Văn 10 Bài tập làm văn về Ca dao hài hước châm biến SGK trang 90 Bài 1.

fanoopsclubs2201@gmail.com

Học sinh
Thành viên
9 Tháng tám 2020
74
22
26
18
Trà Vinh
THPT Cầu Ngang A
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Hãy nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao số 1? Qua đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo, đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?
(Giúp em lập dàn ý với ạ!! Em cảm ơn!)
 
  • Like
Reactions: Harry Nanmes

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Đề bài: Hãy nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao số 1? Qua đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo, đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?
(Giúp em lập dàn ý với ạ!! Em cảm ơn!)
Đề bài: Hãy nêu cảm nghĩ về lời thách cưới của cô gái trong bài ca dao số 1? Qua đó cho biết tiếng cười tự trào của người lao động trong cảnh nghèo, đáng yêu, đáng trân trọng ở chỗ nào?
(Giúp em lập dàn ý với ạ!! Em cảm ơn!)
1- Mở Bài
- Giới thiệu đôi nét về thể loại và tác phẩm.
2 - Thân bài
* Lời của chàng trai:
"- Cưới nàng anh toan dẵn voi,
Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn
Dẵn trâu sợ họ máu hàng
Dẵn bò sợ họ nhà nàng co gân. "

- Sử dụng biện pháp nghệ thuật liệt kê, chàng trai đã đưa ra hàng loạt những loại động vật như voi, trâu, bò, chuột .. để làm sính lễ.
- Lối nói phóng đại, khoa trương: chàng trai đưa ra những lễ vật vô cùng giá trị, xa vời với hoàn cảnh thực tế của mình.
⇒ Chàng trai tự tưởng tượng và ước mơ về một lễ cưới xa hoa sang trọng. Mong muốn cho người mình yêu được sông trong cảnh xung túc đủ đầy.
=> Ước muốn đáng trân trọng của những ngườu dân lao động về một cuộc sống ấm no, sung túc.

- Cách nói giảm dần từ voi – trâu – bò và cuối cùng dừng lại ở con chuột béo
=> Tái hiện lại hành trình từ tưởng tượng đến trở về với hiện thực của chàng trai.
- Bút pháp đối lập được sử dụng tài tình, khéo léo từ đoa đưa hồi mộng tưởng của chàng trai về với thực tại: Dẫn voi – quốc cấm, dẫn trâu – máu hàn, dẫn bò – co gân.
⇒ Lời giải thích hợp tình hợp lí, chính đáng và có phần đáng yêu, vì phải chấp hành pháp luật, cũng như là lo lắng cho sức khỏe họ hàng hai bên chứ không phải vì chàng trai không có.
⇒ Cách nói thể hiện sự hài hước, dí dỏm, đáng yêu, thông minh của chàng trai.
- Chi tiết hài hước, vui nhộn nhưng lại không kém phần tinh tế, thông minh: “Miễn là có thú bốn chân/dẫn con chuột béo mời dân mời làng”
+ Thú bốn chân gợi ra hình ảnh những con vật to lớn, có giá trị cao.
+ Con chuột béo: Loài vật nhỏ bé, chuyên phá hoại mùa màng.
+ Sự bất thường : Xưa nay chưa từng thấy ai mang chuột đi hỏi vợ và cũng không thể có một con chuột nào to lớn để có thể mời dân mời làng.
=> Tâm hồn vui tươi, khoáng đãng, yêu đời , yêu cuộc sống. Chàng trai biết nhìn nhận và đối mặt với những khó khăn bằng tinh thần lạc quan vô tư, khiến cho tổng thể chi tiết trở nên hóm hĩnh, đặt sắc, vui tươi
* Lời thách cưới của cô gái
- Thái độ của cô gái
+ Trước lời dẫn cưới của chàng trai cô gái “lấy làm sang”.
⇒ Đây là cô gái dí dỏm, vui tươi không kém người bạn đời của mình.
+ Lời nói “Nỡ nào em lại phá ngang”
⇒ Ý nhị, khiêm tốn, ngầm thông cảm với hoàn cảnh của chàng trai
- Thủ pháp tương phản đối lập: người ta – nhà em, lợn gà – nhà khoai lang

⇒ Sự độc đáo, bất thường trong lời thách cưới bởi những lễ vật ấy bình dị đến mức tầm thường. Chính điều này đã tạo nên tiếng cười đùa vui, hóm hỉnh
- Lời giải thích của cô gái về yêu cầu của mình:
+ Cách nói giảm dần: To – nhỏ - mê – rím – hà
⇒ Cô gái sẵn sàng đón nhận những lễ vật tầm thường, không cần lựa chọn, sắp xếp gì.
+ Lễ vật được cô chia phần, sắp xếp hợp lí: Mời làng, mời họ, con trẻ, lợn gà
⇒ Cô gái là người phụ nữ đảm đang, tháo vát, khéo léo, sống có trước có sau, coi trọng tình nghĩa, thấu tình đạt lý.
=> Thông qua lời thách cưới và dẫn cưới bất bình thường của chàng trai và cô gái đã cho thấy tâm hồn lạc quan, yêu đời, hài hước của những chàng trai, cô gái thôn quê trong cảnh nghèo khó.
=> Chàng trai tự ý thức được cái nghèo của mình mà tự trào, tự cười cợt còn cô gái thì đa thấu hiểu cảnh ngộ của chàng trai nên cũng vui vẻ đón nhận, dù nó có là thứ lễ vật tầm thường nhất. Bởi đối với họ nghĩa tình mới là thứ đáng giá nhất, còn của cải vật chất chỉ là phù du, phù phiếm.
=> Dù cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn nhưng họ rất giàu có về tình cảm, họ yêu thương nhau, đến với nhau mà chẳng hỏi đòi hay dụ lợi. Họ cảm thông cho nhau, thấu hiểu và suy nghĩ cho nhau. Đó là điều đáng để chúng ta trân trọng .
3- kết bài.
- Cảm nhận về tác phẩm, về lối sống tinh thần của những con người lao động.
 
Top Bottom