Văn 9 Đoạn văn nghị luận văn học

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề bài: Với hiểu biết của em về truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân, hãy viết một đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu, có sử dụng câu ghép và phép thế (gạch dưới câu ghép và từ ngữ được dùng làm phép thế) để khẳng định: Truyện ngắn Làng đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong kháng chiến.
Bài làm​
Truyện ngắn "Làng" của nhà văn Kim Lân là một trong những tác phẩm xuất sắc viết về đề tài người nông dân trong nền văn học Việt Nam. Ở đây, tác giả đã khắc họa sống động nhiều gương mặt với những đặc điểm tiêu biểu, chân thực vô cùng: Vợ chồng ông Hai, người chủ nhà, bác Thứ, những người dân tản cư,... Họ đều là những con người có tấm lòng nồng nàn yêu nước với tinh thần ủng hộ kháng chiến sắt son, họ thù hận bọn giặc xâm lược cũng như căm ghét bè lũ Việt gian bán nước. Và cũng vì lẽ đó mà họ đều có đức tính yêu thương, đùm bọc đồng bào, đặc biệt trong thời kì chiến tranh. Tuy nhiên hình tượng người nông dân những năm đầu kháng chiến được Kim Lân thể hiện tập trung nhất qua hình ảnh nhận vật ông Hai qua thủ pháp điển hình hóa. Ông là một người dân hòa quyện tình yêu làng, yêu nước trong mình làm một, đồng điệu và thống nhất. Hàng ngày, ông ra phòng thông tin để cập nhật tin tức kháng chiến, dù quân ta có chiến tích nhỏ thôi nhưng ông vui mừng ra mặt. Tại nơi tản cư, ông hay khoe về làng bởi lẽ ông luôn tự hào về nó, một ngôi làng kháng chiến mà ông đã từng cùng anh em đào đường, đắp ụ. Thế nhưng khi nghe tin dữ làng mình theo giặc thì ông lại trói buộc bản thân vào một sự lựa chọn khó khăn: chọn làng hay theo nước. Ông yêu cả hai nhưng lúc bấy giờ ông chỉ được chọn một, ông nhốt mình trong phòng mà không dám đi gặp ai, ông định về làng nhưng rồi lại giật phắt bỏ ý nghĩ đó, và ông đã thủ thỉ với con như để giãi bày lòng mình, chẳng bao giờ dám đơn sai. Rồi cuối cùng ông vẫn quyết định đi theo cách mạng, ủng hộ Cụ Hồ: "...làng theo Tây thì phải thù...". Qua đó chúng ta thấy rõ được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và tình cảm của ông Hai ( từ một người nông dân yêu làng thành một người công dân yêu nước). Với "Làng" ,Kim Lân đã thực sự để lại ấn tượng trong việc xây dựng tình huống truyện khó khăn, miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc nhằm lột tả rõ cái sự thay đổi trong chính những người nông dân. Nói tóm lại, truyện ngắn "Làng" đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong thời kì kháng chiến cứu nước.

@Phạm Đình Tài ,@Trần Tuyết Khả , @hoa du cô chú cho cháu nhận xét ạ, cháu thấy nó lủng củng quá.
 

