợp thành mạch zích zắc do liên kết hiđro gây nên biểu hiện mạnh mẽ trong các phân tử HF. Vì thế ở điều kiện thường hiđro florua là chất lỏng không màu có tnc = -83o C, ts = 19,5o C. Hiđro flomua có mùi hắc, bốc khói mạnh trong không khí. Ngay ở trạng thái khí, hiđro florua cũng là hỗn hợp các polyme: H2F2, H3F3, H4F4, H5F5, H6F6.

nH2F g (HF)n ............ (n = 2g6)

Các đơn phân tử HF chỉ tồn tại ở nhiệt độ trên 90oC. HF bị nhiệt phân thành các nguyên tử một cách rõ rệt ở trên 3500o C.

Nhờ liên kết hiđro bền vững giữa các phân tử HF trong hiđro florua lỏng làm cho hiđro florua lỏng có hằng số điện môi lớn (e = 40 ở 0oC ) và là dung môi ion hoá tốt (sau nước) đối với nhiều chất vô cơ và hữu cơ. Bản thân hiđro florua lỏng tinh khiết tự ion hoá không đáng kể và xảy ra như sau: proton (hoặc tương ứng là ion flo) từ một phân tử này chuyển sang phân tử khác kèm theo sự biến đổi liên kết hiđro giữa các phân tử thành giữa các nguyên tử và thành liên kết cộng hoá trị. Khi đó, các ion solvat floroni FH2+ và floro hiđrogenat HF2- được tạo thành theo sơ đồ:

H - F ... H - F ... H - F [H - F - H]+ + [F ... H ... F]-

hoặc:

HF + HF H2F+ + F- ........( K»10-10)

F- + HF g HF2-

Như vậy, HF lỏng là dung môi ion hoá mạnh. Nước, florua, sunfat, nitrat của các nguyên tố s nhóm I dễ tan trong dung môi này, còn các hợp chất tương tự của những nguyên tố s nhóm II phần nào khó hơn. Khi đó các chất lấy proton của phân tử HF làm tăng nồng độ ion (HF2)-, có nghĩa chúng thể hiện là các bazơ. Ví dụ:

KNO3 + 2HF K+ + HNO3 + 2HF2-

Còn những chất dễ nhận ion F- như BF3, AsF3, SbF5 và SnF4 là axít trong hiđro florua lỏng, vì làm tăng nồng độ cation H2F+. Ví dụ:

SbF5 +2HF H2F+ + SbF6-

Hiđro florua tan vô hạn trong H2O khi đó xảy ra sự ion hoá các phân tử HF, tạo thành những ion H3O+ và F-.

HF + H2O H3O+ + F- ........( K = 7.10-4)

F- + HF HF2- .........( K = 5)

Vì một phần các phân tử HF liên kết thành các ion phức HF2 nên hàm lượng tương đối của ion H3O+ không đáng kể và do vậy dung dịch HF là axít trung bình, yếu hơn các axít halogenhiđric khác. Cũng do nguyên nhân này nên khi cho dung dịch kiềm vào dung dịch axít HF thì sẽ thu được không phải là florua mà là floro hiđrogenat kiểu K[HF2] (ton/c: 239oC); K[H2 F3] (ton/c: 62[SUB2]oC); K[H3 F4] (ton/c: 66oC); K[H4 F5](ton/c: 72o[/SUB2]C).

Đặc điểm riêng của axít flohiđric là axít duy nhất tác dụng với silic đioxít:

SiO2 + 4 HF 2 H2O + SiF4

Vì thế, không được chứa HF trong bình thuỷ tinh mà dùng chai bằng nhựa hay cao su để đựng. Là axit độc khi rơi vào da nó gây nên những vết loét khó lành.

Phương pháp duy nhất để điều chế HF ở trong công nghiệp cũng như trong phòng thí nghiệm là cho muối florua (thường CaF2) tác dụng với axít sunfuric đặc ở 250oC:

CaF2 + H2SO4 CaSO4 + 2 HF.
 
Last edited:
Top Bottom