Sử 11 Bạn có biết ngày hôm nay và hôm qua của 79 năm trước đã diễn ra sự kiện gì không?

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
30
Hà Nội
THPT Thạch Thất
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kỷ niệm 79 năm ngày Nhật tiến hành kèo tập kích Trâu châu Cảng (7/12/1941-7/12/2020). và Nghị viện Mỹ tuyên chiến với Nhât trong khuôn khổ Chiến tranh Thái Bình Dương (8/12/1941-8/12/2020)

Nói chung là kèo này hàng năm thì nhiều page, group, cá nhân đã chuẩn bị các bài viết về diễn biến, nguyên nhân, kết quả, ý nghĩa của kèo táp này nên tôi xin miễn kèo đấy, chỉ đưa ra 1 số nhận xét, đánh giá kèm theo bản điều trần của anh Frankin trước quốc hội, ngoài ra có thêm đánh giá về việc Hoa Kỳ tham chiến, còn ai quan tâm kèo TCC có thể tự tìm hiểu trên google, google không tính phí (theo cách mà trình độ chung có thể nhận biết)

Nhận xét về kèo này:
Về phía bộ chỉ huy Hoàng quân Nhật Bản: "Đây là một chiến thắng vang dội của quân ta được kiến tạo bởi các chiến sĩ Hoàng quân anh hùng mà nòng cốt là Tứ đại Hạm đội cơ động với trái tim là các hàng không mẫu hạm: Akagi, Kaga, Sōryū, Hiryū, Shōkaku và Zuikaku và các cánh tay phải là chiến cơ Mitsubishi A6M kiểu 11 thần thánh đã làm mưa làm gió trên bầu trời TBD ( cho đến khi bọn F4U vs f6f ra lò ) khiến bọn yếu hèn cờ Hoa phải khiếp sợ chùn bước.
clip_image002.png


Tư lệnh Hạm đội Liên hợp soroku Yamamoto thì cho rằng: Gáy to đầu game đi, chúng ta đã đánh thức người khổng lồ vĩ đại nhất khi hắn còn đang băn khoăn ngủ hay thức
clip_image004.png


Tư duy chiến tranh: Bây h là thời đại của cờ vây (thế đ nào mấy ông Nhật vẫn chơi Shogi) và đám thiết giáp hạm già nua các cụ đã hết thời rồi nhé, sân khấu là của mẫu hạm vs chiến cơ, cường kích, oanh tạc cơ
clip_image006.png


Mẽo: Bọn Nhật lùn giúp ta rồi, nói chính xác là Cơ quan đại sứ của chúng đã giúp ta, nhờ sự trễ nải của mấy tay võ sĩ nát rượu mà ta đã có điều kiện bên xấu quân đội chúng là bọn đánh lén hèn hạ nhờ đó "thức tỉnh quốc dân" và nhận được sự nhất trí cao độ của hai đảng, quân đội và nhân dân trong công cuộc thanh tẩy bọn Phát xít.
clip_image006.png


Allied (cựu): Ngon rồi, thằng khỉ vàng đã chơi ngu, bây h cái kho là của riêng ae mình
clip_image008.png


Frankin: Hầy, đang muốn tham chiến nhưng bị bọn có vòi cản, h thì d*** ai cản được anh nhé

Tưởng Giới Thạch: Ngon rồi mậy, bọn atsm

Tổng quan cho kèo Trân châu cảng:

Nhật thắng lợi về mặt chiến thuật nhưng thất bại về mặt chiến lược do bất ngờ 5 tàu sân bay cơ động của Mẽo hôm đó "tự nhiên" chuyển địa điểm tắm nắng, về cơ bản không thể tiêu diệt căn cơ ở TBD để ngăn Mẽo tái chiến trong 1 năm, sau đó Mẽo nướng tất cả các quý cô tham chiến kèo này vào kèo Midway rồi khiến Nhật trượt dài trong cuộc chiến tiêu hao toàn diện với Mẽo, cuộc chiến mà Nhật cũng tự nhân định là khỏi có cơ hội thắng. Sau cùng tính chơi kamikaze để mỹ sợ mà rời cuộc chơi,. Chẳng dè Mẽo sợ thật, nhưng thay vì stop, nó cho 2 quả bom thằng béo vs thằng còm để Nhật thua sớm


