Tâm sự Cuộc sống

constable

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2015
65
149
61
Hải Phòng
Hoa Học Đường
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NÉM ĐÁ


Jésus đang giảng đạo giữa đám đông... Bỗng có nhiều nhà trí thức và tu sĩ lôi đến một dâm phụ bắt tại trận. Sau khi ném người đàn bà tội lỗi ấy giữa đám đông, họ nói với Jésus:

- Thưa ông, mụ gian phụ này đã bị bắt quả tang trong khi phạm tội. Theo luật Moise, thì phải bị ném đá. Vậy ông nghĩ thế nào?

Jésus không nói gì cả, lấy ngón tay viết trên cát: Bọn giả dối!

Nhưng những người ấy cứ chất vấn mãi... Jésus, không thể làm thinh được nữa bèn ngước mặt lên, nói:

- Trong tất cả mọi người ở đây, ai là người chưa từng làm tội lỗi có quyền ném viên đá đầu tiên!

Khi nghe lời phán ấy, dân chúng bắt đầu tản lần từng người một. Sau cùng chỉ còn có Jésus và người đàn bà tội lỗi giữa công trường mà thôi.

Jésus bèn hỏi người đàn bà:

- Những kẻ tố cáo đi đâu cả rồi? Không một ai lên án ngươi cả sao?

Người đàn bà thưa:

- Không ạ!

Jésus nói:

- Ta cũng vậy! Thôi về đi.

Trích dẫn : Tân Ước


TUYỆT ANH HỘI

Thắng trận, Sở Trang vương đời Xuân Thu truyền bày tiệc liên hoan, gọi là "Thái bình yến". Phàm các quan văn võ bất cứ cấp nào đều được tham dự.
Khi mặt trời gần lặn, tiệc rượu còn đương vui say, Sở Trang vương truyền đốt đèn lên, lại cho một nàng hầu yêu tuyệt đẹp là Hứa Cơ đi mời khắp quan triều thần, mỗi người một chén rượu.
Được mỹ nhân chuốc rượu, các quan lấy làm vui vẻ thích thú đều đứng dậy đón lấy rượu uống. Bỗng có một ngọn gió to, bao nhiêu nến thắp ở trên điện tắt phụp cả. Điện tối mò. Bọn nội thị còn đương loay hoay đi châm lửa chưa đến. Trong hàng quan đại phu có một người trông thấy Hứa Cơ đẹp, nhân lúc tối tăm, đưa tay nắm lấy vạt áo của nàng. Hứa Cơ tay trái giằng vạt áo, tay mặt chụp được dải mũ của người ấy.
Dải mũ đứt, người ấy sợ lắm vội buông tay ra. Hứa Cơ lấy được dải mũ, rón rén đến trước Sở Trang vương, ghé tâu:
- Thiếp vâng mạng đại vương ra mời các quan uống rượu, thế mà có người vô lễ dám nhân lúc tắt đèn, nắm lấy vạt áo thiếp. Nay thiếp đã bứt được cái dải mũ của người ấy, vậy xin đại vương giục thắp nến mà xét xem.
Nhưng Sở Trang vương lại truyền cho bọn nội thị chớ thắp nến vội, đoạn bảo các triều thần:
- Ngày nay ta bày tiệc mong cùng các quan mua vui. Vậy các ngươi nên bứt đứt dải mũ cả đi, rồi cùng ta uống rượu thật say. Nếu ai không bứt đứt dải mũ thì chưa được vui lắm.
Nghe lịnh dạy, tất cả triều thần đều bứt đứt dải mũ của mình. Bấy giờ Sở Trang vương mới cho thắp đèn lại. Thành ra không ai biết người nào làm ẩu, níu lấy vạt áo mỹ nhân cả.
Tiệc xong trở về cung, Hứa Cơ tâu với Sở Trang vương:
- Thiếp nghe nói kẻ trai gái phải có sự phân biệt, huống chi là vua tôi. Đại vương sai thiếp mời các quan uống rượu là để tỏ lòng mến, nay người ấy nắm lấy vạt áo thiếp mà đại vương không trị tội, thì còn ra thể thống gì nữa.
Sở Trang vương cười bảo:
- Ta bày tiệc rượu này là muốn các quan đều được cùng vui. Rượu say sinh ra chớt nhã chẳng qua cũng là lẽ thường tình. Nếu ta trị tội một người mà làm cho các quan không được vui thì ta không muốn.
Hứa Cơ nghe nói, phục là người có lượng.
Một hôm Sở Trang vương đem quân đánh nước Trịnh, có một viên phó tướng tên Đường Giao xin đem 100 thủ hạ đi mở đường.
Đường Giao cố sức xông pha. Quân nước Trịnh không ai đương nổi. Vì thế, đại binh của Sở Trang vương tiến thẳng đến địa giới của nước Trịnh một cách mau lẹ. Sở Trang vương thấy quân tiền bộ đi được nhanh chóng như thế, mới triệu Đường Giao đến, toan trọng thưởng. Đường Giao thưa:
- Tôi chịu ơn đại vương to lắm. Ngày nay gọi chút báo đền, có đâu lại dám lãnh thưởng.
Sở Trang vương ngạc nhiên hỏi:
- Ta có biết nhà ngươi bao giờ mà nhà ngươi bảo là chịu ơn ta.
Đường Giao thưa:
- Trong tiệc rượu có người nắm áo Hứa Cơ và bị đứt dải mũ, tức là tôi đó. Đại vương rộng lượng tha, không giết mà còn tìm cách làm tôi không phải bị nhục, vậy tôi cố sức phải báo đền.
Sở Trang vương truyền ghi công ấy để về sau phong thưởng. Nhưng Đường Giao nói với bằng hữu:
- Tội ta đáng chết mà đại vương không giết, vậy ta nên cố sức báo đền. Nay đã nói rõ sự thực rồi, chẳng lẽ ta là người có tội mà còn chờ đợi phong thưởng hay sao?
Ngay đêm hôm ấy, Đường Giao bỏ trốn.
Tiệc rượu "Bứt đứt dải mũ" gọi là "Tuyệt anh hội". Về sau này, nó có ý nghĩa chỉ tấm lòng đại lượng của kẻ bề trên đối với kẻ bề dưới. Và, lòng đại lượng ấy bao giờ cũng đem đến một kết quả tốt đẹp.