Thoa Lê

NV HOCMAI
Cu li diễn đàn
Nhân viên HOCMAI
13 Tháng ba 2020
42
44
21
35
Hà Nội
Học Mãi
Chào em, ad có một số nhận xét như sau cho đoạn văn của em em nhé:
* Ưu điểm:
- Có ý thức làm bài.
- Kiến thức tiếng Việt khá ổn.
- Nắm được phạm vi đề bài, triển khai được một vài ý văn.
* Nhược điểm:
- Về mô hình đoạn văn, em đã viết dưới mô hình đoạn văn tổng – phân – hợp không phải mô hình đoạn văn quy nạp; em nên điều chỉnh, bỏ câu chủ đề ở đầu đoạn.
- Cách diễn đạt: Rườm rà, lủng củng, tối nghĩa: “Ở đây, tác giả đã khắc họa sống động nhiều gương mặt với những đặc điểm tiêu biểu, chân thực vô cùng: Vợ chồng ông Hai, người chủ nhà, bác Thứ, những người dân tản cư,...”; “Ông là một người dân hòa quyện tình yêu làng, yêu nước trong mình làm một, đồng điệu và thống nhất.”; “Ông yêu cả hai nhưng lúc bấy giờ ông chỉ được chọn một, ông nhốt mình trong phòng mà không dám đi gặp ai, ông định về làng nhưng rồi lại giật phắt bỏ ý nghĩ đó, và ông đã thủ thỉ với con như để giãi bày lòng mình, chẳng bao giờ dám đơn sai.”…
- Lỗi trong tư duy: Mặc dù đã xác định được yêu cầu đề bài; song đoạn văn của em mới chỉ làm nổi bật được vẻ đẹp của nhân vật ông Hai, các nhân vật còn lại, em chỉ khái quát qua một câu văn (viết dưới hình thức câu ghép). Em cần lấy thêm những dẫn chứng ở các nhân vật khác để làm nổi bật lòng yêu nước ở họ; đồng thời, viết về ông Hai nên ngắn lại cho đoạn văn cân đối.
- Em cũng nên khái quát về nghệ thuật, đặc biệt là nhấn mạnh vào tình huống của truyện.
 

