Văn 12 Vợ chồng A Phủ

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Mọi người giúp mình đề này với ạ!!❤❤
Cảm nhận của anh chị về chi tiết " cái buồng Mị nằm" và " tiếng sáo đêm xuân"
- Chi tiết "cái buồng Mị nằm"
+ Tô Hoài từng nhiều lần nhắc tới chi tiết căn buồng của Mị: căn buồng Mị ở kín mít, có một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào trông ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng, không biết là sướng hay là nắng.
+ Căn buồng là biểu tượng của nơi giam cầm Mị, không chỉ giam cầm thân xác Mị mà còn đày đoạ tinh thần Mị, khiến Mị từ một cô gái vui vẻ, hoạt bát trở thành "con rùa lùi lũi trong xó cửa". Mị như một tù nhân của chốn địa ngục trần gian, mất tri giác về cuộc sống. Người phụ nữ đau khổ ấy không hề có một chút ý thức phản kháng, một chút mong muốn thoát khỏi nhà ngục ấy " Mình nghĩ rằng mình cứ ngồi trong cái lỗ vuông ấy mà trông ra đến bao giờ chết thì thôi"
+ Tác giả đã nói lên một sự thật đau xót: dưới ách thống trị của cường quyền và thần quyền, người dân lao động miền núi Tây Bắc đã bị chà đạp một cách tàn nhẫn về cả ý thức lẫn thể xác đến mức tê liệt cảm giác về sức sống, mất dần ý thức về cuộc đời và những con người có lòng ham sống mãnh liệt trở thành những con người sống mà như đã chết
=> Tố cáo sự áp bức bóc lột của bọn địa chủ phong kiến
=> Lòng đồng cảm, xót xa của tác giả dành cho nhân vật, hay chính là người dân nơi đây
- Chi tiết tiếng sáo đêm xuân
+ Tiếng sáo xuất hiện đầu tiên: lấp ló, lúc ẩn lúc hiện ngoài đầu núi. Thanh âm ấy gợi không gian mênh mông, được nhà văn miêu tả từ xa đến gần -> biểu hiện của sinh hoạt mang nét đặc trưng của con người Tây Bắc
+ Tiếng sáo gợi nhớ cho Mị một quá khứ tươi đẹp: Mị nhẩm thầm bài hát, dù là nhẩm thôi, lúc nhớ lúc quên, không liền mạch nhưng đã gợi sự liên tưởng. Có lẽ trước đây Mị từng thổi hoặc hát bài này rồi. Đây là một trong những lần hiếm hoi Mị cất tiếng hát từ khi về nhà thống lí Pá Tra làm dâu gạt nợ -> bắt đầu hồi sinh sức sống mãnh liệt
+ Sau khi nhớ lại, Mị lén lấy hũ rượu uống ực từng bát -> tiếng sáo khiến Mị can đảm hơn
+ Tiếng sáo tiếp tục văng vẳng bên tai miệng để rồi bao nhiêu kỉ niệm đẹp thời con gái lại sống dậy trong lòng cô -> hồi tưởng lại nghĩa là Mị đã thức tỉnh, ngọn lửa khát khao sống cháy bỏng trong lòng Mị
-> Tiếng sáo có thể coi là "chất xúc tác" khiến Mị tìm lại bản thân, nhận ra tình cảnh đau khổ của mình để rồi không chấp nhận mà đã vùng lên
=> Tiếng sáo cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hành động táo bạo sau đó của Mị
=> Qua đó, tác giả muốn gửi gắm niềm tin vào sức sống mãnh liệt của con người sẽ không bao giờ bị vụt tắt, nó chỉ bị vùi dập, đợi ngày bùng lên mạnh mẽ
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
Top Bottom