(Tranh minh họa cuộc tập kích Trân Châu cảng theo phong cách Hetalia)
Mỹ: thất bại nghiêm trọng ở TTC nhưng cơ sở chiến lược cho chiến tranh TBD còn y nguyên, từ đó có cơ hội tham chiến và dí cho anh khỉ vàng chạy có cờ, hủy diệt toàn vẹn chủ lực của hải quân và không quân Đế quốc Nhật Bản, khiến Nhật phải thất bại hoàn toàn. Có thể nói đây là 1 cuộc chiến tranh hiếm hoi có thể xem như "toàn quốc kháng chiến" của Mẽo khi mà ngay sau công bố của Nghị viện từ chỗ lác đác toàn lá đa chỉ sau 1 đêm đã có 26m thanh niên Mỹ xin đăng ký nvqs để trả thù hành vi hèn hạ của Nhật. Nhưng thế d** nào công sức 5 năm chiến tranh toàn diện lại lại bị mấy anh VN coi là d** bằng 1 trận Mãn châu của soviet với đám lính Nhật hạng 3 tại đó. Cũng từ trận này, Mỹ tham chiến ww2 với tư cách lực lượng chủ lực chống Đại đế quốc Nhật Bản, support cho Trà ở Phi và làm cái kho cho Allied và soviet chống Đức.

Nguyên văn bản điều trần của anh chàng Frankin:

"Thưa Phó Tổng Thống, Chủ Tịch Hạ nghị viện, các Nghị Sĩ của Thượng viện và Hạ viện:

Hôm qua, ngày 7 tháng 12 năm 1941 – một ngày ô nhục sẽ sống mãi – nước Mỹ đã bất ngờ bị hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản cố tình tấn công.

Hoa Kỳ đã đang hòa hiếu với quốc gia này, và, với sự nài nỉ của Nhật, Hoa Kỳ vẫn đang đàm luận với chính phủ và hoàng đế của Nhật để hướng đến việc duy trì hòa bình ở Thái Bình Dương.

Sự thật là, một giờ sau khi phi đội Nhật đã bắt đầu dội bom xuống đảo Oahu của Mỹ, Đại sứ Nhật ở Mỹ và đồng sự mới trao đến Ngoại trưởng của chúng ta hồi âm chính thức cho thông điệp gần đây của Mỹ. Và dù hồi âm này đáp rằng dường như là vô ích để tiếp tục các cuộc thương lượng ngoại giao đang xảy ra, nó không có đe dọa hay gợi ý gì về chiến tranh hoặc tấn công vũ trang.

Sử sách sẽ ghi rằng với khoảng cách giữa Hawaii và Nhật, rõ ràng là cuộc tấn công đã được hoạch định cẩn trọng nhiều ngày hay thậm chí nhiều tuần trước. Trong suốt thời gian đó, chính phủ Nhật đã cố tình tìm cách lừa dối Mỹ bằng lời lẽ và biểu lộ dối trá về hy vọng duy trì hòa bình.

Cuộc tấn công hôm qua trên quần đảo Hawaii đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến lực lượng hải quân và không quân Mỹ. Tôi rất tiếc phải nói với các bạn rằng rất nhiều người Mỹ đã chết. Thêm vào đó, đã có báo cáo là các con tàu của Mỹ đã bị đánh bằng ngư lôi ngoài biển khơi giữa San Francisco và Honolulu.

Hôm qua, Chính phủ Nhật cũng đã phát động một cuộc tấn công đánh Malaya.