Mart Hugon

Học sinh gương mẫu
HV CLB Hội họa
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
1,794
2,817
396
Hà Nội
Teitan Tokyo
Chào em, ad có một số nhận xét như sau cho đoạn văn của em em nhé:
* Ưu điểm:
- Có ý thức làm bài.
- Kiến thức tiếng Việt khá ổn.
- Nắm được phạm vi đề bài, triển khai được một vài ý văn.
* Nhược điểm:
- Về mô hình đoạn văn, em đã viết dưới mô hình đoạn văn tổng – phân – hợp không phải mô hình đoạn văn quy nạp; em nên điều chỉnh, bỏ câu chủ đề ở đầu đoạn.
- Cách diễn đạt: Rườm rà, lủng củng, tối nghĩa: “Ở đây, tác giả đã khắc họa sống động nhiều gương mặt với những đặc điểm tiêu biểu, chân thực vô cùng: Vợ chồng ông Hai, người chủ nhà, bác Thứ, những người dân tản cư,...”; “Ông là một người dân hòa quyện tình yêu làng, yêu nước trong mình làm một, đồng điệu và thống nhất.”; “Ông yêu cả hai nhưng lúc bấy giờ ông chỉ được chọn một, ông nhốt mình trong phòng mà không dám đi gặp ai, ông định về làng nhưng rồi lại giật phắt bỏ ý nghĩ đó, và ông đã thủ thỉ với con như để giãi bày lòng mình, chẳng bao giờ dám đơn sai.”…
- Lỗi trong tư duy: Mặc dù đã xác định được yêu cầu đề bài; song đoạn văn của em mới chỉ làm nổi bật được vẻ đẹp của nhân vật ông Hai, các nhân vật còn lại, em chỉ khái quát qua một câu văn (viết dưới hình thức câu ghép). Em cần lấy thêm những dẫn chứng ở các nhân vật khác để làm nổi bật lòng yêu nước ở họ; đồng thời, viết về ông Hai nên ngắn lại cho đoạn văn cân đối.
- Em cũng nên khái quát về nghệ thuật, đặc biệt là nhấn mạnh vào tình huống của truyện.
Truyện ngắn "Làng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu mang đậm phong cách nghệ thuật của Kim Lân. Tác phẩm ấy đã ghi lại sự chuyển biến trong nhận thức cũng như tình cảm của người nông dân ở giai đoạn đầu thời kì chống Pháp. Nhận định về "Làng", nhà văn Trịnh Bích Ba có viết: "Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về những người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ - lòng yêu làng, yêu nước - được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ". Thật vậy, đọc truyện ngắn, ta thấy một thế giới nhân vật những người nông dân hiện lên với những đặc điểm tiêu biểu đại diện cho từng giới tính, từng hoàn cảnh khác nhau. Ngôn ngữ của họ được xây dựng dựa trên lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê Bắc Bộ một cách chân thực và gần gũi. Hành động và cử chỉ của họ thì vô cùng tự nhiên như hình ảnh ông Hai vội vã đi tới phòng tin tức hay là cuộc trò chuyện cởi mở tại quán nước ven đường. Nhưng hơn thế, họ đã được nhà văn lột tả rõ rệt ở sự nhận thức, đồng thời là ở tình cảm dành cho đất nước thông qua một tình huống truyện bất ngờ mà đầy khó khăn. Đó là một tình huống khiến các nhân vật phải đấu tranh tâm lí dữ dội, đặc biệt là nhân vật ông Hai. Ông là một ngươi yêu làng, yêu nước thiết tha vậy nên khi đứng trước tin dữ làng mình theo giặc ông đã tự trói mình vào vòng xoáy tình cảm của bản thân, ông không biết nên chọn và bỏ đi cái nào. Tuy nhiên sau bao đau đớn đắn đo, ông vẫn chọn ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ để cho ta thấy rằng chính ông cũng đã có sự thay đổi từ một người nông dân yêu làng thành một người công dân yêu nước. Bên cạnh đó, các nhân vật khác trong truyện cũng biểu lộ tình yêu nước của mình một cách cụ thể: Người chủ nhà đuổi gia đình ông Hai đi vì ông là người làng Việt gian, những người đàn bà mang theo tin dữ cũng đang đi tản cư theo lời kêu gọi của cách mạng, hoặc là những người dân làng Chợ Dầu hăng hái tham gia các công việc kháng chiến... Tất cả đều mang trong mình tình yêu nước lớn lao, sư căm phẫn bọn cướp nước bán nước và tinh thân yêu thương đùm bọc đồng bào. Tâm lí được miêu tả sâu sắc qua từng tình huống hoàn cảnh khó khăn, những người nông dân đã được Kim Lân gửi tặng cho những nét đẹp tuyệt vời như một lời cảm ơn vì đã luôn yêu nước, ủng hộ cách mạng sắt son. Nói tóm lại, truyện ngắn "Làng" đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong thời kì kháng chiến đầy gian khổ và hy sinh.
@Thoa Lê , @Phạm Đình Tài , @Trần Tuyết Khả em thử viết lại mọi người nhận xét cho em :D
