Địa 9 Đề kiểm tra giữa HK1

tldnt123

Học sinh
Thành viên
13 Tháng năm 2020
65
14
26
18
Quảng Nam
THCS Phan Thúc Duyện
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hãy nêu một số đặc điểm về dân tộc nước ta ?
Hãy trình bày một số đặc điểm của dân số nước ta.
Trình bày tình hình phân bố dân cư nước ta.
-Sử dụng bản số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
-Vẽ và phân tích biểu đồ dân số Việt Nam
-Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm
Phân tích bảng số liệu, biểu đồ về số dân phân theo thành phần dân tộc
Trình bày sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta
Phân biệt các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư.
Nguyên nhân và hậu quả của một số đặc điểm dân số nước ta
Trình bày hiện trạng chất lượng cuộc sống ở Việt Nam
Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta
Trình bày đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động
Nhận biết quá trình đô thị hoá nước ta.
Trình bày sơ lược về quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam
Thấy được chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.
Hãy trình bày nguồn lợi thủy, hải sản.
Trình bày và giải thích sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi
Trình bày tình hình phát triển của sản xuất nông nghiệp: phát triển vững chắc, sản phẩm đa dạng, trồng trọt vẫn là ngành chính
Hãy trình bày tình hình của phát triển công nghiệp
Trình bày một số thành tựu của sản xuất công nghiệp
Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp
Phân tích các nhân tố tự nhiên , kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
Phân tích bản đồ nông nghiệp và bảng phân bố cây công nghiệp để thấy rõ sự phân bố của một số cây trồng, vật nuôi
Vẽ và phân tích biểu đồ về sự thay đổi cơ cấu ngành chăn nuôi
Phân tích bản đồ để thấy rõ sự phân bố của các loại rừng, bãi tôm, cá
Phân tích số liệu, biểu đồ để nhận biết cơ cấu và sự phát triển của các ngành dịch vụ ở nước ta
Phân tích bảng số liệu, biểu đồ để thấy sự phát triển của lâm nghiệp, thủy sản.
 
Last edited by a moderator:

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Nhận biết quá trình đô thị hoá nước ta.
(Trả lời nhanh giúp mình)
-Quá trình đô thị hóa nước ta diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
-Từ thế kỉ III trước công nguyên và trong suốt thời kì phong kiến, ở nước ta mới hình thành một số đô thị với quy mô nhìn chung còn nhỏ như: Hội An, Đà Nẵng. Thời pháp thuộc, công nghiệp hóa chưa phát triển, cho đến những năm 30 của thế kỉ XX hình thành 1 số đô thị tương đối lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
-Từ những năm 1954-1975 thì đô thị hóa phát triển theo 2 xu hướng khác nhau. Từ năm 1975 đến nay, thì quá trình đô thị hóa có sự chuyển biến khá mạnh, đô thị được mở rộng và phát triển nhanh hơn, đặc biệt là các đô thị lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của các đô thị vẫn còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực.
-Tỉ lệ dân thành thị nước ta thấp, chiếm tỉ lệ nhỏ, nhưng có xu hướng ngày càng tăng: năm 1990 dân số thành thị chỉ chiếm 19,5%, đến năm 2003 thì tăng lên khoảng 26%.
-Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: ở trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta có số lượng đô thị lớn nhất.
Tuy nhiên ở đây chủ yếu là cá đô thị vừa và nhỏ.
+Còn số đô thị lớn lớn thứ 2 và 3 cả nước là các vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng-Cửu Long.
+Đông Nam Bộ cũng có đô thị lớn nhất nước ta: Thành phố Hồ Chí Minh.
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Chất lượng cuộc sống nước ta ngày càng được cải thiện về nhiều mặt: tỉ lệ người biết chữ, giáo dục, ý tế, phúc lợi y tế, thu nhập bình quân đầu
người. Nhưng chất lượng cuộc sống của dân cư còn có sự chênh lệch giữa các vùng và các tầng lớp nhân dân.
Mình chỉ khái quát được như thế này thôi nha!
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Biết được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm ở nước ta
-Việt Nam là một nước đông dân, dân số trẻ và gia tăng dân số tự nhiên khá cao, nên nước ta có nguồn lao động dồi dào mà mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
-Lao động dồi dào trong khi nền kinh tế nước ta đang phát triển nên chưa tạo được công ăn việc làm cho người lao động, dẫn đến vẫn đề kinh tế-xã hội gay gắt ở nước ta.
-Nguồn lao động phân bố chưa hợp lý, càng làm gay gắt hơn tình trạng thiếu việc làm ở nước ta.
-Sự tác động trở lại của nguồn lao động và việc làm đối với dân số. Nếu vấn đề việc làm được giải quyết tốt cho lực lượng lao động thì người lao động có điều kiện tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống. Mà theo quy luật chung, chất lượng cuộc sống được nâng cao thì sẽ tác động trở lại tới dân số, giảm mức sinh hạ thấp tốc độ gia tăng dân số tự nhiên.
 