Đêm qua, quân đội Nhật đã tấn công Hồng Kông.

Đêm qua, quân đội Nhật đã tấn công Guam.

Đêm qua, quân đội Nhật đã tấn công quần đảo Philippine.

Đêm qua, người Nhật đã tấn công Đảo Wake.

Và sáng nay, người Nhật đã tấn công Đảo Midway.

Như vậy, người Nhật đã thực hiện một cuộc tấn công bất ngờ rộng khắp khu vục Thái Bình Dương. Các sự kiện của ngày hôm qua và hôm nay tự nói lên điều đó. Nhân dân Hoa Kỳ đã có quan điểm cho mình và hiểu rõ những hàm ý về sự sống còn và an toàn của đất nước chúng ta.

Là chỉ huy trưởng của Quân đội và Hải quân, tôi ra lệnh áp dụng mọi biện pháp để tự vệ. Nhưng cả nước ta sẽ luôn nhớ tính chất của cuộc công kích chúng ta dữ dội này.

Bất kể bao lâu để chúng ta vượt qua cuộc xâm lược có tính toán này, nhân dân Mỹ, với sức mạnh công chính của mình sẽ chiến thắng cho đến một thắng lợi hoàn toàn.

Tôi tin tưởng rằng tôi đã thể hiện được ý chí của Quốc hội và của nhân dân khi tôi khẳng định rằng chúng ta sẽ không chỉ tự vệ hết mức, mà sẽ bảo đảm rằng trò phản bội như thế này sẽ không bao giờ gây nguy hiểm cho chúng ta nữa.

Địch họa đã xảy ra. Không có chối cãi nào về thực tế rằng nhân dân ta, lãnh thổ ta, và quyền lợi của chúng ta đang bị đe dọa.

Với sự tự tin vào quân đội của chúng ta, với quyết tâm vô biên của nhân dân ta, chúng ta chắc chắn sẽ đạt được thắng lợi –vậy xin Chúa giúp chúng con.

Tôi đề nghị Quốc hội tuyên bố rằng, từ khi cuộc tấn công vô cớ và hèn hạ của Nhật Bản vào Chủ Nhật, ngày 7 tháng 12 năm 1941, tình trạng chiến tranh đã bắt đầu giữa Mỹ và đế quốc Nhật."

Tổng thống Franklin D. Roosevelt – 08 Tháng Mười Hai 1941



(Hình minh họa Thiết giáp hạm USS Arizona sau khi bị Không lực Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công và tiêu diệt đã được phục chế màu theo nét vẽ manga)

Nhận định về việc Hoa Kỳ tham chiến:

Thời thế bây giờ hay cho rằng việc Hoa Kỳ tham chiến trong ww2 là tất yếu rồi thì quan điểm Hoa Kỳ tính chờ ăn hôi chứ chả có nhiệt tâm tham chiến cho lắm, vs Mẽo chỉ ném 2 quả bom nguyên tử sát hại hàng vạn người còn đâu LX cân nhật toàn diện từ trận Midway, Phi, Okinawa, spain, tokyo :D

Về cơ bản quan điểm của giới tinh hoa và quần chúng Hoa Kỳ những năm 39-40 của thế kỷ trước có những sự chia rẽ sâu sắc chả kém gì cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 vẫn đang kịch liệt dù kết quả đã được định đoạt, hai quan điểm : tham chiến để support cho đồng minh trong cuộc thanh tẩy phát xít của phe dân chủ và tinh thần "nước mỹ và châu Mỹ là trên hết" của phe Cộng hòa. Dù Mẽo đã có 1 số biện pháp trừng phạt mạnh tay với Nhật bản như đạo luật cấm vận toàn diện dầu hỏa và sắt thép vào Nhật năm 1937 để nắm gân sau kèo Thượng Hải 1937 tuy nhiên sau một loạt thất bại trong cuộc đụng độ với Liên Xô nên Nhật dần chuyển mũi nhọn về Mỹ, điều này cũng khiến Mỹ có 1 số động thái nhất là ra sức xây dựng hạm đội TBD để so găng với Nhật. Với việc kèo TCC, Frankin và team Cộng Hòa đã cso đủ cớ để tuyên chiến và tham chiến, từ đây HK chính thức theo phe đồng minh, trở thành lực lượng chủ lực và gần như duy nhất trong việc tiêu diệt Đại đế quốc Nhật bản ở TBD và support hàng họ cho đồng minh ở châu Âu. Điều đó đã báo hiệu cho sự thất bại không thể ngăn cản của Nhật Bản và sự khả quan cho Allied đang chật vật trong cuộc chiến với Đức.