Trích dẫn : Điển tích
 
Last edited by a moderator:

constable

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2015
65
149
61
Hải Phòng
Hoa Học Đường
PHẠM LÃI VÀ VĂN CHỦNG
untpham-lai-van-chung.png


Việt Vương Câu Tiễn chỉnh đốn chính sách, khuyến khích sản xuất, làm cho thế nước dần dần giàu mạnh lên. Ông liền cùng hai đại phu là Văn Chủng và Phạm Lãi bàn bạc kế hoạch đánh Ngô.
Lúc đó, Ngô Vương Phù Sai vì được làm bá chủ nên trở thành kiêu căng, ham mê hưởng lạc. Văn Chủng khuyên Câu Tiễn dâng gái đẹp cho vua Ngô, Câu Tiễn liền sai người đi khắp nước để tìm những con gái đẹp nhất. Kết quả tìm được một cô gái tuyệt sắc tên là Tây Thi ở núi Trữ La (nay ở phía nam Chư Hý, tỉnh Triết Giang). Câu Tiễn cử Phạm Lãi đưa Tây Thi sang dâng cho Phù Sai.
Phù Sai nhìn thấy Tây Thi có dung mạo tuyệt vời, như tiên nữ giáng trần, hết lòng sùng ái.
Một lần, nước Việt phái Văn Chủng sang gặp Hạp Lư, nói rằng nước Việt mất mùa, dân chúng bị đói, xin nước Ngô cho vay một vạn thạch lương, năm sau sẽ xin trả đủ. Phù Sai thấy có Tây Thi trước mặt, liền đáp ứng ngay.