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Truyện ngắn "Làng" là một trong những tác phẩm tiêu biểu mang đậm phong cách nghệ thuật của Kim Lân. Tác phẩm ấy đã ghi lại sự chuyển biến trong nhận thức cũng như tình cảm của người nông dân ở giai đoạn đầu thời kì chống Pháp. Nhận định về "Làng", nhà văn Trịnh Bích Ba có viết: "Kim Lân đã đưa vào văn học một bức chân dung sống động, đẹp một vẻ riêng về những người nông dân Việt Nam những ngày đầu kháng chiến, những con người bình thường và những điều tốt đẹp của họ - lòng yêu làng, yêu nước - được khơi dậy và hoàn thiện để ngày càng đẹp đẽ". Thật vậy, đọc truyện ngắn, ta thấy một thế giới nhân vật những người nông dân hiện lên với những đặc điểm tiêu biểu đại diện cho từng giới tính, từng hoàn cảnh khác nhau. Ngôn ngữ của họ được xây dựng dựa trên lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê Bắc Bộ một cách chân thực và gần gũi. Hành động và cử chỉ của họ thì vô cùng tự nhiên như hình ảnh ông Hai vội vã đi tới phòng tin tức hay là cuộc trò chuyện cởi mở tại quán nước ven đường. Nhưng hơn thế, họ đã được nhà văn lột tả rõ rệt ở sự nhận thức, đồng thời là ở tình cảm dành cho đất nước thông qua một tình huống truyện bất ngờ mà đầy khó khăn. Đó là một tình huống khiến các nhân vật phải đấu tranh tâm lí dữ dội, đặc biệt là nhân vật ông Hai. Ông là một ngươi yêu làng, yêu nước thiết tha vậy nên khi đứng trước tin dữ làng mình theo giặc ông đã tự trói mình vào vòng xoáy tình cảm của bản thân, ông không biết nên chọn và bỏ đi cái nào. Tuy nhiên sau bao đau đớn đắn đo, ông vẫn chọn ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ để cho ta thấy rằng chính ông cũng đã có sự thay đổi từ một người nông dân yêu làng thành một người công dân yêu nước. Bên cạnh đó, các nhân vật khác trong truyện cũng biểu lộ tình yêu nước của mình một cách cụ thể: Người chủ nhà đuổi gia đình ông Hai đi vì ông là người làng Việt gian, những người đàn bà mang theo tin dữ cũng đang đi tản cư theo lời kêu gọi của cách mạng, hoặc là những người dân làng Chợ Dầu hăng hái tham gia các công việc kháng chiến... Tất cả đều mang trong mình tình yêu nước lớn lao, sư căm phẫn bọn cướp nước bán nước và tinh thân yêu thương đùm bọc đồng bào. Tâm lí được miêu tả sâu sắc qua từng tình huống hoàn cảnh khó khăn, những người nông dân đã được Kim Lân gửi tặng cho những nét đẹp tuyệt vời như một lời cảm ơn vì đã luôn yêu nước, ủng hộ cách mạng sắt son. Nói tóm lại, truyện ngắn "Làng" đã khắc họa thành công hình ảnh những người nông dân trong thời kì kháng chiến đầy gian khổ và hy sinh.
@Thoa Lê , @Phạm Đình Tài , @Trần Tuyết Khả em thử viết lại mọi người nhận xét cho em :D
Đoạn viết được vạch ý nhưng chưa rõ ràng, mắc cả lỗi diễn đạt và câu văn, ngữ nghĩa sai.
+ "Tác phẩm ấy đã ghi lại sự chuyển biến trong nhận thức cũng như tình cảm của người nông dân ở giai đoạn đầu thời kì p. " -> Để một câu chủ đề như vậy lên gần đầu đoạn được hiểu như vạch ý lớn, phân ý nhỏ, và nó được hiểu như là lối viết diễn dịch.
+ "Hành động và cử chỉ của họ thì vô cùng tự nhiên như hình ảnh ông Hai vội vã đi tới phòng tin tức" : Ông Hai đến phòng tin tức để làm gì? Để cập nhật các thông tin, những chiến tích đáng tự hào của làng. Tác giả đã dùng những nét hoạ không màu để miêu tả tấm lòng của một công dân yêu quê hương.
+ "Nhưng hơn thế, họ đã được nhà văn lột tả rõ rệt ở sự nhận thức" : câu văn tối nghĩa
+ "tình huống truyện bất ngờ mà đầy khó khăn Đó là một tình huống khiến các nhân vật phải đấu tranh tâm lí dữ dội, đặc biệt là nhân vật ông Hai." : Tình huống truyện "đầy khó khăn" là sao? Dài dòng, rườm rà, hơi giống ép chữ -> Tình cảm của một người nông dân giản dị, chân chất hoà quyện trong tâm thế của một chiến sĩ yêu nước đã được Kim Lân thể hiện khéo léo qua tình huống ông Hai nghe tin làng theo giặc.
+ "Ông là một ngươi yêu làng, yêu nước thiết tha vậy nên khi đứng trước tin dữ làng mình theo giặc ông đã tự trói mình vào vòng xoáy tình cảm của bản thân, ông không biết nên chọn và bỏ đi cái nào" :Ông Hai không "tự trói" mà chính hoàn cảnh, sự tồn tại của Việt gian đã thôi thúc ông lựa chọn đi theo tiếng gọi của cách mạng.
+ "Tâm lí được miêu tả sâu sắc qua từng ̶t̶̶ì̶̶̶n̶̶h̶ ̶h̶̶u̶̶ố̶̶n̶̶g̶ hoàn cảnh khó khăn"
+ "những người nông dân đã được Kim Lân gửi tặng cho những nét đẹp tuyệt vời như một lời cảm ơn vì đã luôn yêu nước, ủng hộ cách mạng sắt son.": Vô lí lắm luôn á. 1) Nhà văn là người ghi lại hiện thực nhưng được thể hiện qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Tác giả "không gửi tặng", cũng chẳng "cảm ơn", tác giả viết nên những áng văn để bày tỏ lòng mình trước những con người luôn hướng đến chân thiện mỹ. 2)Trong câu văn trên, Kim Lân "gửi tặng những nét đẹp tuyệt vời" (tâm hồn, trái tim người nông dân) vì "yêu nước, ủng hộ cách mạng sắt son"? Đây là một mà cháu? Câu văn lủng củng, sáo rỗng.
 
Top Bottom