Lời kết cho khỏi lằng nhằng, tôi xin trích dẫn câu nói của người lãnh đạo Liên Xô, nguyên soái Stalin: " Sức sản xuất và vai trò tiếp vận của nước Mỹ thật to lớn, nếu không có những điều đó, chúng ta sẽ khó có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến vĩ đại này".

Nếu Mẽo không tham chiến thì điều gì sẽ xảy ra?

Dù điều này là không tưởng nhưng nếu điều đó xảy ra thì sao?
Ở châu á: Nhật sẽ không còn trở lực nào đáng kể ngăn trở tham vọng Đại Đông Á nữa, tha hồ chiếm và kiểm soát đông nam á, nam á, đông á để bổ sung trữ lượng dầu mỏ dồi dào ở indo cho kho dầu bản quốc đã trong tình trạng báo động cùng với nhiều khoáng sản chiến lược khác vốn có trữ lượng dồi dào ở vùng Indochina này. Các thế lực phương Tây ở đây bị đập tan và Nhật tha hồ xưng vương xưng bá và bào mòn TQ cho nước này "chảy máu tới chết" và hoàn tất việc xâm chiếm. Dĩ nhiên các bạn chắc sẽ nháo nhào còn Liên Xô, tuy nhiên nước này vốn trái tim của sức mạnh ở lục quân Tăng thiết giáp thì solo với Nhật ở đông á còn được chứ ra đảo với cái lực lượng hải quân chắp vá của mình thì xô không có cửa chọi lại Nhật, đến cả kèo tấn công đảo Kurrin dù đã được Mẽo sp tàu há mồm, tàu khu trục vẫn ngậm hành đầy miệng khi đối đầu với đạo quân hạng hai của Nhật đã mất gần như toàn bộ trang bị.

Ở châu âu:
Về Allied: mà ngọn cờ đầu là Anh sẽ gặp phải khó khăn trăm bề khi Lend-Lease không được Nghị viện Mỹ thông qua, mọi đơn hàng về kinh tế và quân sự buộc phải trả toàn bộ tiền mặt khi giao hàng, khi bản thân Anh đang ăn quả đắng từ chiến tranh với Đức và chi phí chiến tranh tăng cao khiến cho Nghị viện Anh khó mà chi trả ngay lập tức dẫn đến thiếu các nguồn lực để duy trì một cuộc chiến tranh toàn diện với Đức từ chi phí cho nhân lực, vật lực bản quốc đến bơm đồ cho đồng minh kháng chiến tại châu Âu.

Về Liên Xô: Dù rằng số viện trợ Lend Lease không chiếm quá nhiều trong tổng thể nguồn lực của Liên Xô ( chưa đầy 10%) nhưng nếu phân tích sâu đến các thành phần trong gói này sẽ thấy giá trị không thể đo đếm của nó. Một là gói này cung cấp trên 60% lượng nhiên liệu đặc chế cho các phi cơ, cùng với nhôm, kẽm- những thành phần quan trọng trong chế tạo và sản xuất chiến cơ. Những thứ đó giúp cho 57% lực lượng Không quân Soviet có thể tham gia tác chiến được.