Năm sau, nước Việt được mùa nên Văn Chủng lại mang một vạn thạch lương trả lại cho nước Ngô. Phù Sai thấy nước Việt giữ tín nghĩa, rất yên tâm và cao hứng. Ông ta vốc lúa lên xem, thấy hạt nào cũng căng mẩy, liền nói với Bá Phỉ: “Hạt lúa của nước Việt căng mẩy hơn lúa của ta. Hãy phát một vạn thạch lúa này cho dân chúng làm giống”.

Bá Phỉ đem số lúa đó phát cho nông dân, hạ lệnh đem gieo trồng. Đến mùa xuân, hạt giống đem gieo xuống mà đợi tới mười mấy ngày không nảy mầm. Mọi người nghĩ có lẽ là hạt giống tốt thì chậm nảy mầm chăng, liền kiên nhẫn chờ đợi thêm. Không ngờ rằng sau một số ngày nữa thì những hạt giống đó đều rữa hết, họ muốn thay bằng hạt giống của nước Ngô thì đã lỡ thời vụ.

Năm đó, nước Ngô gặp nạn đói lớn, dân chúng đều oán giận Phù Sai nhưng họ đâu có biết rằng đó là kế của Văn Chủng, một vạn thạch lúa đó đều được đem hấp chín và phơi khô nên không nảy mầm được.
Câu Tiễn nghe tin nước Ngô bị nạn đói, muốn nhân cơ hội đưa quân sang đánh; Văn Chủng nói: “Vẫn còn sớm. Một lần nước Ngô tuy bị đói nhưng trong nước vẫn chưa khánh kiệt. Hai là Ngũ Tử Tư còn đó nên chưa dễ hành động”.

Câu Tiễn thấy Văn Chủng nói có lý, lại tiếp tục thao luyện binh mã và tuyển thêm quân.
Năm 484 trước Công nguyên, Ngô Vương Phù Sai muốn đi đánh Tề. Ngũ Tử Tư vội đi gặp Phù Sai, can: “Tôi nghe tin Câu Tiễn nằm gai nếm mật, đồng cam cộng khổ với dân chúng, xem ta có ý muốn báo thù nước Ngô. Nếu không trừ diệt Câu Tiễn thì sẽ là hậu họa cho nước Ngô. Xin đại vương đi đánh nước Việt trước”.

Phù Sai không chịu nghe theo lời Ngũ Tử Tư mà cứ đem quân đánh Tề, kết quả là thắng trận trở về. Văn võ bá quan đều tới chúc mừng nhưng Ngũ Tử Tư lại nói: “Đánh bại được Tề chỉ là mối lợi nhỏ, nước Việt lại diệt nước Ngô mới là mối họa lớn”.

Do đó Phù Sai ngày càng chán ghét Ngũ Tử Tư, cộng thêm sự dèm pha của Bá Phỉ nên Phù Sai trao cho Ngũ Tử Tư một thanh kiếm buộc ông tự sát. Trước khi chết, Ngũ Tử Tư uất hận nói với sứ giả của Phù Sai: “Hãy móc hai con mắt của ta treo trên cửa đông của nước Ngô để ta xem Câu Tiễn đánh vào như thế nào?”
Phù Sai giết Ngũ Tử Tư rồi, liền phong Bá Phỉ làm Thái Tể.

Năm 482 trước Công nguyên, Ngô Vương Phù Sai hẹn với Lỗ Ai Công, Tấn Định Công đến họp ở Hoàng Trì, đem tất cả quân tinh nhuệ, chỉ để lại một số quân già yếu.
Khi Phù Sai dương dương tự đắc từ Hoàng Trì về thì Việt Vương Câu Tiễn đã đem đại quân sang chiếm thành Cô Tô. Quân Ngô từ xa trở về, đều rất mỏi mệt, lại gặp quân Việt được huấn luyện lâu ngày, tinh thần hăng hái. Hai bên giao chiến, quân Ngô đại bại.
Phù Sai không còn cách nào khác phải sai Bá Phỉ sang gặp Câu Tiễn để xin hòa. Câu Tiễn bàn với Phạm Lãi tạm thời chấp nhận giảng hòa, rút quân về nước. Năm 475 trước Công nguyên, Câu Tiễn chuẩn bị đầy đủ tiến đại quân vào nước Ngô. Nước Ngô thua trận liên tiếp bị quân Việt bao vây thành hai năm, Phù Sai không còn đường thoát nên than: “Ta không còn mặt mũi nào gặp lại Ngũ Tử Tư nữa”, nói xong lấy tay áo che mặt tự sát.