Dương Nhạt Nhẽo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
7 Tháng tám 2018
2,945
7,443
621
18
Lào Cai
Trường THPT số 1 Lào Cai
Trình bày đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động
Đặc điểm:
-Nguồn lao động dồi dào, mỗi năm có thêm 1 triệu lao động
-Có kinh nghiệm trong sản xuât: Nông, lâm, ngư nghiệp.
- Hạn chế:
  • Yếu về thể lực
  • Trình độ chuyên môn kĩ thuật còn kém
  • Lao động thủ công còn phổ biến.
Sử dụng lao động
- Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế đang thay đổi theo hướng tích cực.
  • Tỉ lệ lao động trong ngành nông – lâm – ngư nghiệp còn rất lớn và có xu hướng giảm dần.
  • Tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ tăng dần.
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Trình bày đặc điểm về nguồn lao động và việc sử dụng lao động
a) Đặc điểm về nguồn lao động nước ta hiện nay:
-Ưu điểm:
+Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Có khoảng 4,3 triệu lao động năm 2003, bình quân 1 năm tăng 1 triệu lao động.
+Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông-lân-ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt trình độ tinh xảo
+Cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh
+Chất lượng nguồn lao động ngày càng cao.
-Hạn chế:
+Trình độ lao động thấp, 78,8% lao động chưa qua đào tạo.
+Sức khỏe và thể lực còn hạn chế, chưa có sự dẻo dai và bền bỉ.
+Chủ yếu là lao động ở nông thôn: Số lao động trong các ngành kinh tế ngày càng tăng.
b) Hiện trạng sử dụng lao động:
-Lao động nước ta tập trung chủ yếu trong nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp, chiếm 60,3% năm 2003.
-Cơ cấu sử dụng lao động trong các ngành kinh tế đang có sự thay đổi theo hướng tích cực.
+Giảm lao động trong nhóm ngành nông-lâm-ngư nghiệp, từ 71,5% (1989) xuống còn 60,36% (2003).
+Tăng lao động trong nhóm ngành công nghiệp-xây dựng, dịch vụ.
-Hiện nay ở nông thôn chưa sử dụng hết quỹ thời gian lao động, bởi vì còn mang tính chất mùa vụ.
-Sử dụng lao động còn trái ngành nghề, dẫn đến hiệu quả lao động chưa cao.
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Trình bày tình hình phân bố dân cư nước ta.
(Trả lời nhanh giúp mình nhé )
-Dân cư nước ta phân bố không đồng đều: giữa miền núi và đồng bằng, giữa đồng bằng phí bắc và đồng bằng phía nam, giữa nông thôn và thành thị.
+Tập trung đông ở vùng đồng bằng châu thổ, duyên hải ven biển và các đô thị.
+Thưa thớt ở vùng miền núi và Tây Nguyên.
-Đồng bằng phía bắc đông hơn đồng bằng phía nam.
-Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, dân cư thành thị chỉ chiếm 26% năm 2003.
-Mật độ dân số 246 người/km vuông năm 2003, 245 người/km vuông năm 2006 nhăng dân cư nước ta phân bố không đồng đều:
+Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích nhưng chiếm 3/4 dân số: trong đó cao nhất là đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km vuông năm 2005, gấp 5 lần mật độ dân số cả nước.
+Miền núi chiếm 3/4 diện tích nhưng chỉ chiếm 1/4 dân số.
+Nông thôn và thành thị: Năm 2003, dân số thành thị chiếm 26% - nông thôn 74%. Có xu hướng giảm, năm 2006, dân số nông thôn chiếm 73,1% - thành thị 27,9%.
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Hãy trình bày một số đặc điểm của dân số nước ta.
(Trả lời nhanh giúp mình)
-Việt Nam là một nước có dân số đông. 79,9 triệu người năm 2002, 83 triệu người năm 2005. Đứng thứ 3 Đông Nam Á, đúng thứ 14 thế giới.
-Nước ta có nhiều dân tộc. Có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chỉ chiếm 13,8%. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều: các dân tộc ít người chủ yếu ở miền núi, dân tộc kinh thì ở đông bằng.
-Dân số nước ta đông và tăng nhanh.
+1960, 30,0 triệu người -> 2006, 84,2 triệu người. Trung bình mỗi năm tăng 1 triệu dân.
+Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nước ta cao nhưng có xu hướng giảm: 1979-1989 giảm 2,1%. 1999-2009 giảm 1,3%.
-Việt Nam là nước có nước có dân số trẻ:
+Độ tuổi dưới tuổi lao động cao chiếm 1/3 dân số, 33,5% năm 1999.
+Trong tuổi lao động chiếm 58,4% năm 1999.
+Trên tuổi lao động chiếm 8,1% năm 1999.
-Dân số nước ta phân bố không đồng đều giữa đồng bằng và miền núi, giữa nông thôn và thành thị. Dân số nước ta phân bố không đồng đều ngay trong nội bộ của từng vùng: đồng bằng sông Hồng 1880 người/ km vuông - đồng bằng sông Cửu Long 400 người/ km vuông.
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Hãy nêu một số đặc điểm về dân tộc nước ta ?
(Trả lời nhanh giúp mình)
-Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh (Việt) chiếm 86,2% dân số.
+Các dân tộc ít người chiếm 13,8% dân số.
-Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện trên ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
-Người Việt định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận cộng đồng các dân tộc Việt nam.
-Người Việt (Kinh) chiếm 86,2%, có kinh nghiệm thâm canh lúa nước, nhiều nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo, là lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học-kĩ thuật.
-Người việt phân bố rộng khắp cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trung du, duyên hải ven biển.
-Các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở các vùng núi và cao nguyên.
+Trung du và miền núi Bắc Bộ:Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông,...
+Trường Sơn và Tây Nguyên: Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho...
+Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Chăm, Kho-me, Hoa,...
-Lối sống của các dân tộc có nhiều thay đổi nhờ cuộc vận động định canh định cư gắn với xóa đói giảm nghèo, mà tình trạng du canh du cư của các dân tộc đã được hạn chế, đời sống của các dân tộc đã được hạn chế, đời sống của các dân tộc được nâng cao và môi trường được cải thiện.
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Nguyên nhân và hậu quả của một số đặc điểm dân số nước ta
a) Nguyên nhân cảu dân số đông và tăng nhanh: Do quy mô dân số cao, có số người trong tuổi sinh đẻ cao. Người dân chưa nhận thức được hậu quả của việc gia tăng dân số.
b) Hậu quả của dân số đông và tăng nhanh: Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nhiều, thành thị thất nghiệp cao. Tài nguyên cạn kiệt, ô nhiễm môi trường
c) Hậu quả của phân bố dân cư không đồng đều: -Đồng bằng đất chật người đông, khai thác tài nguyên quá mức (đất, nước). làm cho đất bị bạc màu, nước bị ô nhiễm.
+Xảy ra nhiều tệ nạn xã hội.
+Chưa sử dụng được hết quỹ thời gian lao động.
-Miền núi đâts rộng người thưa, tài nguyên giàu có nhưng thiếu lao động cả về số lượng và chất lượng. chưa khai thác được hết tiềm năng ở vùng miền núi.
 

