Sử 10 phân biệt rồng thời lý và rồng thời lê

nguyenminhcuong8

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng sáu 2014
65
40
51
18
Hưng Yên

Phạm Tùng

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng mười một 2020
363
1,110
111
Nam Định
THPT Trần Hưng Đạo
a, Em hãy cho biết sự khác biệt giữa rồng thời lý và rồng thời lê.
Con rồng thời Lý có những nét đặc trưng riêng có thể phân biệt được với con rồng của thời Lê:
- Thời Lý: Mào, mũi và bờm là những bộ phận được cấu tạo rất sinh động bằng những đường nét rất tự nhiên, không quá cầu kì. Mào chùm lấy toàn bộ môi trên và quyện với răng nanh xoán hình đám mây bồng bềnh đang bay. Bờm tỏa ra từ sau gáy hướng về phía sau lưng trong tư thế phấp phới như có gió thổi. Thân rồng Lý có nét nổi bật không thời nào có đó là thân rồng hình tròn lẳn, da trơn, to từ cổ nhỏ dần đến đuôi, không có vảy, chia thành nhiều khúc, các khúc có cung độ đều nhau và uốn lượn hình thắt miệng túi đáy tròn, miệng thắt nhỏ hơn. Rồng có 4 chân. Chân rồng thời Lý có loại có 2 loại là loại 3 móng vuốt và loại có 5 móng vuốt.
- Thời Lê: Đầu rồng to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to. Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao quanh có một hàng vải răng cưa kết lại như hình chiếc lá. Rồng có râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Chân Rồng chạm năm móng sắc nhọn, các hình xoắn trang trí bên thân Rồng, kết hợp với mây đao lửa.Hình tượng Rồng trang nghiêm, râu bờm và sừng nổi cao dũng mãnh uy quyền.
Chúc bạn học tốt!!!
 

Hiếu Gia

Học sinh mới
Thành viên
2 Tháng tám 2021
19
34
6
18
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 1
b, vì sao có sự khác nhau như vậy
Các hình tượng rồng thời phong kiến một phần kế thừa những tinh hoa của tiền thời và đương thời , một mặt tạo ra nét độc đáo riêng làm nên phong cách của triều đại sáng tạo ra nó. Ngoài ra nó còn mang sự phát triển của tạo hình truyền thống "mang dấu ấn quan niệm thẩm mỹ, sắc thái dân gian mang đặc thù dân tộc" (trích trong cuốn Mỹ thuật cổ việt nam)
- Rồng thời Lý khá trò uốn, nhẹ nhàng đơn giản, trơn và có phần hiền. Nhà Lý vẫn là một trong những triều đại đầu sau thời kỳ Bắc thuộc bởi vậy con rồng thời Lý sự duy trì tiếp nối giữa văn hóa Việt cổ và sự giao lưu với con rồng của thời Hán, Đường. Bên còn đó nó còn được gọi là con rồng Phật giáo bởi chính sách tôn giáo Phật giáo của nước ta lúc bấy giở
- Rồng thời Lê sơ cứng chắc, to phình và có phần dữ, thân chắc vững chãi hơn so với nhà lý và phần đầu được chú trọng to dữ hơn so với nhà Trần. Rồng dưới thời này kế thừa hình ảnh con rồng dưới thời Trần, cùng với chế độ độc tôn nho giáo của nhà Lê nên bố cục chặt chẽ, uy nghiêm, cách điệu kết hợp chạm khắc trang khí hoa văn xoắn mây, lửa để thể hiện quyền lực
 
Top Bottom