Việt Vương Câu Tiễn diệt xong nước Ngô, ngồi tại triều đình của Phù Sai. Phạm Lãi, Văn Chủng cùng các quan lại khác đều tới triều kiến, Bá Phỉ cũng ở đó để chờ được phong thưởng vì cho rằng đã giúp Câu Tiễn nhiều.

Câu Tiễn nói với Bá Phỉ: “Ngươi là đại thần của nước Ngô, ta không dám nhận ngươi làm bày tôi. Ngươi hãy đi làm bạn với quốc quân của ngươi”.
Bá Phỉ thấy nhục lui ra, Câu Tiễn phái người theo giết chết.
Diệt xong nước Ngô, Câu Tiễn lại dẫn đại quân vượt qua sông Hoài, họp với các nước chư hầu Trung Nguyên ở Từ Châu. Thiên Tử nhà Chu cũng phái sứ thần mang thịt tế đến tặng Câu Tiễn. Từ đó về sau, binh mã nước Việt hoành hành suốt dải Giang-Hoài, các nước chư hầu đề thừa nhận Việt là bá chủ.
Câu Tiễn đắc thắng trở về, mở đại hội mừng công, khen thưởng các công thần nhưng thấy thiếu mặt Phạm Lãi. Truyền thuyết nói rằng ông mang theo Tây Thi, thay tên đổi họ và tới nước khác.


Trước khi đi, Phạm Lãi để lại cho Văn Chủng một bức thư, nói: “Chim dữ đã hết, cung nỏ tốt bị gác bỏ; thỏ đã săn hết, chó săn bị làm thịt”. Con người Câu Tiễn chỉ có thể chung hoạn nạn chứ không thể chung yên vui. Ông nên bỏ đi cho mau”.
Văn Chủng không nghe theo lời Phạm Lãi. Một hôm Câu Tiễn cử người đưa tới một thanh kiếm, Văn Chủng thấy đó là thanh kiếm đã đưa cho Ngũ Tử Tư. Văn Chủng hối hận đã không tin Phạm Lãi, đành tự sát.
 

constable

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2015
65
149
61
Hải Phòng
Hoa Học Đường
BÀN VỀ NHỮNG LỜI PHÁN CỦA NHÀ TIÊN TRI


Zhuge Liang.jpg

Mỗi con người sinh ra đều có những chọn lựa về hoàn cảnh và những người xung quanh. Trong quá trình sống đó lại tiếp tục phải lựa chọn các điều kiện sống qua suy nghĩ, hành động và lời nói. Nếu một người có hoàn cảnh thuận lợi thì người đó được hưởng thụ sự dễ dàng trong cuộc sống do những lựa chọn ban đầu làm nền tảng. Một người phải chịu nghịch cảnh và cảm thấy không thoải mái thì phải biết rằng hoàn cảnh đó có sự quyết định của những lựa chọn ban đầu. Từ những sự lựa chọn ban đầu đó, chúng ta có thể thay đổi hay cải thiện hoàn cảnh sống qua quá trình sống. Hoàn cảnh sống và những người xung quanh được tôn giáo khái niệm hóa thành nghiệp, có tôn giáo cho rằng đó là do phước và tội quy định. Theo một số tôn giáo thì người có hành động ác sẽ phải chịu quả báo về hoàn cảnh đau khổ, người có hành động tốt sẽ được hưởng những thành quả từ quá khứ. Nhưng thật ra sự tốt, xấu ở cuộc sống chỉ là tương đối, có những điều mà xã hội loài người quy định là tốt nhưng nhìn theo quy luật thì lại là xấu và ngược lại. Theo quy luật tự nhiên và xã hội thì cái tốt thật sự là những thiên hướng toàn thiện, đó là sự đóng góp cho cộng đồng và hòa hợp với tự nhiên. Nếu một người có lối sống buông thả thì theo quy luật sẽ không thể hài hòa với tự nhiên và xã hội, nếu một người chỉ tìm cách cản trở người khác thì đã không thuận theo quy luật cho và nhận ở cuộc sống. Vì vậy một người tốt chiểu theo quy luật tự nhiên và xã hội là phải luôn đi theo quy luật cho và nhận, có lối sống hòa hợp với tự nhiên nên không buông thả cũng không gượng ép theo nguyên tắc.