Tạ Hữu Long

Học sinh
Thành viên
22 Tháng năm 2020
65
38
36
19
Hải Phòng
THPT chưa có tên
a) quần cư nông thôn
-mật độ dân số thấp
-sống chủ yếu theo làng ,xóm ,thôn xã
-hoạt động kinh tế chủ yếu là nông -lâm-ngư nghiệp
-nhà cửa thấp ,phân bố thưa thớt
-chủ yếu có chức năng hành chính và văn hóa – xã hội.
b)quần cư đô thị
-mật độ dân số cao
-sông theo các phường ,quận ..
-hoạt động kinh tế là dịch vụ là chủ yêu ,công nghiệp
-Là các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật quan trọng.
 

♪ѕαѕαкυ↭ѕσℓαмι❣_mtc_

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng chín 2019
269
470
66
Nghệ An
THCS Quỳnh Ngọc
Phân tích các nhân tố tự nhiên , kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.
1. Nhân tố tự nhiên .
-Tài nguyên thiên nhiên của nước ta đa dạng, là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
-Ca nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn, là cơ sở đẻ phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
-Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng, nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển của công nghiệp.
2. các nhân tố kinh tế-xã hội.
a) dân cư và lao động:
-Thuận Lợi:
+Nước ta có dân cư đông tạo nên sức mua lớn, thị trường tiêu thụ lớn, mức sống ngày càng được nâng cao.
+Nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ, cần cù, chịu khó, có khả năng tiếp thu khóa học kĩ thuật nhanh-> thu hút nhiều vốn đầu tư-> tạo điều kiện để +Phát triển các ngành công nghiệp cần nhiều lao động.
-Khó khăn: Trình độ lao động nước ta còn thấp, thiếu tác phong công nghiệp, phân bố chưa hợp lý-> Hiệu quả chưa cao.
b) Cơ sở vật chất-kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
-Thuận lợi:
+Cơ sở vật chất-kĩ thuật ngày càng được đầu tư, phát triển hiện đại.
+Cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải,... ngày càng được cải thiện-> góp phần thúc đầy công nghiệp phát triển.
-Khó khăn:
+Trình độ công nghệ nước ta còn thấp.
+Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, Mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu còn lớn.
+Cơ sở vậy chất-kĩ thuật chưa đồng bộ, chỉ phân bố ở một số vùng.
+Cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chỉ phân bố ở các vùng trọng điểm.
c) Chính sách phát triển công nghiệp.
-Thuận lợi: Chính sách thay đổi qua các thời kì như chính sách công nghiệp hóa, chính sách đầu tư phát triển công nghiệp, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần-> Thúc đẩy công nghiệp phát triển.
-Khó khăn: Thủ tục rườm rà, chưa kịp thời.
d) Thị trường:
-Thuận lợi: Thị trường càng mở rộng thì cơ cấu công nghiệp ngày càng đa dạng, càng linh hoạt hơn.
-Khó khăn: sức ép của thị trường, cạnh tranh-> các hàng giả hàng nhái lẫn lộn
 
Top Bottom