Địa 9 Chủ đề địa lý dân cư

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào mọi người!
Chắc hẳn ai cũng biết, Địa Lí là một môn học xã hội, một môn học quan trọng giúp ích cho con người trong rất nhiều việc. Chúng ta hôm nay sẽ ôn lại kiến thức trong chương địa lý dân cư nhé...

Chủ đề địa lý dân cư
Bài 1: Cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam
I. Các dân tộc ở Việt Nam
_ Việt Nam có [tex]54[/tex] dân tộc
+) Dân tộc đông dân: Người Kinh
- Chiếm [tex]86,2[/tex] % dân số cả nước
- Kinh nghiệm: Thâm canh lúc nước, nghề thủ công đạt mức tinh xảo => Trình độ cao
+) [tex]53[/tex] dân tộc ít người
- Chiếm [tex]13,8[/tex]% dân số cả nước
- Kinh nghiệm: Trồng cây công nghiệp, ăn quả, chăn nuôi, có nghề thủ công => Trình độ còn kém
_ Các dân tộc có những nét văn hóa riêng thể hiện qua: trang phục, ngôn ngữ, quần cư, phong tục tập quán
Lưu ý: Cộng đồng dân tộc Việt Nam gồm: người Kinh, các dân tộc ít người, kiều bào nước ngoài
II. Phân bố các dân tộc
1. Người Việt ( người Kinh )
_ Phân bố ở cả nước, tập trung nhiều ở vùng đồng bằng, trung du, duyên hải
2. Các dân tộc ít người
_ Phân bố chủ yếu:
+) Vùng trung du miền núi Bắc Bộ
- Có trên [tex]30[/tex] dân tộc ít người
- Các dân tộc sống phân bố theo độ cao của địa hình
+) Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên
- Có trên [tex]20[/tex] dân tộc ít người
- Các dân tộc sống phân bố theo vùng rõ rệt
+) Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ
- Có [tex]33[/tex] dân tộc ít người ( người Chăm, người Khơ - me, người Hoa )
- Các dân tộc phân bố thành từng dải xen kẽ nhau
Mở rộng:
_ Có [tex]4[/tex] dân tộc sinh sống chủ yếu ở vùng đồng bằng ( người Kinh, người Chăm, người Hoa, người Khơ - me )
_ Người Ê - đê ở Tây Nguyên theo chế độ mẫu hệ. Nét văn hóa độc đáo của người Tây Nguyên là văn hóa phồn thực ( thờ cúng những vật sản sinh ra con người )


Cảm ơn các bạn đã đọc!
 
Last edited:

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 2: Dân số và gia tăng dân số
I. Số dân Việt Nam
_ Số lượng:
+) Năm [tex]2002[/tex] dân số đạt [tex]79,7[/tex] triệu người
+) Năm [tex]2007[/tex] dân số đạt [tex]85,17[/tex] triệu người
----> Xếp thứ [tex]14[/tex] trên thế gới về số người
_ Diện tích [tex]331212km^2[/tex], xếp thứ [tex]58[/tex] trên thế giới về diện tích
Kết luận: Việt Nam là một quốc gia đông dân trên thế giới
II. Gia tăng dân số
_ Có hai loại:
+) Gia tăng tự nhiên ( sinh đẻ tự nhiên trong nước ) - chiếm phần nhiều gia tăng dân số
+) Gia tăng cơ học ( gia tăng do nhập cư vào nước ) - chiếm phần ít gia tăng dân số

a. Công thức tính tỉ lệ gia tăng tự nhiên:
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên [tex]=[/tex] [tex]([/tex] tỉ suất sinh [tex]-[/tex] tỉ suất tử [tex])[/tex] [tex]:10[/tex] (%)
b. Đặc điểm:
_ Trước đây tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao dẫn tới bùng nổ dân số giai từ cuối những năm [tex]50[/tex] [tex]([/tex] cuối những năm [tex]1950[/tex] [tex])[/tex] đến kết thúc những năm cuối của thế kỉ [tex]XX[/tex] [tex]([/tex] thế kỉ [tex]20[/tex] [tex])[/tex]
_ Nguyên nhân: Sinh bù sau chiến tranh
_ Hiện nay tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm tuy nhiên vẫn cao so với thế giới
_ Trung bình mỗi năm dân số nước ta tăng [tex]1,17[/tex] triệu người
_ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao ở nông thôn và khu vực vùng núi
_ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp ở thành thị và vùng đồng bằng
_ Vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao nhất ở nước ta là Tây Nguyên, thấp nhất ở nước ta là vùng đồng bằng sông Hồng
Mở rộng: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhưng dân số Việt Nam vẫn tăng nhanh do dân số nước ta thời kì trước lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao
III. Cơ cấu dân số
1. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
Có hai loại:

+) Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
+) Cơ cấu dân số theo giới tính
Có ba nhóm tuổi:
+) [tex]0\rightarrow 14[/tex] tuổi ( dưới tuổi lao động )
+) [tex]15\rightarrow 59[/tex] tuổi ( trong tuổi lao động )
+) [tex]\geq 60[/tex] ( trên tuổi lao động )
_ Cơ cấu dân số nước ta là cơ cấu trẻ, đang có xu hướng già hóa dân số
2. Cơ cấu dân số theo giới tính
Công thức tính tỉ số giới tính:
Tỉ số giới tính [tex]=[/tex] ( số nam [tex]:[/tex] số nữ )[tex].100[/tex] ( số nam so với [tex]100[/tex] nữ )
Từ năm [tex]1979\rightarrow 1999[/tex]
_ Số nữ nhiều hơn số nam
_ Số nữ và số nam đang dần tiến tới cân bằng
_ Tỉ số giới tính của nước ta tăng nhưng vẫn nhỏ hơn [tex]100[/tex] [tex]=>[/tex] Có sự mất cân bằng về giới tính
Mở rộng: Tỉ số giới tính của nhóm tuổi [tex]0\rightarrow 14[/tex] tuổi ở nước ta hiện nay là [tex]113[/tex] nam : [tex]100[/tex] nữ.
_ Vùng có tỉ số giới tính thấp nhất nước ta là đồng bằng sông Hồng
Công thức tính tỉ lệ phụ thuộc:
Tỉ lệ phụ thuộc [tex]=[/tex] ( người dưới tuổi lao động [tex]+[/tex] người trên tuổi lao động ) [tex]:[/tex] người trong tuổi lao động [tex].100[/tex] ( % )

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 
Last edited:

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,667
996
Nam Định
In the sky
Bài 3: Phân bố dân cư và các loại hình quần cư
[tex]I[/tex]. Mật độ dân số và phân bố dân cư
1. Mật độ dân số
Mật độ dân số [tex]=[/tex] số dân [tex]:[/tex] diện tích ( người / [tex]km^2[/tex] )
Lưu ý:
_ Mật độ dân số là một số nguyên
_ Mật độ dân số tăng liên tục qua các năm
_ Mật độ dân số nước ta cao so với mức trung bình trên thế giới
2. Phân số dân cư không đồng đều
+) Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và thưa thớt ở vùng núi

_ Vùng có mật độ dân số cao nhất là đồng bằng sông Hồng
_ Vùng có mật độ dân số thấp nhất là Tây Nguyên
+) Dân cư ở nước ta phân bố không đồng đều giữa thành thị và nông thôn
_ Số lượng: Thành thị [tex]<[/tex] nông thông
_ Mật độ dân số [tex]>[/tex] nông thôn
_ Trước đây mật độ dân số cao nhất là Hà Nội, hiện nay là thành phố Hồ Chí Minh
[tex]II[/tex]. Các loại hình quần cư
Đặc điểmQuần cư nông thônQuần cư thành thị
Mật độ dân sốThấpCao
Tên gọi hành chínhLàng, xã, thôn, xóm, bản, buôn, áp, plâyTổ dân phố, phường, quận, thành phố
Hoạt độngNông nghiệpCông nghiệp, dịch vụ
Kiến trúc nhà ởTheo lối kiến trúc truyền thống, phụ thuộc vào vùng miền, theo các dân tộc ( phát triển theo chiều rộng )Nhà cao tầng, chung cư,... ( phát triển theo chiều cao của không gian lãnh thổ )
[TBODY] [/TBODY]
_ Những thay đổi của quần cư nông thôn:
+) Diện mạo làng quê thay đổi
+) Số người hoạt động phi nông nghiệp tăng

+) Du nhập lối sống thành thị
[tex]III[/tex]. Đô thị hóa
_ Tỉ lệ gia tăng dân số [tex]=[/tex] ( số dân thành thị [tex]:[/tex] tổng số dân ) [tex].100[/tex] ( % )
_ Dân số thành thị tăng liên tục qua các năm
_ Tỉ lệ dân số thành thị tăng liên tục qua các năm
_ Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam nhanh nhưng trình độ đô thị hóa thấp
_ Các đô thị ở nước ta thường phân bố ở đồng bằng và ven biển
_ Quy mô các đô thị vừa và nhỏ
_ Phân cấp các đô thị ở Việt Nam
+) Dựa vào quy mô dân số và chức năng kinh tế các đô thị ở Việt Nam được chia thành các loại: đô thị đặc biệt, đô thị loại 1, đô thị loại 2, đô thị loại 3, đô thị loại 4, đô thị loại 5
+) Dựa vào cấp quản lý các đô thị ở nước ta chia thành hai loại: đô thị trực thuộc trung ương, đô thị trực thuộc tỉnh

Cảm ơn các bạn đã đọc!
 
Top Bottom