Khi chúng ta đến gặp gỡ các vị tiên tri và được cho biết về quá khứ và vị lai của mình, chúng ta có thể tin tưởng hoặc nghi ngờ. Nếu những gì nhà tiên tri nói xảy ra thật sự thì chúng ta cảm thấy như cuộc sống của mình có một thế lực nào đó chi phối. Nếu những gì nhà tiên tri nói không xảy ra đúng như vậy thì chúng ta phán xét chuyện bói toán là không có căn cứ. Hãy nói đến những nhà tiên tri có thiện tâm, họ có một trực giác được rèn luyện thông qua nghiên cứu những hiện tượng có quy luật trong cuộc sống và như vậy đã nhận biết được xu hướng về các lựa chọn của một con người. Những nhà tiên tri nói riêng và chúng ta nói chung chỉ có thể dự báo xu hướng chứ không thể nói chắc chắn một sự việc xảy ra, vì cuộc sống tự nhiên và xã hội luôn có sự thay đổi. Ví dụ như một người đang đi trên một con đường thẳng và mọi người biết rằng con đường đó sẽ dẫn đến một địa điểm nào đó, chúng ta dự đoán rằng người đó sẽ đi đến đích đó vì một việc gì. Nhưng trong quá trình di chuyển, người đi có thể rẽ sang một hướng khác hoặc quay trở lại, đó là sự lựa chọn trên đường đi của họ. Nhà tiên tri cũng vậy, ông ta căn cứ vào hướng đi của chúng ta từ những khởi điểm ban đầu của chúng ta để nói về sự việc sẽ xảy ra, nhưng chính chúng ta cũng có thể thay đổi sự việc xảy ra với mình trong quá trình sống. Nếu một người quá tin vào những lời nhà tiên tri nói thì trong tiềm thức của họ luôn có một kết quả dựa vào niềm tin của ông ta nên anh ta bị thiên về lời dự báo đó, vậy là hướng đi trong cuộc sống đã bị chi phối bởi cả xu hướng từ trước lẫn lời nói của nhà tiên tri nên khả năng xảy ra đúng như lời nhà tiên tri gần như chắc chắn. Nếu khi nghe lời nhà tiên tri, chúng ta có sự vững vàng trong nội tâm và chỉ xem đó là những dự báo không chắc chắn thì tiềm thức của chúng ta không bị chi phối bởi lời tiên đoán đó nên sự lựa chọn trong tương lai mang tính chủ quan của chúng ta nhiều hơn. Nhiều người vì uy danh của nhà tiên tri nên khi nhà tiên tri nói gì là nội tâm họ bị xâm chiếm, nếu là những lời tích cực thì có độ hưng phấn, nếu là những lời tiêu cực thì sợ hãi. Chính sự hưng phấn hay sợ hãi đó đã góp phần làm cho sự chủ quan của chúng ta trước các hướng đi của cuộc đời bị chi phối và khả năng xảy ra của sự việc bị tác động.

Khi một người có nội tâm hoàn toàn yên ổn và nhận ra quy luật của cuộc sống là những quá trình cho nhận và sự thay đổi trong quá trình cho nhận đó thì những dự báo của nhà tiên tri chỉ mang tính chất tham khảo.