Mặt hàng viện trợ quan trọng thứ hai của Lend-Lease chính là các xe vận tải. Trước khi chiến dịch Barbarossa bùng nổ, quân đội Xô Viết đã xem thường xe vận tải mà chỉ tập trung sản xuất và phát triển xe tăng, hậu quả là binh lính Hồng Quân trên mặt trận thường xuyên rơi vào tình trạng thiếu hậu cần, và khi hết sạch đạn dược thì cho dù người lính Hồng Quân kiên cường nhất cũng phải chấp nhận số phận bị nghiền nát dưới gót giày của quân Phát Xít. Thất bại ê chề trong suốt năm 1941 đã khiến Stalin tỉnh ngộ và quan tâm hơn đến việc sản xuất xe vận tải quân sự, tuy nhiên tốc độ sản xuất là quá chậm do Liên Xô thiếu tài nguyên là cao su. Thế là Lend Lease xuất hiện như một vị cứu tinh, phương Tây đã cung cấp một số lượng lớn cao su cũng như xe vận tải cho Liên Xô : trong tổng số 700.000 xe tải Hồng Quân có được trong giai đoạn 1941-1945, hơn 400.000 trong số đó là nhờ vào Lend Lease. Nếu không có sự hỗ trợ kể trên, các chiến dịch phản công như Kursk đã không thể xảy ra do Hồng quân thiếu hụt về hậu cần.

View attachment 169636

Ngoài ra Lend lease còn cung cấp vô số phương tiện liên lạc cho người Nga, sự hỗ trợ này đã tác động tích cực lên khả năng hợp đồng binh chủng của Liên Xô. Một số khí tài đặc biệt như Bazooka, xe bọc thép chở quân M3A1,... Cũng khiến Hồng Quân phải tập trung phát triển các loại tương tự như series RPG hay series BTR thời kì hậu chiến.

Như vậy, nếu Hoa Kỳ vô can với cuộc thế chiến này, Hồng quân vẫn có cơ hội giành được chiến thắng bởi như tôi đã nói, đây là cuộc chiến tranh tiêu hao toàn diện và càng kéo dài thì bên bất lợi là phe Trục vốn có nguồn lực tư nhiên và xã hội hạn chế hơn rất nhiều, tuy nhiên cuộc chiến tranh vệ quốc của người Nga có thể sẽ kèo dài hơn vài năm nữa, các nguồn lực về con người và kinh tế sẽ bị hủy hoại thêm rất nhiều và người Nga sẽ phải đổ nhiều máu hơn để bảo vệ đất nước thậm chí đứng trước nguy cơ thất bại và bị Đức tiêu diệt ( dù điều này rất khó sảy ra), khi đó Đức Quốc xã sẽ là Đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, đủ sức cân bất cứ lực lương nào trên thế giới.

Điều khá buồn cười là khi phỏng vấn người Nga về Lend Lease, phần lớn người Nga đều tỏ ra biết ơn xương máu và mồ hôi của Phương Tây cho Liên Xô. Song ở cách nước Nga hàng ngàn km, ở một đất nước từng nhiệt tình cứu trợ phi công Mỹ trong ww2 lại có không ít người phủ nhận sạch trơn tầm quan trọng của Lend Lease và cho rằng Mĩ và phương Tây chỉ ngồi chờ Liên Xô và Đức đập nhau chí tử rồi mới nhảy vô ăn hôi.... Nghĩ cũng thật buồn...cười.
 

Attachments

  • 129122093_2210651955745119_8398873838278173261_n.jpg
    129122093_2210651955745119_8398873838278173261_n.jpg
    70.9 KB · Đọc: 54
  • 129458910_400319851280678_3068986217035653801_o.jpg
    129458910_400319851280678_3068986217035653801_o.jpg
    70.9 KB · Đọc: 41
  • 1200-610172-538778821-18323642-39649812.jpg
    1200-610172-538778821-18323642-39649812.jpg
    77.3 KB · Đọc: 38
Last edited:
Top Bottom