Văn 9 VĂn nghị luận phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn làng

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
phân tích diễn biến cốt truyện trong truyện ngắn làng
Bạn tham khảo nhé
Diễn biến cốt truyện của "Làng" gắn liền với diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai
- Tình huống 1: ông Hai bất ngờ nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc. Đây là tình huống có ý nghĩa thắt nút câu chuyện, thử thách tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai.
+ Trước khi nghe tin dữ, ông Hai thể hiện là một người yêu làng, yêu nước tha thiết. Ông luôn nhớ về làng, khi được nói chuyện về làng, ông vui vẻ, náo nức lạ thường "hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển hoạt động"
+ Ông quan tâm đến tình hình chính trị, đến những tin thắng lợi của ta. Những tin ấy khiến "ruột gan ông cứ múa cả lên"...
-> Đó là niềm vui của một con người biết gắn tình cảm của mình với vận mệnh dân tộc
+ Nhưng rồi, tin dữ ấy đến với ông vào một buổi trưa, giữa lúc tâm trạng của ồn đang phấn chấn. Đang từ đỉnh cao của hạnh phúc, ông Hai rơi xuống hố sâu của sự tuyệt vọng
=> Đây là diễn biến phù hợp với tình huống truyện và với cả tâm trạng nhân vật
+ Sự phát triển tiếp theo của truyện vừa đặc sắc vừa hợp lí.
+ Nghe được tin ấy, ông bàng hoàng, sửng sốt, cổ "nghẹn ắng lại..... không thở được"
+ Ông lo lắng, xót xa vì những bằng chứng đều hướng về việc làng Chợ Dầu theo giặc
+ Tiếp đến, ông lo cho số phận những đứa con, rồi lo cho cả bao nhiêu người ở nơi tản cư sẽ bị thù hằn, ghê tởm, tẩy chay
+ Diễn biến cốt truyện được đẩy lên đỉnh điểm là khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi, mâu thuẫn trong ông Hai xuất hiện: lựa chọn về làng hay không về làng? Yêu làng hay yêu nước? Đấu tranh bao nhiêu, cuối cùng ông quyết tâm chọn "làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù".
+ Quá bế tắc, ông trò chuyện với đứa con út. Dù nói phải "thù làng" nhưng ông Hai vẫn vẹn nguyên tình cảm máu thịt với làng Chợ Dầu. -> Sự hài hoà giữa lòng yêu làng và yêu nước
- Tình huống 2: ông Hai nghe tin cải chính. Tình huống này có ý nghĩa mở nút câu chuyện, khẳng định tấm lòng của ông Hai cũng như người làng Chợ Dầu
+ Niềm vui đã quay trở lại với con người ấy, gia đình ấy hay chính là với tất cả mọi người.
+ "Cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui rặng rỡ hẳn lên". Ông cứ múa tay lên mà khoe với mọi người, còn kể về việc nhà mình bị đốt. Đặt trong tình huống này thì đây là điều hợp lí vì: nó là minh chứng khẳng định rằng làng ông không theo giặc.
- Nghệ thuật dựng cốt truyện
+ Diễn biến cốt truyện hợp lí
+ Có sự kết hợp hài hoà giữa đối thoại và độc thoại
=> Xây dựng thành công nhân vật ông Hai- nhân vật tiêu biểu cho người nông dân thật thà, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước tha thiết trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp.
 
Top Bottom