Quá khứ là lịch sử, tương lai là điều bí ẩn còn hiện tại là món quà
 
  • Like
Reactions: wyn.mai

constable

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng mười một 2015
65
149
61
Hải Phòng
Hoa Học Đường
Người tốt và kẻ xấu



Khi một đứa trẻ lớn lên được dạy bảo làm những việc tốt để trở thành người có ích cho xã hội, nếu là một đứa trẻ vâng lời thì sẽ luôn để ý để sống luôn đúng theo chuẩn mực về những điều tốt đẹp đó. Chúng ta vẫn luôn dạy trẻ con là phải biết vâng lời người lớn thì sau này mới thành người tốt được, và khi chúng phạm lỗi lầm thì bị trách mắng. Có những điều đứa trẻ cố gắng làm tốt nhưng lại sơ xuất trở thành một lỗi lầm, hay có những điều đứa trẻ vô tình làm với chủ ý xấu lại trở thành một điều tốt. Bởi vì sự tốt xấu trong cuộc sống được xây dựng trên quan niệm của con người nên rất tương đối và phiến diện. Những câu chuyện cổ tích thường hay dạy rằng người tốt thì được hưởng hạnh phúc còn người xấu thì phải chịu đau khổ, nhưng trong cuộc sống thực tế thì lại là chuyện mạnh được yếu thua và nhiều chuyện xấu xa thắng chuyện tốt đẹp. Nhiều khi chúng ta bắt gặp những người cố gắng làm theo những quy chuẩn về điều tốt đẹp để được đánh giá là người tốt và tạo ra sự gượng gạo. Thật ra con người sống là để hoàn thiện chính mình tức là làm chủ chính mình chứ không phải luôn luôn tuân theo một quy chuẩn nào đó để được đánh giá về mặt này hay mặt nọ. Khi một người cứ luôn tuân theo các quy chuẩn để sống thì đến một lúc nào đó người này sẽ cảm thấy nhàm chán và quay sang sống lệch với quy chuẩn đó hay là sống ngược với quy chuẩn đó. Vì thế mà chúng ta thấy chuyện những đứa trẻ được giáo dục sống tốt nhưng lại làm ngược lại, và trong cuộc sống luôn có chuyện làm sai khác với những quy định. Nếu cứ nhất nhất tuân theo những quy chuẩn thì cuộc sống sẽ là một chiều và theo quy luật thì không thể như vậy được, thế giới là đa chiều và luôn có sự khác biệt nên con người vẫn luôn muốn có sự thay đổi khi áp dụng các nguyên tắc vào thực tế.


krishna-christ.jpg



Chúng ta đã nghe nói và chứng kiến nhiều người trước đây được cho là sống tốt nhưng sau này lại bị chê là người xấu, đó chính là vì người đó không thể tuân mãi theo những tiêu chuẩn về sự tốt đẹp theo quan niệm xã hội được và đến một lúc nào đó sẽ phải thay đổi. Một người làm chủ được chính mình thì sẽ làm chủ được sự tốt xấu trong cuộc sống và không phải lúc nào hành động của họ cũng được đánh giá là tốt nhưng người khác sẽ nhìn nhận họ là người biết tự chủ và biết cách giải quyết các phát sinh trong cuộc sống. Qua cái nhìn của sự tuyệt đối thì mọi tốt, xấu ở cuộc đời chỉ là những sự khác biệt về tư tưởng và hành động, điều tốt thực sự là tư tưởng hướng thiện vì cộng đồng. Mỗi con người tồn tại trên thế giới đều luôn có một giá trị nhất định, tư tưởng và hành động hướng thiện là phải tôn trọng giá trị của con người cho dù có phải gây ra chuyện này hay chuyện nọ giữa con người với nhau. Một người dù có một hành động xét theo quy chuẩn là tốt nhưng đã xem nhẹ giá trị của người khác thì xét theo quy luật tuyệt đối về tự nhiên và xã hội thì hành động đó là xấu xa. Một người khi buộc phải làm một việc xét theo quy chuẩn là xấu nhưng luôn công nhận giá trị của người khác thì hành động đó vẫn thuận theo quy luật tuyệt đối về sự hướng thiện. Nếu con người có thể xem xét những sự tốt xấu trong xã hội trên cơ sở quy luật hướng thiện tuyệt đối thì sẽ giải quyết được những vẫn đề xung đột phức tạp trong cuộc sống thường ngày cũng như trên bình diện quốc tế qua lịch sử lâu đời.




Lương tâm là ánh sáng của trí tuệ để phân biệt những điều hay dở
 
Top Bottom